Chuyên mục lưu trữ: Sức khoẻ

Sức khỏe và Đời sống Bạn đang rất quan tâm tới sức khỏe và đời sống? Hãy đến với meo.vn để tìm thông tin bổ ích nhất đối với sức khỏe của mình.

Người già trên 70 tuổi, đối tượng “ưa thích” của virus corona

Người cao tuổi, hoặc từng mắc một trong các chứng bệnh như tiểu đường, hen suyễn hay cao huyết áp... là những đối tượng dễ bị nhiễm virus corona nhất. Tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong vì virus corona ở nam giới cao hơn phụ nữ.QUẢNG CÁO

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, bệnh nhiễm trùng hô hấp Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người trong tổng số 86.000 bị nhiễm virus corona chủng mới tại ít nhất 64 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Triệu chứng nhiễm bệnh thay đổi theo từng ca, nếu nhẹ chỉ là ho, sốt, mệt mỏi…, nhưng nếu nặng hơn, người bệnh có thể bị khó thở, hay là bị suy chức năng thận, thậm chí nhiều bộ phận chức năng khác, có thể dẫn đến tử vong.

Tỷ lệ tử vong cũng tương đối thấp - giới khoa học hiện vẫn chưa thẩm định được con số chính xác - nhưng được ước tính nằm trong khoảng từ 1% đến hơn 3%. Tỷ lệ này rõ ràng cao hơn dịch cúm thường (trong khoảng 0,1%), nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các trận dịch trước đây có liên quan đến virus corona: 34,5% trong dịch MERS (triệu chứng hô hấp cấp Trung Đông) và 9,6% của dịch SARS (triệu chứng hô hấp cấp nặng), những chủng virus gần giống với chủng virus corona mới lần này đến 80%.

Theo những khảo sát và các số liệu đưa ra, một số đối tượng dân số có nhiều rủi ro mắc bệnh cao. Phân tích đầy đủ nhất cho đến ngày 29/02, do chính quyền Trung Quốc công bố ngày 17/02 được đăng trên Jama, một tạp chí y khoa của Mỹ, cho thấy nguy cơ tử vong tăng theo độ tuổi.

Trong số gần 45.000 ca được xác nhận, tỷ lệ tử vong trung bình là 2,3%, nhưng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 10 tuổi là 0%, từ 10-39 là 0,2%, từ 40-49 là 0,4%, trong độ tuổi 50-59 là 1,3%, ở những người từ 60-69 tuổi là 3,6% và tỷ lệ này tăng vọt lên 8% ở những người cao tuổi, từ 70-79 tuổi. Và nguy cơ tử vong ở những người trên 80% gần như tăng gấp đôi với tỷ lệ 14,8%.

Quan sát này cũng được ghi nhận tại những nước khác như Ý chẳng hạn, ổ dịch lớn nhất của châu Âu hiện nay. Ít nhất có 6 nạn nhân trong số 14 ca tử vong đầu tiên là những người già trên 80 tuổi.

Trẻ nhỏ được miễn trừ?

Điều làm cho giới chuyên gia khó hiểu nhất là chưa có một nạn nhân trẻ em nào. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông thường cũng nằm trong số những đối tượng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Nhà dịch tễ học Cecile Viboud, thuộc National Institutes of Health ở Mỹ, cho biết khi khảo sát “tất cả các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác - do vi khuẩn hay virus - hầu như tất cả các ca nghiêm trọng đều là những người cao tuổi, hay ở những trẻ rất nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi”.

Một đặc tính khác của Covid-19 cũng được các nhà nghiên cứu ghi nhận nam giới có nhiều rủi ro nhiễm virus hơn phụ nữ. Bởi vì, nam giới chiếm đến 51,4% ca nhiễm được xác định và gần 2/3 số ca tử vong (63,8%).

Thuốc lá: Tác nhân gây trầm trọng?

Về điểm này, nhà dịch tễ học, bà Cécile Viboud gần như tin chắc rằng thuốc là ít nhất cũng có một phần trách nhiệm do tỷ lệ những bệnh nhân nhiễm bệnh có hút thuốc là khá cao. Đây cũng là một trong số các tác nhân làm tăng rủi ro tử vong.

Tuy nhiên, các nghiên cứu thống kê của Trung Quốc cũng cho thấy có nhiều yếu tố rủi ro khác, chẳng hạn như việc mắc một chứng bệnh kinh niên. Tỷ lệ tử vong có thể leo lên đến 6,3% ở những người mắc các bệnh đường hô hấp (suy hô hấp, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính…).

Nguy cơ tử vong có thể lên đến 10,5% ở những người bị các chứng về tim mạch (suy tim, nhồi máu cơ tim…) và tỷ lệ này 7,3% ở những bệnh nhân bị tiểu đường. Còn những người mắc các chứng bệnh như cao huyết áp hay ung thư, tỷ lệ tử vong lần lượt ở mức 6% và 5,6%, trong khi ở những người mạnh khỏe, con số này chỉ ở mức 0,9%.

