Chuyên mục lưu trữ: Nuôi con khỏe

Phương pháp tập cho bé ăn một mình

Giai đoạn khi các bé bắt đầu chứng tỏ sự độc lập của mình bằng những bước đi chập chững, cũng là lúc thích hợp nhất để mẹ luyện cho bé cách tự ăn thay vì phải đút từng muỗng như trước đây.

Từ 8 tháng tuổi, bé đã có thể tự cầm và ăn thức ăn. Sang đến tháng thứ 13, bé bắt đầu chú ý đến việc dùng dụng cụ hỗ trợ như muỗng, nĩa. Vào khoảng 18 tháng, bé sẽ biết phối hợp các dụng cụ khác nhau vào việc ăn uống của mình. Chính vì vậy, bạn hãy chú ý theo dõi hành vi của bé để có những phương pháp phù hợp.

phuong-phap-tap-cho-be-an-mot-minh

Ảnh minh họa

Phương pháp tập cho bé ăn một mình

– Chuẩn bị 2 chiếc thìa, một cho mẹ và một cho bé. Mẹ và bé đều cầm chiếc thìa của mình. Bắt đầu bằng việc mẹ múc thức ăn và chờ bé bắt chước theo. Có thể bé sẽ muốn giành thìa của mẹ. Khi đó, mẹ hãy trao đổi thìa với bé để bé khám phá cách múc và ăn thức ăn từ thìa của mẹ nhé.

– Dành thời gian để nấu những món ăn mềm, dễ xúc và dính vào thìa.

– Về dụng cụ ăn uống: Bộ thìa, nĩa hay đũa nên có kích thước phù hợp với đôi tay của bé. Nên dùng loại thìa có đầu lớn, tròn và không sắc, không nên chọn loại thìa, nĩa và bát chén dùng một lần, sẽ rất dễ bị đổ vỡ hoặc nhăn nhúm, cản trở quá trình tập ăn của bé.

Về thái độ của bạn

Bắt đầu làm quen với bất kì điều gì cũng cần thời gian để thực hành, từ chuyện tập ăn, tập đứng, tập đi… Chuyện tập ăn cũng vậy. Mới đầu những bữa ăn sẽ vô cùng bừa bãi, thức ăn vương vãi khắp nhà. Nhưng tốt nhất, mẹ nên để bé tự mày mò khám phá, phát triển đôi tay. Hãy yên lặng quan sát và chỉ giúp đỡ bé khi cần thiết.

Tập cho con cách cư xử trên bàn ăn

Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên việc tập cho con thói quen ăn uống lịch sự ngay từ bước khởi đầu bằng cách:

– Mẹ hãy “lôi kéo” con vào cuộc nói chuyện ở bàn ăn.

– Bạn phải làm gương, ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trước mắt bé. Đừng bảo con phải ăn món này món kia khi mà bạn chẳng bao giờ đụng đến chúng.

– Cư xử lịch sự trong bàn ăn như nói “cảm ơn” mỗi khi nhờ ai làm việc gì đó cho mình. Chẳng bao lâu sau bé sẽ nắm bắt những điều này và thực hành thành thạo.

Theo Thanh Vy/Suckhoegiadinh.com.vn

10 sự thật không như là mơ về các em bé sơ sinh

Đây là những điều “nằm ngoài mong đợi” của các mẹ bầu về thiên thần nhỏ trong lần đầu mang thai.

Các mẹ bầu khi lần đầu mang thai đều hình dung về bé yêu của mình như một thiên thần nhỏ xinh đẹp với làn da trắng sữa, đôi má đỏ hồng, đôi chân mũm mĩm và cặp mắt long lanh. Bé sẽ bước vào đời bạn với nụ cười hồn nhiên và đem đến bao niềm hạnh phúc bất ngờ. Nhưng “đời chẳng như là mơ”, không ít em bé chào đời với những điều “không như mong đợi”. Dù điều đó không thật nguy hiểm nhưng các mẹ cũng nên biết trước để không quá ngỡ ngàng trước sự “khác lạ” đáng yêu của các em bé sơ sinh.

