Chuyên mục lưu trữ: Sau khi sinh

9 thay đổi vĩnh viễn ở cơ thể sau khi sinh

Chào đón một sinh linh mới ra đời cũng đồng nghĩa với việc mẹ sẽ phải đánh đổi khá nhiều thứ trong đó có cả những thay đổi đôi khi là vĩnh viễn trên cơ thể mình.

Bàng quang làm việc kém hiệu quả

Theo tiến sĩ Mary Rosser, trợ lý giáo sư sản phụ khoa và sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm y tế Montefiore tại Bronx cho biết: “Một trong những vấn đề phổ biến nhất các mẹ gặp phải sau sinh đó là bàng quang hoạt động kém hiệu quả khiến mẹ bị són tiểu không kiểm soát. Quá trình mang thai và sinh nở có thể làm suy yếu các cơ sàn chậu, trong một số trường hợp còn có thể gây thiệt hại cho các dây thần kinh kiểm soát bàng quang.”

Trong trường hợp này, tiến sĩ Mary khuyên các bà mẹ nên tìm đến với những bài tập Kegel sẽ giúp cải thiện đáng kể vấn đề trên.

9-thay-doi-vinh-vien-o-co-the-sau-khi-sinh 9 thay đổi vĩnh viễn ở cơ thể sau khi sinh 9 thay doi vinh vien o co the sau khi sinh

Một trong những vấn đề phổ biến nhất các mẹ gặp phải sau sinh đó là bàng quang hoạt động kém hiệu quả khiến mẹ bị són tiểu không kiểm soát. (ảnh minh họa)

Tóc rụng

Không phải do căng thẳng hay mất ngủ sau sinh mà chính sự thay đổi hormone trong thai kỳ và sau sinh khiến mái tóc của mẹ cũng thay đổi. Nếu như trong thai kỳ là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của tóc thì sau sinh, mẹ sẽ phải chịu hậu quả tóc rụng không kiểm soát. Triệu chứng này sẽ kết thúc sau khoảng vài tháng nhưng có những bà mẹ phải chịu đựng mái tóc thưa thớt hơn trước khi mang bầu vĩnh viễn.

Nhiều mồ hôi hơn

Khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất và giữ lại chất lỏng nhiều hơn là sau khi em bé đã ra đời. Đây là nguyên nhân khiến mồ hôi tiết ra trong một vài tuần đầu sau sinh nhiều hơn. “Tôi đã thức giấc vì quá lạnh do mồ hôi tiết ra nhiều trong đêm và thậm chí phải đi tắm để bớt lạnh hơn.”, một bà mẹ chia sẻ.

Ngực bị chảy xệ

So với trước khi mang bầu, thì sau sinh, nhất là sau thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, bạn sẽ nhận thấy ngực không còn săn chắc như trước mà thay vào đó là nhăn nheo, chảy xệ. Đây là thay đổi phổ biến và vĩnh viễn mẹ phải chấp nhận sau thời gian nuôi con nhỏ.

Âm đạo rộng hơn

Sau khi bạn sinh nở, âm đạo của bạn sẽ thay đổi đáng kể và có thể nói là sẽ không bao giờ trở lại hình dạng như trước khi sinh. Tuy nhiên, hầu hết là sau sinh vài tuần, âm đạo sẽ dần nhỏ lại hơn so với lúc mới sinh.

Một vấn đề nữa được các mẹ thắc mắc là họ nhận thấy có khí thoát ra từ âm đạo. Giải thích về hiện tượng này, tiến sĩ Shieva Ghofrany, làm việc tại Bệnh viện Stamford cho biết: “Một số bệnh nhân khỏe mạnh của tôi cho biết họ nhận thấy một ống dẫn khí đi ra từ âm đạo sau khi họ sinh con. Tôi cho rằng hiện tượng này là do khí thoát ra từ trực tràng và đi vào âm đạo sau đó đi ra ngoài. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong một vài tuần đầu sau sinh.”

Ngực rỉ sữa

Không có gì kinh ngạc khi bộ ngực của bạn bỗng nhiên rỉ sữa sau khi sinh con nhưng điều đáng ngạc nhiên là thậm chí có những người sinh xong 1 năm, 2 năm và đã cai sữa con nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy sữa rỉ ra mỗi khi bị tác động bởi tiếng trẻ con khóc hoặc nhìn thấy người khác cho con bú.

Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nhưng nếu cẩn thận mẹ vẫn nên đi khám bác sĩ để khẳng định việc rỉ sữa là hoàn toàn vô hại.

Nám da

Một số phụ nữ, đặc biệt là những người có màu da sẫm thường nhận thấy những vết nám da, tàn nhang xuất hiện sau sinh con. Trong một số trường hợp, những vết nám này sẽ dần dần biến mất nhưng có những người phải sống chung cả đời. Nếu bạn lo lắng, có thể trị liệu bằng những loại kem dưỡng phù hợp.

Chân lớn hơn

Khi mang thai, bàn chân của bạn thường bị sưng lên, nhưng ở một số người bàn chân có thể thực sự to hơn ngay cả sau khi sinh. Bạn có thể nhận thấy rằng đôi giày của mình vừa chân một cách khác biệt sau khi mang thai.

Vấn đề này thường biến mất trong vòng sáu tháng đến một năm sau khi sinh, nhưng một số người có đôi chân lớn hơn bình thường vĩnh viễn.

Hông rộng hơn

Một số phụ nữ nói rằng họ có cảm giác vùng hông rộng hơn, nhưng thực ra là cấu trúc xương chậu của họ thay đổi. Trong thời gian mang thai và khi sinh em bé qua đường âm đạo, cấu trúc xương sẽ có chút thay đổi. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra những thay đổi này.

Theo Nguyệt Minh/Eva.vn

Cơ thể người phụ nữ bị “tàn phá” thế nào sau khi sinh?

Để chào đón một em bé đến với thế giới này, người mẹ sẽ phải chịu hy sinh rất nhiều thứ.

