Chuyên mục lưu trữ: Tiêu hoá

Bị lách to có nguy hiểm không?

Tôi năm nay 55 tuổi, gần đây thấy ăn uống kém, hay đầy bụng. Đi khám siêu âm ổ bụng, kết quả chẩn đoán lách to. Xin hỏi bị lách to có nguy hiểm không? Phương pháp chữa thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Phạm Quang Hà (Lạng Sơn)

bi-lach-to-co-nguy-hiem-khong

Ảnh minh họa – Internet

Lá lách là một cơ quan nhỏ nằm ngay dưới lồng xương sườn trên bên trái. Ngoài vai trò thành viên của hệ huyết học, lách còn là một bộ phận của hệ thống miễn dịch, tạo ra kháng thể chống lại các vi khuẩn, ký sinh trùng, virut khi chúng đột nhập cơ thể. Lách thường to ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, một số bệnh gan, bệnh về máu, một số bệnh ung thư… Lách to có thể gây ra đau hay đầy bụng trên bên trái, có thể lây lan sang vai trái; thiếu máu, mệt mỏi; thường xuyên bị nhiễm khuẩn; dễ chảy máu. Nếu lách to gây biến chứng nghiêm trọng điều trị nội khoa không kết quả, có thể phẫu thuật cắt bỏ lách (cắt lách). Đôi khi, xạ trị có thể thu nhỏ lá lách để có thể tránh được phẫu thuật. Trong thư anh nói lách to và cả gan to nhưng không nói rõ nguyên nhân do bệnh về máu hay bệnh về gan. Vì vậy, anh nên đi khám ở khoa tiêu hóa hoặc khoa huyết học bệnh viện tỉnh hoặc Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để được tư vấn lựa chọn cách điều trị.

BS. Nguyễn Văn Thịnh

Theo Suckhoedoisong.vn

Bị dị ứng với sữa có nguy hiểm không?

Khi bị dị ứng với sữa do không dung nạp lactoza, cơ thể sẽ có các biểu hiện như tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi kéo dài hoặc có những vấn đề về khớp…

Tôi năm nay 55 tuổi, bị loãng xương nhưng cứ uống sữa lại tiêu chảy. Nghe nói tôi bị dị ứng đường lactoza có trong sữa. Xin hỏi, đường lactoza là dạng đường gì? Dị ứng với sữa có nguy hiểm? - Lê Thị Tú (Nghệ An)

bi-di-ung-voi-sua-co-nguy-hiem-khong

Ảnh minh họa – Internet

Người ta chia đường thành 3 dạng: đường đơn giản, đường đôi (gồm 2 gốc đường đơn giản kết hợp với nhau) và đường đa (gồm nhiều đường đơn kết hợp lại). Cơ thể con người chỉ hấp thu được đường đơn. Trong sữa có đường lactoza (còn gọi là đường sữa, vì chỉ có trong sữa), là một dạng đường đôi, khi thủy phân sẽ cho 2 gốc đường đơn là glucoza và galactoza.

Những người không dùng được sữa chủ yếu là do không tiêu hóa được lactoza vì cơ thể thiếu một loại men (enzym) có tên là lactaza để thủy phân lactoza thành 2 đường đơn giản, giúp ruột dễ tiêu hóa hấp thu. Khi bị dị ứng với sữa do không dung nạp lactoza, cơ thể sẽ có các biểu hiện như tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi kéo dài hoặc có những vấn đề về khớp, các rối loạn ở dạ dày – ruột…

Một số trường hợp (chủ yếu là trẻ nhỏ) lại bị dị ứng với chất protein trong sữa, đặc biệt là sữa bò. Dị ứng với sữa bò thường xuất hiện ngay từ 2 – 12 giờ sau khi ăn, có thể biểu hiện với các triệu chứng: choáng phản vệ, cơn khó thở, phù nề niêm mạc mũi, cơn hen phế quản, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, phù Quincke, sốt không rõ nguyên nhân. Để phòng ngừa các tai biến dị ứng khi uống sữa bò, cần lưu ý tiền sử dị ứng và nên đun sôi sữa trước khi dùng.

BS. Phương Hà

Theo Suckhoedoisong.vn

Bệnh lỵ trực trùng có gây nhiễm trùng huyết không?

