Chuyên mục lưu trữ: Sức khỏe bà bầu

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

Mẹ bầu nên lưu ý nhé:

Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý có thể gây những biến chứng nguy hiểm, gây ra sảy thai, sinh non hay tiền sản giật, sản giật.

Sau đây là những triệu chứng nhiễm độc mà bạn cần biết để có thể phát hiện kịp thời:

Phù chân

Hiện tượng này thường xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Thai phụ tự phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân của mình, sẽ thấy xuất hiện dấu lõm của các ngón tay. Với những trường hợp phù nặng có thể xuất hiện ở mặt và cả hai bàn tay.

Tăng cân nhanh

Ngoài việc bị phù chân ra, thai phụ bị nhiễm độc thai nghén còn thường có hiện tượng tăng cân rất nhanh. Một tuần bà bầu có thể tăng tới 500gr. Nguyên nhân là do cơ thể bị giữ nước. Khi phát hiện những dấu hiện trên, nhân viên y tế sẽ giúp thai phụ xét nghiệm đạm niệu để chẩn đoán chính xác. Nếu kết quả cho thấy nồng độ đạm niệu lớn hơn 0,3g/lít, thai phụ sẽ được theo dõi nhiễm độc thai nghén thật cẩn thận để tránh được nguy hiểm.

Huyết áp tăng

Thai phụ được cho là tăng huyết áp khi huyết áp lên đến 140/90mmHg. Hoặc ở những tháng cuối thai kỳ, khi phát hiện dấu hiệu huyết áp tăng lên từ 15 đến 30mmHg so với trước khi mang thai, thai phụ cần được theo dõi cẩn thận và điều trị nhiễm độc thai nghén để phòng ngừa tiền sản giật và sản giật.

Biến chứng nguy hiểm

Với những thai phụ không may bị nhiễm độc thai cần được khám và điều trị kịp thời. Điều này giúp thai phụ tránh những biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tiền sản giật và sản giật, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Tiền sản giật

Tình trạng này có thể xảy ra trước khi sinh, sản phụ bị choáng váng, mắt mờ, buồn nôn, phù hai chi dưới, tiểu ít, huyết áp có thể tăng cao.

Sản giật

Hiện tượng này có thể xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc sau sinh. Đối với những trường hợp sau sinh, trong dân gian gọi là hậu sản. Sản giật khiến cho thai phụ bị co giật mạnh, mắt đảo rồi giật, toàn cơ thể co cứng, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trên rồi ngừng thở và chuyển rất nhanh sang giật run, co giật ở mặt, giật mạnh ở tay chân. Có thể cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt xanh tái rồi chuyển thành xám xịt, sau đó co giật giảm dần, sản phụ bị hôn mê rồi thở rống lên. Mạch nhanh, cơn co tăng kên khi giật. Hiện tượng này nếu không được xử trí thì dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não thậm chí dẫn đến tử vong.

Dó đó, các thai phụ nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch khám thai định kỳ để có thể phát hiệm sớm những bất thường trong quá trình mang thai. Chú ý bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý

Khi phát hiện hiện tượng phù chân, nếu chưa đến thời gian tái khám, bạn cũng nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số điện thoại 0439275568 (nhấn phím 0) để được hỗ trợ!

Chi tiết xem tại đây

Những cơn đau vô hại trong thời kỳ mang thai

Khi bị đau trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ thường cảm thấy lo lắng vì không biết cơn đau có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tuy nhiên, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi bị các cơn đau dưới đây.

Đau dây chằng

Một trong những cơn đau đầu tiên bạn có thể gặp ở vùng bụng khi mang thai đó là đau dây chằng. Những cơn đau chủ yếu ở vùng bụng dưới và ở bên hông, đôi khi khiến bạn có cảm giác đau quặn lại. Đau vòng dây chằng xảy ra khi dây chằng kết nối phần phía trước của tử cung với háng bắt đầu căng ra. Đây là một hiện tượng phổ biến và rất bình thường trong thời kỳ mang thai. Khi gặp những cơn đau như vậy hãy nằm xuống và nghỉ ngơi một lúc, dây chằng dãn ra và bạn sẽ cảm thấy bớt đau.

