Chuyên mục lưu trữ: Tai mũi họng

Triệu chứng và cách điều trị bệnh nấm họng

Khi bị nấm họng, bệnh nhân thường ho kéo dài; lúc đầu ho do phản ứng dị ứng của cơ thể với bào tử nấm xâm nhập. Sau đó, do viêm nhiễm, ho chuyển sang có đờm trắng đục rồi vàng xanh. Người bệnh ngứa họng, rát họng.

trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh-nam-hong

1. Triệu chứng của bệnh nấm họng:

Dấu hiệu sớm của nấm họng – miệng do nấm Candida gây nên là người bệnh thấy đau nhói ở vùng họng – miệng. Cơn đau không ảnh hưởng nhiều đến việc nuốt nhưng lại gây khó chịu như loạn cảm họng.
Khi người bệnh tự há miệng ra dễ dàng nhìn thấy những đám trắng, mỏng, mềm như lớp bựa trên niêm mạc. Những đám trắng như bựa này dễ dàng được gạt đi bằng que bông; niêm mạc sẽ bị đỏ, xung huyết nhưng không có các vết trợt, loét.
Khi bị nấm họng, bệnh nhân thường ho kéo dài; lúc đầu ho do phản ứng dị ứng của cơ thể với bào tử nấm xâm nhập. Sau đó, do viêm nhiễm, ho chuyển sang có đờm trắng đục rồi vàng xanh. Người bệnh ngứa họng, rát họng. Khàn tiếng xuất hiện thường đột ngột, khi nói không phát ra âm sắc, chỉ nghe thấy phều phào. Triệu chứng này đôi khi xuất hiện sau đợt cảm cúm có sốt, ho, hắt hơi, chảy mũi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì các triệu chứng này của bệnh nấm họng thường không thuyên giảm khi sử dụng kháng sinh.

2. Cách điều trị bệnh nấm họng:

Với bệnh nấm họng, cần điều trị dài ngày, kết hợp dùng thuốc với việc loại bỏ các yếu tố thuận lợi để bệnh phát sinh.
Tùy theo mức độ bệnh và sức đề kháng của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và các thuốc điều trị. Dùng kháng sinh chống nấm toàn thân hoặc tại chỗ, hoặc phối hợp cả hai phương pháp (như dùng clotrimazol, nystatin, amphotericin B, fluconazol…). Tuy nhiên, hầu hết các chất có thể làm suy giảm sự xâm nhiễm của nấm cũng có tác dụng phụ nặng nề đối với cơ thể người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc chống nấm phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Người bệnh phải tuân thủ theo đúng lịch điều trị của bác sĩ, bởi nấm Candida thường rất dễ tái phát, do vậy, luôn phải điều trị triệt để, đủ liều, đủ thời gian. Đồng thời cần loại bỏ các yếu tố thuận lợi và vệ sinh miệng, họng thường xuyên.
Theo Dieutritaimuihong.vn
The post Triệu chứng và cách điều trị bệnh nấm họng appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bệnh viêm xoang thường do nguyên nhân gì?

Bệnh viêm xoang hầu như là do viêm mũi gây ra. Bình thường, mũi có chức năng thở, qua đó, không khí ở ngoài vào sẽ làm ấm, làm ẩm và sạch mũi.

Bệnh viêm xoang thường do nguyên nhân gì? Có nguy hiểm không? - Lê Đình Lương (Hà Nội).

benh-viem-xoang-thuong-do-nguyen-nhan-gi

Ảnh minh họa.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh

, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng T.Ư:

Bệnh viêm xoang hầu như là do viêm mũi gây ra. Bình thường, mũi có chức năng thở, qua đó, không khí ở ngoài vào sẽ làm ấm, làm ẩm và sạch mũi. Khi mũi viêm sẽ gây sưng nề, bít đường thở khiến bệnh nhân phải há miệng thở. Việc há miệng thở sẽ dễ gây viêm họng.