Bệnh lỵ trực trùng là một bệnh tiêu chảy phổ biến, đặc biệt gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi… có thể phát triển thành kiết lỵ, phân có máu và nhầy. Người nhà tôi bị tiêu chảy, xét nghiệm kết luận bệnh lỵ trực trùng. Xin hỏi, bệnh này có gây nhiễm trùng huyết không? Đối tượng nào thường nhiễm trùng huyết khi nhiễm vi khuẩn này?Đỗ Mạnh Hoàng (Đống Đa, Hà Nội). benh-ly-truc-trung-co-gay-nhiem-trung-huyet-khong Ảnh minh họa. GS.TS Phùng Đắc Cam, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư: Bệnh lỵ trực trùng là một bệnh tiêu chảy phổ biến, đặc biệt gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi. Lỵ trực trùng cấp tính gây viêm và loét niêm mạc đại tràng, có thể phát triển thành kiết lỵ, phân có máu và nhầy. Bệnh lỵ trực trùng có liên quan với một số biến chứng toàn thân như thần kinh, viêm khớp, chậm tăng trưởng, nhiễm trùng huyết… Trong một nghiên cứu với 2.018 bệnh nhân mắc bệnh lỵ trực trùng, nhiễm trùng máu xảy ra với 82 bệnh nhân (4,1%) và có liên quan với sự gia tăng tử vong. Nguy cơ tử vong cao nhất do nhiễm trùng huyết ở bệnh lỵ trực trùng là ở các bệnh nhân nhỏ dưới 1 tuổi, không được nuôi bằng sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, sốt. Nhiễm trùng máu cũng dễ có khả năng xảy ra ở các bệnh nhân mắc AIDS, bệnh gan trầm trọng hoặc bệnh thận. Theo Kienthuc.net.vn

Ðau âm ỉ trên rốn do mắc chứng bệnh gì?

Khi ăn rất nhanh có cảm giác no và khó chịu ở khu vực trên. Đôi khi có cảm giác đói cồn cào, khó chịu vào những thời điểm bất thường như nửa đêm.

Em năm nay 24 tuổi, em bị đau âm ỉ vùng trên rốn, giữa rốn và xương ức đã mấy ngày liên tục. Khi ăn rất nhanh có cảm giác no và khó chịu ở khu vực trên. Đôi khi có cảm giác đói cồn cào, khó chịu vào những thời điểm bất thường như nửa đêm. Em đang mắc chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không?  – Trần Tâm

dau-am-i-tren-ron-do-mac-chung-benh-gi

Theo mô tả của bạn thì có thể bạn đã bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng gồm: đau ở vùng thượng vị, đau lan lên xương ức. Mức độ đau thường âm ỉ, nhưng cũng có khi cơn đau trội lên. Tính chất đau: đau theo giờ nhất định trong ngày. Nếu loét dạ dày, đau xuất hiện sau ăn 1 – 2 giờ gọi là “đau khi no”. Trường hợp loét tá tràng: đau xuất hiện sau khi ăn 4 – 6 giờ còn gọi là “đau khi đói”, mỗi đợt kéo dài vài tuần. Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua. Suy nhược thần kinh: hay cáu gắt, nhức đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm.

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp. Dùng các thuốc chống loét; thuốc ức chế tiết axit dịch vị, thuốc trung hòa axit; thuốc tạo màng lọc: gắn với protein hoặc chất nhầy của niêm mạc dạ dày tạo thành màng che chở niêm mạc dạ dày, nhất là che chở ổ loét; thuốc diệt H.pylori. Bạn nên đến khám ở bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng.

