Chuyên mục lưu trữ: Tim mạch

Những dấu hiệu thường gặp trong bệnh tim

Trong cuộc sống thường ngày, rất nhiều người đã từng gặp vài trường hợp như tức ngực, khó thở, choáng, …. nhưng họ lại coi thường nghĩ là không sao, để tới khi căn bệnh trở nên nặng nề hơn mới biết mình đã mắc bệnh về tim mạch như tai biến mạch máu não, suy tim … Dưới đây là 6 dấu hiệu thường gặp trong bệnh tim mạch mà các bạn nên biết để sớm đi khám xét phát hiện bệnh.

nhung-dau-hieu-thuong-gap-trong-benh-tim

Khó thở trong bệnh tim mạch

Bạn thấy khó thở sau khi tập thể dục, làm việc nặng hoặc khi bạn không làm gì cả hoặc khó thở về đêm thì có thể là do vận động quá sức hoặc lo lắng về việc gì đó. Nhưng đôi khi khó thở là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng, nó khiến người bệnh phải thở gấp do thiếu không khí hoặc cảm thấy rất khó chịu. Tốt nhất là đưa bệnh nhân đi cấp cứu gấp.

Đau ngực trong bệnh tim mạch

Đau ngực là một dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch. Trong bệnh lí tim mạch, ngoài đau ngực do viêm thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ngực thì nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện ra bệnh.

Hồi hộp, đánh trống ngực

Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực) là cảm giác tim đập mạnh hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể chỉ do bạn đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, đua xe, bơi … nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim… Cần liên lạc với bác sỹ ngay.

Choáng váng bước xuống khỏi giường

Hay chóng mặt vào buổi sáng được gọi là huyết áp thế đứng thấp nguyên nhân gây ra có thể do bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay phản ứng phụ của thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Lý do khác có thể là chứng chóng mặt tư thế nhẹ gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.

Tự nhiên sụt cân hoặc tăng cân đột ngột, bị phù

Nếu vẫn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường như cũ mà tự nhiên bị sút cân thì có thể bạn đã mắc một căn bệnh ác tính. Nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết như bệnh tuyến giáp trạng trầm cảm hay tiểu đường, hoặc nếu tăng cân đột ngột thi có thế do bị tích lũy quá nhiều dịch trong cơ thể khiến bạn bị phù. Tốt nhất là đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.

Vết thâm tím mãi không tan, da xanh tím

Bạn bị thương hoặc bị thâm tím do va quệt, nhưng vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10% trọng lượng sẽ ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và xem lại thói quen ăn uống.

Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ô xi da sẽ trở nên xanh tím, lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng thì có thể xuất hiện toàn thân xanh tím … rất có thể bạn đang bị mắc một bệnh tim mạch nào đó, cần phải đưa đi bệnh viện để khám xác định rõ bệnh lí.

Trên đây là 6 dấu hiệu thường gặp trong bệnh tim mạch mà các bạn nên biết để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường mà mình đang gặp phải, và tới bệnh viện sớm nhất để kiểm tra phát hiện ra bệnh tim mạch.

Hạ huyết áp hiệu quả với những bí quyết đơn giản

(VnMedia) - Những người bị cao huyết áp phải dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, một số loại thuốc  huyết áp có thể gây ra tác dụng phụ như chuột rút ở chân, chóng mặt, và mất ngủ... Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thực tế có một số cách hạ huyết áp tự nhiên mà không cần dùng thuốc.

Trong cuộc sống hiện đại, bệnh cao áp huyết là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh cao huyết áp dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đau tim, suy tim, suy thận… Dưới đây là những phương pháp tự nhiên giúp hạ huyết áp:

Ảnh minh họa

Tập thể dục

Theo các chuyên gia tim mạch, chỉ cần luyện tập hoặc hoạt động thể chất đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày trong tuần đã có thể giúp giảm huyết áp của bạn. Đối với những người chịu khó vận động có thể giảm bớt được số lượng thuốc điều trị cao huyết áp. Chính vì vậy, bạn hãy chọn cho mình một môn gì đó bạn thích như đi bộ, chạy, bơi lội, đạp xe đạp...