Thử dậy sớm trong 2 tháng để hiểu cảm giác của người thành công

Nhiều người trong chúng ta thường xuyên thức quá nửa đêm và chỉ dậy khi đã sát giờ đi làm. Chúng ta luôn vội vã và thiếu ngủ. Đây là trải nghiệm thức dậy lúc 5 giờ sáng trong 3 tuần của một thanh niên Mỹ. Anh ra đã ghi lại những tiến trình cảm xúc của mình khi quyết định thực hiện thói quen thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.

Một người bạn cùng phòng khẳng định rằng chúng tôi không thể thức dậy trước bình minh. Vì vậy tôi và một người bạn khác quyết định thức dậy lúc 5 giờ sáng trong 3 tuần để chứng minh anh ta đã sai.

Tôi và bạn cùng phòng xuống phố vào lúc 5 giờ sáng và nói chuyện về bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu.

Bình minh là một cảnh tượng tuyệt vời: Chúng tôi có thể nhìn mặt trời mọc, những ông chủ đang rục rịch mở cửa hàng… Nếu may mắn, bạn còn có thể chứng kiến cả thế giới thức dậy, ngay trước mắt.

Chúng tôi đã thực hiện dậy sớm trong 3 tuần. Tôi không thể quên được cảm giác sảng khoái, tỉnh táo khi thức dậy trong lúc phần còn lại của thế giới vẫn ngủ say. Trải nghiệm trong 3 tuần đó đã khiến tôi quyết tâm thực hiện thói quen: Thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày.

Sau 2 tháng thực hiện thói quen, mọi thứ trong cuộc sống đã thay đổi theo cách mà tôi không thể ngờ.

Cảm giác là người chiến thắng với chính bản thân mình

Từng có thời gian tôi cố gắng thức dậy sớm nhưng thất bại. Ý tưởng dậy sớm thường khiến tôi rất hào hứng nhưng rồi mọi chuyện kết thúc khi tôi với tay tắt đồng hồ báo thức. Những lần thất bại đó khiến tôi có cảm giác chiến thắng bản thân rất tuyệt với khi có thể thực hiện được việc dậy sớm trước bình minh.

Và “khi bạn chiến thắng vào buổi sáng, bạn sẽ chiến thắng cả ngày hôm đó”, tác giả sách bán chạy Tim Ferriss khẳng định trong cuốn The 4-Hour Workweek: Escape 9-5, Live Anywhere, and Join the New Rich của ông.

Giờ đây, tôi có thể thức dậy trước cả những người thành công nổi tiếng nhất như Richard Branson, Arianna Huffington và Mark Zuckerberg. Bạn có thể bắt đầu buổi sáng của bạn theo một cách tuyệt vời với một tách cà phê hay một bản nhạc đầy cảm hứng. Tuy nhiên với tôi, chỉ cần thức dậy sớm, tôi biết bản thân đang kiểm soát được thời gian của một ngày.

Bạn có thời gian lên kế hoạch cho những điều quan trọng trong ngày

Thông thường mọi người thức dậy lúc 6 hoặc 7 giờ sáng. Nghĩa là, khi tôi thức dậy lúc 5 giờ, tôi đã có hơn người khác 1-2 giờ để chuẩn bị cho ngày mới. Không email công việc, không điện thoại, không thông tin rắc rối, câu hỏi duy nhất tôi tự hỏi lúc này: Tôi cảm thấy điều gì sáng nay?

Thông thường, tôi sẽ dành vài phút để ghi chép, đọc sách và sau đó tập thể dục. Bắt đầu ngày mới sớm hơn mọi người 2 giờ, tôi có thể suy nghĩ và quyết định xem điều gì là quan trọng nhất hôm nay, tôi có thời gian dành cho các hoạt động ưa thích như thiền, đọc sách. Hơn hết là, nó giúp tôi bình tĩnh, sáng suốt và hạnh phúc hơn khi bắt tay vào công việc hàng ngày.

Dậy sớm – thói quen giúp bạn tạo kỷ luật cho mọi thứ khác

Khi bạn nằm trên giường với chăn trùm kín đầu, chiến đấu với chiếc đồng hồ báo thức để thức dậy là điều thất khó khăn. Hầu hết chúng ta lựa chọn: Ngủ thêm 5 phút nữa.

Thiết lập kỷ luật cho bản thân cũng giống như tập gym. Mỗi động tác nâng tạ đều sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp của bạn. Tương tự như vậy, khi buộc bản thân thức dậy đúng giờ, tôi tăng cường tính kỷ luật của mình, không chỉ đối với việc thức dậy mỗi sáng mà còn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Thói quen này giúp tôi tin vào ý chí của mình hơn: Một khi đã thức dậy, tôi biết tôi có thể giải quyết mọi thứ theo cách của mình.

Nếu như bạn chưa thể tìm thấy một lối thoát cho mình sau những đêm thức khuya mệt nhoài, hãy thay đổi một chút để có điều gì đó khác biệt. Có thể bạn không cần dậy lúc 5 giờ sáng, mà chỉ đơn giản là sớm hơn một chút so với hiện tại. Thói quen này có thể được rèn luyện bằng cách dưới đây:

1. Ngủ sớm hơn thường lệ, tránh sử dụng các thiết bị công nghệ 2 giờ trước khi ngủ.

2. Hình thành thói quen ngủ đúng giờ.

3. Tìm cách ngủ nhanh hơn, sâu hơn: Thực hành thở sâu, thanh lọc tâm trí bằng những hình dung tốt đẹp, thư giãn đầu óc…

4. Chỉ đặt đồng hồ báo thức một lần và nhất định không “ngủ cố thêm 5 phút”.

Có thể với nhiều người, dậy sớm có thể không dễ. Nhưng khi đã có thói quen này, bạn sẽ chiến thắng, làm chủ thời gian của mình, xây dựng kỉ luật cho cuộc sống và làm mọi việc thuận lợi hơn.