BS. Nguyễn Minh Hiền

Theo Suckhoedoisong.vn

Bệnh Đau dạ dày : bệnh loét dạ dày tá tràng và cách điều trị

Bệnh Đau dạ dày : bệnh loét dạ dày tá tràng và cách điều trị
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (DD-TT) là một bệnh đã được biết từ thời cổ đại. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Tỉ lệ bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số, và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét là 10%. Việc điều trị loét dạ dày tá tràng đã có những thay đổi lớn trong ba thập niên trở lại đây với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970 và việc phát hiện và xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori từ thập niên 1980.
Viêm loét dạ dày - tá tràng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm.
I. Nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?
1. Quan niệm về sự sinh bệnh loét được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đó là do sự mất quân bình giữa 2 lực đối kháng tác động lên niêm mạc DD-TT:
(1) Lực tấn công làm phá hủy niêm mạc DD-TT mà tiêu biểu là HCl và pepsin của dịch dạ dày
(2) Lực bảo vệ đảm bảo sự nguyên vẹn của thành DD-TT do hàng rào nhày và lớp tế bào niêm mạc DD-TT. Theo quan niệm này, bất cứ một tác nhân nào làm gia tăng lực tấn công hoặc làm giảm lực bảo vệ đều có thể gây bệnh loét dạ dày tá tràng. Có thể minh họa quan niệm này bằng sơ đồ dưới đây:
Giảm Lực Bảo Vệ Tăng Lực Tấn Công
- Giảm tưới máu - Vi khuẩn H.Pylori niêm mạc DD-TT - Các stress
- Thuốc lá - Thuốc AINS , Steroids …
- Bệnh gan mạn tính - Rượu .
( xơ gan ) Hàng rào nhày Lớp tế bào niêm mạc
2. Trong số các tác nhân gây bệnh nêu trên, H. Pylori là nguyên nhân quan trọng nhất. Hai nhà bác học Úc Marshall và Warren đã được trao tặng giải Nobel nhờ đã có công khám phá ra loại vi khuẩn này. Các thuốc AINS, Steroides có thể gây loét ở người phải điều trị dài ngày với các thuốc này. Các stress về tâm lý thần kinh cũng có thể gây bệnh loét. Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị loét, tăng tỉ lệ tái phát và biến chứng của bệnh loét. Rượu cũng tăng tỉ lệ tái phát loét.
II. Triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng như thế nào?
Chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét DD-TT là có triệu chứng điển hình, 40 – 45% có triệu chứng mơ hồ, không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của DD-TT như viêm DD-TT, ung thư DD. Có 5 - 10% bệnh nhân loét hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi.
1. Cơn đau loét: là triệu chứng điển hình của bệnh loét dạ dày tá tràngvới các đặc điểm (1) Đau thượng vị (vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức). (2) Đau có chu kỳ theo bữa ăn và theo mùa. (3) Đau xuất hiện hoặc tăng khi ăn các thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh và giảm khi uống các thuốc kháng axit hay thuốc băng niêm mạc dạ dày.
2. Các triệu chứng không điển hình như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… rất khó phân biệt là do loét hay do một bệnh khác của dạ dày như viêm DD, ung thư DD, hay chứng loạn tiêu hóa không do loét. Trường hợp này phải chụp Xquang hoặc nội soi DD-TT mới chẩn đoán chắc chắn.
3. Các trường hợp loét câm thường chỉ được chẩn đoán khi xảy ra biến chứng.
4. Bệnh thường hay tái phát. Trước đây, sau khi được chữa lành, có 60 – 80% tái phát trong vòng 2 năm. Từ thập niên 80, khi xác định được vai trò gây bệnh của vi khuẩn H. Pylori, việc điều trị tiệt trừ H. Pylori đã làm giảm tỉ lệ tái phát còn khoảng 10%.
III.Các biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?
1. Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu đường tiêu hóa): xuất huyết hay chảy máu thường rầm rộ với ói ra máu, có hoặc không có đi tiêu phân đen. Bệnh nhân cần được nhập viện ngay để điều trị cấp cứu.
2. Thủng DD-TT: xuất hiện cơn đau bụng đột ngột , dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ. Biến chứng này phải được mổ cấp cứu, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong.
3. Hẹp môn vị: lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều; tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng thường hơn. Bệnh nhân thường gầy sút do bị nôn ói. Biến chứng này phải được điều trị bằng phẫu thuật.
4. Hóa ung thư: ngày nay người ta thấy có chứng cứ nhiễm H. Pylori gây viêm loét dạ dày lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
IV. Làm cách nào để xác định bị bệnh loét dạ dày tá tràng?