Hơi đau bụng

Trong thời kỳ mang thai, tử cung của bạn phải trải qua những đợt co giãn liên tục và sẽ gây ra một số cơn đau. Đau bụng xảy ra rất sớm trong thai kỳ nguyên nhân có thể là do đầy hơi và táo bón, một tác dụng phụ gây khó chịu rất phổ biến trong thai kỳ. Các bà mẹ nên ăn bất cứ các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ và uống thật nhiều nước, đặc biệt là nước lọc. Việc thường xuyên tập thể dục, có thể là đi bộ từ 2 đến 4 km mỗi ngày cũng giúp giảm bớt táo bón.

nhung-con-dau-vo-hai-trong-thoi-ky-mang-thai

Các cơn đau lưng thường xảy ra trong thời kì mang thai.

Đau lưng

Đau lưng là hiện tượng rất phổ biến mà các bà bầu thường hay gặp phải trong thời kỳ mang thai. Nhiều bà mẹ còn cảm thấy khó chịu ở lưng trong suốt giai đoạn sau của thai kỳ. Đau lưng có thể là do sự dịch chuyển của thai nhi gây áp lực lên khu vực nhạy cảm trong cơ thể.

Các bà bầu có cảm giác rất đau lưng và xương chậu, không thể nằm trên giường hay ngồi quá lâu, đi bộ xung quanh nhiều cũng đau. Các cơn đau này là vô hại và các chuyên gia y tế khuyên các bà bầu nên tập yoga để giảm bớt các cơn đau như thế này ở vùng lưng.

Chuột rút chân

Chuột rút ở chân và co thắt cơ bắp là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ. Những cơn đau phần lớn gây ra bởi tình trạng mất nước, kali thấp, hoặc cả hai nguyên nhân trên. Lời khuyên là hãy uống thật nhiều nước và ăn các loại hoa quả chứa nhiều kali như chuối và nho khô. Ngoài ra, khi ngủ có thể để kẹp một chiếc gối giữa hai chân.

Các cơn co thắt do thai nhi chuyển động

Cơ thể bạn có cách riêng để tập luyện và chuẩn bị cho việc sinh nở. Đây những cơn co thắt giả mà bạn có thể gặp trong những tuần cuối cùng trước khi sinh. Những cơn co thắt này rất mạnh nhưng bạn thường cảm thấy không quá đau và nó hoàn toàn vô hại.

Trên đây chỉ là những cơn đau thông thường các bà bầu hay gặp phải trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng hay gặp phải những cơn đau kéo dài, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Theo Phan Hường/Afamily.vn

Bà bầu ăn cua đồng có dễ sảy thai?

Mẹ chồng tôi bảo phải ăn nhiều tôm, cua để bổ sung canxi, giúp thai nhi phát triển. Nhưng gần đây có thông tin cho rằng, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì dễ gây sảy thai.

Tôi đang mang thai được 5 tháng. Mẹ chồng tôi bảo phải ăn nhiều tôm, cua để bổ sung canxi, giúp thai nhi phát triển tốt. Nhưng gần đây có thông tin cho rằng, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì dễ gây sảy thai. Xin bác sĩ cho biết điều này có đúng không? – Mã Thị Tiền (Đăk Nông)

ba-bau-an-cua-dong-co-de-say-thai

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, giàu canxi. Y học hiện đại đã phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin…

Ăn cua cần lưu ý, chọn cua sạch, còn sống, tuyệt đối không ăn cua chết bởi chất đạm trong cua sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc, nguy hiểm. Không được uống nước cua giã để trị bệnh hoặc ăn cua chưa nấu chín dễ nhiễm ấu trùng giun sán, đặc biệt là sán là phổi.