Sau sinh vẫn to béo như mang bầu

Đây là sự thật đau lòng đối với hầu hết các bà mẹ sau sinh. Thật vậy, khi mang thai, người mẹ buộc phải ăn uống tích cực để cung cấp đầy đủ dưỡng chất nuôi con kéo theo cân nặng tăng dần đều. Sau sinh, để có đủ sữa cho con bú, mẹ cũng phải bồi bổ cơ thể thật nhiều. Kết quả, mẹ trở thành người “khổng lồ” trong mắt mọi người. Tuy nhiên, người mẹ nên lưu ý có chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp tập luyện sẽ giúp cơ thể dẫn săn chắc, giảm cân sau sinh.

Ngực chảy xệ

Sau sinh, chắc chắn đôi gò bồng đảo của mẹ sẽ không thể nào giữ được sự săn chắc, căng tròn như thời con gái. Nhất là khi cho con bú, độ “nhão, chảy xệ” của ngực sẽ gia tăng. Chưa kể khi mang thai, ngực mẹ phát triển quá nhanh sẽ xuất hiện những vết rạn da đáng ghét, quầng vú và nhũ hoa sẽ trở nên to hơn, đậm màu hơn trông rất… không đẹp.

co-the-nguoi-phu-nu-bi-tan-pha-the-nao-sau-khi-sinh Cơ thể người phụ nữ bị "tàn phá" thế nào sau khi sinh? co the nguoi phu nu bi tan pha the nao sau khi sinh

Để chào đón một em bé đến với thế giới này, người mẹ sẽ phải chịu hy sinh rất nhiều thứ. (ảnh minh họa)

Vòng 2 ngoại cỡ

9 tháng mang thai, vòng bụng của mẹ sẽ lớn lên từng ngày cùng với sự phát triển của con yêu. Việc vòng bụng lớn sẽ kéo theo các hệ quả sau: vùng da bụng bị căng và giãn nở sau sinh sẽ trở nên nhăn nheo xấu xí, chằng chịt các vết rạn nứt… Mặc dù theo các chuyên gia, nếu chịu khó luyện tập sau sinh thì mẹ sẽ lấy lại được vòng eo phẳng lỳ, tuy vậy thực tế có những bộ phận cơ thể rất khó trở về nguyên vẹn như ban đầu, điển hình là vùng bụng.

Âm đạo giãn nở

Điều này là dĩ nhiên nếu mẹ sinh thường. Vùng kín được cho là bộ phận chịu tổn thương nặng nề nhất, giãn nở kinh khủng nhất… bởi mẹ vừa đưa em bé nặng tới hơn 3kg đến với thế giới này. Do đó không có gì ngạc nhiên khi nhiều mẹ thắc mắc: “Liệu vùng kín có trở về được kích thước ban đầu sau khi sinh?”, “Vùng kín quá khổ có ảnh hưởng tới chuyện chăn gối không?”…

Nhưng khác với các bộ phận cơ thể khác, vùng kín sẽ dần hồi phục từ 4 – 6 tuần sau sinh và có thể trở về trạng thái ban đầu nếu mẹ chăm chỉ tập luyện Kegel.

Tóc rụng

Theo nghiên cứu có khoảng 90% phụ nữ sau khi sinh gặp phải tình trạng rụng tóc. Thường các mẹ sẽ bị rụng tóc nhiều nhất từ 1- 3 tháng đầu sau sinh và kéo dài đến tháng thứ 6. Nếu không biết cách chăm sóc, lượng tóc rụng ngày càng nhiều sẽ khiến mẹ lo âu, thiếu tự tin. Nguyên nhân gây rụng tóc được xác định là do lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi trong quá trình mang thai và sinh con. Hơn nữa rụng tóc còn do tâm lý người mẹ căng thẳng, thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi và chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Són tiểu

Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ sau sinh dễ mắc chứng này nhất. Són tiểu tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không bị di chứng gì về sau nhưng có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục vì luôn trong tình trạng ẩm ướt. Do trong quá trình mang thai và sinh con, dưới ảnh hưởng của chiếc bụng bầu ngày càng to sẽ khiến các cơ vùng tầng sinh môn và cơ thắt kiểm soát sự đi tiểu bị suy yếu đi dẫn đến hiện tượng này.

Theo Phong Thư/Eva.vn

5 sự thật phũ phàng về giảm cân sau sinh

Một số bà mẹ lầm tưởng chỉ cho con bú đã giúp giảm cân một cách tự nhiên, hiệu quả. Thực tế không phải vậy.

1. Cho con bú đốt nhiều calo, nhưng không phải là chìa khóa để giảm cân

Một số bà mẹ sau sinh chia sẻ, kết hợp vài bài tập nhẹ nhàng với thói quen cho con bú đều đặn, thậm chí chỉ cần cho con bú, đã có thể giảm hơn 10kg hoặc đã trở về vóc dáng như thời con gái.

Trên thực tế, việc cho con bú cũng giúp đốt cháy calo, nhưng không phải là giải pháp giúp các bà mẹ sau sinh đạt mục đích giảm cân nhanh hơn. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn sữa cung cấp cho con, sữa đủ dinh dưỡng, thì bạn cần bổ sung thêm 400 tới 500 calo vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

Tới 2/3 lượng calo bổ sung này có nguồn góc từ các món ăn vặt mà bà mẹ sau sinh lựa chọn. Do đó, nếu có chế độ ăn lành mạnh, cân băng dinh dưỡng, thì khả năng giảm cân tự nhiên của bạn sẽ tốt hơn. Mặt khác, bạn không nên cắt giảm calo để giảm cân đang trong thời kỳ cho con bú.

Các bà mẹ cần nạp 1.800 calo mỗi ngày nếu muốn cung cấp đủ nguồn sữa cho con.

2. Vòng eo không liên quan tới tử cung

Nhiều bà mẹ sau sinh suy nghĩ khi con chào đời thì vòng eo khổng lồ lúc mang thai sẽ biến mất. Bởi lẽ tử cung giãn nở, tăng thêm kích thước vì phải chứa thai nhi và nước ối, nên khi những thứ đó ra ngoài thì vòng 2 sẽ trở lại như ban đầu.