1. Chẩn đoán xác định loét DD-TT: trước đây khi bệnh nhân có cơn đau loét điển hình, bác sĩ có thể tiến hành điều trị với thuốc chống loét. Trường hợp các triệu chứng không điển hình, phải chụp Xquang hoặc nội soi để xác định bệnh loét và loại trừ các bệnh khác của dạ dày, nhất là ung thư dạ dày.
Các triệu chứng giúp nghĩ đến ung thư dạ dày là (1) Sụt cân, chán ăn. (2) Đi cầu phân đen và có các triệu chứng của thiếu máu mạn như xanh xao, mệt mỏi. (3) Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị. (4) Người lớn tuổi (> 50 tuổi). (5) Có người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày
2. Chẩn đoán nhiễm H. Pylori: hiện nay do cần xác định có nhiễm H. Pylori hay không để quyết định việc điều trị tiệt trừ nên cần làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H. Pylori cho bệnh nhân. Có nhiều phương pháp chẩn đoán nhiễm H. Pylori như chẩn đoán qua nội soi và các xét nghiệm không phải làm nội soi như test huyết thanh học, test thở urease Phương pháp xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay là Pytest (xét nghiệm dạ dày bằng hơi thở) khắc phục được nhược điểm gây nôn ói của nội so, kỹ thuật PCR…
V.Điều trị bệnh loét dạ dày như thế nào?
Hiện nay việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể phân ra hai nhóm chính: nhóm bệnh loét DD-TT do nhiễm H. Pylori và nhóm không do nhiễm H. Pylori. Nhóm sau thường do dùng các thuốc kháng viêm, thuốc trị đau nhức,do stress, do bệnh gan mạn tính. Thuốc điều trị là kháng sinh mà chủ yếu là Metronidazole hoặc Clarithromycin, nhưng hiện nay hiện tượng đề kháng thuốc đã dần xuất hiện (47 - 86% với Metronidazol, 20% với Clarithromycin và 69% với Amoxiciclin) làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Clarithromycin có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với Metronidazol, nhưng hiệu quả của thuốc sẽ tăng hơn nếu ức chế tiết acid đầy đủ bằng các thuốc ức chế bơm proton để làm tăng độ pH của dạ dày. .Các phác đồ điều trị chủ yếu hiện nay là sự phối hợp của 3 hoặc 4 loại thuốc trong số : thuốc ức chế bơm proton - Amoxcycilin - Metronidazol - Clarithromycin và Bismuth hay Tetracyclin.
Hội Tiêu hóa Việt Nam đã họp bàn nhiều về cách diệt trừ chúng và thống nhất một phương thức chung để điều trị Helicobacter Pylori ở bệnh nhân dạ dày tá tràng có hiệu lực nhất theo tóm tắt như sau:
- Chỉ định tiệt trừ HP: loét hành tá tràng; loét dạ dày; viêm teo dạ dày mạn tính hoạt động; u lympho bào dạ dày hoạt hóa thấp; ung thư dạ dày chẩn đoán rất sớm; điều trị lâu dài với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay có tiền sử loét trước khi điều trị.
- Có thể dùng trong các trường hợp: Ung thư dạ dày chẩn đoán muộn và đã phẫu thuật; trào ngược dạ dày thực quản; viêm dạ dày đã điều trị nhiều lần không giảm hay con cái những người bị ung thư dạ dày.
- Công thức điều trị: chọn một trong các phác đồ sau:
1. Ức chế bơm proton (PPI) + Clarithromycin (C) 500mg + Amoxiciclin (A) 1000mg dùng ngày 2 lần trong ít nhất 7 ngày
2. [ PPI + C 500mg + Metronidazol (M) 500mg] x 2 lần x 7 ngày
3. [ PPI + Bismuth (B)200 – 400mg + Tetracyclin (T) 1000mg + M 500mg] x 2 lần x 7ngày
4. [ PPI + B 200 – 400 mg +T 1000mg + A 1000mg] x 2 lần x 7 ngày
5. PPI 2 lần/ngày + [ T 250mg + M 200mg + B 108mg ] x 5lần x 10 ngày
Các thuốc trung hòa axít trước đây được coi là thuốc chính trong điều trị VLDDTT. Nhưng hiện nay chỉ còn sử dụng như thuốc hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng của bệnh VLDDTT, như đau bụng, ăn không tiêu…Toa thuốc trị viêm loét dạ dày nếu chỉ có thuốc giảm đau, chống co thắt, kháng acid... thì trên thực tế chỉ có lợi cho thầy thuốc vì bệnh nhân thế nào cũng phải tái khám, và có lợi cho nhà thuốc vì thân chủ sớm muộn cũng trở thành "khách hàng thân thiết"! Vậy phải làm cách nào?
-Sản phẩm tốt nhất và thông dụng nhất trong điều trị hiện nay là CLROPHILL nhập khẩu từ Malaisya (trung hoà HCl và pepsin của dịch dạ dày)
-Kết hợp với K-Borini hoặc Zarnizo-K nhập khẩu từ Hà Lan (đặc trị khuẩn H.pylori)
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/
Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :
Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai - HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc
CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Hay bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần sau khi ăn là do bệnh gì?