Hiện chưa có nghiên cứu nào nói về việc ăn cua đồng dễ gây sảy thai. Tuy nhiên theo Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoạt huyết là thuốc để chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu kết cục… nên người có thai yếu, hay sảy thai không nên ăn vì thai nhi có tính chất như một khối cục nên ăn nó có tác dụng đẩy thai, gây sảy hoặc sinh non.

Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn. Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế.

Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người tăng huyết áp, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người thì tuyệt đối không ăn.

BS Lê Hải

Theo Suckhoedosiong.vn

Hút thuốc lá thụ động tăng nguy cơ sảy thai

Phụ nữ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá tăng 19% nguy cơ sảy thai, 55% nguy cơ thai chết lưu và 61% thai ngoài tử cung.

hut-thuoc-la-thu-dong-tang-nguy-co-say-thai

Ảnh minh họa – Internet

Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Anh cho thấy mặc dù hút thuốc trong khi mang thai làm tăng nguy cơ biến chứng sảy thai và sinh nở, nhưng ít người biết đến tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá thụ động. Nghiên cứu cũng cho thấy, với những phụ nữ có họ vấn cao ít có khả năng bị sảy thai hoặc có biến chứng sinh hơn so với những người trình độ học vấn thấp hơn và người thừa cân.

Theo Anninhthudo.vn

Hắt xì mạnh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thai lưu của bạn có thể do tình trạng nhiễm siêu vi, nhiễm trùng, kèm theo đó là những động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh trên nền thai đang bị yếu.

Tôi có thai đang ở tuần thứ 8, siêu âm có tim thai, thai sống có chiều dài 13,6cm, sau đó 2 ngày tôi bị sổ mũi và rát họng, gây ngạt mũi bít đường thở. Trong những ngày này, tôi xì mũi khá mạnh và có kèm hắt xì hơi, 1 tuần sau đó, đi siêu âm lại thì bác sĩ bác sĩ báo không nghe thấy tim thai, thai ngừng phát triển. Xin bác sĩ tư vấn, có phải do tôi hắt xì mạnh làm ảnh hưởng cơ bụng nên ảnh hưởng thai nhi không?Hoàng Thu Thảo (quận 7, TPHCM).

hat-xi-manh-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong

Ảnh minh họa.

TS.BS Lê Thị Thu Hà

, Khoa Hậu sản M, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM:

Thai lưu của bạn có thể do tình trạng nhiễm siêu vi, nhiễm trùng (viêm hô hấp trên), kèm theo đó là những động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh (ho, hắt hơi liên tục) trên nền thai đang bị yếu (động thai).

Noãn hoàng góp phần trong dinh dưỡng phôi thai, khi phôi thai ngưng phát triển, noãn hoàng sẽ thoái hóa và không nhìn thấy được qua siêu âm.

Theo Kienthuc.net.vn

Biện pháp phòng ngừa mệt mỏi cho bà bầu

Mệt mỏi là dấu hiệu thường thấy ở các thai phụ. Tuy nhiên, trong trường hợp mệt mỏi quá mức, các thai phụ cần phải áp dụng các phương pháp để khắc phục vấn đề này nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

bien-phap-phong-ngua-met-moi-cho-ba-bau

Ảnh minh họa: internet

Theo các chuyên gia, để duy trì sức khỏe và chống mệt mỏi trong thai kỳ, chị em cần tuân thủ thực hiện các biện pháp dưới đây:

Thư giãn

Nghỉ ngơi và thư giãn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho chị em trong suốt thai kỳ. Để mang lại hiệu quả, chị em có thể thư giãn bằng cách thực hiện các hoạt động mà không đòi hỏi phải tiêu hao quá nhiều năng lượng, ví dụ như đọc sách, nghe nhạc hoặc xem tivi…

Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng

Việc tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất rất cần thiết cho thai phụ. Vì khi mang thai, chị em cần phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng không chỉ cho bản thân mà còn cho cả thai nhi. Bên cạnh đó, khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ giúp chị em khắc phục được tình trạng mệt mỏi trong thai kỳ.