Thực phẩm giàu kali:

Phần lớn các muối khoáng đều có thể làm tăng huyết áp song kali lại có thể làm giảm ảnh hưởng bất lợi của Natri. Hầu hết bệnh nhân cao huyết áp đều thiếu khoáng chất kali. Tăng tổng lượng hấp thụ kali lên 4700mg mỗi ngày có thể có lợi cho người bị cao huyết áp. Thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm chuối, khoai tây nướng cả vỏ, nước cam, sữa chua tách kem.

Sô cô la đen:

Theo các nhà khoa học, sô cô la đen có chứa flavanols có thể làm cho mạch máu đàn hồi tốt hơn. Trong một nghiên cứu, 18% bệnh nhân ăn sôcôla mỗi ngày thấy giảm huyết áp hiệu quả.

Giảm muối:

Với những người có huyết áp bình thường, hơi cao hoặc cao có thể giảm huyết áp bằng cách giảm lượng muối ăn hằng ngày. Nên hạn chế lượng muối ăn hấp thụ vào cơ thể hằng ngày ở mức 1500mg. Cách đơn giản để giảm lượng muối là tránh ăn những đồ chế biến sẵn vì loại đồ uống này chứa nhiều Natri.
Hầu hết lượng muối ăn chúng ta hấp thụ đều từ thực phẩm đã qua chế biến, do đó, hãy chọn thực phẩm tươi sống. Khi bạn ăn các loại thức ăn có dán nhãn dinh dưỡng, hãy nhớ kiểm tra hàm lượng natri của chúng trước khi ăn.

Không hút thuốc lá:

Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Chất nicotin khiến huyết áp tăng và gây ra tình trạng cao huyết áp mạn tính. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên bỏ thuốc lá là cách giúp giảm huyết áp và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Nói không với rượu, bia:

Mặc dù uống rượu vừa phải (không quá một ly mỗi ngày cho phụ nữ, và hai ly một ngày cho nam giới) có lợi cho sức khỏe tim mạch, uống rượu quá nhiều có thể làm tăng huyết áp ở một số người. Theo các chuyên khoa,  uống nhiều hơn hai ly một ngày làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở cả nam nữ. Nếu bạn muốn uống, hãy thưởng thức đồ uống có cồn cùng với một bữa ăn, để làm nhẹ đi ảnh hưởng của nó đối với huyết áp.

Hạn chế cà phê:

Cà phê mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nó cũng có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn kể cả là ở những không bị cao huyết áp. Do đó nếu bạn bị cao huyết áp bạn hãy hạn chế sử dụng cà phê.

Uống trà:

Uống trà có thể giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Uống 3 tách trà dâm bụt hàng ngày làm giảm huyết áp ngang với toa thuốc. Các chất phytochemical trong dâm bụt có thể chịu trách nhiệm lớn trong việc giảm huyết áp cao. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà dâm bụt có hiệu quả trong việc giảm huyết áp cũng giống như thuốc trị cao huyết  áp được kê đơn trong phác đồ điều trị cao huyết áp và suy tim.
Uống nước: Nước lọc tinh khiết là một trong những lựa chọn đơn giản nhất, rẻ nhất, có lợi cho sức khỏe nhất và hiệu quả nhất trong điều trị cao huyết áp. Sự mất nước mãn tính khiến mạch máu bị co khít lại, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và kết quả là tăng vọt huyết  áp. Do vậy, cần bổ sung nước đầy đủ. Hầu hết chúng ta đều nghe rằng nên uống 8 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước vào trong cơ thể phải tùy thuộc vào trọng lượng cơ  thể.