Ngồi vắt chéo chân – Thói quen nguy hiểm cho sức khỏe

Nhiều người thường có thói quen ngồi vắt chéo chân. Tuy nhiên, tư thế ngồi này được các chuyên gia cảnh báo có thể gây ra nhiều tổn hại cho sức khỏe con người.

1. Nguyên nhân gây thoát vị địa đệm

Theo các chuyên gia vật lý trị liệu, việc ngồi vắt chéo chân thường xuyên sẽ khiến bạn sẽ có nguy cơ đau lưng và đau cổ. Bởi lúc này, hông hơi xoắn lại khiến khung chậu mất thăng bằng, từ đó gây áp lực lên cột sống và dẫn đến các cơn đau.

“Ngồi vắt chéo chân liên tục hàng ngày, hàng tuần là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng, cổ và thoát vị đĩa đệm”, các chuyên gia khẳng định.

2. Làm tăng huyết áp tạm thời

Nhiều nghiên cứu chỉ ra ngồi vắt chéo chân sẽ làm tăng huyết áp của bạn nhưng chỉ trong chốc lát. Tuy vậy, tư thế ngồi này không thể dẫn đến huyết áp cao.

3. Tổn thương dây thần kinh

Dây thần kinh hông là dây hỗn hợp lớn nhất cơ thể. Mọi áp lực gây ra bởi tư thế ngồi vắt chéo chân đều có thể khiến dây thần kinh hông bị tê, lâu dần có thể dẫn đến tổn thương. Cùng với thời gian, nếu không được cải thiện cơ thể sẽ thường xuyên bị đau nhức, mất khả năng đưa cổ chân và các ngón chân lên khi bước đi

4. Liên quan đến tĩnh mạch mạng nhện và suy tĩnh mạch

Nhiều chuyên gia nhận định hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện bị gây ra bởi gen, ánh nắng và đứng quá lâu. Ngoài ra, ngồi vắt véo chân cũng được các chuyên gia cảnh báo có thể là một nguyên nhân dẫn đến điều này.

Tiến sĩ Hooman Madyoon, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm y tế Cedars Sinai (Mỹ) giải thích: “Ngồi vắt chân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch chịu trách nhiệm bơm máu về tim. Áp lực này cản trở lưu thông máu và có thể làm yếu đi hoặc tổn thương các tĩnh mạch ở chân, khiến máu bị rò rỉ gây nên hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện cùng các vấn đề khác”.

5. Xuất hiện viêm khớp thoái hóa sớm

Khi ngồi vắt chéo, trước hết chân bị chèn ép, đồng thời phải chịu đựng áp lực của chân còn lại, thời gian dài gánh chịu lực bên ngoài bất thường làm cho phía trên đầu gối thoái hóa, bào mòn, gây ra các bệnh về đầu gối.

Rất nhiều người chưa già đã bị mắc chứng chứng viêm khớp thoái hóa khi còn trung niên, bắt nguồn từ thói quen ngồi vắt chéo chân. Hơn nữa, loại bệnh này còn luôn đeo đám người mắc bệnh đến tàn tật, chỉ có phẫu thuật thay khớp nhân tạo mới giảm bớt được. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mọi người nên từ bỏ thói quen xấu này.

Theo Linh Linh/Suckhoegiadinh.com.vn

4 tư thế ngủ dễ gây tử vong sau khi uống say

Tết này nếu bạn có uống rượu quá chén khi lên giường đi ngủ thì đừng nằm ngửa hay sấp, vì nó gây ra nguy cơ tử vong.

1. Nằm sấp

Khi bị say, người say rượu thường mất kiểm soát họ sẽ bạ đây nằm luôn đấy và tư thế nằm sấp gặp ở đa số người say.

Nằm tư thế sấp sẽ làm cho ngực và bụng bị chèn ép gây ra tình trạng thiếu ôxy và khó thở. Chưa kể tới việc khi mặt úp xuống đường thở sẽ bị cản trở.

Như chúng ta biết, người say thường rất khó khăn về đường hô hấp nếu như nằm sấp trong thời gian dài không được thay đổi tư thế dẫn tới thiếu ôxy trầm trọng gây ra hiện tượng chết não và tử vong.

2. Ngồi ngủ gà ngủ gật

Ngồi ngủ gà ngủ gật là tình trạng dễ thấy ở hầu hết những người say. Tư thế ngủ này cực kỳ nguy hiểm cho người đang say. Bởi vì lúc này phản xạ điều tiết tim mạch suy yếu lượng máu trong huyết quản thấp dễ gây ra sốc và hạ huyết áp.