Uống đủ nước

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Vì tình trạng mất nước sẽ khiến các thai phụ cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt trong quá trình mang thai. Để ngừa tình trạng mệt mỏi khi mang thai, điều quan trọng là chị em cần đảm bảo uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc

Phụ nữ đang mang thai thường cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, do sự thay đổi kích thích tố trong thai kỳ gây ra. Để đối phó với vấn đề này, theo các chuyên gia, thai phụ cần phải cố gắng ngủ đủ giấc. Trong trường hợp bị mất ngủ vào ban đêm, chị em nên tranh thủ một giấc ngủ ngắn vào ban ngày để giúp cơ thể được nghỉ ngơi.

Tập thể dục

Không ít thai phụ nghĩ rằng khi mang thai và đang mệt mỏi, tập thể dục sẽ khiến họ kiệt sức hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Theo các chuyên gia, tập thể dục nhẹ giúp thai phụ xua tan cảm giác mệt mỏi. Trong đó, đi bộ chậm được xem là một trong những bài tập thể dục tốt nhất đối với các thai phụ.

Tư vấn bác sĩ

Tình trạng mệt mỏi là dấu hiệu khá phổ biến ở các thai phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các thai phụ cần lưu ý vì mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Do vậy, nếu chị em cảm thấy tình trạng mệt mỏi kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Theo Phunuonline.com.vn

Mẹo hay giúp bà bầu luôn xinh đẹp và tươi tắn

Nhiều bà bầu cảm thấy rất tự ty với làn da và mái tóc vì sự thay đổi của cơ thể trong thời kỳ bầu bí.

Những mẹo hay dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn xinh đẹp và tươi tắn bất kể những khó chịu trong thai kỳ:

Dưỡng ẩm cho da

Khi mang bầu, cơ thể thường bị mất nước vì vậy việc dưỡng ẩm cho da là vô cùng quan trọng. 2 lần/ngày mẹ bầu chăm chỉ bôi kem dưỡng ẩm vừa làm đẹp da, vừa ngăn ngừa ngừa những vết rạn da nữa. Làm cách này đều đặn và thường xuyên cũng giúp da mẹ bầu mềm mịn và không bị khô ráp.

Massage kem dưỡng da cũng giúp mẹ bầu bớt bị đau nhức. Tuy nhiên, chị em cần nhớ là không được massage mạnh và nhiều ở phần bụng. Mẹ bầu cũng lưu ý chọn loại kem dưỡng da có thành phần từ thiên nhiên để không gây hại cho thai nhi.

meo-hay-giup-ba-bau-luon-xinh-dep-va-tuoi-tan

Dưỡng ẩm thường xuyên giúp da mẹ bầu mịn và bớt khô. (ảnh minh họa)

Ngủ đủ giấc

Trong vài tuần đầu của thai kỳ, hầu hết chị em bầu chúng mình đều cảm thấy thèm ngủ hơn bao giờ hết nhưng tình trạng này không kéo dài lâu. Chỉ đến tháng thứ 3-4 là mọi chuyện lại trở lại bình thường, đôi khi chị em lại còn mất ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhan sắc của chúng ta. Mất ngủ sẽ làm da mẹ bầu sạm lại, đôi mắt quầng thâm và mệt mỏi.

Chính vì vậy việc ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng. Chị em nên tạo thói quen ngủ sớm khoảng 10 giờ buổi tối và cố gắng ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Một giấc ngủ trưa ngắn cũng vô cùng quan trọng.

Chăm chút khi ra ngoài

Chắc chắn anh xã hay bất cứ ai đều không muốn đi cùng một bà bầu xấu xí. Vì vậy, trước khi ra ngoài, chị em bầu chúng mình đừng quên chăm chút đến nhan sắc bằng cách thoa thêm một lớp kem che khuyết điểm, tô thêm một chút son để đôi môi thêm hồng… Chỉ mất khoảng 5 phút thôi nhưng trông bạn sẽ đẹp rạng rỡ hơn nhiều đấy.