Tuy nhiên, thực tế lại đang cho thấy điều ngược lại. Tử cung đã trở lại kích thước bình thường, lớn bằng trái lê, chỉ sau 6 tuần sau sinh. Điều đó đồng nghĩa, đến tuần thứ 7, vòng 2 của bạn bao nhiêu thì đó là số đo thực tế.

5-su-that-phu-phang-ve-giam-can-sau-sinh 5 sự thật phũ phàng về giảm cân sau sinh 5 su that phu phang ve giam can sau sinh

Chế độ ăn hợp lý, luyện tập đều đặn mới là chìa khóa giúp các mẹ sau sinh giảm cân thành công. (Ảnh minh họa)

3. Hình dáng cơ thể khi mang thai ảnh hưởng tới việc bạn sớm hay muộn trở về cân nặng ban đầu

Mất bao lâu để trở lại vóc dáng như xưa không dựa vào đặc điểm bên ngoài của các mẹ bầu hoặc bà mẹ mới sinh. Chỉ là nếu tăng càng nhiều cân, thì bạn càng mất nhiều thời gian để triệt tiêu phần mỡ dư thừa.

Do đó, những quan niệm về vóc dáng mẹ bầu ảnh hưởng tới việc giảm cân sau này không hoàn toàn đúng. Điêu đó phụ thuộc hoàn toàn về cân nặng và chế độ dinh dưỡng của mỗi người.

4. Sau sinh, cơ thể sẽ giảm cân một cách ổn định

Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm nếu như bạn không có động thái tích cực tác động đến chế độ dinh dưỡng hoặc luyện tập. Tất nhiên, sau sinh, cơ thể chứng kiến nhiều sự thay đổi, nhưng hầu như chúng không khiến quá trình giảm trọng lượng diễn ra một cách đều đặn hoặc tự động.

5. Người nổi tiếng có bí quyết giảm cân thần kỳ nào đó

Bạn thường thấy những người nổi tiếng, siêu mẫu lấy lại thân hình rất nhanh sau sinh. Vậy nên, bạn thắc mắc có thể họ sở hữu bí quyết thần kỳ nào đó hoặc rất tốn kém.

Thực tế là họ không có loại thuốc hoặc chế độ thần kỳ nào đó dành riêng cho người nổi tiếng. Họ chỉ thực hiện theo những bài tập, chế độ ăn một cách có kỷ luật, vậy nên hiệu quả giảm cân của họ đến nhanh hơn.

Theo Eva.vn

Những phương pháp giúp giảm đau sau sinh

Một vài bí quyết dưới đây sẽ giúp các mẹ vừa sinh con giảm đau một cách hiệu quả.

Không ai muốn phải nhận những vết khâu đau đớn và xấu xí sau khi sinh nở. Nhưng nếu hoàn cảnh bắt buộc, bạn cũng không có lựa chọn nào khác. Những vết sẹo này sẽ cản trở việc sinh hoạt của bạn và phải mất một khoảng thời gian mới có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn không cách nào giảm bớt sự khó chịu do chúng gây ra. Dưới đây là những phương pháp bạn có thể áp dụng để đối phó với những vết khâu đau đớn sau sinh.

1. Chườm đá

Các mũi khâu ở đáy chậu sẽ đau và sưng lên trong những ngày đầu tiên. Bạn có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách chườm đá. Chúng có tác dụng tiêu sưng và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể áp dụng phương pháp này cả ở bệnh viện lẫn khi ở nhà. Ngoài dùng túi đá, bạn có thể ngâm băng vệ sinh trong nước, bỏ chúng vào tủ lạnh và sử dụng dần dần. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng một lần duy nhất rồi bỏ đi ngay để đảm bảo vệ sinh vì bạn có thể vẫn chảy máu trong thời gian này.

nhung-phuong-phap-giup-giam-dau-sau-sinh Những phương pháp giúp giảm đau sau sinh nhung phuong phap giup giam dau sau sinh

2. Tập nâng xương chậu

Bạn có thể tìm hiểu về những bài tập nâng xương chậu trên internet. Phương pháp này đặc biệt hữu dụng bởi việc vận động các cơ ở vùng xương chậu giúp vết thương mau lành hơn. Nếu không chắc chắn, bạn có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc nữ hộ sinh để được hướng dẫn cụ thể. Những bài tập này không những giảm sưng mà còn cải thiện tuần hoàn máu. Ban đầu, bạn có thể lo lắng vận động vùng xương chậu sẽ ảnh hưởng tới vết thương nhưng khi đã quen, chúng sẽ khiến bạn thấy thoải mái. Tuy nhiên, thay vì gắng sức, hãy tập một cách nhẹ nhàng, thư thái với lịch trình đều đặn.

3. Điều trị bằng cách siêu âm

Điều trị bằng siêu âm là phương pháp nhanh chóng nhất để đối phó với những vết khâu sau sinh. Không hề tốn nhiều thời gian và công sức, điều trị bằng siêu âm sẽ làm giảm sưng, đau quanh các vết khâu gần như tức thời. Phương pháp này sử dụng một loại gel lạnh bôi lên vết khâu, sau đó áp trực tiếp sóng siêu âm lên quanh vùng âm đạo. Bạn có thể sẽ ngại ngùng một chút nhưng hãy yên tâm vì nó sẽ không gây ra bất cứ tổn thương nào.

4. Massage đáy chậu

Hãy bắt đầu bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng quanh vết khâu ở vùng âm đạo, sau đó ấn mạnh hơn cho đến ngưỡng đau của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng chất bôi trơn để massage. Nếu vết khâu quá đau và kéo dài đến vài tuần, bạn nên xin ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu. Điểm cộng của phương pháp này là có thể tự thực hiện ngay tại nhà.

Mối quan tâm của hầu hết chị em là những mũi khâu có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Có một vết sẹo ở âm đạo nghĩa là nó không thể đàn hồi dễ dàng như trước. Nhiều cặp vợ chồng đã phải từ bỏ thú vui chăn gối chỉ vì điều này, cũng có những người duy trì việc sinh hoạt tình dục một cách miễn cưỡng. Bị đau do sẹo khi giao hợp không phải dấu hiệu bất thường nhưng cũng là điều nên tránh.

