Chuyên mục lưu trữ: Trẻ em (6-12 tuổi)

Cha mẹ cần biết mối hiểm họa từ “Chết đuối trên cạn”

Tuy không phổ biến như đuối nước bình thường nhưng “chết đuối trên cạn” cũng rất nguy hiểm, gây ra nhiều thương vong của trẻ em do tai nạn liên quan đến nước mỗi năm.

Bởi vì triệu chứng không xuất hiện ngay lập tức nên nhiều người không biết làm thế nào để xác định “chết đuối trên cạn” hoặc phải làm gì nếu nó xảy ra. Dưới đây là tất cả những gì cha mẹ cần biết về mối hiểm họa đáng sợ ở hồ bơi này.

Cha mẹ cần biết mối hiểm họa từ Chết đuối trên cạn

“Chết đuối trên cạn” là gì?

“Chết đuối trên cạn” xảy ra khi bé suýt chết đuối nhưng may mắn được cứu, cơ thể tưởng không sao, trở lại bình thường, nhưng thực chất một lượng nước uống trong lần chết hụt đó vẫn đang tích tụ trong phổi… Chất lỏng này tiếp tục tích tụ trong phổi sau khi nạn nhân được cứu lên và gây ra tình trạng khó thở hoặc không thể thở được. Không giống như chết đuối bình thường, triệu chứng của “chết đuối trên cạn” không xuất hiện ngay lập tức. Nạn nhân vẫn có thể thở được với lượng nước ít trong phổi, và nghĩ rằng mình đã loại bỏ hết nước ra khỏi cơ thể. Trên thực tế, lượng nước đọng trong phổi có thể lấp khoảng trống chứa ôxy của phổi và làm giảm khả năng ôxy hóa máu khi nó đi qua. Tim lúc đầu cũng không bị làm chậm nên nạn nhân vẫn đi bộ và nói chuyện được. Thậm chí trong một số trường hợp, “chết đuối trên cạn” có thể xảy ra 72 giờ sau khi nạn nhân gặp vấn đề. Ngoài việc lấp đầy phổi với chất lỏng, “chết đuối trên cạn” còn khiến cơ thể tiếp xúc với các hóa chất nếu môi trường nước là một hồ bơi hay bồn tắm nước nóng…

Triệu chứng của “chết đuối trên cạn”

Bạn hãy chú ý những dấu hiệu sau đây để nhận biết “chết đuối trên cạn”:

- Khó thở

- Ho dữ dội

- Mệt lả hoặc mệt mỏi một cách bất thường

- Hành vi bất thường liên quan đến chức năng não, chẳng hạn như nói lắp hoặc thiếu nhận thức.

Cha mẹ nên làm gì?

Nếu con của bạn biểu hiện một trong bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy gọi ngay điện thoại cấp cứu hoặc đưa con đến một bệnh viện gần nhất để kiểm tra. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình hình mà con bạn có phải ở lại bệnh viện qua đêm để theo dõi hay không.

Biện pháp ngăn chặn

Cũng như nhiều tai nạn trong mùa hè, “chết đuối trên cạn” là một tai nạn có thể xảy ra cho bất kỳ ai. Bằng cách đăng ký cho con bạn một khóa học bơi sẽ giúp bé tìm hiểu được những phòng chống an toàn khi bơi, cũng như được chuẩn bị tốt hơn để đối phó trong môi trường nước. Khi con đang ở trong hồ bơi, đừng phó mặc sự an toàn của con cho nhân viên cứu hộ. Việc luôn theo sát và để mắt đến con cũng sẽ tạo ra rất nhiều khác biệt.

Theo TTVN.vn

Tập trung phát triển năng khiếu và phẩm chất cho học sinh

Ngày 2-8, tại Hội trường TP, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết năm học 2012-2013 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014”.

thuchanh

Năm học 2012-2013, ngành GD-ĐT TP.HCM là đơn vị duy nhất trong cả nước được Bộ GD-ĐT công nhận hoàn thành xuất sắc 14/14 chỉ tiêu thi đua của năm học. “Những thành tích đã đạt được của GD-ĐT TP năm học vừa qua là rất trân trọng và tự hào. Đó là sự nỗ lực của từng tập thể sư phạm, của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành GD-ĐT TP, là sự phấn đấu, nỗ lực trong học tập của mỗi học sinh (HS). Thay mặt lãnh đạo TP, tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực, phấn đấu để đạt được kết quả tốt đẹp của ngành GD-ĐT TP trong năm học vừa qua”, Phó chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận nhấn mạnh.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP Lê Hồng Sơn cho biết: “Căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội của TP và yêu cầu GD-ĐT, Sở GD-ĐT đề ra chủ đề năm học 2013-2014 là: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy – phát triển năng khiếu và phẩm chất HS”.

Theo đó, các nhiệm vụ trọng tâm của năm học là: Triển khai thực hiện đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho HS phổ thông và chuyên nghiệp; chú trọng nâng cao trình độ cho giáo viên tiếng Anh tiếp cận chuẩn quốc tế. Tiếp tục tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập của HS; chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng HS giỏi; khuyến khích HS nghiên cứu khoa học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho HS. Tiếp tục phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chú trọng đổi mới tư duy nghiên cứu, giảng dạy. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, mở rộng mạng lưới trường lớp theo qui hoạch; tăng cường đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại; gia tăng số lượng trường đạt chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao, hội nhập quốc tế. Tiếp tục phối hợp và phát huy sức mạnh của việc gắn kết gia đình – nhà trường – xã hội; giữ mối liên hệ và kết hợp chặt chẽ với hệ thống chính trị địa phương, với phụ huynh HS thực hiện tốt các chế độ chính sách xã hội trong giáo dục, đáp ứng yêu cầu và quyền lợi học tập của con em nhân dân TP.

“Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP luôn chăm chút cho sự nghiệp phát triển GD-ĐT của TP. Nhưng không vì thế mà chạy theo thành tích, áp đặt chỉ tiêu tốt nghiệp các cấp học, ngành học. Quan điểm của lãnh đạo TP là “học thật, thi thật”, cái chính của chất lượng GD-ĐT là hiệu suất đào tạo, chất lượng giáo dục, hình thành nhân cách tốt đẹp cho HS và vì mục tiêu nâng cao dân trí của nhân dân TP. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học 2013-2014, tôi đề nghị ngành GD-ĐT đặt trọng tâm chủ đề năm học là tập trung phát triển năng khiếu và phẩm chất cho HS. Bên cạnh đó mở rộng hợp tác quốc tế về phát triển GD-ĐT nhằm rút ngắn khoảng cách giữa GD-ĐT TP và các nước phát triển, cũng như đẩy mạnh công tác phân luồng HS sau trung học, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập…” , ông Hứa Ngọc Thuận chỉ đạo.

Dịp này, 9 tập thể và 17 cá nhân đã được trao Huy chương Lao động hạng 3 của Chủ tịch nước trao tặng và 28 tập thể được nhận cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc” của UBND TP.HCM. Đặc biệt, UBND TP đã tặng bằng khen cho hai em Phạm Tuấn Huy (HS lớp 11) và Cấn Trần Thành Trung (HS lớp 12) Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM với thành tích đoạt huy chương vàng trong kỳ thi Olympic toán quốc tế tại Colombia.

Theo giaoduc.edu.vn

Hãy để bé tham gia vào bữa ăn gia đình

Bữa ăn là khoảng thời gian duy nhất trong ngày mà cả nhà có thể cùng chia sẻ những câu chuyện trong ngày, cười đùa vui vẻ, mang lại sự gần gũi cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Bố và mẹ cùng vào cuộc giúp con ăn ngon

Tiến sĩ Irene Chatoor (giáo sư Tâm lý học và Nhi khoa, giám đốc chương trình “Y tế Tâm lý Trẻ Sơ sinh và Trẻ từ 1-3 tuổi”, tại trung tâm y tế Quốc gia của trẻ em, Washington, Mỹ) chia sẻ: “Mười năm trở lại đây, tôi chứng kiến một sự chuyển đổi rất thú vị. Trong gần như hầu hết các trường hợp, cả hai bố mẹ đều cùng mang trẻ đến cho bác sĩ đánh giá, và tiếp tục cùng phối hợp với chúng tôi để giúp đỡ con họ cải thiện trong vấn đề ăn uống. Điều này khiến cho việc can thiệp chuyên môn được hiệu quả hơn, và tới thời điểm này, tôi cảm thấy bản thân mình sẽ khó mà điều trị một em nhỏ hiệu quả được nếu không có cả hai bố mẹ cùng tham gia”.

Bữa ăn là khoảng thời gian duy nhất trong ngày mà cả nhà có thể cùng chia sẻ những câu chuyện trong ngày, cười đùa vui vẻ, mang lại sự gần gũi cho tất cả các thành viên trong gia đình. Các bậc phụ huynh nên biết rằng những gì tốt cho con mình thì cũng tốt cho chính bản thân các ông bố, bà mẹ. Nếu bố mẹ và con cái không tìm được thời gian để chia sẻ những bữa ăn, và mọi người ăn vào những giờ khác nhau, thường đây sẽ là khởi đầu cho sự tan rã của gia đình.

Ông, bà cũng tham gia vào bữa ăn của bé (Ảnh được cung cấp bởi Abbott Pediasure)

Các thế hệ phụ huynh ông bà, cha mẹ đều có những quan điểm khác nhau về quá trình chăm sóc con cái. Những phương pháp cho trẻ ăn khác nhau của các thế hệ có thể dẫn tới mâu thuẫn giữa bố mẹ và ông bà. Tuy nhiên, bố mẹ cần có một cuộc thảo luận cởi mở đối với ông bà của bé về cách thức nhìn nhận những vấn đề trong nuôi ăn, về những gì cả nhà có thể cùng chung tay để giúp bé cải thiện hơn trong việc ăn uống. Quan trọng nhất là tất cả người lớn trong nhà đều đưa ra cùng một thông điệp cho đứa trẻ. Các bậc phụ huynh có thể tặng ông bà của bé những cuốn sách, tài liệu hướng dẫn cho ăn và chăm sóc bé. Cả gia đình sẽ cùng thảo luận, phân chia công việc để mọi người tham gia giúp bé ăn tốt hơn. Phương pháp đơn giản này không những giúp bố mẹ học cách cho con ăn, mà còn kéo được cả ông bà của cháu vào cuộc.

Những bữa ăn điều độ rất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, và những bữa ăn gia đình sẽ giúp tình cảm gia đình khắng khít hơn, mang gia đình lại bên nhau.

Chương trình tư vấn đặc biệt “Bé yêu học ăn” với sự tham gia của Giáo sư Nhi khoa Irene Chartoor và Chuyên gia Dinh dưỡng Kim Milano đến từ Hoa Kỳ sẽ giúp mẹ tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để mỗi bữa ăn của bé là niềm vui của cả nhà.

  • Thời gian: 15h, ngày 20/04/2013
  • Địa điểm: White Palace, 194 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Đăng ký tham gia chương trình tại website www.biengan.com.vn hoặc gọi đến tổng đài 19001519.

 

 

Đánh giá trí thông minh của bé: cần phải khoa học

Mang thai đã là một quá trình vất vả cho các bà mẹ, nhưng nuôi dạy con mới là quá trình cần nhiều tâm sức hơn nếu như người mẹ muốn con được lớn lên trong những điều kiện tốt nhất. Không kém phần quan trọng, bên cạnh việc “nuôi con lớn”, việc “chăm con khôn” cũng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bà mẹ.