Mặt khác, khi viêm, chất nhầy ở mũi cũng gia tăng và điều này gây nên viêm xoang (có thể viêm xoang trước, xoang sau hoặc đa xoang). Khi bị viêm xoang, đừng chủ quan nghĩ là bệnh viêm đường hô hấp thông thường. Bởi lẽ khi bị viêm xoang, chất nhầy và mủ tiết ra nhiều có thể phá các tổ chức xung quanh gây mờ mắt, áp xe sau nhãn cầu, viêm tai, viêm phế quản, thậm chí là nhiễm trùng huyết, viêm não…

Bị viêm xoang, nếu chữa trị triệt để, đúng cách, bệnh sẽ ổn định. Nếu để viêm xoang dai dẳng, kéo dài, việc điều trị sẽ khó khăn hơn, có thể phải phẫu thuật mới ổn định được bệnh.

Theo Kienthuc.net.vn

Khạc đờm có máu, cả mũi cũng có là bệnh gì?

Chào bác sĩ,

5 tháng trước ngày nào tôi khạc đờm cũng có máu, cả mũi cũng có. Nằm ngủ thì nghiêng bên trái thì ngạt mũi trái và ngược lại, nhưng 1 tháng nay tôi không thấy nữa.

Dạo này 2 thái dương tôi căng và đau, mắt mờ như có lớp màng che. Mấy hôm nay tôi ăn thấy họng tê cứng khó nuốt, nhai thức ăn tê cả 2 bên mang tai, đằng sau gáy, bụng trên hay căng tức. Tôi lo lắng không biết có phải tôi bị ung thư vòm họng không?

Tôi đã đi chụp Xquang phổi, nội soi họng, dạ dày, siêu âm họng, khám tai mũi họng đều không có gì. Vậy tôi bị bệnh gì và phải khám những đâu?

Trân trọng cảm ơn BS! – (Hải Yến – Cộng Hòa Sec)

1bdung-thu-vom2

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Bạn Hải Yến thân mến,

Triệu chứng khó chịu của 5 tháng trước như: khạc đờm có máu, cả mũi, nằm ngủ nghiêng bên trái thì ngạt mũi trái và ngược lại… có thể do viêm mũi xoang đợt cấp, nay đã hết, do đó khi khám tai mũi họng BS không thấy còn bệnh lý.

Với những triệc chứng bạn đã nêu “2 thái dương căng và đau, mắt mờ như có lớp màng che. Ăn thấy họng tê cứng khó nuốt, nhai thức ăn tê cả 2 bên mang tai, đằng sau  gáy, bụng trên hay căng tức…” là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Có thể liên quan tới bệnh lý dạ dày tá tràng, huyết áp, tim mạch, thần kinh, mắt…

Do đó bạn phải đi khám kiểm tra sức khỏe tổng quát nhé. Bạn nên đề nghị BS Tai Mũi Họng nội soi tai mũi họng kiểm tra lại, lưu ý vùng vòm hầu.

Chúc bạn mau chóng bình phục sức khỏe!

(Theo Alobacsi)

Đau 1 bên đầu có phải do thủng màng nhĩ không?

Một bên đầu của tôi bị đau, thi thoảng hơi giật. Tôi xin hỏi có phải do biến chứng của thủng màng nhĩ không, trường hợp của tôi có nên vá màng nhĩ hay không?

Chào bác sĩ,
 
Một tuẩn trước tôi có đi khám ở viện Tai Mũi Họng TW, BS kết luận là bị viêm tai giữa và thủng màng nhĩ (tai bên phải), và khuyên tôi là không nên vá màng nhĩ vì đã thủng to có vá cũng không nghe rõ được.
 
BS còn bảo tai phải của tôi đã khô ráo không có mủ nên sẽ không có ảnh hưởng gì, nhưng tôi thấy lo lắng vì bên đầu của tai bị bệnh lại bị đau, thi thoảng hơi giật. Tôi xin hỏi có phải do biến chứng của thủng màng nhĩ không, trường hợp của tôi có nên vá màng nhĩ hay không? Xin chân thành cảm ơn!(P.T Hằng, 62 tuổi – Hà Nội)

dau-1-ben-dau-co-phai-do-thung-mang-nhi-khong

Cô Hằng thân mến!

AloBacsi xin kính gửi tới cô đôi dòng tư vấn như sau:

Khi viêm tai giữa có thể có biến chứng vào nội sọ với các triệu chứng như: sốt cao 39-40 độ, nhức đầu ngày càng tăng, nôn vọt dễ dàng mà không có triệu chứng đau bụng, trạng thái tâm thần lú lẫn, lơ mơ hay kích động… Khi có triệu chứng như vậy cô phải vào bệnh viện ngay để được bác sĩ khám chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý.