Giảm stress:

Giảm stress có thể giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, mỗi người lại có cách của riêng mình để vượt qua stress. Thư giãn và kiểm soát stress là điều rất cần thiết cho bệnh nhân kiểm soát được huyết áp.

Duy trì cân nặng

: Chỉ cần giảm một vài kg cân nặng cũng có tác động lớn đến huyết áp. Tình trạng thừa cân khiến tim phải làm việc nhiều hơn và gây ra cao huyết áp. Giảm cân cũng đồng nghĩa với giảm giảm tải cho trái tim. Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân đủ để đưa huyết áp của bạn trở lại trong tầm kiểm soát.

Thư giãn:

Nghe nhạc cũng là một cách hay làm giảm huyết áp của bạn một chút hơn so với thuốc hoặc thay đổi lối sống có thể làm được? Theo các nhà nghiên cứu, những giai điệu phù hợp có thể giúp đỡ bạn sảng khoái, giảm thiểu căng thẳng và sãn sinh ra hormone hạ huyết áp.

Thiền và Yoga:

Yoga là một biện pháp giúp giảm stress, do đó nó giúp giảm hiệu quả huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp. Ngoài ra, luyện yoga còn liên quan tới hệ thần kinh tự chủ, nhịp tim, tiêu hóa cũng như phần lớn các chức năng của những tạng khác trong cơ thể. Ngoài ra,  thiền cũng là một trong những biện pháp giúp kiểm soát cách thở, tưởng tượng, do đó, tập thiền là một công cụ hiệu quả để đối phó với stress, qua đó giúp giảm huyết áp.

Hội chứng WPW là gì?

Thời gian gần đây tôi hay bị chóng mặt, thường xuyên có những cơn đánh trống ngực, tức ngực, khó thở.

Tôi đi khám, làm điện tim và được chẩn đoán là mắc hội chứng WPW. Xin hỏi hội chứng WPW là gì? - Phạm Thu Nguyệt (Hưng Yên).

hoi-chung-wpw-la-gi

Hội chứng WPW (tên viết tắt của từ tiếng Anh: Wolff-Parkinson-White), còn được gọi là hội chứng tiền kích thích, là một hội chứng đặc trưng bởi những cơn loạn nhịp tim do rối loạn dẫn truyền có tính chất bẩm sinh. Bình thường, quả tim đập theo nhịp được tạo ra do các xung động điện thế phát ra từ nút xoang (gần tĩnh mạch chủ trên).

Các xung động này đi theo hướng xuống dưới, ra trước, từ phải sang trái, từ tâm nhĩ (phía trên) qua nút nhĩ thất, xuống tâm thất (phía dưới) để kích thích cơ tim co bóp. Trong hội chứng WPW, xung động không đi theo con đường chính mà “đi tắt” qua con đường phụ, vì vậy các xung động này có thể kích thích quả tim đập theo nhịp bất thường gây nên những cơn loạn nhịp tim.

Biểu hiện của hội chứng WPW trên lâm sàng là những cơn nhịp nhanh, xảy ra bất kỳ. Người bệnh đột nhiên cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, đau tức ngực, chóng mặt, khó thở, ngất hoặc một số trường hợp nặng có thể gây tụt huyết áp, đột tử. Các triệu chứng cũng dễ xảy ra khi bệnh nhân gắng sức, uống rượu bia hoặc một số các chất kích thích khác.

Điều trị hội chứng WPW bao gồm điều trị các cơn loạn nhịp và điều trị triệt căn. Các phương pháp đang được áp dụng là dùng thuốc chống loạn nhịp, sốc điện nếu có rung thất, đốt các đường dẫn truyền phụ bằng sóng radio, phẫu thuật cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp. Bệnh nhân có hội chứng WPW trên điện tim nhưng không có những cơn loạn nhịp thì không cần uống thuốc nhưng phải được khám, theo dõi và tư vấn bởi các thầy thuốc chuyên khoa tim mạch.

BS. Đình Vũ

Theo Suckhoedoisong.vn

Làm giảm huyết áp bằng biện pháp nào?