Làm cách nào để theo dõi biểu hiện trí thông minh hàng ngày của bé?

Chị Hân (quận 6, TP. HCM) chia sẻ: “Tôi tìm hiểu trên internet và báo chí để tìm hiểu sự phát triển của con. Chẳng hạn như khi bé 12 tháng tuổi phải biết gọi ba, mẹ, khi bé được 36 tháng phải biết hát những bài hát thiếu nhi cơ bản, hoặc phân biệt các màu sắc với nhau”. Còn với chị Trang (Bến Tre) thì có những phương pháp “thủ công” hơn: “Tôi tập cho con nói hằng ngày bằng cách nhắc lại cho bé nhiều lần và sau đó hỏi bé để kiểm tra. Trí não trẻ con như tờ giấy trắng, phải luyện tập thì bé mới có trí khôn được.”

Hai trường hợp trên đều cho thấy bà mẹ nào cũng ý thức được việc phát huy trí não cho con, nhưng lại với những mức nhận thức và phương pháp khác nhau. Theo tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn (thư ký chi hội Tiêu hoá Gan mật Nhi Việt Nam): “Mẹ cần nắm rõ các cột mốc vàng đánh dấu sự phát triển trí não của trẻ, đặc biệt là từ những năm tháng đầu đời, để hiểu rõ và có phương pháp nuôi dạy phù hợp, giúp bé phát huy tối đa trí thông minh.”

Nhận biết các mốc phát triển bằng những công cụ khoa học

Không giống như việc kiểm tra trí thông minh của người trưởng thành và trẻ lớn, với trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến dưới 6 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi, có một số trắc nghiệm để đo chỉ số phát triển của bé như Fagan, Bayley, Denver…Điển hình với bài Test Fagan, chúng ta có thể đo chỉ số phát triển (developmental quotient-DQ) bằng phương pháp: trẻ sẽ được nhìn một số cặp hình ảnh gương mặt người quen thuộc xen lẫn với ảnh mới. Nguyên tắc của trắc nghiệm này được dựa trên giả thuyết trẻ có khả năng ghi nhớ những ảnh đã được xem trong một thời gian là 20 giây và sẽ thích nhìn những ảnh mới được giới thiệu trong 5 giây. Kết quả < 53% xác định các trẻ có nguy cơ chậm phát triển tâm thần về sau. Tỉ lệ này sẽ được máy vi tính tính từ tỉ lệ thời gian trẻ nhìn các ảnh mới so với tổng thời gian trẻ nhìn các ảnh mới và cũ, theo lý thuyết là hầu hết trẻ thường bị kích thích và nhìn vào những hình ảnh mới lâu hơn các ảnh đã trông thấy trước đó.

Mẹ cần theo dõi các cột mốc phát triển vàng của trẻ (Ảnh do nhãn hàng Gain Plus EyeQ cung cấp)

Các mốc phát triển trí não vàng của trẻ có thể được đánh dấu tại tháng thứ 6, 12, 24, và 36 và mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì qua từng thời kì, não trẻ có những biến chuyển lớn mà nếu không nắm rõ và để ý, mẹ sẽ bỏ lỡ và không có những tác động kịp thời. Chẳng hạn như 6 tháng đầu đời, trẻ phát triển rất mạnh khả năng thị giác (từ việc chỉ nhìn mọi vật bằng màu trắng và đen, đến dần dần thấy các màu khác), bước sang tháng thứ 7, khả năng nhận thức của bé bắt đầu khởi động và đánh dấu bước phát triển cao hơn của trí não, cho đến tháng 36 là lúc khả năng tiếp thu và diễn đạt của trẻ lên cao trào nhất.

Bé phát triển nhanh đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao

Khi đã hiểu rõ các cột mốc phát triển trí não của trẻ, mẹ cần có những tác động tích cực để giúp trí não phát triển hiệu quả nhất, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Quan trọng hơn là việc mẹ tìm hiểu chế độ dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng để giúp bé đạt chuẩn tại từng cột mốc vàng. Phát triển trí não cho trẻ, mẹ cần nhiều hơn một dưỡng chất đơn lẻ giúp tối ưu cấu trúc và chức năng của não bộ bao gồm: phát triển tế bào não, chức năng học hỏi, ghi nhớ. Chính vì vậy, mẹ cần cung cấp một hệ dưỡng chất toàn diện, có sự tham gia đầy đủ và cân bằng và kết hợp khoa học của tất cả các dưỡng chất thiết yếu giúp bé hoàn thành tốt các cột mốc phát triển dựa trên các nghiên cứu khoa học (chứng minh lâm sàng).

Cần cung cấp một hệ dưỡng chất toàn diện cho trẻ để đảm bảo trí não phát triển đầy đủ (Ảnh do nhãn hàng Gain Plus EyeQ cung cấp)

Chế độ dinh dưỡng thông thường từ thức ăn không thể cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cao của não bộ. Ngoài DHA, bé còn được cung cấp AA, Omega3, Omega6, Lutein, Taurin, Choline… và các vi, khoáng chất thiết yếu. Với nhu cầu này, ngoài những bữa ăn hàng ngày từ rau, thịt, cá, trứng, thì việc mẹ lựa chọn loại sữa công thức phù hợp, được tổng hợp tất cả các dưỡng chất một cách khoa học cũng đóng vai trò tính cực trong việc hỗ trợ và thúc đẩy cấu trúc và chức năng não bộ của bé phát triển hoàn chỉnh, là nền tảng cho sự phát triển trí tuệ.

 

Hãy khôn khéo như các bà mẹ!

Nếu có một “tạo vật” nào đó là biểu tượng cho sự khôn khéo, hẳn phải là phụ nữ – những người mẹ đang đứng trước nhiều quyết định mua sắm lớn bé trong nhà. Từ sự va chạm với đủ loại hàng hóa qua các kênh truyền thông đến việc thực tế lựa chọn các mặt hàng nhu yếu phẩm trong gia đình và quan trọng nhất là sữa cho con, đã cho các chị em quá nhiều kinh nghiệm mua sắm. PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Không có khóa đào tạo kỹ năng sống nào thực tiễn như ‘tháp tùng’ một bà mẹ khôn khéo đi chợ!”.