1. Đầu nhọn

Khi sơ sinh, đầu bé rất mềm và dễ bị bóp méo trong hành trình gian khổ để ra khỏi đường dẫn sinh. Bé sẽ sớm trở lại bình thường nhưng nếu bạn lo lắng thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

10-su-that-khong-nhu-la-mo-ve-cac-em-be-so-sinh 10 sự thật không như là mơ về các em bé sơ sinh 10 su that khong nhu la mo ve cac em be so sinh

2. Vết đỏ trên da

Nhiều bé sinh ra với những vết đỏ nhạt trên gáy hoặc mí mắt, gây ra bởi những mao mạch gần sát dưới da. Thường những vết này sẽ tự tiêu biến.

3. U nang ở nướu răng

80% trẻ sơ sinh đều xuất hiện u nàng màu vành hoặc màu trắng ở nướu răng hoặc trong vòm miệng. Hiện tượng này sẽ biến mất sau 1 hoặc 2 tuần.

4. Bé có ngực

Nếu bạn nhận thấy ngực bé lớn hơn bình thường, bất kể trai gái, điều đó không phải do bạn tưởng tượng ra đâu. Đôi khi, các kích thích tố trong sữa mẹ cũng ảnh hưởng đến thai nhi và khiến bé trông như có “bầu vú nhỏ.” Nhưng hiện tượng này sẽ biến mất trong vài tuần hay 1 tháng.

5. Nước mắt cá sấu

Đây là hiện tượng bé khóc nhiều mà không chảy nước mắt. Hiện tượng tắc ống dẫn nước mắt xảy ra khá phổ biến ở trẻ em dưới 1 tuổi. Ngoài việc, vệ sinh sạch sẽ ra, không cần phương pháp điều trị nào khác, vấn đề sẽ được khắc phục trong vòng 1 năm.

6. Mắt lác

Có nhiều bé bị lác mắt trong 6 tuần đầu mới chào đời. Nhưng đây không phải hiện tượng nguy hiểm. Nếu sau 6 tuần mà mắt bé vẫn không trở lại bình thường, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế.

7. Phát ra âm thanh lạ khi ngủ

Bạn thường nghe câu “ngủ ngoan như trẻ nhỏ” nhưng thực tế lại không như thế. Vì khi mới chào đời, trung khu hô hấp của bé chưa hoàn thiện nên bé thường phát ra nhiều âm thanh lạ trong giấc ngủ.

8. Giật mình

Đừng quá ngạc nhiên khi bé thường xuyên giật mình trong giấc ngủ bởi đó là phản ứng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé giật mình và thức dậy trong đêm quá nhiều, bạn hãy thử chèn chặt bé bằng hai chiếc gối.

9. Lông tơ

Khi nằm trong bụng mẹ, cơ thể bé sẽ được bao phủ bởi lớp lông tơ. Thường chúng sẽ rụng đi trước khi bé chào đời nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Lớp lông này sẽ rụng dần theo thời gian.

10. Vảy da trên đầu

Đây là hiện tượng có những mảng da màu trắng bám trên da đầu bé. Thường chúng sẽ tự rụng đi sau vài tháng nhưng bạn cũng có thể đẩy nhanh quá trình bằng cách chải đầu cho bé mỗi ngày bằng một chiếc bàn chải mềm cùng dầu gội thích hợp.