Nếu chẩn đoán xác định biến chứng nội sọ do tai thì phải điều trị tích cực bằng phương pháp nội khoa và phẫu thuật. Tùy theo mức độ, vị trí tính chất của biến chứng nội sọ mà bác sĩ có chỉ định phẫu thuật phù hợp.

Vá nhĩ nhằm mục đích: tái tạo lại màng nhĩ giúp cải thiện sức nghe, hạn chế viêm nhiễm xâm nhập từ bên ngoài vào. Việc chỉ định phẫu thuật vá nhĩ sẽ căn cứ vào tình trạng tổn thương của tai giữa và xương chũm, tổng trạng chung của bệnh nhân (các bệnh lý đi kèm như tiểu đường, tim mạch, gan mật …), khả năng hồi phục sức nghe, hiệu quả của cuộc phẫu thuật… Bởi vậy bác sĩ sẽ phải tính toán, chọn lựa giải pháp trị liệu có lợi và an toàn nhất cho người bệnh.

Kính chúc cô bình an, mạnh khỏe!

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng

(Theo Alobacsi)

Vách ngăn mũi phải có gai nhú có nguy hiểm không?

Thưa bác sĩ,

Cháu bị đau ở dọc cánh mũi lên trán và đau giữa 2 chân mày. Cháu đi khám, chụp XQ kết quả bình thường không bị viêm xoang. Nội soi BS kết luận cháu bị phồng các cuống mũi, vách ngăn mũi phải có gai nhú và khuyên cháu đi phẫu thuật sớm.

Vậy BS cho cháu hỏi gai nhú này có nguy hiểm không và phẫu thuật xong nó còn tái phát không ạ? Cháu cảm ơn BS! - (Đình Toàn – Yên Bái)

vach-ngan-mui-phai-co-gai-nhu-co-nguy-hiem-khong

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Bạn Đình Toàn thân mến,

Vách ngăn mũi chia hốc mũi thành 2 phần, do các sụn và các xương tạo nên. Trong quá trình trưởng thành của con người các xương, các sụn này dần dần tiếp khớp nhau. Tuy nhiên, có đôi chỗ chúng phát triển vượt quá hơn một chút tạo nên mào, vẹo hay gai vách ngăn. Do đó vẹo, mào hay gai vách ngăn không phải là bệnh lý nếu không có các triệu chứng khó chịu. Hiện tượng này không có gì nguy hiểm.

Có chỉ định phẫu thuật vẹo, mào, gai vách ngăn khi chúng gây nên những triệu chứng khó chịu như: nghẹt mũi thường xuyên, phản xạ nhức đầu, là yếu tố góp phần làm cho viêm mũi xoang… Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn là lấy phần sụn, xương bị vẹo, giữ lại phần niêm mạc vách ngăn, do đó sẽ không còn bị tái phát bạn nhé!

Chúc bạn mạnh khỏe, học tập, công tác tốt!

(Theo Alobacsi)

Vì sao bị nghẹt mũi thường xuyên

Tôi khốn khổ vì nhiều tháng nay mũi bị nghẹt, quên quên thì thôi, nghĩ đến lại nghẹt. Nhỏ muối sinh lý cũng không hết. Xin bác sĩ tư vấn giúp. – (Yến).

vi-sao-bi-nghet-mui-thuong-xuyen

Chào bạn!

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng nghẹt mũi. Có thể kể vài nguyên nhân chính như nghẹt do dị ứng, nghẹt do vẹo vách ngăn nhưng thường thấy nhất là do khứu mũi phồng lên, nở ra cản không khí đi vào.

Khứu này vốn có chức năng làm ấm không khí trước khi đi vào phổi nhưng vì lý do nào đó (có thể do khứu to, khứu bị sưng viêm) thì người bệnh sẽ bị nghẹt mũi. Bệnh dễ xuất hiện hơn đối với những người có khe mũi quá bé.

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện có khoa Tai Mũi Họng để khám. Các bác sĩ có thể chụp CT để xác định được nguyên nhân gây nghẹt, nếu do khối lượng của hai khứu mũi quá to thì có thể phẫu thuật. Chúc mũi bạn mau “thông thoáng” trở lại.