Ngủ ngồi trong tình trạng huyết áp thấp sẽ dẫn tới máu không cung cấp đủ cho não gây nguy hại cho tim, thận thậm chí là cả tính mạng.

3. Nằm ngửa

Theo các nhà khoa học, người say rượu phản xạ thần kinh sẽ kém minh mẫn và phản xạ nuốt cũng diễn ra chậm chạp. Nếu ngủ trong tư thế ngửa sẽ rất khó nôn ói.

Nằm ngửa còn làm thức ăn trào ngược vào khí quản gây tắc nghẽn đường thở. Trạng thái này kéo dài nhẹ sẽ gây ra viêm phổi nặng có thể dẫn tới tử vong do nghẹt thở.

4. Ngủ gục trên bàn

Cũng giống như ngồi ngủ, ngủ gục trên bàn, ghế cũng gây ra tính trạng kém lưu thông tới não làm tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tư thế ngủ được cho là an toàn cho người say đó chính là tư thế nằm nghiêng. Vì vậy dịp Tết này các cánh mày râu có say bí tỉ thì chị em hãy giúp các anh ấy nằm nghiêng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

Theo Mộc Hạ/Suckhoegiadinh.com.vn

5 loại thảo dược giúp trị chứng đau đầu

Có một số loài thảo mộc có thể giúp bạn giảm cơn đau đầu nhanh chóng.

Đau đầu là một chứng bệnh phổ biến. Có nhiều dạng đau đầu khác nhau. Đau đầu do căng thẳng không thường xuyên gặp và biểu hiện chủ yếu là đau trên trán và trên cổ.

Và theo thống kê, 10% dân số bị chứng đau nửa đầu thường xuyên hành hạ. Đau nửa đầu thường là đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải và thường được báo trước bởi cảm giác buồn nôn hay tình trạng mệt mỏi. Phụ nữ là đối tượng thường xuyên gặp chứng đau nửa đầu.

5-loai-thao-duoc-giup-tri-chung-dau-dau5-loai-thao-duoc-giup-tri-chung-dau-dau

Ảnh minh họa

Khi bị đau đầu, nếu không quá nghiêm trọng với các căn bệnh khác, bạn hoàn toàn có thể dùng một trong năm loại thảo dược dưới đây để hạ cơn đau:

Cúc ngải vàng (tên khoa học: Tanacetum parthenium)

Ngay từ thế kỷ 19, cúc ngải vàng đã được dùng như một loại thuốc đắp. Tác dụng điển hình của loại thảo mộc này là chữa chứng đau nửa đầu và đau đầu. Sau này, một số thử nghiệm được tiến hành trên người mắc bệnh cũng đã chứng mình công dụng tuyệt vời của cúc ngải vàng đối với chứng đau nửa đầu và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chính thức thừa nhận công dụng này.

Cách dùng: có thể dùng cúc ngải vàng sắc lấy nước uống hoặc bào chế dưới dạng thuốc (dùng với tỷ lệ một muỗng cà phê vào buổi sáng hòa vào trong một ly nước lớn uống trước bữa ăn sáng), trong vài tháng. Chống chỉ chỉ định với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi.

Dùng cúc ngải vàng trong một vài tháng, bạn sẽ giảm dần tần suất và cường độ của các triệu chứng (đau, buồn nôn, nôn, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng…).

Bạc hà cay hay còn gọi là bạc hà Âu (tên khoa học: Mentha piperita)

Công dụng của bạc hà cay đã được Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Cơ quan y tế châu Âu công nhận. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bôi tinh dầu bạc hà cay lặp đi lặp lại nhiều lần trên trán, thái dương, cổ và dái tai cũng đem lại hiệu quả như bạn uống paracetamol trong vòng 15 phút.

Cách dùng: khi bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, bạn nên pha một vài giọt tinh dầu bạc hà trong một chút dầu tinh chất hạnh nhân và xoa nhưng tránh tiếp xúc với mắt. Việc làm này lặp lại từ 15 đến 30 phút cho đến khi cơn đau của bạn thuyên giảm. Nên cẩn trọng khi dùng tinh dầu bạc hà cay cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Cây giàu chất caffeine

Các loài cây giàu caffeine như cà phê, trà và chè Mate (của Paragoay) thường được khuyên dùng trong các trường hợp bị đau đầu trong thời kỳ khủng hoảng.

Do đó, thưởng thức một tách cà phê đặc khi thấy các triệu chứng đau đầu đầu tiên, có thể làm giảm cường độ của chứng đau nửa đầu. Nó hiệu qảu đối với những người uống cà phê thường xuyên.

Ngược lại, thường xuyên uống một lượng lớn cà phê hoặc các sản phẩm chứa caffeine khác không giúp bạn cải thiện chứng đau nửa đầu mà có thể khiến bạn nghiện nó mỗi khi bị đau đầu.