Các bà mẹ ngày càng khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng cho con (Ảnh Trần Huy)

Sức hấp dẫn từ những thông điệp “lung linh”

Sự cởi mở trong tiêu dùng đã mở ra nhiều cơ hội cho những thương hiệu mới, nhất là với mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ. Với hơn 30 công ty cung cấp gần 50 nhãn hàng dinh dưỡng khác nhau đã cho người tiêu dùng thêm nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, việc một số nhà sản xuất tự “thổi” chất lượng sản phẩm của mình thành “nhất thị trường”, với các chiêu thức trình bày sản phẩm, cung cấp thông tin không chính xác trên nhãn mác, dẫn đến chất lượng hàng hóa không đúng với thực tế đã gây nhiều bức xúc cho người tiêu dùng. Chưa bao giờ sự sáng suốt khi chọn lựa hàng hóa của người tiêu dùng lại cần thiết như hiện nay, bởi đứng trước rất nhiều sản phẩm được thiết kế đẹp, được nhà sản xuất tự tung hô “hoành tráng”, người tiêu dùng rất dễ bị lung lạc, chọn lựa sai lầm.

Đặc biệt, sản phẩm sữa mới thường tự công nhân là đảm báo chất lượng và quy trình sản xuất an toàn thực phầm, sử dụng nhiều mỹ từ với mục đích đánh vào mong muốn của các bậc làm cha mẹ đối với sức khỏe của con. Cứ thế, những thông điệp này đi vào lòng người trong khi chất lượng một nơi, thông tin về sản phẩm một nẻo.

Chính sự tự công nhận và tự giới thiệu quá sự thật của nhà sản xuất “đi sau nhưng muốn về trước” đã đưa người tiêu dùng lạc vào “mê hồn trận” – không biết sữa nào là sữa đúng chất lượng. Trong khi nhu cầu sử dụng thì luôn luôn cấp bách vì hầu như bà mẹ nào cũng muốn con được bổ sung thêm chất dinh dưỡng, cho con cao hơn, thông minh, khỏe mạnh hơn đúng như lợi ích của sữa mang lại. Là người bảo vệ gia đình, chăm lo cho con cái, các bà mẹ luôn muốn chọn những sản phẩm tốt nhất cho con, nên họ ngày càng chọn lựa kỹ hơn.

Khi các bà mẹ lên tiếng

“Làm mẹ, mình rất mừng khi thấy nhiều vụ chất lượng sữa không đảm bảo được phanh phui. Điều này giúp mình và các bà mẹ cẩn trọng hơn khi chọn lựa thực phẩm dinh dưỡng, nhất là sữa cho con. Không việc gì phải đưa ra quyết định vội vàng, mình rất cảnh giác với những ‘kẻ lạ mặt’ mới xuất hiện. Tham khảo ý kiến các bà mẹ khác, hỏi thăm hàng xóm là việc đầu tiên, nhưng cũng để tham khảo, sau đó mình sẽ tìm thông tin trên mạng về thương hiệu này, rồi mới quyết định mua”, chị Hương, quận 3, TP.HCM, chia sẻ kinh nghiệm mua sữa cho con.

Bà mẹ trẻ Uyên Phi ở quận 10 thì luôn theo tiêu chí “Không đem con ra làm chuột bạch để thử nghiệm các loại sữa mới ra”. Chị vẫn trung thành với loại sữa con đang uống tốt. Chị cho rằng sản phẩm sữa mới với những thông điệp đi kèm nghe thấy cũng tò mò muốn thử, nhưng không dám mạo hiểm với sức khỏe của con. Do đó, có chọn sản phẩm mới, chị cũng chỉ chọn sản phẩm của cùng một nhà sản xuất uy tín để an tầm về chất lượng.

Khôn khéo như các bà mẹ hiện đại

Theo PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, đa số các bà mẹ có tâm lý trung thành với các hãng lớn, có tên tuổi lâu năm vì họ có quy trình quản lý chất lượng rõ ràng, minh bạch. Để đảm bảo sự tự tin khi chọn mua thực phẩm dinh dưỡng cho con, các bà mẹ không chỉ dựa vào kinh nghiệm, cảm tính mà nên nhìn vào bằng chứng khoa học. Các chuẩn chất lượng nghiêm ngặt được quốc tế công nhận của sản phẩm sẽ là một sự bảo đảm để các bà mẹ yên tâm mua sữa cho con.

Bên cạnh sự uy tín lâu năm của các thương hiệu thì yếu tố quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng chăm sóc trẻ em chính là thành phần an toàn. Những sản phẩm được công nhận về lợi ích đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ thông qua các nghiên cứu lâm sàng luôn dược ưu tiên lựa chọn. Vì thế việc lựa chọn những sản phẩm có kiểm chứng khoa học, đạt các tiêu chuẩn của các tổ chức y tế, dinh dưỡng, thực phẩm có uy tín như CODEX (Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế), EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu) là hoàn toàn cần thiết.

Chị Minh, giáo viên trường mẫu giáo Hoa , q.11 chia sẻ: “Đúng là có kiến thức vẫn hơn, với kinh nghiệm nuôi dạy trẻ bao nhiêu năm, tôi nhận thấy việc lựa chọn sữa hay thực phẩm cho trẻ không khó. Chỉ cần hiểu con mình cần gì, trong giai đoạn nào rồi lựa chọn ở những nhãn hàng uy tín lâu năm trên thị trường là có thể thoát khỏi những ‘lời mời’ có cánh của những sản phẩm kém chất lượng. Khôn khéo khi chọn sữa cũng là một phần của bí quyết nuôi dạy con cái!”.