Theo Diệu Linh/Afamily.vn

Sữa mẹ rất quan trọng đối với trẻ sinh non

Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ tại Bệnh viện Brigham and Women nêu bật sự cần thiết phải cho trẻ sinh non được bú sữa mẹ, nhất là trong thời gian được chăm sóc tại phòng hồi sức sơ sinh (NICU), do tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển não bộ và nhận thức của trẻ.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 180 trẻ sinh non và phát hiện trẻ được bú mẹ thời gian đầu đời có khối lượng chất xám trong não nhiều hơn cũng như phát triển về nhận thức và chức năng hoạt động khi lên 7 tuổi tốt hơn so với trẻ không được bú mẹ. Trẻ bú mẹ trong khảo sát này được định nghĩa là bú sữa mẹ nhiều hơn 50% tổng số chất dinh dưỡng cung cấp hằng ngày trong ít nhất 28 ngày tuổi. Khảo sát não bộ và phát triển nhận thức được thực hiện bằng thiết bị hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) bên cạnh các xét nghiệm về chỉ số thông minh (IQ), khả năng tập đọc, ghi nhớ, ngôn ngữ, nhận biết bằng hình ảnh và chức năng hoạt động.

sua-me-rat-quan-trong-doi-voi-tre-sinh-non Sữa mẹ rất quan trọng đối với trẻ sinh non sua me rat quan trong doi voi tre sinh non

Trẻ sinh non được chăm sóc đặc biệt rất cần được bú mẹ trong thời gian này. Ảnh: MNT

Trang tin y tế Medical News Today dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Mandy Brown Belfort cho biết nhiều bà mẹ sinh non gặp khó khăn khi muốn cho trẻ bú nếu đứa bé nằm tại NICU. Tuy nhiên, vì lợi ích không thể thay thế của sữa mẹ nên họ cố gắng tạo điều kiện cho trẻ được bú. Những khảo sát tiếp theo của nhóm này là sử dụng MRI để phát hiện sữa mẹ tác động như thế nào lên cấu trúc và chức năng não của đứa bé.

Theo Trúc Lâm/nld.com.vn

Những sai lầm của mẹ khi cho con bú

Nếu cho bú không đúng cách, trẻ không những chẳng thể nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá mà thậm chí, còn có thể tử vong trong một số trường hợp.

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho con sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu cho bú không đúng cách, trẻ không những chẳng thể nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá này mà thậm chí, còn có thể tử vong trong một số trường hợp.

1. Cho trẻ bú trong lúc tâm trạng buồn bực hoặc tức giận

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi người mẹ tức giận, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích sẽ phóng ra một lượng lớn noradrenalin và adrenalin (chất trung gian hóa học của hệ thần kinh giao cảm ) khiến mạch máu bị thu hẹp dẫn đến tim đập nhanh và huyết áp tăng cao. Các mẹ nên biết rằng sữa mẹ tiết ra trong khoảng thời gian đó không tốt cho trẻ bởi tác động của các hormone từ cơ thể mẹ tiết ra.

Nếu bé thường xuyên phải bú loại sữa này, các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ khiến cho khả năng kháng bệnh của bé suy giảm, chức năng tiêu hóa kém. Bởi vậy trong thời gian cho con bú mẹ nên hạn chế tối đa sự nóng giận.

nhung-sai-lam-cua-me-khi-cho-con-bu Những sai lầm của mẹ khi cho con bú nhung sai lam cua me khi cho con bu1

Ảnh minh hoạ

2. Cho bé bú sau khi tập thể dục xong

Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.

Nếu sau khi vừa vận động xong, mẹ nên nặn một ít sữa ra (khoảng từ 3 tới 5 ml ở cả 2 vú), chờ khoảng 30 phút rồi mới cho bú để lượng acid lactic giảm xuống.

3. Mặc quần áo bẩn cho con bú

Khi các mẹ nội trợ cơm nước cả ngày hoặc vừa đi làm về con đã khóc đói đòi ăn, nhiều chị em không ngần ngại…vạch áo ôm con cho bú ngay. Hành động này đã khiến một loạt các vi khuẩn, vi trùng đe dọa sức khỏe trẻ sẽ tiếp xúc với da, mũi của bé. Trẻ đòi ti mẹ không phải cấp bách đến mức không thể chờ được vài phút. Vì vậy, trước khi cho con bú chị em tốt nhất nên thay đồ ở nhà sạch sẽ rồi mới bế con.