5-loai-thao-duoc-giup-tri-chung-dau-dau5-loai-thao-duoc-giup-tri-chung-dau-dau

Vỏ cây liễu trắng (tên khoa học : Salix alba)

Đây thực sự là thuốc Aspirin tự nhiên chính hãng, đã có lịch sử gần 2.000 năm người ta dùng vỏ của cây liễu trắng cho mục đích y tế. Đây là thuốc giảm đau nổi tiếng truyền thống được sử dụng trong trường hợp đu đầu, đặc biệt là khi nó kèm theo sốt. Vỏ cây liễu trắng có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc (từ 3-5 cốc mỗi ngày với tỉ lệ 1-2 muỗng cà phê vỏ cho 1 chén nước lạnh, đun sôi trong vòng 5 phút trước khi lọc lấy nước cốt uống.

Người ta cũng bào chế vỏ cây liễu trắng dưới dạng viên nang hoặc dạng lỏng. Nếu dùng không có tác dụng sau một ngày uống thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Chống chỉ định cũng giống như Aspirin (loét, dị ứng thuốc kháng viêm… ) và không khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ dưới 18 tuổi, bệnh nhân hen và những người bị bệnh thận.

Cây lam cận (tên khoa học: Fumaria officinalis)

Nhiều người bị chứng bệnh đau nửa đầu nghĩ rằng bệnh này do ảnh hưởng của gan, hoặc có thể nói do hoạt động của gan và túi mật.

Cây lam cận là loại cây đi đầu trong việc cải thiện chức năng gan, nó chứa những đặc tính hiệu quả hơn trong trường hợp đau đầu và đau nửa đầu (giảm đau, kháng histamin và thư giãn).

Loài cây này thường được tìm thấy dọc đường đi, có thể uống như trà túi lọc, được điều chế dưới dạng viên nang hoặc ở dạng cồn thuốc.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Mặc quần tất không đúng cách sẽ gây hại sức khỏe

Mặc quần tất kiểu này hại hơn cả mắc bệnh về da nhưng rất nhiều người mắc, cần bỏ ngay tức khắc.

Trời lạnh thì những chiếc quần tất là món đồ không thể thiếu trong tủ của chị em. Nó không chỉ làm ấm chân mà còn dễ kết hợp với các loại quần áo khác. Thế nhưng, mới đây chuyên gia cảnh báo rằng, mặc quần tất mùa đông không đúng cách sẽ gây hại sức khỏe.

mac-quan-tat-khong-dung-cach-se-gay-hai-suc-khoemac-quan-tat-khong-dung-cach-se-gay-hai-suc-khoe

Có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu…

Các loại quần jeans hay quần tất ôm sát cơ thể sẽ tạo được sự lôi cuốn cho người mặc do khoe được những đường cong cơ thể. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khoa học tại Anh quốc, những người thường xuyên mặc ôm bó chặt rất dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu, xoắn tinh hoàn (buồng trứng), gây suy yếu chức năng bàng quang.

Số lần mặc quần tất quá nhiều

Các chuyên gia cảnh báo rằng thói quen mặc quần tất mùa đông không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Nếu như mặc hơn 1 lần mới giặt thì bạn đang tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Không giặt sau khi mua về

Một trong những sai lầm phổ biến đối với chị em khi sử dụng quần tất hiện nay chính là việc không giặt quần tất mới trước khi mặc.

Tuy nhiên đây chính là nguyên nhân gây bệnh mà nhiều người không biết. Thông thường, trong quá trình sản xuất vẫn còn bám trên tất, nên nếu không giặt sẽ không an toàn cho người sử dụng.

Là môi trường để vi trùng, nấm men phát triển

Không khí lạnh là điều kiện tốt để vi khuẩn sinh sôi. Quần tất được dệt bằng sợi tổng hợp, bao gồm spandex và nylon.

Các loại sợi này có tác dụng giữ ấm và nó cũng đồng thời giữ ẩm. Chính vì thế mà nó là môi trường hoàn hảo để vi trùng và nấm men phát triển.

Những lưu ý khi dùng quần tất

Do tất quá mỏng, nên bạn tuyệt đối không giặt bằng máy giặt, thậm chí, khi giặt tay, bạn cũng không nên sử dụng các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh mà nên vò nhẹ bằng dầu gội đầu hoặc sữa tắm rồi bóp nhẹ chứ ko vắt. Nên phơi tất ở những nơi thoáng gió, tránh nắng gắt. Khi phơi, bạn cũng không nên dùng kẹp để tránh xước tất, bên cạnh đó, bạn nên tránh phơi tất giấy cạnh các trang phục có khóa sắt hay những vật sắc cạnh.

Có một mẹo nhỏ khi giặt để tất bền hơn. Sau khi đã giặt sạch tất, bạn cho một ít giấm vào chậu nước ấm rồi ngâm đôi tất. Khoảng 15-20 phút sau, bạn hãy đem phơi khô. Đối với những loại tất dày dặn hơn, bạn có thể giặt máy nhưng tránh rách bằng cách buộc tròn đôi tất lại và cho vào túi giặt nhỏ dành cho đồ lót.

Theo An Nhiên/Phunutoday.vn

Bí quyết xoa mặt buổi sáng giúp xua tan mọi bệnh tật

Xoa mặt chữa bệnh là phương pháp chữa bệnh rất toàn diện mà từ xưa đến nay nhiều người vẫn thường dùng để đạt được sự toàn diện về sức khoẻ. Thực hiện phương pháp này mỗi buổi sáng sẽ giúp tinh thần, trí tuệ và sức khoẻ của bạn tốt hơn.