Nếu cơn đau không giảm bớt ở những lần quan hệ tiếp theo, bạn nên tìm cách điều trị. Những vết sẹo này thậm chí còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt hàng ngày như không thoải mái khi ngồi, cọ xát với quần lót hay khi đi vệ sinh. Vì thế, chúng cần được chăm sóc một cách kịp thời và hiệu quả.

Theo Diệu Linh/Afamily.vn

Những điều cần lưu ý cho phụ nữ sau sinh

Trong những ngày nắng nóng, sản phụ không nên áp dụng kiêng kỵ một cách máy móc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé sau sinh.

Mùa hè thích hợp cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, chính vì thế giữ vệ sinh cơ thể là điều rất cần thiết. Đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh, việc kiêng kỵ thiếu khoa học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dưới đây là những điều cần lưu ý cho phụ nữ sau sinh:

nhung-dieu-can-luu-y-cho-phu-nu-sau-sinh

Ảnh minh họa.

Vệ sinh ngực đúng cách

Thời tiết nắng nóng, mồ hôi đổ ra nhiều nên việc giữ vệ sinh bầu ngực sạch sẽ cho con là rât quan trọng. Vì vậy, trước và sau khi cho con bú các mẹ nên dùng khăn thấm nước sạch làm sạch đầu ngực. Khi bú các mẹ chú ý cho bé ngậm hết quầng đen, việc cho bé chỉ ngậm đầu núm vú trong thời gian dài dễ khiến da bị nứt, gây đau rát.

Không nên kiêng tắm

Phụ nữ sau khi sinh rất dễ ra mồ hôi, thêm vào đó là sức đề kháng sau khi sinh yếu, các vi khuẩn bám trên da rất dễ sinh sôi nảy nở, xâm nhập vào da. Vì vậy, sản phụ nên sau khi sinh cần vệ sinh để đảm bảo da được sạch sẽ.

Đối với sản phụ sau sinh, tuyệt đối không nên tắm vào lúc đói để tránh hiện tượng giảm đường trong máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt… Bộ phận sinh dục sau khi sinh bị tổn thương nên khi tắm không nên ngâm mình lâu đề phòng nước bẩn làm nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Cần tắm nơi kín gió để phòng cảm lạnh.

Đối với sản phụ sinh nở không thuận lợi, ra máu quá nhiều thì khi tắm càng phải cẩn thận hơn.

Không kiêng đánh răng

Do số lần ăn uống nhiều, khả năng thức ăn thừa lưu lại ở mặt răng và khe răng rất lớn, mà viêm nhiễm vùng miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt sản hậu. Vì vậy, sản phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng hơn người bình thường. Việc hiều sản phụ kiêng không đánh răng trong tháng đầu tiên sau khi sinh là không đúng. Tốt nhất nên đánh răng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn nên súc miệng để làm sạch thức ăn.

Không ăn đồ dầu mỡ, khó tiêu

Nhiều sản phụ ăn uống kiêng kem sau sinh sẽ không đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Những ngày sau sinh, cơ thể sản phụ bị tiêu hao nhiều năng lượng, nằm nghỉ ngơi nhiều, lại phải cho con bú, lúc này các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua, cay không dễ tiêu hóa, cũng dễ bị táo bón hoặc ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa gây ra các bệnh mẩn ngứa, tiêu chảy cho trẻ.

Vì vậy, cần ăn kèm lượng rau, quả và bổ sung nước thích để mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, đảm bảo chất lượng sữa cho con bú.

Không bó bụng sau sinh

Nhiều sản phụ muốn nhanh chóng lấy lại eo thon nên dùng tã, gen quấn chặt từ hông đến bụng. Tuy nhiên, việc bó bụng trong thời kì sau khi sinh không những không trợ giúp cho trạng thái khôi phục khẩn trương thành bụng, ngược lại làm tăng sức ép ở bụng, và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản, dẫn đến tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra…

Do vị trí cơ quan sinh sản thay đổi, khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phụ kiện, hội chứng tụ máu trong khoang chậu…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Không ép cân sau sinh

Sau sinh, nhiều người muốn nhanh chóng lấy lại cân nặng như cũ nên nôn nóng tập thể dục. Điều này không tốt cho chính bản thân cũng như con trẻ.

Theo các chuyên gia, phụ nữ sau sinh chỉ nên tập luyện kể từ khi chấm dứt 4 tháng nghỉ dưỡng sau sinh. Cho tới khi con bạn cai sữa, bạn mới nên thực hiện chế độ ăn kiêng. Ngoài ra, bạn cũng nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đây cũng là một lợi thế to lớn trong quá trình giảm cân sau sinh.

Không để nhiệt độ phòng dưới 26°C

Thời tiết nắng nóng, nếu bật điều hòa là cách tốt nhất để ổn định nhiệt độ cho trẻ. Nên duy trì nhiệt độ phòng từ 26-28°C, mặc quần áo dài, găng tay, vớ chân, mũ, đắp mềm nhẹ, ấm cho bé. Các mẹ cũng chú ý thay tã kịp thời khi bé đi tiểu, tránh để bé bị cảm lạnh; giữ phòng thoáng, sạch, tránh vi khuẩn gây bệnh.

Chăm sóc vùng kín sau sinh

– Sau sinh, sản dịch bài tiết rất nhiều qua đường âm đạo, mỗi ngày nên dùng nước ấm làm sạch vùng kín 3 lần tránh viêm nhiễm.

– Không nên nằm bồn tắm, nước bẩn có thể xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo.

– Đối với sản phụ khi sinh mất nhiều máu, vết thương hở, nên nhờ tới sự giúp đỡ của người khác khi vệ sinh cơ thể.

– Sau sinh màng tử cung và âm đạo đều bị tổn thương, cần thời gian để phục hồi. Tốt nhất sau 6-8 tuần sau sinh các mẹ mới nên sinh hoạt chăn gối.

Theo Giadinh.net.vn

The post Những điều cần lưu ý cho phụ nữ sau sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.