4. Cho bú nằm dễ bị viêm tai giữa

Vì cổ họng của trẻ sơ sinh vẫn còn thẳng, ngắn nên khi cho con bú nằm, nếu trẻ bị sặc, sữa rất có thể sẽ chui vào trong ống tai, gây viêm tai giữa. Mặt khác, cho con bú nằm cũng dễ khiến bé bị nghẹt thở, nguy hiểm cho con.

nhung-sai-lam-cua-me-khi-cho-con-bu Những sai lầm của mẹ khi cho con bú nhung sai lam cua me khi cho con bu

Ảnh minh hoạ

5. Một nụ cười cũng có thể gây hoạ

Trẻ sơ sinh nở nụ cười sẽ khiến tất cả chúng ta cảm thấy thoải mái, tốt lành. Tuy nhiên nếu trong quá trình bú, tiếng cười của con có thể trở thành một “vũ khí” chết người. Khi trẻ cười to, thanh quản của bé mở, sữa có thể tràn vào gây sặc, nghẹt thở, thậm chí chết người. Vì vậy mẹ không nên trêu đùa con khi đang cho bé bú. Hãy lặng lẽ để con ăn và chỉ chơi đùa sau khi bé đã ợ hơi.

6. Cho con bú sữa mẹ uống kèm nước lọc

Lâu nay, các bà các mẹ sau khi cho con bú vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.

Theo các bác sĩ Nhi khoa, nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Do đó, biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc nước ở trẻ sẽ là khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác. Nếu cha mẹ cho rằng con đã bị ngộ độc nước, hay trẻ bị co giật, hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ.

7. Mỗi lần cho trẻ bú quá lâu

Sữa mẹ có hàm lượng chất béo thấp trong khi protein lại khá cao, nếu trẻ bú càng lâu thì hàm lượng protein giảm dần còn hàm lượng chất béo lại tăng lên, dễ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ.

Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau.

Theo Giadinh.net.vn

Tại sao trẻ sơ sinh vừa chào đời lại có da màu xanh?

Trẻ vừa chào đời có da màu xanh là hoàn toàn bình thường.

Các ông bố bà mẹ mong mỏi chờ đợi giây phút con chào đời sẽ đón một em bé xinh như thiên thần. Tuy nhiên, thời khắc đó sẽ không huyền ảo như bạn nghĩ vì đa phần trẻ sơ sinh đều có màu xanh.

Màu da ấy sẽ sớm sáng trở lại, hoặc cũng có thể khiến bạn phải lưu tâm vì vài biểu hiện bất thường.

Tại sao trẻ sơ sinh vừa chào đời lại có màu xanh?

Màu da của trẻ khi vừa chào đời phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hầu hết đều có màu xanh tím thẫm, nhưng tùy vào từng bé mà màu sắc này sáng lên nhanh hay chậm. Trẻ tiếp nhận ô-xy qua dây rốn và tử cung cho đến khi có thể tự thở. Đó cũng là lúc màu sắc của da thay đổi.

Màu da sẽ sáng dần, chuyển sang màu hồng hoặc đỏ thẫm. Đến vài ngày sau, tay và chân trẻ vẫn giữ màu hơi xanh là hoàn toàn bình thường vì hệ tuần hoàn vẫn cần thời gian để hoàn thiện.

Màu xanh ở những bộ phận khác trên cơ thể bé lại là điều bất thường, cần được theo dõi.

tai-sao-tre-so-sinh-vua-chao-doi-lai-co-da-mau-xanh

Nếu trẻ có da màu xanh, kèm theo biểu hiện không khóc, không cử động ngay khi chào đời, sẽ cần được theo dõi, điều trị ngay lập tức. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân da trẻ sơ sinh có màu xanh

Có hai nguyên nhân chính khiến da trẻ có màu xanh thâm ngay khi chào đời.