 
 

Cách thể hiện tình yêu với trẻ nên làm hàng ngày

Trẻ chỉ cảm thấy an toàn khi biết mình được yêu thương. Dưới đây là 10 cách thể hiện tình yêu với trẻ cha mẹ nên làm hàng ngày.

Cha mẹ nào cũng muốn con mình trong cuộc sống có những người bạn tốt, học được cách chia sẻ, cảm thông, biết tha thứ cho những sai lầm của người khác, nhận được tình yêu, sự tốt đẹp nhất mà cuộc đời mang lại. Vì thế giúp bé cảm nhận được tình yêu thương để từ đó biết yêu thương mọi người là rất quan trọng. Dưới đây là những cách thể hiện tình yêu với trẻ.

1. Hãy cho bé thể hiện mình

Cho con có một khoảng không gian để bé thể hiện bản thân một cách tự do nhất là cách thể hiện tình yêu với trẻ.

Việc ủng hộ bé thể hiện bản thân qua những hành vi tích cực là rất tốt nhưng cũng đừng vội đánh giá bé và có những điều chỉnh ngay lập tức khi thấy những hành vi tiêu cực. Hành vi tiêu cực là một phản ứng khi bé có những điều không tin tưởng, không vừa lòng. Thay vào đó hãy nói chuyện với bé, hỗ trợ, tạo sự tin tưởng giữa cha mẹ và con. Rồi bạn sẽ thấy tự nhiên em bé sẽ đến với mình khi bé cần một bờ vai để chia sẻ.

2. Đánh thức bé dậy với một nụ cười

Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng hãy suy nghĩ làm sao bạn có thể làm việc này một cách thường xuyên được. Thường chỉ là: “Dậy, dậy đi thôi”.

Bắt đầu một ngày mới với một nụ cười có thể tạo nên một giai điệu hạnh phúc và yêu thương cho thời gian còn lại trong ngày của con bạn. Vì vậy đừng ngại thể hiện tình yêu với trẻ bằng những nụ cười.

3. Nói “có” với những đề nghị ôm hôn của bé

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy phiền nhưng những cái ôm sẽ đem lại sự tin tưởng và an toàn cho bé. Thông qua những cái ôm bạn sẽ có những cái nhìn sâu sắc về cảm xúc và suy nghĩ của con, giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mình.

cach-the-hien-tinh-yeu-voi-tre-nen-lam-hang-ngay

4. Lắng nghe

Bạn hãy thực sự lắng nghe, không bị phân tâm với bất kỳ câu chuyện nào mà bé chia sẻ với cha mẹ cũng là cách thể hiện tình yêu với trẻ. Bởi đôi khi vì mải công việc rồi những chuyện lặt vặt như nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa mà bạn thường bỏ qua hoặc nghe nửa vời những câu chuyện mà bé kể.

Khi nghe bé kể chuyện, hãy nhìn vào mắt con để bé thấy rằng bạn thật sự lắng nghe. Nếu như không thể lắng nghe, hãy hứa với bé bạn sẽ nói chuyện với con vào lúc khác ngay khi có thể.

5. Cho bé những gợi mở

Trẻ em sẽ học hỏi được rất nhiều điều sau những gì được làm, được nghe, được ăn, được cảm nhận. Khi bạn hỏi ý kiến bé về một vấn đề nào đó, bé sẽ cảm thấy được tôn trọng và trao quyền. Bạn có thể đề nghị bé tham gia vào các vấn đề của gia đình như ăn gì cho bữa tối, đi chơi đâu… Điều này không có nghĩa là bé được quyết định hoàn toàn nhưng rất ý nghĩa với những cảm xúc của bé.

6. Làm những điều nhỏ bé

Dọn dẹp giường cho con, một mẩu giấy nhắn tin bé nhớ ăn cơm trưa, một thanh socola ngẫu hứng cho bé trên đường đi học về… những điều nhỏ bé này cũng sẽ làm cho bé của bạn cảm thấy được yêu thương hơn rất nhiều.

Các mẹ thấy đấy, cách thể hiện tình yêu với trẻ đôi khi nằm trong những việc cực kì nhỏ bé.

7. Giữ lời hứa

Một khi lời hứa không được thực hiện có thể tạo cho trẻ cảm giác không tin tưởng và bản thân bé cảm thấy mình không phải là người quan trọng. Vì vậy, đừng bao giờ hứa suông gì với trẻ. Trước khi bạn thực hiện một lời hứa, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có thể làm được. Và khi không thể, hãy giải thích lý do cho con để bé hiểu.

8. Tìm hiểu ngôn ngữ tình yêu của bé

Bạn có thể cảm thấy rất được yêu thương và trân trọng nếu chồng bạn từ chỗ làm về nhà với một bó hoa hoặc đơn giản chỉ là giúp bạn những việc lặt vặt trong nhà, và trẻ em cũng vậy. Đôi khi trẻ chỉ cần những hành động đơn giản thôi nhưng bé đã cảm thấy mình rất được yêu thương.

Vì vậy hãy tìm hiểu những gì có thể làm cho con bạn cảm thấy mình trở nên đặc biệt và hãy cảm nhận tình yêu của bé.

9. Dành một thời gian đặc biệt cho bé

Bạn có thể dành ra một ngày trong tuần, một ngày trong tháng thật đặc biệt dành riêng cho bé. Điều này sẽ tăng cường sự liên kết và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nó cung cấp cơ hội cho cha mẹ chia sẻ cuộc sống của mình với con và tìm hiểu những gì đang xảy ra trong thế giới của trẻ.

Bạn có thể để bé lên kế hoạch cho những ngày đặc biệt tiếp theo và đảm bảo rằng những ngày như này sẽ được diễn ra thường xuyên theo kế hoạch. Khi đó dù cuộc sống bận rộn tới đâu, bé luôn biết rằng cha mẹ sẽ dành thời gian đặc biệt cho bé.