Đắp mặt nạ tự nhiên

2-3 lần/tuần mẹ bầu nên đắp mặt nạ chăm sóc da mặt với những thực phẩm từ thiên nhiên như dưa chuột, nghệ, trứng gà, cám gạo… sẽ giúp da dẻ thêm hồng hào. Chị em cần lưu ý chọn đúng loại mặt nạ cho mỗi làn da như da bị mụn, da khô, da dầu để đạt hiệu quả nhất.

Ăn nhiều trái cây

Cho dù bạn đang bị ốm nghén thì vẫn phải cố gắng ăn uống. Việc này không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ và mà còn giúp da mẹ hồng hào, trắng đẹp, có sức sống hơn. Mẹ bầu nên ưu tiên các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh, nước ép hoa quả, sinh tố mỗi ngày vì chúng rất có lợi cho làn da.

Chị em bầu cũng nên cắt giảm hàm lượng chất béo và đồ ngọt có trong đồ ăn nhanh và bánh ngọt vì chúng không tốt cho cả mẹ và bé.

meo-hay-giup-ba-bau-luon-xinh-dep-va-tuoi-tan

Bà bầu nên ưu tiên ăn nhiều hoa quả, rau xanh. (ảnh minh họa)

Uống nhiều nước

70% cơ thể chúng ta là nước vì vậy việc cung cấp nước cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể giải độc, từ đó giúp cải thiện sức khỏe và làn da sáng hồng.

Tập thể dục đều đặn

Nói thì dễ nhưng không phải mẹ bầu nào cũng chăm chỉ được đều đặn. Tuy nhiên, tác dụng của việc làm này lại cực kỳ hiệu quả đấy. Không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, giúp chị em dễ sinh nở mà tập thể dục còn giúp chị em bầu giữ dáng, sự luân chuyển máu trong cơ thể còn giúp da mẹ hồng hào hơn. Tập thể dục cũng giúp phụ nữ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh.

Chăm sóc tóc

Khi mang thai có một lợi thế là mái tóc chị em sẽ dầy và bóng đẹp hơn rất nhiều. Các mẹ hãy tận dụng lợi thế này để làm đẹp cho bản thân nhé. Hãy tạo kiểu mới cho tóc, thêm phụ kiện lên mái tóc của bạn, khi ấy trông bạn sẽ đẹp hơn nhiều đấy.

Theo Khampha.vn

The post Mẹo hay giúp bà bầu luôn xinh đẹp và tươi tắn appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những thay đổi ở vùng kín khi mang thai

Lông mu dày hơn, âm hộ tối màu… và rất nhiều thay đổi ở vùng kín mẹ bầu khó mà lường trước được khi mang thai.

Ngay từ khi sớm mang thai, nồng độ máu và hàm lượng các kích thích tố như estrogen đều tăng, ảnh hưởng tới sức khỏe âm đạo.

Thay đổi ở vùng kín 3 tháng đầu

Tăng dịch tiết: Khi mang thai, ngoài tăng estrogen, cơ thể còn thêm nồng độ progesterone khiến âm đạo có thể tiết dịch nhiều. Một vài người mẹ nhận thấy dịch tiết âm đạo của họ khá dồi dào tới mức họ phải thay quần lót tới vài lần trong ngày.

Mô âm đạo sưng: Trong thời kỳ mang thai, khối lượng máu của cơ thể tăng khoảng 50% với nhiều chất lỏng được chuyển tới tử cung, giúp nuôi thai nhi. Kết quả, các mô âm đạo trở nên căng, sưng.

Ham muốn có thể tăng theo: Căng âm đạo và môi âm hộ trong thời kỳ mang thai có thể kích thích ham muốn. Đồng thời, do các mô trong thành âm đạo của bạn căng nên người bạn đời cũng cảm nhận được nhiều kích thích hơn.

nhung-thay-doi-o-vung-kin-khi-mang-thai

Lông mu dày hơn: Estrogen tăng khiến tóc dày và cũng khiến lông mu phát triển dày lên. Trong thời gian mang thai, nếu muốn waxing hay sử dụng các loại kem triệt lông vùng kín, bạn nên thận trọng hỏi bác sĩ trước đã. Ngoài ra, tăng lượng máu ở vùng kín còn khiến việc waxing đau đớn hơn bình thường.