Xoa mặt buổi sáng mỗi ngày sẽ giúp mắt thêm tinh, tai thêm thính, da dẻ mịn hồng, nhiều bệnh mãn tính tiêu dần, giúp cho tinh thần thêm minh mẫn.

bi-quyet-xoa-mat-buoi-sang-giup-xua-tan-moi-benh-tat

Xoa mặt vào buổi sáng sẽ giúp tinh thần, trí tuệ bạn được sáng suốt, sức khoẻ được dồi dào.

Phương pháp này có thể áp dụng mỗi buổi sáng. Bạn có thể ngồi dậy hoặc nằm nán lại ngay ngắn trên giường cũng được, nhớ xoa đôi tay cho thật nóng rồi thực hiện 8 động tác sau đây. Mỗi động tác thực hiện 30 lần.

1. Xoa gò má

Dùng lòng bàn tay xoa 2 gò má theo hình tròn. Động tác này giúp chữa được nhiều bệnh liên quan đến phổi, gan, mật, bao tử và lá lách, cũng có thể diệt hết nám, mụn.

2. Xoa 2 ổ mắt

Dùng 2 cườm tay miết mạnh 2 ổ mắt từ trong ra ngoài, từ đầu mày ra đuôi mày. Động tác này giúp cho mắt sáng lên, đôi tay càng khỏe thêm, ngực nở dần, ngoài ra còn làm cho bộ phận sinh dục được tốt hơn.

3. Xoa tai

Dùng ngón cái áp sau tai, ngón trỏ sát bên mang tai rồi đẩy lên đẩy xuống vành tai. Động tác này sẽ giúp 2 tai nóng bừng lên, chữa được nhiều bệnh thuộc ngoại vi và nội tạng của cơ thể.

4. Xoa 2 cánh mũi

Dùng 2 ngón tay trỏ vuốt ngược từ chân 2 cánh mũi lên theo sườn mũi đến tận 2 đầu mày (30 lần). Sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái chụm lại, vuốt xuôi sống mũi từ trên đầu mày xuống đầu mũi (30 lần).

Động tác này làm giảm nhiều triệu chứng liên quan đến mũi, lưng, tim phổi và bộ phận sinh dục. Động tác vuốt ngược từ chân cánh mũi lên đến đầu mày có thể chữa bệnh yếu sinh lý và sa tử cung.

5. Xoa miệng và cằm

Xoa miệng và cằm giải quyết nhiều bệnh thuộc bộ phận sinh dục, thận, ruột già, ruột non, bọng đái…

6. Xoa trán

Dùng lòng bàn tay xoa mạnh ngang khắp vùng trán. Nhớ xoa bằng bàn tay trái trước, tay phải sau, mỗi tay xoa 30 lần.

Xoa trán sẽ trị được nhiều bệnh thuộc hệ thần kinh và nội tạng. Ví dụ như bệnh bí tiểu, bệnh mất trí nhớ…

7. Xoa gáy và cổ

Bàn tay trái vuốt mạnh phần gáy và cổ bên phải 30 lần. Sau đó dùng bàn tay phải bắt chéo vuốt mạnh phần gáy và cổ bên trái cũng 30 lần.

Công dụng của động tác này ngoài việc làm cho cổ, gáy khỏe ra còn góp phần chữa nhiều bệnh liên quan đến khí quản và thực quản v.v…

8. Cào đầu

10 đầu ngón tay cong lại như hai cái cào, cào khắp đầu, ngược từ trán lên đỉnh đầu rồi xuôi xuống gáy. Cào đi cào lại 30 vòng.

Động tác này giúp cho máu lưu thông lên não tốt hơn, giảm thiểu nhiều căn bệnh liên quan đến não bộ như đãng trí, thiếu tập trung, mất trí… động tác cào đầu còn kích thích tóc mọc trở lại.

Lưu ý:

– Khi xoa mặt buổi sáng xong nên nhớ rửa mặt bằng nước nóng. Đây là động tác cần thiết để duy trì và tăng cường kết quả của xoa mặt.

– Không được xoa mặt vào buổi tối sẽ làm cho khó ngủ. Nhưng nếu bạn cần phải làm việc cả đêm (như các bạn làm ca 3, tiếp viên hàng không phải bay đêm…) thì xoa mặt buổi tối lại rất tốt.

Theo Vi Vi/Suckhoegiadinh.com.vn

Sai lầm khi giặt quần áo khiến cả nhà bị ung thư

Bạn không bỏ ngay những thói quen giặt quần áo không đúng sẽ khiến cả nhà bị ung thư.

Giặt quần áo là công việc hàng ngày của mọi gia đình, nhưng không phải ai cũng biết cách bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách giặt quần áo đúng cách. Sau đây là những sai lầm mà bạn cần tránh:

Ngâm, giặt quần áo quá lâu

sai-lam-khi-giat-quan-ao-khien-ca-nha-bi-ung-thu

Không ngâm quần áo quá lâu với giặt.