Thưa bác sĩ,

Tôi 44 tuổi, đo huyết áp nhiều lần, trong 2 – 3 tháng gần đây, thường thấy các kết quả là: 145/90, 138/85, 152/105. Xin hỏi huyết áp của tôi như vậy đã cao ở mức nào? Có biện pháp nào làm giảm huyết áp?(Cao Văn Mạnh – [email protected]
/* */
)

lam-giam-huyet-ap-bang-bien-phap-nao

Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn,

Bạn đo huyết áp nhiều lần, trong thời gian 2 – 3 tháng mà các trị số huyết áp như vậy thì có thể nói là bạn đã bị tăng huyết áp.

Bệnh tăng huyết áp hầu hết là không rõ được nguyên nhân gây tăng. Tuy nhiên, các nghiên cứu y học cho biết: nếu tăng huyết áp khởi phát ở tuổi dưới 35 thì thường do các nguyên nhân: bệnh lý thận, bệnh mạch máu thận, bệnh nội tiết, hoặc do dùng một số thuốc chữa bệnh có tác dụng phụ gây tăng huyết áp.

Có các biện pháp làm giảm huyết áp như sau: thực hiện một chế độ ăn nhạt, hạn chế muối, nước mắm…, giảm hoặc không ăn thịt mỡ, tránh dùng chất kích thích có thể gây tăng huyết áp như rượu, bia, nước trà đặc, cà phê, bỏ hoặc hạn chế hút thuốc… Bạn cần có chế độ làm việc điều độ vừa sức và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi stress, buồn phiền, lo âu, giận dữ… Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên tập thể dục vừa sức cho khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái.

Khi đã bị tăng huyết áp như bạn hiện nay, cần phải khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để tìm nguyên nhân và có chỉ định dùng thuốc điều trị đúng. Vì tăng huyết áp nếu không điều trị sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

ThS Nguyễn Mạnh Hà

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Một hóa chất được tìm thấy trong thịt đỏ gây hại cho tim

Một hóa chất mới được tìm thấy trong thịt đỏ có thể lý giải tại sao việc ăn quá nhiều thịt bò hay thịt lợn muối xông khói lại có hại cho quả tim của bạn, các nhà khoa học Mỹ cho biết.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Medicine, chất carnitine trong thịt đỏ khi vào đường ruột được vi khuẩn phân hủy, làm kích hoạt một chuỗi phản ứng, kết quả là tạo ra hàm lượng cholesterol cao và dẫn đến sự gia tăng bệnh tim mạch.

thit do
Ảnh: BBC.

Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu lập luận rằng việc ăn thịt đỏ thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe. Tại Anh, chính phủ còn đề nghị mỗi người không nên ăn quá 70g thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn (như thịt muối, thịt xông khói...) mỗi ngày - tương đương với hai lát thịt lợn muối xông khói.

Người ta vẫn cho rằng việc chứa nhiều chất béo bão hòa và cách chế biến của loại thịt này là thủ phạm gây ra bệnh tim. Song, các nhà khoa học cũng cho rằng câu chuyện không dừng lại ở đó.

"Lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong thịt đỏ không phải là cao, và do đó phải có yếu tố khác góp phần làm gia tăng bệnh tim mạch trong loại thịt này", trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Stanley Hazen cho biết.

Các thí nghiệm trên chuột và người cho thấy các vi khuẩn trong đường ruột có thể ăn carnitine, bẻ gẫy nó thành một loại khí. Ở trong gan, khí này được chuyển hóa thành hóa chất TMAO, đây là chất có mối liên hệ mạnh mẽ tới việc lắng đọng mỡ trong mạch máu - yếu tố có thể dẫn tới bệnh tim.

Tiến sĩ Hazen cho rằng TMAO thường bị bỏ quên, vì nó là một sản phẩm phụ vô ích, nhưng hóa ra lại có ảnh hưởng đáng kể đến cơ chế gây tích lũy cholesterol (loại mỡ do gan sinh ra) trong cơ thể.