Lưu ý khi chăm sóc sau khi sinh

Cơ thể mẹ bầu chứng kiến nhiều sự thay đổi ngay sau khi sinh nên cần chăm sóc đặc biệt.

Bạn trải qua quá trình mang bầu khỏe mạnh, vượt cạn suôn sẻ, nhưng lại không quan tâm tới chuyện chăm sóc sau sinh. Ngay sau khi lâm bồn, cơ thể trải qua sự thay đổi cực kỳ lớn. Do vậy, nhiều vấn đề có thể xảy ra nếu bạn không kiểm soát, được chăm sóc kỹ lưỡng.

Quá trình chăm sóc sau sinh thường được tính ngay khi em bé chào đời cho đến khoảng 8 tuần sau đó.

Ngay sau khi sinh

Tùy thuộc vào hình thức sinh thường hay mổ mà bạn sẽ trải qua quá trình phục hồi sau sinh như thế nào. Với trường hợp sinh thường, nếu không có vấn đề bất trắc nào, mẹ bầu sẽ ở lại bệnh viện một đêm. Đội ngũ bác sỹ sẽ kiểm tra thường xuyên về huyết áp, nhịp tim và hiện tượng xuất huyết.

Hiện tượng cần lưu ý nhất ngay sau khi sinh là theo dõi việc xuất hiện sản dịch, bao gồm cả máu, dịch nhầy và những lớp màng còn tồn đọng của tử cung. Trong trường hợp xấu nhất, thai phụ phải phẫu thuật để lấy hết phần sót lại bên trong dạ con.

Có thể y tá sẽ ấn thường xuyên vào vùng bụng để kiểm tra xem tử cung đã trở nên cứng và co ngắn lại chưa. Cho con bú ngay sau khi sinh sẽ thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn. Nếu bạn dùng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, sau sinh thuốc vẫn còn hiệu nghiệm nên sẽ chưa cảm thấy đau.

Bạn cần chú ý việc xuất huyết kèm theo hiện tượng sốt cao, sản dịch có mùi lạ, cần báo với cán bộ y tế để được điều trị thêm.

luu-y-khi-cham-soc-sau-khi-sinh

Ngay sau khi sinh, cơ thể cần thời gian để phục hồi. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc bà mẹ được chăm sóc chu đáo đến đâu. (Ảnh minh họa)

Do trong suốt quá trình mang thai, lâm bồn, bàng quang bị chèn ép nhiều, nên bạn cần thời gian để có thể tiểu tiện lại được bình thường. Dùng nước tinh khiết “mồi” qua âm đạo để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, cần lưu ý nếu xảy ra hiện tượng tiểu quá buốt, thì nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu khá cao, nên bạn hãy bàn bạc với bác sỹ về hiện tượng đó.

Tầng sinh môn thường bị rạch trong quá trình sinh thường. Do vậy, vết khâu sẽ khiến bạn đau nhức, đến mức không thể ngồi hay đi lại. Lúc này, có thể dùng phương pháp chườm đá để giảm đau tức thì.

Đối với trường hợp sinh mổ, bạn sẽ phải ở lại bệnh viện khoảng 2 tới 3 ngày để theo dõi vết mổ. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó đứng vững, rất đau khi ngồi và chăm sóc con, nhưng hãy cố vượt qua. Nếu cần thiết, nên nhờ sợ giúp đỡ từ người thân để hỗ trợ những việc cơ bản.

Dù đau đớn, nhưng mẹ bầu vẫn phải chú ý vệ sinh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Có thể bạn không thể ăn gì sau ca mổ khoảng 8 tiếng, mà chủ yếu uống nước. Cũng giống như các sản phụ sinh thường, bạn sẽ được kiểm tra huyết áp, nhịp tim thường xuyên.

Chăm sóc tại nhà

Sau khi trở về từ bệnh viện, bạn vẫn trải qua những thay đổi lớn trong cơ thể, dẫn tới cảm giác mệt mỏi. Hãy cố gắng ngủ khi con ngủ, đảm bảo ăn uống đầy đủ. Chú ý uống nhiều nước, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, sản xuất nhiều sữa hơn.

Sau 24 giờ, bạn có thể tắm qua nước ấm, nhưng rất nhanh, đặc biệt quan trọng việc vệ sinh âm đạo. Nếu thấy còn quá đau, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để được chỉ định thuốc hỗ trợ.

Thông thường, các bà mẹ mới sinh sẽ tiếp tục xuất huyết trong suốt 8 tuần. Đó gọi là sản dịch. Thậm chí, bạn sẽ chứng kiến tình trạng nước tiểu rò rỉ khi ho, hắt xì hay cười lớn vì bàng quang và đường dẫn nước tiểu bị tổn thương trong quá trình vượt cạn. Bài tập kegel sẽ giúp cơ thể lấy lại kiểm soát nhanh chóng hơn.

Hoạt động tiêu hóa sẽ gặp vài rắc rối trong những ngày đầu sau sinh. Do vậy, bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn đồ ăn, cầm mềm và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, hiện tượng rụng tóc, sắc tố da thay đổi cũng diễn ra phổ biến. Đây là quá trình hoàn toàn bình thường vì những thay đổi về hormone.

Cho con bú có thể là một thử thách thực sự với các bà mẹ mới sinh, nhưng lại là trải nghiệm đáng nhớ. Cần chú ý sử dụng các loại thực phẩm lợi sữa, cho con bú đều đặn và cố gắng vượt qua cảm giác đau, rát nhũ hoa trong những ngày đầu vì bé quá phàm ăn.

Theo Nhật Minh/Eva.vn

The post Lưu ý khi chăm sóc sau khi sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.

9 điều cần tránh sau sinh mổ

Sau khi sinh mổ, bạn nên kiêng tuyệt đối hoạt động mạnh, tắm quá lâu hay uống ít nước…

1. Tránh vận động mạnh

Sau khi vượt cạn bằng phương pháp sinh mổ, bạn nên tránh tuyệt đối các hoạt động cường độ cao khiến cơ thể phải căng ra để chống đỡ, thậm chí cả việc nhà quá nặng. Cơ thể đang dần phục hồi, vậy nên những hoạt động mạnh khiến quá trình ấy bị gián đoạn, thậm chí tăng tổn thưởng.

