Chuyên mục lưu trữ: Thần Kinh

Sự khác biệt giữa mất ngủ ở người trẻ và người già?

Thường thì càng cao tuổi càng dễ mất ngủ do những sang chấn tâm lý hay gặp ở tuổi già, hormon melatonin giảm…

Tôi thấy người già hay mất ngủ đã đành. Đằng này, nhiều người trẻ cũng than mất ngủ. Tại sao lại như vậy? Xin cho biết sự khác biệt giữa mất ngủ ở người trẻ và người già?Trần Đình Tuấn (Vinh, Nghệ An).

su-khac-biet-giua-mat-ngu-o-nguoi-tre-va-nguoi-gia

Ảnh minh họa.

BS Trịnh Bích Huyền

, Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội:

Thường thì càng cao tuổi càng dễ mất ngủ do những sang chấn tâm lý hay gặp ở tuổi già, hormon melatonin giảm… Người trẻ cũng có thể mất ngủ do những nguyên nhân như stress, căng thẳng tâm lý, lo âu, trầm cảm… Một số người đang điều trị bệnh bằng thuốc cũng có thể bị mất ngủ từ tác dụng phụ của thuốc (như thuốc coticoid, thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc hor mon tuyến giáp, hoặc thuốc chữa cảm cúm).

Những người bị mất ngủ do thuốc thì chỉ cần dừng thuốc là ngủ được. Vì vậy, khi đang điều trị bằng thuốc, hãy tìm hiểu kỹ về tác dụng phụ. Nếu gặp mất ngủ, hãy trao đổi điều này với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc đổi thuốc hoặc giảm liều. Ngoài ra, dù là người trẻ hay già, khi bị mất ngủ, nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa sức khoẻ tâm thần để tư vấn, điều trị.

Theo Kienthuc.net.vn

Phòng tránh liệt mặt mùa lạnh thế nào?

Sau một đêm ngủ dậy, mẹ tôi bị sụp mi mắt bên trái và miệng bị méo. Gia đình tôi đã nhanh chóng đưa mẹ đi khám bệnh và bác sĩ chẩn đoán là bị liệt mặt.

Đầu mùa lạnh, sau một đêm ngủ dậy, mẹ tôi bị sụp mi mắt bên trái và miệng cũng méo sang một bên. Gia đình tôi đã nhanh chóng đưa mẹ đi khám bệnh và bác sĩ chẩn đoán là bị liệt mặt. Sau một thời gian uống thuốc và châm cứu, nay mẹ tôi đã hết liệt mặt. Xin hỏi bác sĩ cách phòng tránh liệt mặt mùa lạnh? – Cao Thị Thơm

phong-tranh-liet-mat-mua-lanh-the-nao

Các dây thần kinh vận động cơ mặt từ trong não đi ra phải chui qua một khe xương hẹp. Liệt mặt còn gọi là bệnh Bell’s Palsy, xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Do đó, khi bị nhiễm siêu vi, các dây thần kinh này sưng lên, bị kẹt trong hốc xương, bị tổn thương lớp màng bọc bên ngoài khiến tín hiệu thần kinh bị cản trở, gây ra tê liệt và yếu các cơ mặt.

Trời lạnh, cơ thể giảm sức đề kháng, nhất là ở người già dễ mắc bệnh nhiễm siêu vi gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng và các dây thần kinh mặt, có thể gây liệt mặt. Các đối tượng: phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch… dễ mắc bệnh.

Phòng tránh liệt mặt mùa lạnh bằng cách: mặc ấm, đêm ngủ đắp chăn ấm để tránh bị nhiễm lạnh. Phòng nhiễm siêu vi bằng cách: nâng cao sức đề kháng của cơ thể như tập thể dục thường xuyên; ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp. Mọi người khi ra đường hay đến nơi công cộng phải đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm các bệnh do siêu vi khuẩn. Tránh gió lùa nơi ở, làm việc và phòng ngủ.