"Phát hiện này ủng hộ quan điểm cho rằng thịt nhạt màu tốt hơn thịt đỏ. Tôi thường xuyên ăn thịt đỏ 5 ngày mỗi tuần, và giờ đây tôi phải cắt giảm xuống chưa đầy một lần trong hai tuần, hoặc ít hơn nữa", ông nói.

(Theo Vnexpress)

Tăng cân ít cũng có hại cho tim mạch

Cùng với tuổi tác, tăng cân dù ít cũng không tốt cho sức khỏe tim mạch, theo Daily Mail ngày 2.4.

Đó là phát hiện của các nhà khoa học tại Trường đại học Oxford (Anh) sau khi nghiên cứu 1,2 triệu phụ nữ ở Anh và Scotland trong hơn 10 năm.

Họ nhận thấy, chỉ số khối cơ thể BMI mỗi khi tăng lên 5 đơn vị thì nguy cơ bệnh tim mạch vành tăng lên 23%, tương ứng với mỗi khi con người già đi 2 tuổi rưỡi.

tang-can-it-cung-co-hai-cho-tim-mach

Duy trì trọng lượng phù hợp có lợi cho sức khỏe – Ảnh: Shutterstock

BMI là chỉ số khối cơ thể, tính theo tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao. Chỉ số BMI “bình thường” theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới là từ 18,5 đến 25.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, cứ mỗi 11 phụ nữ với chỉ số khối cơ thể BMI trung bình là 21 thì có một người nhập viện hoặc tử vong vì bệnh tim mạch vành trong độ tuổi từ 55 đến 74.

Trong khi đó, đối với phụ nữ có chỉ số BMI là 34 (tức béo phì), cứ mỗi 6 phụ nữ sẽ có một người nhập viện hoặc tử vong trong độ tuổi như trên.

Tuy vậy, các nguy cơ có thể giảm khi đối tượng có lối sống lành mạnh, chẳng hạn như không hút thuốc, không uống quá nhiều rượu và có thói quen vận động, theo tiến sĩ Dexter Canoy, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Y học BMC.

(Theo Thanhnien)

Làm gì để khắc phục chứng huyết áp thấp?

Bạn gái cháu sinh năm 1993, bị huyết áp thấp và viêm đốt sống cổ (3 đốt). Bạn cháu rất hay bị đau đầu, khó thở, người mệt mỏi.

Bạn gái cháu sinh năm 1993, bị huyết áp thấp và viêm đốt sống cổ (3 đốt). Bạn cháu rất hay bị đau đầu, khó thở, người mệt mỏi. Mong bác sĩ tư vấn, bạn gái cháu nên làm như thế nào để khắc phục những khó chịu này. – Nguyễn Văn Toại ([email protected]
/* */
– Thái Nguyên)

lam-gi-de-khac-phuc-chung-huyet-ap-thap

Chào cháu,

Chứng huyết áp thấp (huyết áp tối đa dưới 90mmHg) hay gặp ở một số đối tượng như ở phụ nữ, người có bệnh lý suy tuyến giáp, tụt huyết áp do tư thế ở người già… Khi huyết áp xuống thấp dưới mức trung bình sẽ làm thiếu máu lên não và gây các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, người mệt mỏi, cảm giác khó thở, ăn uống kém, mất tập trung và giảm khả năng làm việc trí óc.

Theo như cháu mô tả thì các triệu chứng của bạn gái cháu có thể là do chứng huyết áp thấp gây nên. Cách điều trị có thể là: tăng cường các hoạt động thể lực, thay đổi lối sống, uống nhiều nước, có thể sử dụng một số đồ uống như cà phê, chè, ca cao… Khi có cơn hạ huyết áp thì cho nằm đầu thấp, uống nước đường hoặc chè gừng nóng.