2. Tránh tập thể dục với tạ

Bất kỳ mẹ bầu sinh mổ nào đều phải tránh việc nhấc đồ vật nặng, bao gồm cả việc tập thể dục với tạ vì tâm lý muốn lấy lại vóc dáng thật nhanh. Ít nhất phải kiêng trong vài tuần đầu. Việc đó có thể khiến vết khâu mổ bị rách, khiến chảy máu, gây tổn thương nghiêm trọng.

9-dieu-can-tranh-sau-sinh-mo

Sau khi sinh mổ, mẹ nên tránh vận động mạnh. (ảnh minh họa)

3. Tránh bị mất nước

Việc luôn uống đủ nước rất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt đối với mẹ bầu vừa sinh mổ. Nếu cơ thể thiếu nước dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, táo bón. Táo bón lại khiến vùng cơ thể dưới của người mẹ chịu nhiều áp lực hơn, vết mổ càng đau hơn.

4. Tránh leo cầu thang

Tốt nhất là nên tránh leo cầu thang sau khi sinh mổ. Việc leo thang sẽ khiến bạn mệt mỏi. Hơn nữa, vết mổ có thể bị tác động, dẫn tới chảy máu.

5. Tránh quan hệ tình dục

Các chuyên gia khuyên các cặp vợ chồng kiêng chuyện chăn gối ít nhất 2 tuần sau khi sinh mổ. Bởi lẽ “chuyện ấy” sẽ khiến người phụ nữ đau đớn do vết mổ, mặc dù sinh mổ không ảnh hưởng nhiều đến bộ phận sinh dục. Kết quả xấu nhất có thể dẫn tới vài biến chứng khó kiểm soát.

6. Hạn chế ho

Để tránh ho, bạn nên tránh bị nhiễm lạnh hoặc ăn thực phẩm không lành mạnh sau khi sinh mổ. Ho quá nhiều có thể ảnh hưởng tới vết mổ mà bạn không kiểm soát được do phần dưới cơ thể bị tác động bất ngờ.

9-dieu-can-tranh-sau-sinh-mo

Những cơn ho nhẹ cũng có thể khiến mẹ dễ bị đau vết mổ đẻ. (ảnh minh họa)

7. Tránh đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ

Dù sinh mổ hay không, mẹ bầu vẫn được khuyên nên ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, bạn cần kiêng đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ dẫn tới các vấn đề về hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi của cơ thể người mẹ.

8. Tránh tắm quá lâu

Vài ngày đầu tiên, bạn phải kiêng tắm tuyệt đối. Vì tắm có thể gây nhiễm trùng. Sau vài ngày, bạn tắm rất nhanh hoặc chỉ lau cơ thể với giấy ướt.

9. Tránh bị sốt

Cố gắng luôn giữ sức khỏe ổn định, đặc biệt tránh bị sốt. Sốt có thể là biểu hiện của việc bị nhiễm trùng. Nếu vết mổ chưa lành, thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Khi nhiệt độ cơ thể tăng nghĩa là bạn đã bị sốt.

Theo Nhật Minh/Eva.vn

The post 9 điều cần tránh sau sinh mổ appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những điều sẽ xảy ra sau sinh

Cảm giác run rẩy, đau đớn tột cùng, “vùng kín” sưng phù… là những điều sẽ xảy ra sau sinh mà có thể mẹ chưa biết.

Run rẩy

Đừng ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy thực sự bồn chồn và ớn lạnh sau khi ca sinh nở đã thành công. Hầu hết phụ nữ sau sinh đều phải trải qua cảm giác toàn thân run rẩy. Theo các chuyên gia khoa sản, điều này là hoàn toàn bình thường và không phải là bạn đang bị cảm lạnh đâu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi nội tiết tố ngay lập tức sau sinh nở cũng có thể đó là do phản ứng của cảm giác gây mê. Hiện tượng này sẽ biến mất trong vòng vài phút hoặc nhiều nhất là 1 vài giờ.

Đau hơn đau đẻ vì những vết rạch tầng sinh môn

Dù bạn không sinh mổ thì hầu hết chị em đều phải trải qua những vết khâu sau rạch tầng sinh môn. Ngay sau khi sinh nở bạn sẽ không cảm nhận được những vết đau này do bác sĩ sử dụng thuốc gây tê nhưng chẳng lâu sau đó bạn sẽ có cảm giác chết điếng vì đau nhất là khi đi tiểu hoặc vệ sinh cá nhân. Bạn sẽ có cảm giác chưa từng trải qua vết thương nào đau đớn đến vậy. Tuy nhiên, vết thương này sẽ thuyên giảm sau khoảng 1 tuần.

nhung-dieu-se-xay-ra-sau-sinh

Dù bạn không sinh mổ thì hầu hết chị em đều phải trải qua những vết khâu sau rạch tầng sinh môn. (ảnh minh họa)

Bé có thể sẽ không thích bú mẹ ngay sau sinh

Trước khi sinh bạn đã từng nghe thấy rằng cho con bú ngay sau khi sinh sẽ tốt cho em bé và giúp gắn kết tình cảm mẹ con rất nhanh. Điều đó là sự thực nhưng đừng ngạc nhiên nếu em bé của bạn không thích bú mẹ tại thời điểm vừa chào đời. Hầu hết những đứa trẻ không muốn bú sau 15- 30 phút vừa chào đời. Điều quan trọng là đừng ép bé bú nếu bé không muốn. Bạn chỉ cần ôm con sát vào lòng, qua quá trình da tiếp da này sẽ dần giúp bạn gắn kết với con.

Da bụng “lùng bùng” như quả bóng vừa xì hơi

Sau khi sinh con, tử cung của bạn sẽ co lại từ một quả dưa hấu to xuống một quả lê nhỏ. Oxytocin giúp đẩy nhanh quá trình này bằng cách gây ra các cơn co thắt tử cung. Vì thế bạn sẽ có cảm giác bụng của mình “lùng bùng” như quả bóng vừa xì hơi. Các y tá sẽ xoa bóp tử cung của bạn để giúp nó co lại. Họ sẽ bấm vào bụng bạn và massage khoảng 15 phút trong 2 giờ đầu sau khi sinh. Việc này cũng có thể khiến bạn bị đau đớn.