BS. Nguyễn Bằng Việt

Theo Suckhoedoisong.vn

Tìm hiểu thêm về rối loạn tuần hoàn não

Các biến chứng của rối loạn tuần hoàn não gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu để biết cách phòng chống nó là điều rất cần thiết với mỗi người.
tim-hieu-them-ve-roi-loan-tuan-hoan-nao
RLTHN ở thể nhẹ sẽ gây ra rối loạn chức năng của não, nặng thì sẽ dẫn đến đột quỵ
Rối loạn tuần hoàn não (RLTHN) hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não là những bất thường trong cấp máu cho não. Nếu ở thể nhẹ sẽ gây ra rối loạn chức năng của não. Nếu nặng thì sẽ dẫn đến đột quỵ (Stroke) với 2 dạng là nhồi máu não và chảy máu não. Khi bị nặng cấp tính sẽ gây ra tử vong cho người bệnh. Trường hợp bệnh nhân được cứu sống thì cũng mắc phải những di chứng nặng nề về sau như liệt nửa người… ở các mức độ khác nhau.

Biểu hiện của RLTHN

Rối loạn tuần hoàn não có nhiều biểu hiện khác nhau. Người bệnh có thể bị đau nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt theo từng lúc từng cơn rồi mất đi, mất thăng bằng (khó ngồi, khó đứng dậy), nhất là lúc đang nằm mà thay đổi tư thế (nằm nghiêng chuyển sang nằm ngửa). Những triệu chứng này thường tái đi tái lại nhiều lần.
Cảm giác mệt mỏi, mỏi chân tay ở một bên người; nhiều người bệnh có cảm giác tê bì ở tay chân, đôi khi có cảm giác bị giật ở tay, chân.
Họ có thể bị rối loạn trí nhớ, trí nhớ giảm sút, độ tập trung kém và hay quên như đi dạo trên phố rồi quên đường về nhà, quên các vật dụng cá nhân hay gặp người quen mà không thể nào nhớ được tên của họ.
Một biểu hiện khác của RLTHN là rối loạn cảm xúc: buồn bực, dễ sinh cáu gắt, mức độ kiềm chế cảm xúc kém, buồn vui lẫn lộn. Tình trạng mất ngủ kéo dài hoặc rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, ngủ không ngon giấc, đang ngủ lại bị tỉnh giấc không thể nào ngủ lại được nữa…).
Biến chứng nặng nhất của RLTHN là đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, đây là một dạng RLTHN cấp tính. Thường có biểu hiện trước tiên là đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, méo miệng, liệt chi, dần dần đi vào hôn mê, đại tiểu tiện không tự chủ nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến RLTHN

Một số bệnh về hệ tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng cholesterol, tăng mỡ máu, hẹp lòng động mạch do bẩm sinh hay do chèn ép (u não, xơ vữa động mạch não…), thoái hoá các đốt sống cổ gây chèn ép hệ thống động mạch thân nền hoặc do cục máu trong lòng động mạch đi đến làm tắc nghẽn động mạch não… đóng vai trò rất lớn trong việc đưa đến bệnh RLTHN. Các yếu tố về tâm lý cũng tác động rất nhiều gây lên RLTHN như stress, căng thẳng trong công việc, những bất hòa trong đời sống gia đình và các vấn đề xã hội.
Sự thay đổi môi trường, thời tiết, khí hậu như gặp lạnh đột ngột… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Đối với người trẻ, RLTHN có nguyên nhân từ rối loạn thần kinh thực vật. Đặc biệt là phụ nữ với vấn đề kinh nguyệt hàng tháng gây ra những tác động nhất thời dẫn đến RLTHN (3/4 phụ nữ thường bị đau đầu).
Đối với người già, RLTHN có liên quan đến bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch làm cho mạch máu não bị xơ vữa, độ mềm mại của thành mạch kém đi gây ra RLTHN.
tim-hieu-them-ve-roi-loan-tuan-hoan-nao
RLTHN ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh

Mức độ ảnh hưởng

RLTHN gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh ở cả mặt trí tuệ và thể chất.
Trước hết là sự suy giảm trí nhớ, tính khí thất thường, dễ nổi cáu và khó tập trung khi làm việc gì đó… Điều này ảnh hưởng tới đời sống gia đình cũng như các mối quan hệ xã hội.
RLTHN làm cho sức khỏe người bệnh suy yếu, tạo điều kiện để các bệnh tật khác phát sinh. Đột quỵ là biến chứng nặng của RLTHN – “là sự xảy ra đột ngột các thiếu sót chức năng thần kinh, thường là khu trú hơn là lan tỏa , tồn tại quá 24h hoặc gây tử vong trong 24h. Các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn thương” (Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới 1990). Người bị đột quỵ có thể bị di chứng nặng nề tùy theo vùng não bị tổn thương nặng hay nhẹ, chẳng hạn như di chứng vận động, giảm hoặc mất trí tuệ (liệt nửa người, nói ngọng, co cứng, trầm cảm…) thậm chí có thể tử vong, để lại cho gia đình và xã hội một gánh nặng.

Phương pháp điều trị

RLTHN rất khó để điều trị dứt điểm, nó liên quan đến độ vững bền của hệ thần kinh thực vật (dễ mất thăng bằng).
Trước hết cần xác định các nguyên nhân gây ra RLTHN (như cao huyết áp, mỡ máu, bệnh lý gây rối loạn thực thể… và những nguyên nhân có thể thấy được).
Trong điều trị để lấy lại thăng bằng của tuần hoàn não, ngoài việc sử dụng các loại thuốc tăng cường tuần hoàn não, người bệnh cần có tâm lý tốt và chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý. Cần tạo môi trường sống thoải mái: cuộc sống ít có xung đột (trong gia đình, cơ quan, các mối quan hệ hài hòa); sống vị tha, bao dung, tránh stress và thường xuyên luyện tập thể dục, chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và độ tuổi để tăng cường thể chất, làm cho tinh thần tốt lên.

Để phòng bệnh RLTHN

Trong cuộc sống hàng ngày cần tạo môi trường sống thân thiện, gần gũi với thiên nhiên và hài hòa các mối quan hệ. Bên cạnh đó nên có chế độ ăn uống hợp lý (ăn nhiều rau, quả, cá; hạn chế ăn nhiều thịt và không nên ăn mỡ động vật). Hạn chế đến mức tối đa việc uống rượu, bia. Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào. Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh RLTHN.
Người cao tuổi không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về. Về mùa lạnh, cần giữ cho cơ thể được ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa. Mùa đông mỗi lúc thức dậy, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột.
Khi nghi ngờ bị RLTHN, người bệnh cần đi khám sức khỏe kịp thời, những người có nguy cơ cần được đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Điều này không chỉ phát hiện và điều trị sớm RLTHN mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não

tim-hieu-them-ve-roi-loan-tuan-hoan-nao
Theo Anninhthudo.vn
The post Tìm hiểu thêm về rối loạn tuần hoàn não appeared first on Tin Sức Khỏe.

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh?

Ngày nay, dưới sự soi sáng của khoa học, người ta thấy rằng, động kinh là do sự rối loạn về phóng điện ở não.

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh? Hay lên cơn choáng, rùng mình rồi ngất có phải biểu hiện của động kinh? - Trần Anh Tuấn (Thái Nguyên).

nguyen-nhan-gay-ra-benh-dong-kinh

Ảnh minh họa.

BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần T.Ư:

Ngày nay, dưới sự soi sáng của khoa học, người ta thấy rằng, động kinh là do sự rối loạn về phóng điện ở não. Bình thường não phóng ra những xung động điện với tần số khoảng 80 lần/giây.

Khi xung điện phóng ra với tần số khoảng 500 lần/giây dẫn đến có một điện thế bất thường ở trong não sẽ gây ra bệnh lý động kinh với những biểu hiện như thay đổi về cảm giác hoặc trạng thái ý thức của người bệnh, không thể kiểm soát được vận động của một phần hoặc toàn bộ cơ thể…

Động kinh có thể do nhiều căn nguyên khác nhau, do tổn thương ở não, do sự phát triển bất thường, và khoảng 3/4 trường hợp động kinh không biết được nguyên nhân. Để chẩn đoán chính xác chính xác căn bệnh này, cần đi khám bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần chứ không thể dựa vào một số dấu hiệu như bạn mô tả.

Theo Kieenthuc.net.vn

Bị co giật toàn thân sau khi chồng chết là do bệnh gì?

Cơn co giật phân ly thường xuất hiện sau một sang chấn tâm lí.

