Chuyên mục lưu trữ: Sức khỏe Mầm non

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ vẫn rất phổ biến

Theo công bố của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, hiện Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp vào nhóm nước có tỉ lệ suy dinh dưỡng (SDD) cấp giảm tốt trong những năm gần đây, từ 36,7% năm 1999 giảm còn 18,9% năm 2010. Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng vi chất (vitamin và khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, ma-giê, canxi, vitamin A, B, C, D…) vẫn rất phổ biến, xảy ra ở cả trẻ thừa cân, béo phì. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2 khẳng định: “Thiếu các vi chất cần thiết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ không kém các chất dinh dưỡng cơ bản khác”.

Chế độ ăn uống không hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. (Ảnh: Nutroplex)

1. Bác sĩ đánh giá như thế nào về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi?

Ngoại trừ ở những thành phố lớn có tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp tính tương đương các nước đã phát triển thì ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tỉ lệ này còn rất cao. Song song đó, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm, i-ốt, vitamin A, B, D…) đều rất phổ biến, cả ở trẻ thừa cân và béo phì. Tuy tỉ lệ SDD cấp giảm tốt nhưng Việt Nam vẫn là một trong 36 nước có tỉ lệ SDD thấp còi (SDD chiều cao) cao nhất thế giới. Điều này chứng tỏ tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn phổ biến và gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của trẻ.

2.
Nguyên nhân của việc thiếu vi chất là gì thưa bác sĩ?

Tình trạng thiếu vi chât dinh dưỡng không chỉ ở trẻ suy dinh dưỡng mà còn xảy ra ở cả trẻ thừa cân, béo phì. Nguyên nhân là do chế độ ăn không hợp lý, có thể do thiếu ăn nhưng cũng có thể do người nuôi không có đủ kiến thức chăm sóc trẻ hay do trẻ biếng ăn, hoặc do việc chế biến bữa ăn không đúng cách làm mất đi lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, tình trạng nhiễm giun sán và các bệnh lý nhiễm trùng khác cũng làm tăng nguy cơ thiếu sắt, kẽm ở trẻ em. Còi xương thiếu vitamin D chủ yếu do không phơi nắng đầy đủ hoặc phơi không đúng cách. Trẻ béo phì vẫn có thể thiếu vi chất, thường nhất là thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin C do ít ăn rau mà chủ yếu ăn dư chất bột đường, chất béo và thiếu vitamin D do ít vận động ngoài trời…

3. Những biểu hiện cụ thể của việc thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ?

- Vitamin A là thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc. Thiếu vitamin A dẫn đến quáng gà, khô loét giác mạc và mù lòa. Vitamin A còn có vai trò trong quá trình tăng trưởng và miễn dịch của cơ thể nên thiếu vitamin A trẻ thường giảm tốc độ tăng trưởng, trẻ chậm lớn, gây suy dinh dưỡng.

- Vitamin B: Được chia thành nhiều loại B1, B2, B3… B12 hỗ trợ cho sự hình thành, phát triển và duy trì hoạt động của cơ thể. Thiếu vitamin nhóm B làm giảm khả năng chuyển hóa các chất, nhất là nhóm tinh bột, có thể gây chán ăn, khó ngủ, dị cảm thần kinh, tổn thương ở lưỡi, niêm mạc miệng và da quanh miệng…

- Sắt: Là thành phần của hồng cầu, thiếu sắt dẫn tới thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng lao động. Đối với trẻ em, thiếu máu làm giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy và học tập.

- Vitamin D: Giúp điều hòa chuyển hóa canxi và phốt-pho, tăng hấp thu và sử dụng canxi. Thiếu hụt vitamin D trẻ bị khó ngủ, chậm lớn, còi xương, biến dạng xương ảnh hưởng tới chiều cao sau này.

4. Các bậc phụ huynh cần lưu ý gì trong việc bổ sung các vitamin và khoáng chất cho trẻ nhỏ, thưa bác sĩ?

Như đã nói, vitamin và khoáng chất rất cần thiết để cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ sau giai đoạn bệnh (nhiễm khuẩn, ho hen, tiêu chảy…) thì đương nhiên phải được bổ sung vitamin và khoáng chất. Cũng cần lưu ý, việc chế biến, lưu trữ thực phẩm không đúng cách cũng làm mất đi lượng lớn vitamin và khoáng chất: rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C, gạo càng trắng càng ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C sẽ không còn… Ngoài việc lựa chọn thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng thì nên bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu sử dụng vitamin tổng hợp thì phải dùng đúng hướng dẫn sử dụng. Với trẻ nhỏ thì nên sử dụng dạng dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu.