Chứng xanh tím (Cyanosis) được xem là tình trạng báo động khiến xa trẻ có màu xanh vì liên quan đến vấn đề tim bẩm sinh. Nếu trẻ tím tái, không cất tiếng khóc hoặc cử động thì có thể gặp trục trặc về đường hô hấp. Tim không bơm đủ máu và ô-xy cần thiết cho cơ thể. Màu xanh chính là dấu hiệu của máu bị khử ô-xy.

Chứng xanh tím đầu chi (Acrocyanosis) là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi trẻ chào đời có tay và chân màu xanh, trong khi các bộ phận khác, đặc biệt là ngực và thân trên có màu hồng. Đôi khi trẻ xanh hơn so với những bé khác ngay sau chào đời là bởi ít ô-xy được được truyền đi vì dây rốn bị đè nén hoặc tư thế của trẻ trong quá trình sinh nở. Sắc xanh sẽ nhanh chóng chuyển thành hồng khi máu được cung cấp đủ ô-xy.

Vấn đề gì sẽ xảy ra nếu trẻ sơ sinh bị da xanh kéo dài?

Trẻ chào đời bị da xanh, kèm theo biểu hiện không khóc sẽ được điều trị ngay lập tức. Có thể bé sẽ được theo dõi đặc biệt trong vài giờ hoặc vài ngày, kiểm tra sự phát triển có gì bất thường hay không.

Nếu trường hợp này không được phát hiện và điều trị ngay sau khi sinh, trẻ có thể phải đối diện với vài vấn đề, nghiêm trọng nhất sẽ dẫn tới tử vong vì não bộ bị tổn thương do thiếu ô-xy.

Theo Nhật Minh/Eva.vn

The post Tại sao trẻ sơ sinh vừa chào đời lại có da màu xanh? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Khắc phục tình trạng hoảng sợ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh dễ hoảng sợ, gặp tiếng động lớn thì run tay run chân và khóc thét lên, đêm ngủ rất dễ giật mình… Như vậy có là bình thường không?

Đây là hiện tượng phản xạ hết sức tự nhiên ở trẻ sơ sinh. Điều này còn chứng tỏ thính giác của bé tốt, phản ứng nhanh với tác nhân xung quanh.

Ở trẻ sơ sinh, sự phát triển của hệ thống thần kinh vẫn còn chưa hoàn thiện. Khi sự kích thích của thế giới bên ngoài tác dụng lên đầu mút thần kinh rồi truyền vào đại não, do các bao myelin thần kinh vẫn chưa hình thành hoàn thiện nên sự hưng phấn này sẽ tác động đến các sợi thần kinh lân cận… dẫn đến phản ứng khi bị kích thích với thế giới bên ngoài của trẻ cũng chậm, hơn nữa còn dễ bị tổng quát hóa, biểu hiện ở việc dễ khiếp sợ và khóc thét.

khac-phuc-tinh-trang-hoang-so-o-tre-so-sinh

Ảnh minh họa

Cha mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách:

1. Tạo cho trẻ môi trường ngủ yên tĩnh: không nên đặt điện thoại ở bên cạnh trẻ, đặc biệt là không đặt gần giường trẻ. Không xem ti vi hoặc nói to trong phòng ngủ của trẻ. Có thể phát những ca khúc mà trẻ thích nghe với âm lượng vừa phải trong phòng, như vậy có thể át được những âm thanh nhỏ và đột ngột.

2. Thường xuyên vỗ về, ôm ấp trẻ để tâm trạng của trẻ được ổn định.

3. Hạn chế tiếp khách: khi một em bé mới chào đời, bạn bè thân thiết có thể sẽ cảm thấy rất vui mừng, mọi người sẽ đến thăm hỏi và gặp em bé. Nhưng nếu như số lượng quá đông, hơn nữa lại nói lớn tiếng thì sẽ khiến trẻ giật mình hoảng sợ.