Ths.BS Nguyễn Quảng Đại

(Theo VnExpress)

Viêm tuyến nước bọt và sưng 2 mang tai nên điều trị thế nào?

Xin chào bác sĩ,

Em bị viêm tuyến nước bọt nghi do uống rượu bia nhiều. Lúc đầu em bị sưng ở 2 bên mang tai. Em không điều trị gì nhưng nó tự khỏi khoảng 2 tháng sau. Giờ nó sưng lại nhưng thấy bên trái to hơn bên phải, không đau nhức gì hết. Chỉ sưng hai bên mang tai thôi.

Xin bác sĩ cho em hỏi là em phải điều trị như thế nào ạ? - (Trọng Chỉnh – Đồng Nai)

viem-tuyen-nuoc-bot-va-sung-2-mang-tai-nen-dieu-tri-the-nao

BS Châu Thị Kiều Oanh:

Chào em,

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do các loại vi khuẩn Staphylococus aureus, do virut Iryfluenza, Parainfluenza, Coxsackie, hay do mycobacteria…gây nên. Trong đó quai bị cũng là 1 dạng của viêm tuyến nước bọt mang tai do virut quai bị thuộc nhóm Paramyxo.

Cũng có loại viêm tuyến nước bọt do bệnh hệ miễn dịch như Lupus. Bệnh gây tổn thương tại tuyến nước bọt, tự khỏi, hoặc cũng có trường hợp chuyển sang viêm mạn tính. Nhưng nếu do virut quai bị thì có thể dẫn tới biến chứng viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng… và có thể ảnh hưởng sinh sản về sau.

Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh là suy giảm miễn dịch, tiểu đường, suy dinh dưỡng, viêm họng, suy gan, suy thận… uống rượu bia nhiều dẫn tới sự hạn chế hấp thu vitamin B và chất dinh dưỡng khác nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, cũng là một yếu tố
nguy cơ.

Biểu hiện bệnh là tuyến nước bọt mang tai sưng to, da vùng tuyến sưng nóng đỏ, đau, sốt cao, nói, nuốt đau, chảy mủ ở lỗ ống Stenon (ở niêm mạc má 2 bên), có hạch phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên.

Việc điều trị cần uống thuốc kháng sinh (nếu do vi khuẩn), kháng viêm, giảm đau, kháng histamin…

Trường hợp của em sau vài tháng tái lại có thể bệnh đã chuyển thành mạn tính, cũng có thể do nhiễm loại vi trùng, virut khác.

Em nên đi khám để được siêu âm, chụp cản quang tuyến nước bọt, cấy vi khuẩn, xét nghiệm… sẽ chẩn đoán chính xác viêm tuyến nước bọt mang tai do vi trùng hay do virut quai bị để có hướng xử trí cụ thể nhé!

(Theo Alobacsi)

Ráy tai nhiều là bệnh gì?

Gởi bác sĩ,

Con trai tôi năm nay 13 tuổi. Hồi bé cháu ăn hay bị trớ và có lần bị chảy vào tai mà không biết nên không kịp làm vệ sinh tai. Sau đó cháu bị viêm tai và đã được chữa khỏi nhưng kể từ lúc đó tai cháu có rất nhiều ráy tai. Nếu tôi không lấy định kỳ (1 tuần/lần) thì tai cháu sẽ bị ráy tai bịt kín. Vậy BS cho tôi hỏi con tôi bị bệnh gì, phải chữa thế nào?(Thúy Hà – Hà Nội)

ray-tai-nhieu-la-benh-gi

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Bạn Thúy Hà thân mến!

Ráy tai là chất tiết của các nang tuyến của ống tai, giàu  acide béo,  mùi hơi ngái ngái, có tác dụng bảo vệ ống tai tránh sự xâm nhập của côn trùng, kiến, vi khuẩn, vi nấm, làm trơn ống tai.

Ráy tai có tác dụng hữu ích trong bảo vệ ống tai (không  là bệnh lý), do đó không ngoáy tai, không móc tai bằng các dụng cụ không sạch. Sự can thiệp không đúng (ngoáy tai thường xuyên) làm cho tai thêm bị tổn thương, bị kích thích tăng tiết dịch dễ nhiễm nấm, nhiễm trùng.