Chị tôi 35 tuổi, sau khi chồng chết 1 tháng thì chị xuất hiện cơn co giật toàn thân vào ban ngày, cơn kéo dài 30 phút thì mới tỉnh lại. Bác sĩ cho tôi hỏi chị tôi mắc bệnh gì?Nguyễn Minh Quang (Bắc Ninh).

bi-co-giat-toan-than-sau-khi-chong-chet-la-do-benh-gi

Ảnh minh họa.

BS Đinh Việt Hùng

, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y:

Như cách miêu tả của bạn thì có thể đoán chị của bạn bị cơn co giật phân ly. Rối loạn phân ly là hiện tượng mất chức năng tâm lý thoáng qua biểu hiện bằng sự không phù hợp giữa ý thức, nhận biết, trí nhớ và vận động. Cơn co giật phân ly thường xuất hiện sau một sang chấn tâm lí. Cơn thường không xuất hiện trong giấc ngủ, kéo dài từ 15 – 20 phút, thậm chí có cơn kéo dài hằng giờ; trong cơn bệnh nhân không mất ý thức.

Ở đây cần chẩn đoán phân biệt với cơn động kinh (tức cơn xuất hiện đột ngột, thời gian ngắn, thường từ 2 – 3 phút, trong cơn mất ý thức, làm điện não đồ có phức bộ sóng chậm nhọn…). Hầu như bệnh nhân có cơn co giật phân ly thường kết hợp với mất ngủ và lo âu. Vì vậy, trong điều trị thì liệu pháp tâm lí, liệu pháp ám thị có hiệu quả nhất. Ngoài ra, biện pháp sốc điện là liệu pháp chủ yếu điều trị cơn co giật phân li kết hợp với thuốc benzodiazepine, thuốc chống trầm cảm…

Theo Kienthuc.net.vn

Hay bị thức giấc lúc nửa đêm có phải do thiếu máu não?

Mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân đặc biệt là trong thời buổi hiện nay khi cuộc sống rất căng thẳng và nhiều stress.

Em hay bị thức giấc lúc nửa đêm. Sau đó 1, 2 tiếng lại ngủ tiếp. Trước kia có thể là do học hành căng thẳng em bị mất ngủ hoàn toàn trong thởi gian dài, khoảng hơn nửa năm. Theo bác sĩ thì đấy có phải là do thiếu máu não không ạ?(Hong Anh, 30 tuổi, Thinh Quang, Hà Nội)

hay-bi-thuc-giac-luc-nua-dem-co-phai-do-thieu-mau-nao

Ảnh minh họa.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn:

Mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân đặc biệt là trong thời buổi hiện nay khi cuộc sống rất căng thẳng và nhiều stress. Bạn mới 30 tuổi tôi nghĩ rằng bạn chưa bị thiểu năng tuần hoàn não. Bạn nên xem xét lại toàn bộ cách thức sinh hoạt, ăn uống, công việc để điều chỉnh cho phù hợp. Trước mắt bạn nên dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ, gạt bỏ những ưu phiền trong trí não.

Nếu tình trạng không được cải thiện, bạn nên đi khám để xác định, chẩn đoán cho chính xác khi đó mới nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng một cách tùy tiện.

Theo Kienthuc.net.vn

Mất ngủ có phải do thiếu máu não?

Mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân đặc biệt là trong thời buổi hiện nay khi cuộc sống rất căng thẳng và nhiều stress.

Em hay bị thức giấc lúc nửa đêm. Sau đó 1, 2 tiếng lại ngủ tiếp. Trước kia có thể là do học hành căng thẳng em bị mất ngủ hoàn toàn trong thởi gian dài, khoảng hơn nửa năm. Theo bác sĩ thì đấy có phải là do thiếu máu não không ạ?(Hong Anh, 30 tuổi, Thinh Quang, Hà Nội)

mat-ngu-co-phai-do-thieu-mau-nao

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn:

Mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân đặc biệt là trong thời buổi hiện nay khi cuộc sống rất căng thẳng và nhiều stress.

Bạn mới 30 tuổi tôi nghĩ rằng bạn chưa bị thiểu năng tuần hoàn não. Bạn nên xem xét lại toàn bộ cách thức sinh hoạt, ăn uống, công việc để điều chỉnh cho phù hợp.