Tôi đã nội soi 2 lần, siêu âm nhiều lần, thử máu thử phân không thấy gì bất thường.

Chào bác sĩ,

Tôi bị chứng như sau: Buổi sáng ăn xong là đau bụng đi cầu tiếp, sau đó có thể đau bụng đi cầu nhiều lần trong ngày, thường khó đi, đau bụng âm ỉ cả ngày. Buổi chiều tối: ăn xong lại đau bụng mặc dù trước đó không đau, nếu đi cầu được thì nhẹ nhàng, còn không đau suốt khi ngủ thì thôi. Một tháng nay hay đau cả ngày không làm việc được.

Tôi đã bị 4 năm rồi, trị nhiều nơi không khỏi, đã nội soi 2 lần, siêu âm nhiều lần, thử máu thử phân không thấy gì bất thường. Tôi dự tính vào BV Y học Dân tộc để trị, không biết có cần nội soi đại tràng lại không ạ? Rất mong BS tư vấn giúp.  – (Lê Thanh, 34 tuổi)

hay-bi-dau-bung-va-di-ngoai-nhieu-lan-sau-khi-an-la-do-benh-gi

Ảnh minh họa – nguồn internet

Chào bạn Lê Thanh,

Theo bạn mô tả tình trạng đau bụng, đi tiêu sau ăn xong, kéo dài 4 năm nay. Bạn đã làm xét nghiệm phân, siêu âm, nội soi đại tràng lần không có gì bất thường, vậy có nhiều khả năng bạn bị hội chứng ruột kích thích.

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Nguyên nhân do stress, rối loạn các chất trung gian dẫn truyền thần kinh tại ruột, thực phẩm, rối loạn vi khuẩn đường ruột… dẫn đến rối loạn co thắt ở ruột già. Bệnh không nguy hiểm nhưng khó điều trị dứt, gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Bạn đã nội soi đại tràng 2 lần, nếu cách đây chưa được 1 năm thì không cần nội soi lại.

Về điều trị, Đông và Tây y đều chỉ điều trị triệu chứng đau bụng co thắt, tiêu chảy hoặc táo bón, bổ sung men tiêu hóa…

Bạn cần hạn chế những thức ăn mà bạn cảm thấy không dung nạp, ăn vào dễ gây đau bụng đi tiêu(như dầu mỡ, sữa và sản phẩm từ sữa, thức ăn chưa nấu chín, trái cây chua…); hạn chế rượu bia, nước uống có gas… Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục, yoga, thư giãn sau khi làm việc căng thẳng, tránh stress. Ngoài ra, bạn không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị, bạn nhé!

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

BS Châu Thị Kiều Oanh

(Theo Alobacsi)

Sáng ngủ dậy hay bị tức vùng bụng là vì sao?

Bác sĩ ơi,

Hầu hết sáng nào ngủ dậy em cũng bị tức quanh vùng bụng, nằm ngửa thì càng tức. Chỉ khi nằm nghiêng và co người lại 1 chút thì em cảm thấy đỡ hơn.