Vì không là bệnh lý, nên bạn không phải điều trị gì, không ngoáy tai. Khi ráy tai quá nhiều, bịt kín ống tai, ảnh hưởng sức nghe, hãy đưa cháu tới BS chuyên khoa Tai Mũi Họng làm vệ sinh lấy ráy tai nhé.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

(Theo Alobacsi)

Viêm mũi dị ứng có điều trị khỏi dứt điểm?

Cách đây 12 ngày cháu có đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị viêm mũi dị ứng (hắt xì và chảy mũi nước trong ), cho cháu thuốc uống nhưng cháu uống hết thuốc thấy không đỡ mà hình như nặng thêm.

Hôm nay cháu đi khám lại xem thế nào thì bác sĩ cháu bị viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm. Bác sĩ ơi cho cháu hỏi liệu cháu có điều trị khỏi dứt điểm được không ạ? - (Tú Phương)

viem-mui-di-ung-co-dieu-tri-khoi-dut-diem

Ảnh: sinatrol

Trả lời:

Chào bạn!

Như vậy bạn đã xác định được bị viêm mũi xoang dị ứng. Viêm mũi xoang dị ứng là bệnh việm xoang ở người bị dị ứng. Cần phải chữa hai bệnh.

Ngày nay với tiến bộ khoa y học có thể chữa khỏi bệnh viêm xoang. Bệnh dị ứng là một bệnh toàn thân, có tính di truyền, sẽ dị ứng nhiều thêm khi tiếp xúc với các kháng nguyên lạ, cho đến nay việc chữa dị ứng còn gặp nhiều khó khăn. Phản ứng dị ứng xảy ra trong gene, nên việc điều trị chủ yếu vẫn là cắt phản ứng xảy ra. Ngày nay người ta xử dụng giải mẫn cảm đặc hiệu, nhưng khó khăn trong việc thực hiện.

Với bệnh của bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng khám, nội soi, chụp CT xoang và làm xét nghiệm dị ứng. Khi đó bác sĩ sẽ giải quyết tốt bệnh viêm xoang và các yếu tố kích thích dị ứng. Còn dị ứng nên giữ sạch môi trường sống, rửa mũi định kỳ, uống thuốc chống dị ứng và xịt thuốc chống dị ứng.

Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Lương
Gíam đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

(Theo VNE)

Vì sao tai chảy dịch vàng sau khi ngoáy tai?

Chào bác sĩ,

Tai của tôi một lần bị ngứa quá nên tôi dùng bông gòn ngoáy ta. Sau khi lấy xong hết các dịch màu vàng vàng và ướt thì hôm sau tai tôi bắt đầu chảy nước vàng và lỏng. Đến nay đã 3 ngày rồi mà vẫn chưa hết. Mong BS tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn BS nhiều!

Hồi nhỏ tôi thường hay bị chảy mủ tai. - (V.V Khoa – TPHCM)

vi-sao-tai-chay-dich-vang-sau-khi-ngoay-tai

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Bạn Khoa thân mến,

Tai có 3 phần, từ ngoài vào trong là:

Ống tai ngoài là một bộ phận đặc biệt, nửa ngoài là da, nửa trong là niêm mạc, có nhiều ống tuyến tiết ra các chất nhờn (ráy tai) để bảo vệ ống tai, nhờ đó tránh được côn trùng, vi trùng, vi nấm.

Tai giữa: chứa các bộ phận dẫn truyền âm thanh. Màng nhĩ ngăn cách tai giữa và ống tai ngoài.

Tai trong: chứa các bộ phận thần kinh.

Khi ngoáy tai, dụng cụ có thể là trầy xước da và niêm mạc (kể cả cây tăm bông), làm mất lớp bảo vệ, do đó ống tai dễ bị tổn thương, dễ bị nhiễm nấm, nhiễm trùng, gây chảy dịch ống tai.

Nếu từ nhỏ tai bạn bị chảy mủ thường xuyên, có thể màng nhĩ bảo vệ tai giữa không lành thì những động tác trên đã đẩy vi trùng vào sâu tai giữa. Hậu quả là bạn bị viêm tai giữa và viêm ống tai ngoài.

Bạn nên tới BS khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để có chẩn đoán chính xác và điều trị tích cực. Bên cạnh đó, bạn cũng nên từ bỏ thói quen ngoáy tai đi nhé!

(Theo Alobacsi)

http://news.bacsi.com/category/bac-si-gia-dinh/phong-mach-online/