Trường hợp nặng có thể phải dùng các thuốc nâng huyết áp như heptamyl theo chỉ định của thầy thuốc. Còn bệnh viêm đốt sống cổ, tốt nhất là nên đến một cơ sở chuyên khoa khớp để khám, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cách điều trị.

BS. Hoàng Phương Nga

(Theo Sức khoẻ & Đời sống)

Như thế nào là huyết áp kẹt?

Tôi đã đi khám và được chẩn đoán là huyết áp kẹt. Vậy như thế nào là huyết áp kẹt? Nguyên nhân và cách xử lý?

nhu-the-nao-la-huyet-ap-ket

Ảnh minh họa

Chào bạn,

Huyết áp là áp suất của mạch máu biểu hiện bằng hai số: số tối đa phản ánh sức bóp của tim và số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch. Trong tài liệu y học không có cụm từ “huyết áp kẹt“. Có thể đó là cách gọi không chính thức về việc huyết áp tối đa và tối thiếu nhích lại gần nhau. Trong bệnh tăng huyết áp có trường hợp chỉ tăng huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) đơn thuần hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) đơn thuần.

Huyết áp bình thường dưới 140/90 mm Hg, khi nào một trong 2 con số này tăng lên mới là tăng huyết áp. Người có huyết áp tâm thu (con số ghi phía trên) 140-160, hoặc huyết áp tâm trương (con số ghi phía dưới) 90-99 được coi là bị tăng huyết áp nhẹ. Trường hợp của bạn tuy huyết áp tâm thu không cao nhưng huyết áp tâm trương cao 90-95, được coi là tăng huyết áp nhẹ.

Tuy nhiên huyết áp bạn không ổn định, có thể do bạn đang dùng thuốc mà ngừng lại khiến huyết áp bất ổn, cũng có thể là bạn đã đo huyết áp không đúng. Muốn đo huyết áp chính xác, nên sử dụng huyết áp kế dùng tay bóp, tai nghe vì dùng loại điện tử thường không chính xác. Trước khi đo, không được hoạt động thể lực mạnh và cần nghỉ ngơi ít nhất 10 phút. Đo 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày 3 lần và lấy số trung bình của 3 lần đo đó.

Người tăng huyết áp có thể không có triệu chứng gì, song cũng có thể xuất hiện những triệu chứng như bạn mô tả (nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi). Tuy vậy, các triệu chứng này còn thấy ở nhiều bệnh khác chứ không riêng gì tăng huyết áp.

BS Vũ Hướng Văn

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

12 lời khuyên ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm đang trở thành mối đe dọa thực sự với sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá ở những người mắc bệnh tiểu tăng tỷ lệ chết sớm gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ hút thuốc giúp huyết áp ổn định và giảm nguy cơ đột quỵ, đau thần kinh và các biến chứng khác của tiểu đường.

Chủ động tập thể dục: Chọn môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ, khiêu vũ hay đi xe đạp...và tập mỗi ngày nừa giờ có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cao huyết áp.

Chọn siêu thực phẩm như dâu tây, khoai lang, cá hồi, rau có lá xanh cho bữa ăn hàng ngày. Tránh thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chọn chất béo không bão hòa như dầu ô liu.

rau-qua
Ảnh minh họa

Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn ổn định huyết áp và bảo vệ thận.

Theo dõi đường huyết hàng ngày: Kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp bạn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau thần kinh hoặc kiểm soát các biến chứng không bị xấu đi. Kiểm tra lượng đường máu hàng ngày cũng giúp bạn chọn thực phẩm và kế hoạch thể dục tốt hơn trong thời gian điều trị.

Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của tiểu đường: Cần phát hiện sớm bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tim mạch.

Giảm cân: Chỉ cần giảm một vài kg thừa cũng có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin của cơ thể. Giảm cân giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp và mỡ trong máu.