Âm hộ tối màu và có thể hơi xanh: Do nhiều máu lưu thông quanh cổ tử cung nên âm hộ có thể sậm màu. Sự thay đổi màu ở âm hộ là một trong nhiều dấu hiệu sớm của thai kỳ (do tăng estrogen và progesterone – hai yếu tố gây vết lằn tối màu trên bụng bầu). Dấu hiệu này là vô hại và sẽ trở lại bình thường sau sinh.

Ra máu: Các bác sĩ thống kê rằng, có đến 30% phụ nữ mang thai bị ra máu vô hại trong 3 tháng đầu tiên. Việc tăng cung cấp máu ở tử cung là một trong những nguyên nhân. Đối với một số phụ nữ, giao hợp hay xét nghiệm Pap smear có thể gây ra máu lốm đốm.

Tuy ra máu khi mới mang thai thường là vô hại nhưng bạn vẫn nên đi khám càng sớm càng tốt cho yên tâm.

Thay đổi ở vùng kín 3 tháng giữa

Trong 3 tháng tiếp theo, các hormone khi mang thai, cộng với phù nề ngày càng tăng, ảnh hưởng tới vùng kín.

Cực khoái mạnh mẽ: Nghén và mệt mỏi đầu thai kỳ dần giảm khiến “chuyện ấy” trở nên thú vị hơn. Lưu lượng máu và chất nhờn bổ sung dồn tới vùng kín khiến người mẹ thấy ham muốn dữ dội hơn. Một số phụ nữ thậm chí còn đạt cực khoái lần đầu tiên hoặc lần đầu biết tới đa cực khoái.

Mất ham muốn: Ngược lại, không phải người mẹ nào cũng tăng ham muốn vào 3 tháng giữa. Tùy mỗi người, “nhu cầu” có thể rất khác nhau. Một số người mẹ tăng ham muốn trong khi một số người mẹ khác thì ngược lại, mất ham muốn.

nhung-thay-doi-o-vung-kin-khi-mang-thai

Nếu thai phụ có biến chứng như nhau thai bám thấp, cổ tử cung yếu, có tiền sử sinh non, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tạm “kiêng”. Khi đó, nên quan tâm tới chồng để anh ấy đỡ cảm thấy “thiếu thốn” như massage hay gửi giấy nhắn tình cảm cho chồng.

Nhiễm nấm âm đạo: Nấm âm đạo là chứng bệnh dễ mắc, dễ tái phát trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân có thể do thay đổi pH âm đạo khiến nấm phát triển. Một mẹo nhỏ để phòng nấm là sau khi tắm, nên “bỏ không” vùng kín ít phút để vùng kín khô tự nhiên rồi mới mặc quần lót. Nếu bị nấm, nên đi khám để được bác sĩ điều trị.

Ngứa âm đạo: Dù không bị nấm hay viêm nhiễm gì, bạn cũng có thể thấy vùng kín ngứa nhiều hơn. Nguyên nhân thường do tăng dịch tiết, tăng cân khiến âm đạo ẩm ướt, khó chịu. Để làm dịu cơn ngứa, nên chọn đồ lót cotton rộng (tránh quần bó sát người).

Thay đổi ở vùng kín 3 tháng cuối

Về cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ bắt đầu chuẩn bị cho sinh nở. Tuy nhiên, những thay đổi ở vùng kín vẫn tiếp tục cho đến một vài phút cuối trước ngày trọng đại này.