Mất máu

Trong vòng 10 phút đầu sau sinh nở, bạn sẽ bị mất rất nhiều máu và lượng máu này nhiều hơn bạn tưởng tượng rất nhiều. Những ngày sau đó, chị em vẫn tiếp tục bị chảy máu và còn xuất hiện những cục máu đông nhỏ. Hãy theo dõi cẩn trọng và cần báo cho bác sĩ nếu lượng máu chảy ra quá nhiều. Hiện tượng này sẽ chấm dứt trong khoảng 10 ngày sau khi sinh nở.

nhung-dieu-se-xay-ra-sau-sinh

Trong vòng 10 phút đầu sau sinh nở, bạn sẽ bị mất rất nhiều máu và lượng máu này nhiều hơn bạn tưởng tượng rất nhiều. (ảnh minh họa)

“Vùng kín” sưng phù

Điều này là hoàn toàn bình thường vì bạn vừa phải trải qua ca sinh nở vô cùng khó khăn. Hiện tượng này có xảy ra phổ biến hơn ở những người lần đầu sinh nở. Hãy áp dụng phương cách chườm đã mát hàng ngày sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Nằm liệt trên giường

Sau ca sinh nở mất rất nhiều sức lực, hầu hết các sản phụ đều cảm thấy oải và không còn sức sống. Lúc này bạn hãy cố gắng giành thời gian nghỉ ngơi và nhờ sự giúp đỡ của người thân. Hầu hết chị em sản phụ sẽ phải ở lại bệnh viện 12-24h sau sinh nên bạn hãy cứ thoải mái nghỉ ngơi vì thời gian này bạn luôn có bác sĩ và người nhà túc trực bên cạnh.

Đổ nhiều mồ hôi

Bạn cảm thấy lo lắng vì hiện tượng đổ mồ hôi nhiều sau sinh đặc biệt là vào buổi đêm nhưng đây là hiện tượng bình thường sau sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nồng độ estrogen trong cơ thể thay đổi giảm ồ ạt cộng với sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể. Đừng lo lắng nhiều bạn nhé vì hiện tượng này sẽ trở lại bình thường sau khoảng 1-2 tháng sau sinh.

Theo Phong Thư/Eva.vn

The post Những điều sẽ xảy ra sau sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.

5 bộ phận chịu “tổn thương” nặng nề nhất sau sinh

Sinh con có thể coi là một phép lạ trong cuộc sống nhưng người mẹ cũng sẽ phải chịu những “cái giá” về sự thay đổi cơ thể theo chiều hướng “không ai mong muốn”.

Mang thai, sinh nở được ví là những sự kiện kỳ diệu trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Cơ thể người mẹ đã chứng minh tất cả đều có thể thay đổi để tốt nhất cho sự lớn lên của bé. Tuy nhiên, sau thời gian này, chắc chắn người mẹ nào cũng sẽ nhận ra những thay đổi ở cơ thể này là điều không ai mong muốn. Thực tế thì sau sinh, hầu hết chị em đều thất vọng và rất tự tin với thân hình, vóc dáng của mình. Không chỉ có ngoại hình, bên trong cơ thể phụ nữ cũng có rất nhiều thay đổi.

Dưới đây là 5 bộ phận chịu “tổn thương” nặng nề nhất sau sinh. Tuy nhiên “cái giá” này thật xứng đáng để có những “cục cưng” trên tay phải không các mẹ?

Ngực chảy xệ

Cho dù bạn có cho con bú hay không thì ngực của mẹ sau sinh có thể sẽ không bao giờ căng tròn được như thời con gái. Trong thời gian mang bầu, núi đôi thường có xu hướng tăng kích cỡ đáng kể . Vùng da sậm màu quanh nhũ hoa và cả nhũ hoa cũng sẽ to hơn và đậm màu hơn. Thậm chí nhiều mẹ còn nhận thấy hiện tượng rạn da ở ngực khi ngực phát triển quá nhanh.

5-bo-phan-chiu-ton-thuong-nang-ne-nhat-sau-sinh

Cho dù bạn có cho con bú hay không thì ngực của mẹ có thể sẽ không bao giờ căng tròn được như thời con gái. (ảnh minh họa)

Sau thời gian sinh nở, vùng nhũ hoa sẽ dần nhỏ lại tuy nhiên những sắc tố da sẫm màu quanh đó có thể sẽ gắn bó với mẹ vĩnh viễn. Thậm chí, nếu bạn cho con bú sẽ dễ dàng nhận thấy ngực như một quả bóng xì hơi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tập luyện đều đặn sau sinh có thể giúp cải thiện tình trạng ngực chảy xệ.

Bụng phệ

Theo các chuyên gia, cơ thể của mẹ sẽ dần giảm cân và săn chắc trở lại sau sinh từ 4-6 tháng tuy nhiên có những bộ phận sẽ rất khó có thể trở lại nguyên vẹn như ban đầu và bụng là một bộ phận điển hình nhất.

Trong thời gian 9 tháng mang thai, bụng lớn lên từng ngày khiến vùng da tại đây bị giãn nở và sau sinh dù mẹ đã giảm cân thì vòng 2 vẫn sẽ rất phì nhiêu. Thêm nữa, nếu mẹ bầu nào bị rạn da bụng thì sau sinh vùng da này càng trở lên nhăn nheo, xấu xí hơn. Đừng quá lo lắng bởi đây là cái giá phải trả để có được những đứa con xinh yêu. Mẹ cũng nên tìm đến những phòng tập với huấn luyện viên sẽ dần dần giúp cải thiện tình trạng “bụng phệ” sau sinh.

Hông to

Trong thời gian mang thai, hông của phụ nữ sẽ dần tăng kích cỡ để việc sinh nở dễ dàng hơn. Đây cũng là một trong những đặc điểm giúp mọi người dễ dàng nhận biết bạn là gái còn son hay là phụ nữ đã có con.