Trước mắt bạn nên dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ, gạt bỏ những ưu phiền trong trí não. Nếu tình trạng không được cải thiện, bạn nên đi khám để xác định, chẩn đoán cho chính xác khi đó mới nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng một cách tùy tiện

Theo Kienthuc.net.vn

Chân tay hay bị co giật khi ngủ là do bệnh gì?

Khi ngủ, tự nhiên chân tay cháu co giật làm cháu tỉnh giấc, đôi khi bị đau ngực trái. Cháu đi khám nhưng không phát hiện ra bệnh gì.

Chào bác sĩ,

Cháu năm nay 24 tuổi. Khi cháu đang ngủ, tự nhiên chân tay bị co giật làm cháu tỉnh giấc, đôi khi cháu bị đau ngực trái. Cháu đi khám nhưng không phát hiện ra bệnh gì. Cháu bị như thế khoảng chục năm rồi, cháu rất sợ vì cháu đang là SV đại học, không biết bệnh này để lâu có ảnh hưởng đến chuyện học hành hay không.

Xin bác sĩ trả lời cho cháu sớm để cháu điều trị kịp thời,vì cháu cảm thấy bệnh ngày càng nặng và nhà cháu lại nghèo nữa. Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!(Van Thuy – Bắc Giang)

chan-tay-hay-bi-co-giat-khi-ngu-la-do-benh-gi

Chào cháu,

BS xin chia sẻ nỗi lo lắng cùng cháu. Có nhiều nguyên nhân làm co giật tay, chân khi ngủ:

Hiện tượng cơ thể suy nhược, căng thẳng thần kinh, lo lắng nhiều về học hành công việc, tật nghiến răng, ngủ ngáy, bệnh tâm thần, viêm dây thần kinh trong bệnh tiểu đường, viêm thận mãn, suy tĩnh mạch chân, thiếu vitamin B12, hội chứng chèn ép dây thần kinh cổ chân, tật nghiến răng, ngủ ngáy, bệnh tâm thần…

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra co giật chân lúc ngủ ban đêm có thể là dấu hiệu của bệnh tim.

Cháu đang là sinh viên nhiều khả năng nguyên nhân là do lo lắng học tập…Vậy cháu cần sắp xếp học và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, suy nghĩ nhiều, ăn ngủ đầy đủ…

BS không rõ cháu đã đi khám ở đâu nhưng nếu nghi ngờ bệnh lý thì cháu nên đi khám sớm ở bệnh viện có khoa Nội thần kinh để chẩn đoán và điều trị thích hợp, cháu nhé.

Chúc cháu có sức khỏe tốt để theo đuổi con đường học tập!

BS Châu Thị Kiều Oanh

(Theo Alobacsi)

Bị tâm thần phân liệt có nên sinh con không?

Kính chào bác sĩ,

Chị tôi 31 tuổi, mắc bệnh tâm thần phân liệt từ năm 18 tuổi. Gia đình tôi đã chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi, đến giờ chị tôi vẫn phải uống thuốc duy trì, thỉnh thoảng bệnh lại trở nặng nhất là vào mùa hè.

Mong mỏi lớn nhất của chị tôi hiện nay là có đứa con để làm chỗ dựa tinh thần. Chị tôi có nên sinh con khi đang bị tâm thần phân liệt, và chế độ dùng thuốc có cần thay đổi gì không, thưa BS? Em bé sinh ra có ảnh hưởng gì, có khả năng mắc bệnh này không?

Mong bác sĩ trả lời giúp! Xin chân thành cám ơn.(Phạm Nga – pham…@gmail.com)

bi-tam-than-phan-liet-co-nen-sinh-con-khong

BS-CK1 Đặng Thị Anh Thy:

Chào bạn Phạm Nga,

Bệnh tâm thần phân liệt được xem là một bệnh tâm thần nặng, có khuynh hướng tiến triển mạn tính với các giai đoạn tăng bệnh xen kẽ với các giai đoạn thuyên giảm, sự phục hồi hoàn toàn tương đối hiếm gặp. Mỗi lần tái phát sẽ làm cho tình trạng bệnh nhân ngày một xấu đi và cuối cùng đưa đến sút giảm tâm thần nặng nề.