Em uống rượu bia không nhiều. Em chưa đi khám, cũng chưa dùng thuốc gì BS ạ. Mong BS tìm nguyên nhân và hồi âm giúp em. Xin cảm ơn BS. – (Mai Anh – Hà Nội)

sang-ngu-day-hay-bi-tuc-vung-bung-la-vi-sao

BS-CK1 Võ Thị Tú Hạnh:

Chào bạn Mai Anh,

Theo như mô tả, có thể bạn bị hội chứng dạ dày tá tràng. Hội chứng này bao gồm các triệu chứng như: đau vùng thượng vị; ăn không tiêu, đầy bụng, tức bụng, buồn nôn, ợ hơi sau khi ăn…

Hội chứng dạ dày tá tràng được chia làm hai nhóm; đó là hội chứng dạ dày tá tràng bệnh lý do viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày… ; và hội chứng dạ dày tá tràng chức năng.

Hội chứng dạ dày tá tràng chức năng được chẩn đoán sau khi đã loại trừ những bệnh lý thực thể hoặc chỉ là viêm dạ dày nhẹ trên nội soi. Nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ. Để cải thiện cần một chế độ sinh hoạt đều đặn, tập thể dục, ăn uống đúng giờ, tránh stress, hạn chế các tác nhân kích thích đến hệ tiêu hóa như rượu, bia, thuốc lá, giảm thức ăn nhiều dầu mỡ, chất chua, cay, nóng…

Trường hợp của bạn để biết được chính xác nguyên nhân, bạn nên sắp xếp đi khám chuyên khoa nội tiêu hóa để được BS chẩn đoán và có hướng điều trị cụ thể.

Thân ái!

(Theo Alobacsi)

Vì sao bị đau bụng mỗi khi uống sữa?

Tôi muốn tăng cân nhưng cứ uống sữa xong thì hay bị đau bụng và tiêu chảy. Nguyên nhân tại sao?

Tôi 32 tuổi, cao 1,70m nặng 57kg. Tôi muốn tăng cân nhưng cứ uống sữa xong thì hay bị đau bụng và tiêu chảy. Nguyên nhân tại sao? Làm sao để có thể tăng cân? Muốn uống được sữa thì phải uống thêm cái gì nữa, mua ở đâu. – (Huu Chi)

vi-sao-bi-dau-bung-moi-khi-uong-sua

Chào bạn,

Uống sữa bị đau bụng có 2 khả năng :

Trong sữa có đường lactose, nếu ruột non của bạn không có men latase để “cắt” lactose thành đường glucose thì ruột lập tức có phản ứng theo kiểu “đánh đuổi” kẻ lạ ra khỏi lãnh địa của mình: bụng sôi ọc ọc, đau quặn và đi cầu ra hết.

Còn lý do thứ hai là từ nhỏ bạn không được uống sữa, nay vì suy dinh dưỡng nên bắt đầu “nạp” sữa vào trong khi dây chuyền chuyển hóa đường lactose để lâu quá đã bị gỉ sét, không vận hành được.

Lý do thứ ba là theo Đông y, hệ thống tỳ vị của bạn bị suy giảm, không có khả năng tiếp nhận, tiêu hóa thực phẩm. Nếu vì lý do này thì uống thuốc Đông y kiện tỳ vị sẽ ổn ngay. Còn một lý do nữa là có thể bạn có bệnh ở dạ dày hoặc ruột, nếu vì lý donày bạn phải đi nội soi tìm ra nguyên nhân mới mong chữa trị triệt để được. Chẳng hạn bị viêm dạ dày cấp, viêm tá tràng cũng gây phản ứng với sữa kiểu này. Đó là chưa kể chất lượng sữa trên thị trường của ta đang có vấn đề (melamin, hàm lượng protein thấp…)

Sau khi đã loại các nguyên nhân rồi mà uống sữa vẫn bị đau bụng thì còn một cách là bạn làm sữa chua mà ăn. Cùng khối lượng định uống bạn mua một hũ sữa chua Vinamilk gầy men, biến chúng thành sữa chua. Các men trong sữa chua đã biến chúng thành dạng dễ tiêu hóa rồi. Nếu cơ thể bạn vẫn chưa chịu dung nạp vì thể tạng bạn “hàn” thì bạn nên uống thêm mỗi ngày 1 ly nước gừng dưới dạng trà gừng hay nấu nước gừng làm cho toàn thân ấm rồi hãy uống sữa.