Có mùi: Bạn có bao giờ nhận thấy vùng kín đã bớt mùi thơm tho? Nếu có, bạn có thể vệ sinh vùng kín mỗi ngày 2-3 lần với nước sạch. Không thụt rửa và cũng tránh vệ sinh quá nhiều vì làm thế, nghĩa là bạn đang rửa đi hết những vi khuẩn khỏe mạnh (lớp bôi trơn bảo vệ bề mặt thành âm đạo) đẩy môi trường âm đạo vào thế mất cân bằng. Khi đó, bạn dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm đạo liên quan tới sinh non.

nhung-thay-doi-o-vung-kin-khi-mang-thai

Mụn ở âm đạo: Môi trường sưng, ẩm ở âm đạo có thể khiến âm đạo nổi mụn. Nếu mụn nhẹ, ít thì chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch là mụn sẽ mất. Nếu mụn nặng, dày, bạn cần đi khám để bác sĩ chỉ định kem bôi.

Liên cầu khuẩn nhóm B: Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn sống trong ruột và âm đạo, liên quan tới 30-40% phụ nữ mang thai. Nó không phải một bệnh lây qua đường tình dục và thường vô hại với người mẹ. Tuy nhiên, nó có thể gây bệnh nghiêm trọng cho bào thai như viêm phổi, viêm màng não…

Khoảng tuần 35-37, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn này cho người mẹ. Nếu kết quả là dương tính, người mẹ có thể được chỉ định dùng kháng sinh khi chuyển dạ để ngăn vi khuẩn lây bệnh cho bé sơ sinh. Hiệu quả phòng bệnh có thể đạt 99,9%.

Vỡ ối: Nếu ối bị vỡ, nên tránh hoàn toàn “chuyện yêu”. Bởi vì “yêu” lúc này có thể đưa vi khuẩn vào cổ tử cung, tăng cơ hội nhiễm trùng cho người mẹ.

Theo TTVN.vn

Trị chứng ốm nghén cho bà bầu công sở

Bà bầu công sở có nhiều áp lực hơn bình thường, chứng ốm nghén cũng nặng hơn rất nhiều.

1. Bắt đầu ăn vặt

Thức ăn là thứ phù hợp khi nôn nao. Hãy dự phòng những đồ ăn vặt như bánh quy giòn, bánh gạo, bánh kem mềm, bánh nướng xốp, mứt không hạt trong ngăn bàn làm việc của bạn. Lúc rảnh rỗi, nhấm nháp từng chút thức ăn giúp bạn tăng năng lượng, đỡ nghén.

tri-chung-om-nghen-cho-ba-bau-cong-so

Ảnh minh họa

2. Chọn thức ăn

Ăn bữa nhỏ nhưng thường xuyên là cách để bạn không bị đói. Cần tránh thức ăn nhiều dầu (mỡ), tránh đồ ăn rán vì nó gây khó tiêu. Có thể chọn thực phẩm giàu carbonhydrate hoặc protein, có tác dụng đánh bật cơn buồn nôn. Những loại thức ăn lý tưởng gồm sữa chua, phômai, chuối chín, thịt gà nướng, bánh mỳ…

3. Đầu tư phụ kiện

Có thể chuẩn bị 2 chiếc khăn mặt ở công sở: một chiếc dùng để rửa mặt (nhúng vào nước), còn một chiếc dùng để lau khô (không nhúng nước). Ngoài ra, cần sắm thêm bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng, kẹo bạc hà ít đường… Nếu bị nôn liên tục thì những thứ trên sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng và giữ hơi thở thơm tho.

4. Tránh những ảnh hưởng xấu

Nếu mùi nào đó làm bạn buồn nôn, cần tránh xa nó khi có thể. Hạn chế ăn uống ở những chỗ có nhiều mùi. Chọn địa điểm ăn trưa ở nơi thoáng đãng hoặc ở trong cửa hàng không quá đông đúc sẽ tốt hơn cho bạn.

5. Chế độ uống

Để không bị mất sức, cần tranh thủ uống vào giữa những bữa ăn, dù chỉ một chút. Tránh uống no vì sẽ khiến đầy bụng, kém ăn. Có thể dùng ống hút và nhấm nháp từng hụm nhỏ. Chọn đồ uống ấm thay cho đồ có đá lạnh.