Mặc dù đường cong của chị em là rất hấp dẫn với nam giới tuy nhiên nếu bạn đã trải qua thời gian sinh nở thì phải chấp nhận sự thật rằng hông sẽ không bao giờ thon gọn được như trước. Hãy nghĩ tích cực rằng những thay đổi này sẽ thuận lợi hơn cho việc bạn sinh nở những đứa con tiếp theo.

5-bo-phan-chiu-ton-thuong-nang-ne-nhat-sau-sinh

Trong thời gian mang thai, hông của phụ nữ sẽ dần tăng kích cỡ để việc sinh nở dễ dàng hơn. (ảnh minh họa)

Vùng kín “lỏng lẻo”

Vùng kín được cho là bộ phận chịu tổn thương nặng nề nhất sau sinh nở đặc biệt với mẹ sinh thường. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều mẹ đặt ra câu hỏi: ‘Liệu vùng kín có trở lại được bình thường?’; ‘Liệu có ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục không?’…

Trên thực tế, vùng kín lỏng lẻo sau sinh là vấn đề phổ biến ở phụ nữ bởi mẹ vừa phải trải qua ca sinh nở đưa bé nặng tới hơn 3kg vào thế giới này. Sau sinh khoảng 4-6 tuần, bộ phận này sẽ dần phục hồi lại nhưng để phục hồi hoàn toàn, mẹ phải mất nhiều thời gian hơn nữa và nên chăm chỉ tập Kegel sẽ nhận thấy những hiệu quả tích cực.

Chân “voi”

Theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Y học Thể chất và Phục hồi chức năng của Mỹ, mang thai có thể làm biến đổi cấu trúc bàn chân của các bà mẹ tương lai. Bàn chân một phụ nữ mang thai lần đầu tiên có thể dài thêm đến 1-2cm và hiện tượng này xảy ra với khoảng 60-70% các bà mẹ đã từng sinh nở.

Nguyên nhân được cho là do trong quá trình mang thai, các dây chằng ở bàn chân trở nên mềm hơn dưới tác động của hai hormone estrogen và relaxin. Bàn chân của thai phụ sẽ trở nên mềm dẻo để thích ứng khi trọng lực đang chuyển dần về phía trước bụng. Kết quả là bàn chân bẹt hơn và dài thêm.

Các bác sĩ cũng cho biết thêm những thay đổi về kích thước ở chân là thay đổi vĩnh viễn. Một số cơ, xương khác trên cơ thể cũng biến dạng do mang thai như cổ tay, xương sống… nhưng có thể quay trở lại trạng thái ban đầu sau khi sinh con khoảng 3 tháng. Còn bàn chân cho tới tháng thứ 5 sau sinh vẫn không có dấu hiệu phục hồi.

Theo Minh Phương/Eva.vn

The post 5 bộ phận chịu “tổn thương” nặng nề nhất sau sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những tâm trạng chung của phụ nữ sau sinh

Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, hầu hết sản phụ đều có chung tâm lý lo lắng, buồn chán, hay suy nghĩ.

Có thể nói khi mang thai, ngoại hình người phụ nữ thay đổi nhiều nhất nhưng sau sinh, tâm trạng lại biến đổi nhiều hơn cả. Sau khi con yêu cất tiếng khóc chào đời, thời gian đó không chỉ có niềm vui, sự hạnh phúc mà tâm trạng người phụ nữ còn ẩn chứa rất nhiều nỗi lo, sự buồn chán… mà nhiều người không biết.

Nguyên nhân của sự thay đổi đó có thể do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, cuộc sống xáo trộn, mất ngủ, vất vả chăm con… Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sau sinh một thời gian, người phụ nữ sẽ sớm lấy lại được sự cân bằng trong cuộc sống.

Dưới đây là những tâm trạng chung của phụ nữ sau sinh, các mẹ nên biết để chuẩn bị sẵn tâm lý cho bản thân:

Nỗi buồn

Tâm trạng lo âu cộng với sự đau đớn trong cơ thể sau ca vượt cạn mất nhiều sức lực và mất ngủ… sẽ khiến sản phụ dễ rơi vào tình trạng buồn chán, tuyệt vọng.

nhung-tam-trang-chung-cua-phu-nu-sau-sinh

Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, hầu hết sản phụ đều có chung tâm lý lo lắng, buồn chán, hay suy nghĩ. (ảnh minh họa)

Sợ hãi

Cảm giác đầu tiên khi được làm mẹ đó là sợ hãi. Chị em thường có tâm lý chung là không biết mình có thể làm một bà mẹ tốt được không, hay đơn giản đó chỉ là nỗi lo liệu mình có biết thay bỉm cho con, liệu có sữa cho con ti không?… Rất nhiều nỗi lo từ nhỏ đến lớn tuy nhiên mẹ không nên lo lắng thái quá bởi bản năng làm mẹ sẽ dạy cho bạn biết làm tất cả.

Niềm vui

Nhiều bà mẹ đã hạnh phúc đến khóc òa khi chứng kiến giây phút con yêu cất tiếng khóc chào đời. Tuy nhiên cảm xúc này thường đi cùng với tâm trạng lo lắng bên trên.

Tức giận

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng tâm trạng tức giận, khó chịu khá phổ biến sau sinh con. Nếu triệu chứng này kéo dài có thể gây ra chứng trầm cảm sau sinh. Nguyên nhân là do bà mẹ mới sinh phải đối mặt với nhiều vấn đề trong thời gian ở cữ.

Hay nghi ngờ

Rất nhiều bà mẹ sau sinh chia sẻ họ thường xuyên suy nghĩ và có cảm giác nghi ngờ với mọi người, mọi sự việc xung quanh. Họ cũng thường suy nghĩ quá vấn đề và làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Để thoát khỏi tâm lý này, sản phụ nên thường xuyên chia sẻ với chồng, nhờ người thân giúp đỡ để có nhiều thời gian hơn cho bản thân.

Theo Thảo Nguyên/Eva.vn