Chọn thực phẩm chứa carbohydrate (carbs) cẩn thận: Bị bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải cắt giảm carbs hoàn toàn. Hãy chọn thực phẩm chứa carbohydrate tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng ổn định như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-4 lần/ năm: Nếu dùng insulin hoặc cần giúp đỡ cân bằng lượng đường trong máu, bạn có thể phải tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên hơn.

Ngủ đủ giấc: Mất ngủ quá nhiều có thể làm tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm chứa carbs cao. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, tăng các nguy cơ biến chứng như bệnh tim.

Thận trọng với vết thương nhẹ và bầm tím: Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành các vết thương, do đó việc điều trị các vết thương phải thật dùng kháng sinh và băng vô trùng cẩn thận.

 (Theo Afamily)

Những lưu ý khi tự đo huyết áp

Tự đo HA không phải là một việc đơn giản. Vậy cần phải làm gì để đo được HA một cách chính xác nhất? Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý.

Kỹ thuật đo

- Trước khi đo, bệnh nhân cần ngồi nghỉ ngơi trên ghế ít nhất 5 phút, chân đặt lên sàn nhà, tay đặt trên bàn ngang mức tim. Đây là tư thế của mức HA thường diễn ra hàng ngày.

- Đo HA tư thế đứng được thực hiện định kỳ 3 - 6 tháng/lần, đặc biệt là ở những người có nguy cơ hạ HA tư thế (suy tĩnh mạch, đái tháo đường).

- Băng quấn tay phải quấn được 80% cánh tay. Với người to lớn hoặc quá béo, bao tay nhỏ có thể làm tăng số đo (sai số tới 10 - 15mmHg) và ngược lại.

- Đo ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 2 phút. Trị số HA chính xác là giá trị trung bình cộng của 2 lần đo nói trên. Nếu 2 lần đo chênh lệch nhau trên 5 mmHg, cần thực hiện lần đo thứ 3 và lấy trung bình cộng của cả 3 lần.

- HA tâm thu được tính từ 2 tiếng đập liên tiếp đầu tiên. HA tâm trương được tính khi tiếng đập cuối cùng mất đi.

- Cần đo tay bên kia để đối chiếu mức HA của 2 tay.

- Người đo nên nói hoặc ghi lại cho người được đo trị số HA cũng như mức HA mục tiêu của họ.

nhung-luu-y-khi-tu-do-huyet-ap

Những điểm cần lưu ý:

- HA thay đổi theo nhịp sinh học (thức - ngủ, ngày - đêm) và chịu tác động của nhiều yếu tố như: chất kích thích, thuốc, trạng thái tâm lý, vận động thể lực... Vì vậy, con số lúc đo chỉ đánh giá được tình trạng HA ngay vào thời điểm đó mà thôi.

Muốn phản ánh chính xác tình trạng HA thực sự, cần sử dụng kỹ thuật theo dõi HA 24 giờ.

- Lý tưởng nhất là đo áp lực máu ở trung tâm, tức HA ở động mạch chủ.

Bởi vì những biến chứng chính của bệnh tăng HA (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim) thường ảnh hưởng lên các mạch máu gần trung tâm hơn là các mạch máu chi, nơi chúng ta vẫn thường đo. Với cách đo thông thường hiện nay (đo ở tay), việc xác định chỉ số HA sẽ không chính xác đối với bệnh nhân xơ vữa động mạch, suy giảm tính đàn hồi của thành mạch.

- HA có thể tăng lên khi đo vì bệnh nhân lo lắng khi gặp thầy thuốc (hiệu ứng áo choàng trắng). Để xác định bệnh tăng HA, cần đo ít nhất 3 lần (cách nhau 1 tuần). Nếu dùng thuốc hạ áp, không được dùng loại quá mạnh cho bệnh nhân mới được phát hiện.

Ngoài ra sau một thời gian sử dụng, đa số HA kế đều có sai lệch. Vì vậy, bạn nên chỉnh lại cho chính xác 3 tháng 1 lần.

BS. Bùi Nguyên Kiểm

(Theo Sức khỏe & Đời sống)