Nếu bị nôn nhiều, bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng; vì thế, hãy thử đồ uống giàu glucose, có chứa ít muối và kali. Soup hoặc nước quả vừa giúp tăng cường nước, vừa tăng dinh dưỡng cho thai phụ.

Theo Kienthucgiadinh.com.vn

Chứng tiểu đêm ở phụ nữ mang thai

Nhiều bà bầu tâm sự, rất mệt mỏi với chứng đi tiểu đêm.

Trong đó, việc thường xuyên đi tiểu và tiểu về đêm là một trong những nỗi khổ mà phần đông các mẹ bầu gặp phải. Đây là hiện tượng bình thường, thường gặp trong thai kỳ và cũng thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.

Hiện tượng sinh lý bình thường

Tử cung (dạ con) vốn nằm ngay phía sau bàng quang (bọng đái). Do vậy, khi mang thai, tử cung tăng dần kích thước theo tuổi thai; từ vị trí phía sau bàng quang, tử cung to dần lên và nằm đè lên bàng quang.

Bàng quang bị chèn ép gây ra tình trạng bị kích thích thường xuyên và làm cho thai phụ có cảm giác mắc đi tiểu. Tình trạng này thường bắt đầu xảy ra từ tháng thứ 3 – 4 của thai kỳ trở đi. Thai phụ có cảm giác mắc tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn, mặc dù lượng nước tiểu không gia tăng (chỉ tăng số lần đi tiểu).

Tình trạng này gây bất tiện cho sinh hoạt của thai phụ vào ban ngày, còn ban đêm có thể gây mất ngủ do việc phải thức giấc thường xuyên. Đây là hiện tượng bình thường và thường gặp ở hầu hết các thai phụ tuy nhiên các bà bầu cần biết để phân biệt tình trạng sinh lý này với những dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu, cũng dễ xảy ra với thai phụ.

chung-tieu-dem-o-phu-nu-mang-thai

Ảnh minh họa

Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nhiễm trùng tiểu

Thường nhiễm trùng đường tiểu trên (từ bàng quang lên đến thận) sẽ có nóng sốt lạnh run, đau vùng hông lưng, tiểu gắt buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu đục hay tiểu máu.

Tuy nhiên, trên thai phụ, các triệu chứng này thường lại không rõ ràng (ngoại trừ tiểu lắt nhắt giống như tình trạng bàng quang bị chèn ép do sinh lý); khoảng phân nửa các trường hợp nhiễm trùng tiểu trên là không có triệu chứng, chỉ biểu hiện thông qua xét nghiệm, nhưng lại có thể phát triển trầm trọng đưa đến dọa sinh non hoặc sinh non.

Do đó, xét nghiệm nước tiểu thông thường trong mỗi lần khám thai sẽ sàng lọc được nhiều bệnh, trong đó có nhiễm trùng tiểu (khi có nghi ngờ, bác sĩ sẽ cấy nước tiểu của thai phụ để tìm nhiễm trùng).

Để cải thiện tình trạng tiểu lắt nhắt do chèn ép, thai phụ nên vận động thường xuyên, cố gắng đi hết số lượng nước tiểu hiện có trong mỗi lần đi tiểu; hạn chế uống nước trước khi đi ngủ (cữ nước uống cuối trước giấc ngủ đêm khoảng 2 giờ).

Đi khám thai định kỳ và làm xét nghiệm nước tiểu thường qui để phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng tiểu.

Đặc biệt, chị em không được chủ quan, lơ là với các dấu hiệu khó chịu của bản thân, nên khai báo đầy đủ, chi tiết các dấu hiệu khó chịu để lưu ý bác sĩ về tình trạng tiết niệu, tuân thủ điều trị khi có nhiễm trùng tiểu thật sự để tránh được những hậu quả đáng tiếc của việc sinh non.

Theo Kienthucgiadinh.com.vn