Đối với những bạn kỹ tính, các ấy thường có thói quen ngâm, giặt quần áo thật lâu, thật kỹ nhằm đánh bay hoàn toàn bụi bẩn. Tuy nhiên, chính điều này đã vô tình khiến cho quần áo của bạn phải tiếp xúc với những hóa chất cực kỳ độc hại. Các ấy biết không, trong rất nhiều loại tẩy, làm trắng đều có chứa các hóa chất tổng hợp rất nguy hiểm cho da. Chúng thường có hóa chất benzyl, polyetylen hay sodium hypochlorite… Mức độ hại nhiều hay ít tùy theo hàm lượng, nồng độ của hóa chất ấy trong dung dịch. Hàm lượng, nồng độ càng cao càng nguy hiểm. Cụ thể, nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng (giặt bằng tay) sẽ bị viêm da kích ứng như: đỏ da, sưng tấy, ngứa, da bị mỏng, nặng có thể bị ung thư da… Ngay cả khi đã xả nó với nước và sử dụng bao tay thì những hóa chất này vẫn có khả năng tồn tại trên thớ vải và “âm thầm” gây hại cho chúng mình đó nghen!

Dồn quần áo bẩn để… giặt một lần

Thói quen này thường phổ biến ở XY hơn cả. Với lý do “tiết kiệm năng lượng”, các ấy đã nghĩ ra cách này nhằm tiết kiệm điện, bột giặt và cả… công sức. Tuy thế, việc để đồ dơ tồn đọng như thế này lại mang đến rắc rối cả về sức khỏe lẫn tiền bạc đấy nhé! Các vi khuẩn gây mùi được ủ trong “núi” đồ dơ sẽ dược dịp sinh sôi do môi trường ẩm ướt và mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Không những thế, các chất bẩn bám trên quần áo khi để lâu ngày sẽ làm mục các sợi vải, quần áo sẽ mau chóng bạc màu. Ngoài ra, khi giặt quần áo với số lượng lớn, thời gian giặt càng dài, càng tiêu hao nhiều điện. Vì thế, điều này là hoàn toàn sai lầm nha các chàng!

Không phơi quần áo ngoài nắng

Một số bạn không thể phơi quần áo ngoài trời do điều kiện nhà cửa nên đã nghĩ ra cách hong khô chúng ngay trong nhà. Các ấy có xu hướng phơi quần áo trong nhà tắm nhưng thực tế, nơi này sẽ rất dễ bị bắt mùi, ẩm ướt do bí hơi, ít ánh sáng. Ngoài ra, khi phơi trong nhà, nhiệt độ nơi đây không đủ mạnh để sát khuẩn vì thế các loại vi khuẩn tồn tại trong quần áo sẽ vẫn cư trú làm gia tăng nguy cơ bị mắc chứng bệnh lây nhiễm, bệnh ngoài da… của chúng mình lên rất nhiều lần đó!

Dùng nước xả quá nhiều

Trên thị trường có rất nhiều loại nước xả với rất nhiều mùi hương. Có phải vì muốn quần áo thơm tho, mà khi sử dụng bạn cũng thường cho nhiều hơn so với lượng dùng quy định không?

Nếu không sử dụng theo lượng dùng như quy định, nước xả vải sẽ sót lại trên quần áo, trở thành nguyên nhân cho các vấn đề về da. Mụn ở lưng, mụn trứng cá ở trước ngực…, đều có khả năng là do nước xả còn sót lại gây ra. Vì vậy, những người có da khô và thô ráp cần hết sức chú ý.

Sử dụng bột giặt khi giặt tay

Da sau khi tiếp xúc trực tiếp với bột giặt tính kiềm trong thời gian dài, môi trường axit yếu của lớp biểu bì của da sẽ bị tổn hại, và sẽ mất đi tác dụng ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn, dễ dẫn tới da ngứa ngáy, thậm chí gây ra các triệu chứng như viêm da dị ứng, hoặc lưu lại trầm tích sắc tố trên da. Vì vậy khi giặt tay tốt nhất nên dùng xà phòng thơm.

Theo Bằng Lăng/Phunutoday.vn

8 đồ tập cần thiết khi tập yoga

Để thu được hiệu quả tối đa khi tập yoga, bạn cần sắm cho mình 8 đồ tập cần thiết dưới đây để tập luyện an toàn và thoải mái.

1. Quần áo tập yoga

Quần áo mặc để tập yoga phải đảm bảo các tiêu chí: mềm mại, thoải mái và co giãn. Quần áo nên là loại co dãn và bó sát người vì khi tập những động tác lộn người nếu mặc quần áo rộng thì bạn sẽ khó xử lý những động tác này.

8-do-tap-can-thiet-khi-tap-yoga

2. Thảm tập Yoga

Thảm tập yoga là thứ không thể thiếu, nó giúp định vị không gian tập riêng của từng người và đặc biệt là giúp tạo ra độ bám cho tay, chân để người tập dễ dàng giữ thăng bằng trong quá trình tập.

Bên cạnh đó, thảm tập Yoga còn hỗ trợ bạn tập các động tác ngồi, nằm một cách êm ái hơn nhằm tránh được các chấn thương đùi gối và khuỷu tay.