10. Hãy nói “Mẹ/cha yêu con”

Một đứa trẻ sẽ không bao giờ cảm thấy thừa khi bạn nói “Mẹ/cha yêu con”. Bạn có thể nói khi bạn chào tạm biệt khi con đến trường, trước khi con đi ngủ… Ngay cả khi bé có những hành động không đúng, nhưng nếu bạn nói “Mẹ yêu con dù con không phải là đứa trẻ ngoan nhất”, bé sẽ cảm nhận được tình thương vô bờ bạn dành cho bé.

Những cách thể hiện tình yêu với trẻ trên đây sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ, gia đình. Hãy đảm bảo những hành động này sẽ được thực hiện càng nhiều càng tốt vì nó chính là gốc rễ của tình yêu vô điều kiện bạn dành cho đứa con của mình.

(Theo Afamily)

Để trẻ vui khỏe trong những ngày Tết

(Webtretho) Những ngày Tết đến, hầu như người lớn nào cũng thường phải bận rộn chuẩn bị dọn dẹp, cúng kiếng, tiếp khách... khiến cho sinh hoạt của cả nhà bị đảo lộn, trẻ em dễ bị mệt mỏi và nhiễm bệnh. Để cả nhà có thể cùng đón một cái Tết thật vui khỏe, bạn hãy chú ý những điều sau đây khi chăm sóc con mình nhé:

Đừng quên các loại rau, củ, quả

Hãy đảm bảo đủ chế độ rau củ cần thiết trong các ngày tết, bạn nên mua sẵn và dự trữ trong tủ lạnh để đảm bảo luôn được tươi ngon. Dự trữ nhiều loại rau củ khác nhau để có thể thay đổi khẩu vị cho trẻ mỗi ngày. Vào dịp Tết ít đi chợ, bạn có thể chọn mua sẵn các loại rau củ như bí, bầu, xu hào, cà rốt, cà chua... không cần cho vào tủ lạnh nhưng vẫn giữ được độ tươi, không bị hư, héo.

Chất xơ không tan có trong các loại rau quả, sản phẩm từ các loại hạt, các loại rau họ đậu tạo điều kiện tốt cho chuyển hóa thức ăn trong ruột, do đó sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn, không bị ngấy bởi thực đơn toàn đạm béo trong ngày Tết. Ngoài ra, các loại trái cây chắc chắn sẽ không thiếu ở nhà ngày Tết, nhưng cứ ăn mãi như vậy bé sẽ rất chán. Bạn hãy chế biến thành những li sinh tố, nước ép thơm ngon để "dụ dỗ" cục cưng của mình nhé!

chăm sóc trẻ em ngày tết

Ảnh: Getty Images

Giữ khẩu phần ăn thường ngày của bé

Thịt kho, cá kho, phá lấu, canh chân giò hầm măng... hầu như các món ăn ngày Tết đều rất béo, ít chất xơ, do đó bên cạnh những đồ ăn chung trong gia đình, bạn cũng cần giữ nguyên chế độ, khẩu phần ăn hàng ngày cho con mình. Nên cho bé ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, tránh dư thừa năng lượng như các món canh chua cá, súp cà rốt… Tuy các loại bánh, mứt, kẹo, hạt dưa, hạt bí... ngày Tết có rất nhiều nhưng bạn đừng nghĩ "cả năm mới có một dịp" mà cho con ăn thả cửa; hãy hạn chế thôi nhé, bởi chúng có thể làm cho con bạn đầy bụng và chán ăn, chưa kể đến nguy cơ hóc, mắc nghẹn các loại hạt trong cổ hoặc mũi rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Uống đủ nước

Các bé cưng rất tham chơi nên sẽ chẳng nhớ đến việc uống nước chỉ trừ khi khát khô cả họng; không chỉ thế, những món ăn ngày Tết nhiều dầu mỡ, đạm, đường càng đòi hỏi lượng nước nạp vào cơ thể phải nhiều hơn. Vậy nên bố mẹ nên nhắc nhở và khuyến khích con uống đủ nước nhé!

Chuẩn bị sẵn đồ ăn khi đi chơi xa

Nếu cả nhà có ý định đi du lịch xa, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các loại thức ăn, sữa, men tiêu hóa... cần thiết phòng trường hợp con không quen với đồ ăn địa phương. Hãy cẩn thận với những món ăn lạ có thể gây ngộ độc thực phẩm. Bố mẹ cũng đừng quên nhắc bé thường xuyên rửa tay và giữ ấm cơ thể.

Ngày Tết cũng thường là dịp các bé hay nhõng nhẽo không chịu đi ngủ sớm vì còn ham chơi. Bạn cần phải luôn nhắc nhở bé đi ngủ đúng giờ hoặc ít nhất là không quá trễ. Không nên quá nuông chiều, dễ dãi vì việc thức khuya rất có hại cho sức khỏe của trẻ con, đặc biệt về hệ thần kinh, hơn nữa, để con thức khuya sẽ khiến bé gặp phải nhiều khó khăn, mệt mỏi hơn khi hết Tết phải đi học lại.

Thực phẩm giúp bé có hệ tiêu hóa tốt

Tiêu hóa tốt sẽ khiến bé ăn ngon miệng. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tiêu hóa tốt là đề tài hấp dẫn được các mẹ trao đổi rất sôi nổi trên các diễn đàn.

Thực phẩm giàu chất xơ

Để bé yêu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào thực đơn hàng ngày cho bé.

Cơ thể rất cần chất xơ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một khi bị thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, bé rất dễ bị táo bón. Những thực phẩm giàu chất xơ này sẽ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, giúp hạn chế chứng táo bón, ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các chứng tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… cân bằng nguồn dinh dưỡng cho bé.

Thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra bên ngoài.