Cho đến nay, nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được xác định rõ và được cho là tác động phối hợp của nhiều yếu tố như sinh học, thần kinh, di truyền và môi trường. Con cái của người bình thường có nguy cơ bị bệnh là 1%. Con cái có cha hoặc mẹ bị tâm thần phân liệt có nguy cơ bị bệnh là 12% và nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh thì tỷ lệ đó lên đến 40%.

Việc điều trị muốn có kết quả tốt cần sớm và toàn diện với sự kết hợp nhiều liệu pháp như thuốc men, tâm lý trị liệu giúp người bệnh tái thích ứng về mặt tâm lý-xã hội và phục hồi chức năng lao động. Quá trình điều trị cần được theo dõi lâu dài và liên tục tại một cơ sở chuyên khoa.

Trong trường hợp của chị gái bạn, hiện nay vẫn đang phải dùng thuốc liên tục và có những đợt không ổn. Nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi. Các biến đổi tâm sinh lý của người mẹ trong thai kỳ sẽ là yếu tố stress cộng thêm việc thuốc men được giảm thấp nhất để tránh tác dụng phụ lên thai nhi có thể làm bệnh tái phát. Thai nhi cũng có nguy cơ ảnh hưởng các tác hại từ thuốc và từ tình trạng bệnh tái phát của mẹ. Các ảnh hưởng này có thể xuất hiện sớm hay muộn trong quá trình phát triển của bé.

Ngoài các nguy cơ của quá trình mang thai và sinh nở, cháu bé vẫn có thể được chăm sóc tốt về thể chất với sự trợ giúp của cả gia đình nhưng liệu có thể đảm bảo về mặt phát triển tâm lý xã hội sau này nếu thiếu sự chăm sóc, yêu thương của cha và mẹ. Hơn nữa, bạn và gia đình cũng nên cân nhắc về tỷ lệ di truyền bệnh từ mẹ sang cháu bé.

Mong ước của chị gái bạn cũng là điều chính đáng ở một người phụ nữ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, bạn và gia đình nên bình tĩnh thay chị cân nhắc, xem xét thấu đáo để có một quyết định an toàn, tránh những bất lợi cho chính chị bạn và hạn chế những hậu quả về sau.

Chúc bạn và gia đình có được quyết định phù hợp.

(Theo Alobacsi)

Hay bị ê vùng đầu là do bệnh gì?

Đội mũ bảo hiểm khoảng vài phút là ê không chịu được, đeo kính thì bị ê chỗ tiếp xúc với gọng kính… Tôi bị bệnh gì vậy BS?

Chào BS,
 
Gần đây tôi cảm thấy khó chịu ở đầu, nằm ngủ một lát là phía sau đầu rất ê, chỉ ê bên ngoài chứ không có cảm giác đau bên trong đầu, khi ngồi dậy bình thuờng. Đội mũ bảo hiểm khoảng vài phút là ê không chịu được, lấy mũ ra thì bình thường, đeo kính thì bị ê chỗ tiếp xúc với gọng kính.
 
Hiện tượng này chỉ mới đây, trước kia không có. Tiền sử bệnh: viêm mũi xoang dị ứng mãn tính, tất cả các xét nghiệm về đường máu và bộ phận khác đều bình thường. Tôi bị bệnh gì vậy BS? Chân thành cảm ơn. – (Huy Tâm, 33 tuổi – Phú Yên)

hay-bi-e-vung-dau-la-do-benh-gi

Em Tâm thân mến,

Đau đầu do rất nhiều nguyên nhân. Trường hợp của em có hiện tượng tăng cảm ở những vùng tì đè trên da đầu. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi bất thường của ngưỡng nhạy cảm đau ở các tế bào thần kinh cảm giác. Các yếu tố cảm xúc, stress và căng thẳng về tinh thần có thể dẫn đến triệu chứng này.

Em nên khám tại chuyên khoa Nội thần kinh để xác định chứng đau đầu do đâu và điều trị thích hợp.

Thân chào em!

BS-CK1 Hoàng Bích Hồng

(Theo Alobacsi)