Chương trình Trắc Nghiệm Nutroplex 4T là chương trình tư vấn toàn diện về Dinh Dưỡng, Thể Lực, Trí Tuệ & Tâm Lý cho trẻ từ 2-5 tuổi. Tham gia chương trình Mẹ có thể hiểu nhiều hơn về tình trạng phát triển của Bé trên từng khía cạnh và đặc biệt các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ các cách bổ sung vi chất hàng ngày cho bé để giúp bé phát triển toàn diện hơn.  

Tác hại của hút thuốc đối với trẻ em

Theo Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia, trẻ em hút thuốc thụ động có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới, mắc bệnh hen và viêm tai cao. Ngoài ra, trẻ hít khói thuốc cũng ảnh hưởng không tốt đến tim.

1. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Trẻ em hút thuốc thụ động có nguy cơ lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phế quản và viêm phổi. Các chuyên gia ước tính rằng mỗi năm khoảng 150.000-300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến ETS.

Những trẻ dưới 1 tuổi có bố mẹ hút thuốc có tỷ lê viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi, thường bị bệnh nặng hơn và phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con của những người không hút thuốc.

2. Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen

Bố mẹ, đặc biệt là người mẹ, hút thuốc cũng làm tăng tỉ lệ mắc và mức độ nặng của hen. Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc đòi hỏi nhiều sự chăm sóc y tế hơn, nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc.

webtretho_hút thuốc

Cha mẹ hút thuốc tác động rất xấu đến con cái (Ảnh: Inmagine)

Trên toàn thế giới có khoảng từ 200.000-1 triệu trẻ em bị hen đang phải chịu những tác động xấu do cha mẹ chúng hút thuốc.

3. Viêm tai giữa cấp và mạn tính

Tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai mạn tính và tiết dịch tai giữa. Viêm tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế mà còn gây điếc cho những cuộc đời còn dài của những đứa trẻ. Điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễ gây nên câm và không có khả năng học tập.

4. Các bệnh đường hô hấp khác

Những trẻ em có phơi nhiễm với môi trường khói thuốc hay bị viêm họng, viêm tắc mũi, khàn tiếng, và hay bị cúm hơn những đứa trẻ không phơi nhiễm. Những trẻ có tiếp xúc với ETS cũng phải nạo VA và cắt amidal nhiều hơn.

5. Ảnh hưởng cơ tim

Hút thuốc thụ động có thể ảnh hưởng lên hệ thống cơ tim của trẻ. Những ảnh hưởng này bao gồm việc hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động, và làm tăng nhịp tim từ từ liên tục.

6 Bệnh đường ruột

- Hút thuốc thụ động ở trẻ em gây tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn gấp 5,3 lần.

- Cũng có mối liên quan giữa hút thuốc khi mang thai với bệnh Crohn, nhưng không chặt chẽ bằng hút thuốc thụ động ở trẻ sơ sinh.

- Hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ gây các loại bệnh đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc.

12 điều cần nói với bác sĩ khi đưa con đi khám bệnh

(Webtretho) Con bị ốm và bạn phải đưa bé đi khám, điều chắc chắn là bạn phải liệt kê các triệu chứng bệnh của bé với bác sĩ. Hãy ghi nhớ 6 câu hỏi cơ bản thường gặp nhất mà bác sĩ sẽ hỏi bạn để chuẩn bị các câu trả lời thật ngắn gọn, chính xác, nhằm giúp bác sĩ có các chẩn đoán tốt nhất về bệnh tình của bé.

Các bậc phụ huynh hãy chuẩn bị câu trả lời cho 6 câu hỏi cơ bản dưới đây:

1. Lần đầu tiên nghi ngờ con bệnh là khi nào?

2. Nhiệt độ của bé khi đó là bao nhiêu?

3. Bạn đã cho bé uống thuốc gì chưa? Nếu chưa, bạn đã làm gì cho bé rồi?

4. Bé có những triệu chứng gì? (ho, nôn ói, tiêu chảy…)

5. Bé có ăn hay uống gì lạ không?

6. Bé có đi tiểu hay đi tiêu khác lạ trong thời gian gần đây không?

webtretho_đặt câu hỏi với bác sĩ

Bố mẹ chuẩn bị kỹ càng khi đưa con đi khám bệnh sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị tốt hơn (Ảnh: Inmagine)