Vì thế, ngoài sữa, cha mẹ nên bổ sung vào bữa ăn dặm, bữa ăn chính của con một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: táo, đu đủ, bí ngô, chất xơ từ ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu, đậu Hà Lan,…

rau-qua
Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ (Ảnh minh họa)

Chuối điển hình là một loại trái cây giàu chất xơ. Mỗi ngày, cha mẹ cho bé ăn một quả chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Do đó, từ tháng thứ 6 bạn nên bắt đầu tập cho trẻ ăn hoa quả tươi bằng cách ép lấy nước cho trẻ ăn từng giọt, có thể tăng lên 1 – 3 thìa cà phê/ ngày khi bé quen, hoặc tập cho trẻ ăn chuối nạo, đu đủ được nghiền nát.

Có thể cho bé ăn “kèm” trái cây vào món ăn để tăng thêm dưỡng chất.

Gừng

Gừng hỗ trợ cho tiêu hóa cho bé bằng cách giúp di chuyển thức ăn nhanh từ dạ dày xuống ruột non. Gừng đôi khi được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để điều trị các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi và hội chứng ruột kích thích. Khi con bị đầy hơi, tiêu chảy, nhiều bà mẹ cũng lựa chọn thêm nếm một chút loại gia vị này để giúp bé nhanh hết triệu chứng khó chịu.

Sữa chua, những chế phẩm từ sữa

Sữa chua là sản phẩm thu được khi lên men sữa động vật, sữa chua có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ đặc biệt là hệ tiêu hóa của bé. Sữa chua giúp bé tiêu hóa tốt hơn là nhờ lượng lợi khuẩn probiotics có trong sữa.

Chất này có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng. Vì vậy, các bà mẹ nên duy trì thói quen cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung sữa, đậu nành và các chế phẩm của chúng cho bé. Đây cũng là cách mẹ thêm vào các protein thực vật dễ tiêu hóa, vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp tăng cường hoạt động hệ thần kinh của trẻ.

Hạn chế thực phẩm kích thích

Những đồ uống như nước ngọt có ga, soda, thực phẩm giàu chất béo, cà phê, … sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa nhanh thức ăn của bé. Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên cha mẹ cần tránh để bé ăn/uống những thực phẩm khó tiêu hóa như vậy.

Nước

Nước rất cần thiết cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng của bé. Nhắc nhở và tạo thói quen uống nước đều đặn hàng ngày và thường xuyên cũng là một cách hữu hiệu để cải thiện hệ tiêu hóa vì nước làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa.

Món mới: phải tập dần

Một điều lưu ý đó là, bất kỳ bà mẹ nào cũng mong mỏi con phát triển nhanh, khỏe mạnh, thế nhưng tùy từng độ tuổi, cha mẹ hẵng cho con “tiếp xúc” với món mới. Đặc biệt khi bé còn nhỏ, bạn nên bắt đầu từ lượng thật ít, sau đó mới tăng dần và chỉ đổi món sau khi bé đã quen. Cho bé ăn quá sớm các loại hải sản, thực phẩm nguyên hạt, nhiều đạm, tinh bột… sẽ không giúp bé cứng cáp lên mà ngược lại làm hệ tiêu hóa bị hoạt động “quá tải” và dẫn đến rối loạn.

(Theo Afamily)

Vệ sinh đúng cách vùng kín cho bé gái

Đối với bé gái, bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt, nhiểm bẩn, việc vệ sinh, làm sạch không “đơn giản” như bé trai.

Hoang mang tìm cách vệ sinh đúng cách vùng kín cho con

Bé đầu nhà chị Thu Hằng (Hàng Mành, Hà Nội) là bé trai thế nên sau khi sinh hạ nàng công chúa Tisu trắng trẻo, dễ thương, chị cũng lo lắng về việc “chăm bé trai thì nhàn tênh, hơn hẳn chăm bé gái”.

Và sự nhàn tênh kia được bộc lộ rõ nhất qua việc vệ sinh vùng kín của con. “Chăm thằng lớn dễ bao nhiêu thì nàng này phức tạp bấy nhiêu. Mình rất băn khoăn không biết cách rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho con như thế nào”, chị nói.

Lên mạng vào diễn đàn chia sẻ tâm sự này, chị cũng gặp được rất nhiều sự thông cảm, đồng cảnh của nhiều gia đình khác.

Đối với bé gái, bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt, nhiểm bẩn, việc vệ sinh, làm sạch không “đơn giản” như bé trai, vì thế nên việc chăm sóc và giữ gìn bộ phận này lại càng cần phải chú ý và cẩn thận hơn ngay từ thời kỳ bé mới sinh.

Khô thoáng và sạch sẽ

Chị Dương Thanh (Quận 7, TP HCM) là một bà mẹ chăm con rất mát tay, chị sinh đôi hai nàng công chúa và một bé trai thế nên chị rất tự hào về kiến thức, khả năng chăm sóc con cái của mình.

Chị chia sẻ: “Ban đầu mình cũng lơ ngơ như bò đeo nơ, nhất là khi một lúc, một nách chăm 2 nàng sinh đôi. Nhưng nhờ vài lần mời bác sĩ đến tắm cho con, thăm khám con, họ đã chỉ bảo cách thức và rồi ‘hay làm tay quen’ nên mình dần cũng thành thạo trong việc vệ sinh vùng kín cho con”.

ve-sinh-vung-kin-dung-cach-cho-be-gai

Chị chia sẻ hai nguyên tắc quan trọng trong việc chăm sóc và vệ sinh vùng kín cho bé gái đó là phải thật khô thoáng và sạch sẽ. Hàng ngày, chị thường vệ sinh cho con 3 lần, mỗi lần trong vài phút.

Trước khi vệ sinh cho con, chị cũng phải chuẩn bị một vài  thứ cơ bản (như lúc mát-xa cho con vậy): phòng kín gió, thoáng, vải sạch, quần áo sạch, nước ấm.