3. Khăn tập yoga

Hãy chọn khăn tập yoga chuyên dụng, có bề mặt hạt nhựa hoặc silica, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

4. Dây tập yoga

Dây tập yoga là phụ kiện hỗ trợ đắc lực đối với các tư thế duỗi thẳng bắp chân, bàn chân hay tư thế kéo giãn tay.

5. Gối ôm yoga

Gối ôm yoga là trợ thủ đắc lực của bạn trong nhiều thế tập yoga, được sử dụng để kê dưới hông, đầu gối, cổ hoặc mông. Gối ôm đặc biệt cần thiết đối với các động tác yoga. Bạn cũng có thể dùng gối ôm yoga để phục hồi, giảm căng thẳng.

8-do-tap-can-thiet-khi-tap-yoga

6. Chăn

Một chiếc chăn tập yoga sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong các tư thế nằm, ngồi. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng chăn để nâng cao hông khi thực hiện động tác bắt chéo chân hoặc đắp chăn để làm tăng thân nhiệt khi thư giãn.

Hãy tận dụng một tấm chăn mỏng có sẵn trong nhà hoặc mua tại các cửa hàng bán đồ tập yoga.

7. Gạch yoga

Trong yoga có những động tác ngồi bất động, đầu gối không chạm đất khiến người mới tập sẽ cảm thấy đau mỏi. Khi đó, gạch yoga được kê ở dưới sẽ giúp giảm lực kéo của đùi và giúp bạn tránh được những chấn thương khi luyện tập.

8. Đồ tập yoga khác

Ngoài ra, nếu muốn sắm đầy đủ các đồ tập yoga, bạn có thể cân nhắc chọn mua bóng tập yoga, dây đàn hồi tập yoga, băng đô tập yoga.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Động tác yoga giúp trị đau lưng

Động tác yoga giúp bạn phòng và trị đau lưng hiệu quả nhất – ai cũng cần bỏ túi ngay hôm nay!

Đau lưng là căn bệnh phổ biến của dân văn phòng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc bỏ một chút thời gian buổi trưa tại nơi làm việc để tập những động tác yoga dưới đây nhằm cải thiện sức khỏe.

Ustrasana (Tư thế lạc đà)

dong-tac-yoga-giup-tri-dau-lung

Ustrasana là tư thế uống cong lưng đơn giản, ngực nở. Tư thế yoga này giúp cải thiện tính linh hoạt và sức mạnh cho cơ thể và cũng như cải thiện hệ tiêu hóa.Lợi ích của Ustrasana

– Cải thiện tiêu hóa- Kéo căng, nở ngực- Tăng sức mạnh lưng và vai- Làm giảm đau lưng- Cải thiện tính linh hoạt của cột sống và tư thế đứng, ngồi- Khắc phục cảm giác đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Chống đẩy bằng khủy tay

Nằm sấp trên sàn, đặt khuỷu bàn tay xuống sàn nhằm nâng đỡ thân trên. Kiễng ngón chân nâng phần thân dưới, lấy ngón chân làm điểm tựa. Khi đó, cơ thể được nâng lên khỏi mặt sàn, tạo thành một đường thẳng, giữ thẳng lưng và giữ tư thế này trong 30 giây sau đó trở về tư thế ban đầu.

Hít thở nhẹ nhàng, tập đi tập lại vài lần. Động tác đơn giản này có tác dụng cho toàn bộ khu vực cơ lưng, thắt lưng, mông , chân, cánh tay, vai.

Tư thế ngồi xổm

Đứng thẳng, khoảng cách 2 chân rộng bằng vai. Từ từ gập 2 đầu gối và hạ người xuống thành tư thế ngồi xổm, tuy nhiên luôn chú ý giữ thẳng lưng. Khi đó bạn đã có được tư thế ngồi xổm, 2 đầu gối dạng ra giúp giảm đau lưng hiệu quả cũng như làm cho xương bạn trở nên chắc khỏe hơn, từ đó ngừa được bệnhxương khớphiệu quả.Đó là một vài động tácyogađơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể thể dành chút ít thời gian tập luyện ngay tại nhà, những tư thếyogatrên có khả năng kéo căng, thư giãn cột sống toàn bộ cơ thể giúp giảm đau lưng, nhức mỏi vai gáy cực hiệu quả.

Tư thế dựa chân vào tường

dong-tac-yoga-giup-tri-dau-lung

Hãy dựa chân, mông của bạn vào tường. Tư thế này rất tuyệt vời để làm giãn các cơ ở lưng dưới và giảm ứ đọng dịch ở bàn chân và mắt cá chân. Hãy tập tư thế này sau khi tập luyện và ngày khi trở về từ 1 chuyến bay dài. Giữ trong vòng 5-10 phút.

Tư thế Upavista Konasana – Xoạc chân, gập người

– Sử dụng 2 hoặc 3 khăn tắm gấp lại làm chỗ tập để tạo độ cao so với sàn.

– Mở hai chân rộng ra ngoài.

– Nhấn gót chân xuống sàn, các ngón chân hướng lên trên.

– Giữ cột sống thẳng, 2 bàn tay chạm vào lòng bàn chân.

– Cuộn đùi theo hướng xuống sàn nhà.

– Nâng thân mình lên trên và xoay bả vai vào trong.

Theo An Nhiên/Phunutoday.vn