Đồng thời, bố mẹ cũng đừng quên hỏi lại bác sĩ những điều sau để yên tâm hơn về tình trạng bệnh của con mình và có sự chăm sóc tốt nhất có thể:

1. Tôi có nên đưa bé trở lại tái khám không?

2. Bé có biểu hiện gì thì tôi nên đưa bé nhập viện?

4. Bệnh của bé có lây nhiễm không?

5. Khi nào thì nên cho bé ngưng dùng thuốc?

6. Tôi nên bồi dưỡng cho bé những món gì?

Cần biết về bệnh viêm mí mắt

(Webtretho) Tâm lý của chúng ta nói chung là cảm thấy ái ngại, sợ hãi và rất dễ luống cuống trước bất kỳ chứng bệnh gì liên quan đến mắt. Mặc dù vậy, có những bệnh bạn cần lập tức đưa con đến gặp bác sĩ, nhưng cũng có những bệnh tự bản thân bạn có thể xử lý được tại nhà. Vậy "viêm mí mắt" thuộc dạng nào trong số hai dạng trên? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Viêm mí mắt là gì?

Viêm mí mắt, hay còn gọi là chứng kết hạt quanh mí mắt, là tình trạng viêm sưng quanh vùng mi mắt, đặc biệt ở ngay tại chân lông mi trên và dưới. Nếu con bạn mắc phải bệnh này, mi mắt của bé sẽ có triệu chứng đỏ, nổi các hạt nhỏ li ti đồng thời bị tấy, rát. Nếu bệnh đã ở giai đoạn thứ hai, bị nhiễm trùng, lông mi bé có thể rơi rụng từ từ - khi này, mí mắt của con có thể bị nóng rát hoặc ngứa ngáy, và bé có thể chảy rất nhiều nước mắt.

Viêm mí mắt thường không gây ra các vấn đề về thị lực nhưng có thể rất khó chịu, dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt. Bệnh này cũng có thể dẫn đến các chứng viêm mắt khác như mụn lẹo, chắp, hoặc viêm kết mạc.

Nguyên nhân gây viêm mí mắt?

Trong nhiều trường hợp, thủ phạm có thể là viêm tiết bã nhờn (biểu hiện bằng những mảng da khô, sần sùi dễ bong tróc quanh vùng mặt hoặc đầu), một chứng nhiễm khuẩn nào đó, do tuyến dầu của mí mắt hoạt động quá đà hoặc sự kết hợp của nhiều trong số các nguyên nhân trên.

Có cần đưa con đến bác sĩ ngay không?

Đây là một việc cần làm, để bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra mắt của bé và, nếu cần thiết, giới thiệu bạn đến một bác sĩ nhãn khoa nhi đồng để được kiểm tra kỹ hơn nhằm phát hiện ra nếu có các vấn đề về mắt nghiêm trọng khác.

webtretho_chăm sóc con bị viêm mí mắt

Viêm mí mắt không ảnh hưởng đến thị lực nhưng gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, vậy nên bạn cần biết cách xử trí cho đúng và khéo léo (Ảnh: Inmagine)

Trong trường hợp con của bạn quả thật bị viêm mí mắt, các bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng các miếng gạc ẩm và ấm, thuốc kháng sinh giọt hoặc thuốc mỡ, và một chế độ lau rửa mí mắt hàng ngày, đều đặn. Bạn hãy lau mí mắt con bằng nước ấm, dung dịch nước muối đặc biệt, dầu gội dành cho em bé, hoặc một hợp chất rửa mí thông dụng có thể làm giảm thiểu lượng vi khuẩn và loại bỏ các tế bào da chết, giúp thông thoáng lỗ chân lông và giúp vùng bị viêm nhiễm mau lành. Việc lau rửa mắt này không gây bất cứ đau đớn gì cho con, nhưng bạn vẫn rất có thể sẽ phải mất một ít thời gian và công sức đấy nhé.

Chứng này sẽ hết chứ?

Nó sẽ hết, nhưng có thể quay trở lại. Thật không may là viêm mí mắt là một chứng mãn tính xảy ra khá thường xuyên; nó có thể xảy ra từ khi con còn rất nhỏ và quấy rầy bé nhiều năm. Tuy nhiên, nếu chữa trị tốt và giữ vệ sinh sạch sẽ, bạn có thể làm giảm các cơn bùng nổ này.

<!]]>