Ban đầu đặt con nằm ngửa trên tấm vải khô, sạch, mềm, sau đó chị dùng khăn mềm đã được làm ẩm bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng vùng kín của con theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, nhưng tuyệt đối không được lau sâu vào bên trong.

Sau đó chị nhẹ nhàng lau xung quanh vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn. Tiếp theo, chị lấy khăn ướt khác lau sạch hai bên bẹn, hậu môn và xung quanh mông các con. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào vùng kín của con.

Và kết quả mang lại, hai bé nhà chị rất khỏe mạnh, sạch sẽ. Ý kiến chia sẻ của mẹ Dương Thanh được rất nhiều chị em trên diễn đàn đồng tình ủng hộ.

Thay quần, tã thường xuyên cho con

Chị Thiếu Hoa (Đường Bưởi, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm của mình rằng, chị thường vệ sinh vùng kín cho con ngay sau khi con ngủ dậy, thay bỉm, sau mỗi lần bé đi ị.

Nhiều chị em nói rằng rửa cho con bằng nước chè xanh, xà phòng, nước muối, rồi mạnh tay hơn là bằng những cách xối nước, chị Hoa chia sẻ rằng không cần thiết phải làm vậy, dung dịch tốt nhất nên rửa cho con chính là nước ấm.

Sau khi rửa xong cho con nên lau khô để tránh vùng kín bị ẩm ướt, dễ dẫn đến nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.

Luôn chú ý giúp con thay đổi quần, tã thường xuyên. Tuyệt đối không đóng bỉm cho con quá lâu trong 4-6 giờ/ ngày vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín cho con.

Và điều cuối cùng chị nhấn mạnh, nếu chị em nhận thấy vùng kín của bé có bất cứ sự thay đổi bất thường nào như ngứa ngáy, màu lạ xuất hiện, bất chợt có dịch tiết âm đạo hoặc vùng kín bốc mùi… thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu của nhiễm trùng vùng kín cần được điều trị kịp thời.

(theo Afamily)

Trẻ bị viêm đường tiểu vì đóng bỉm quá lâu

Trời rét, sợ con tè dầm, ướt dễ ốm, nhiều bà mẹ đóng bỉm cho con. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, vệ sinh không sạch có thể khiến trẻ dễ viêm đường tiết niệu.

Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh hay gặp ở trẻ (đứng thứ 3 sau viêm đường hô hấp và tiêu hóa). Đặc biệt hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, chiếm đến gần 57%, do cơ chế đề kháng miễn dịch của bé chưa đầy đủ.

Trẻ gái dễ mắc hơn bé trai do cấu tạo sinh lý niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn. Ở bé trai, có một số do có dị dạng ở đường tiểu, nhất là hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.

tre-em
Khi thấy trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân cha mẹ nên nghĩ đến
viêm đường tiết niệu. Ảnh minh họa: P.N.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất khác nhau theo từng lứa tuổi, từng thể bệnh. Với trẻ dưới 2 tuổi, biểu hiện bệnh đôi khi chỉ là sốt, đôi khi sốt rất cao, kém ăn... Trẻ càng nhỏ càng sốt cao. Bệnh có thể diễn biến nặng khi vi trùng đường tiết niệu vào trong máu gây nhiễm trùng máu. Ở lứa tuổi này, sau khi khám, loại bỏ hết các bệnh nếu không thấy nhiễm trùng ở đâu thì phải làm thêm các xét nghiệm khác, đặc biệt là xét nghiệm nước tiểu.

Bệnh chỉ bắt đầu có triệu chứng ở đường tiết niệu như: đái buốt, đái rắt... khi trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 6. Trẻ có thể chưa nói được chính xác biểu hiện bệnh mà chỉ kêu đái đau. Trẻ có biểu hiện sốt nhưng ít hơn, nhiều trẻ không sốt. Bệnh tiến triển không nặng, dễ chữa nhưng cha mẹ thường dễ bỏ qua.

Với trẻ trong tuổi học đường (bao gồm tuổi dậy thì, tiền dậy thì), bệnh bắt đầu có triệu chứng gần giống người lớn: đái buốt, đái rắt rất rõ ràng, ngồi một tý lại đứng lên đi tiểu, có thể đái đục không trong. Ở lứa tuổi này, trẻ thường không sốt.

Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là vi khuẩn, thường gặp nhất là E.coli, một vi khuẩn điển hình nhất ở trong ruột. Khi vệ sinh không tốt thì dẫn đến lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang đường sinh dục, gây viêm đường tiết niệu.

Một số trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng đít, hay lăn lê trên mặt đất cũng rất dễ mắc. Đặc biệt là hiện nay, nhiều bà mẹ đóng bỉm con nhưng không biết cách có thể khiến bé mắc bệnh, nhất là mỗi khi cả phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Theo các bác sĩ, ủ tã cho con quá lâu sẽ khiến da của trẻ bị ẩm ướt trong một thời gian dài, thiếu sự lưu thông không khí. Hơi nóng, ấm không thoát được ra ngoài là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

Vì thế, cha mẹ cần lưu ý thay bỉm thường xuyên 4 tiếng một lần, tối đa là 6 tiếng và nên thay ngay sau khi bé đi ngoài. Cho bé để da trần 20 phút trước khi tiếp tục thay tã mới. Khi vệ sinh cho con thì nên thực hiện từ trước ra sau, tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn sang.

Khác với người lớn, bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ có thể tái đi tái lại. Sự tái phát nhiều lần này chính là nguyên nhân dẫn đến những tổn thương thận không hồi phục, suy thận sau này. Vì thế, khi thấy trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, hay sờ vào dương vật, kêu đái đau... cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Khoảng 10-15% những trường hợp sốt không rõ nguyên nhân là mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, phó giáo sư Dũng khuyến cáo.

(Theo Afamily)