Chúc bạn sẽ uống được sữa và mau tăng cân.

BS Lê Thúy Tươi

(Theo Tuổi Trẻ)

Đau bụng bên trái kèm ợ hơi là bệnh gì?

Em bị đau bụng 4 ngày, đau phía bên trái bụng, đau lan ra phí sau thắt lưng. Đi siêu âm bác sĩ nói gan, thận,… tất cả bình thường.

Bác sĩ ơi,
 
Em bị đau bụng 4 ngày, đau phía bên trái bụng, đau lan ra phí sau thắt lưng, bụng căng và ợ hơi. Đi siêu âm bác sĩ nói gan, thận,… tất cả bình thường, không tìm ra được nguyên nhân đau. Xin bác sĩ tư vấn. Cám ơn bác sĩ! – (Bạch Mai, 26 tuổi – Tiền Giang)

dau-bung-ben-trai-kem-o-hoi-la-benh-gi

Chào Bạch Mai,

AloBacsi cần biết thêm một số chi tiết về tính chất đau bụng trên của em, để có hướng chẩn đoán có phần khu trú hơn:

- Thời điểm xuất hiện cơn đau và thời gian kéo dài cơn đau?

- Có tư thế hay các yếu tố nào làm tăng hay giảm cơn đau không?

Vị trí đau ở bên trái bụng kèm theo triệu chứng bụng căng và ợ hơi thì có nhiều khả năng là bệnh lý ở đường tiêu hóa mà AloBacsi nghĩ nhiều nhất là bệnh lý về dạ dày hoặc tụy.

Em cần làm thêm nội soi dạ dày để giúp xác địnhchẩn đoán và đồng thời cũng nên xổ giun để loại trừ nguyên nhân do ký sinh trùng gây bệnh lý ở tụy.

Tóm lại, em cần khám chuyên khoa Nội tiêu hóa, để BS khám, theo dõi và kiểm tra siêu âm lại, cũng như bổ sung thêm một số xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán chính xác, em nhé!

Chúc em mau khỏi bệnh!

BS-CK1 Nguyễn Minh Thu

(Theo Alobacsi)

Bị đau bụng mỗi khi ăn là bệnh gì?

Từ lúc mang thai cho đến sau sinh, mỗi khi tôi ăn bất cứ thứ gì đều đau bụng. Ngồi 1 lúc sẽ khỏi mới ăn tiếp được, có bị làm sao không thưa bác sĩ?

Thưa bác sĩ,

Tôi mới sinh cháu được 4 tháng. Từ lúc mang thai cho đến bây giờ mỗi khi tôi ăn bất cứ thứ gì đều thấy đau bụng. Ngồi 1 lúc sẽ khỏi và có thể ăn tiếp được. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân do đâu? - (Hồng Nhung – Thanh Xuân, Hà Nội)

bi-dau-bung-moi-khi-an-la-benh-gi

Chào Hồng Nhung,

Đau bụng sau khi ăn thường gặp do viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng đại tràng kích thích…tùy theo vị trí đau và triệu chứng liên quan như đầy hơi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Bạn không cho biết rõ đau vùng trên rốn hay dưới rốn, có kèm biểu hiện gì nữa nên bác sĩ không thể đoán chính xác được, sau đây là một số gợi ý:

- Nếu bạn đau vùng trên rốn và vùng chấn thủy (thượng vị) kèm đầy hơi, khó tiêu… khi ăn vào thì bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng.

- Nếu đau quanh rốn hoặc đau vòng khắp bụng kèm tiêu chảy mỗi khi ăn vào, có thể bạn bị hội chứng đại tràng kích thích.

Tuy nhiên, sau khi sinh có thể do lo lắng, ảnh hưởng tâm lý, phải chăm sóc con nên ăn uống thất thường… nhiều khả năng bạn bị đau do viêm loét dạ dày tá tràng.

Bạn nên đi khám để bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Trước mắt, bạn cần ăn uống điều độ, đúng bữa, tránh lo lắng nhiều, không nên ăn thức ăn quá chua cay…

Chúc bạn mau khỏe!

BS. Châu Thị Kiều Oanh

(Theo Alobacsi)