4. Không nên đem trẻ ra ngoài lâu, tránh những nơi công cộng đông đúc, ồn ào. Nếu như trẻ khóc, tốt nhất nên về nhà ngay.

Cha mẹ cũng nên:

1. Đưa ra những giúp đỡ cần thiết. Khi trẻ vẫn chưa bắt đầu lật người, cha mẹ có thể giúp trẻ cảm nhận được quá trình lật mình và cảm giác sau khi lật, những cảm giác mới mẻ này sẽ thúc đẩy trẻ sớm thử sức trong những công việc đó. Khi trẻ lật người, thông thường sẽ đều không biết nên làm thế nào để rút cánh tay ra khỏi người, hoặc không biết cách làm thế nào để đặt chân này sang cạnh chân kia; Khi đó, cha mẹ có thể để cho trẻ tự mình thử sức vài lần rồi mới giúp đỡ, như vậy trẻ sẽ nhanh chóng nắm bắt được những động tác cần thiết.

2. Làm tốt việc giữ an toàn cho trẻ. Sau khi trẻ biết lẫy, việc trẻ bị rơi xuống giường là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó cha mẹ cần làm tốt tất cả các biện pháp để giữ an toàn cho trẻ.

3. Để cho cơ bắp khỏe mạnh hơn. Muốn dễ dàng thực hiện cách thức vận động cơ thể, điều quan trọng nhất là phải có được một cơ bắp khỏe mạnh. Cha mẹ có thể giúp trẻ làm những động tác vuốt ve hoặc thể dục bị động, để giúp cho trẻ khỏe mạnh hơn.

Theo Thu Ngân/Suckhoegiadinh.com.vn

The post Khắc phục tình trạng hoảng sợ ở trẻ sơ sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.

Thay sữa mẹ bằng sữa công thức, trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh máu hiếm gặp

Tạp chí Nhi Khoa gần đây đưa ra bệnh án của một bệnh nhi nhằm cảnh báo về việc các bà mẹ thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức bởi việc này có thể gây ra căn bệnh về máu hiếm gặp ở trẻ.

Theo Nhật báo nước Anh, một bệnh nhi 2 tháng tuổi do uống sữa bò công thức bị dị ứng gây phát ban. Bác sỹ đề nghị mẹ bệnh nhi cho con uống sữa công thức với các thành phần: bột hạnh nhân, bột vừng, gạo lức, tiểu mễ, vi khuẩn có lợi, … Đến tháng thứ 6, mẹ bệnh nhi bắt đầu cho bé ăn bột và hoa quả nghiền nhuyễn, nhưng bé không chịu ăn. Đến tháng thứ 11, do bé phát triển không bình thường, mẹ bé phải đưa bé đến bệnh viện kiểm tra. Bác sỹ phát hiện bé không những không thể đứng thẳng, mà hễ người lớn chạm vào chân là bé sẽ khóc.

Bác sỹ bệnh viện đại học UPV, Tây Ban Nha tiến sỹ Isidro Victoria cho biết, “ Ở bệnh nhi xuất hiện vấn đề về xương, bé luôn trong trạng thái bất an và có nguy cơ không thể phát triển bình thường”.

sua-cong-thuc-co-the-gay-benh-ve-mau-hiem-gap-o-tre-em

(Nguồn: Internet)

Kiểm tra cho thấy, cơ thể bệnh nhi thiếu vitamin C, D, kẽm và hoóc-môn thyrotropin (hoóc-môn thùy trước tuyến yên) ở mức thấp. Theo lý thuyết, bệnh nhi này đã mắc một loại bệnh về máu rất nghiêm trọng và hiếm gặp. Trước đây, chỉ có những người bị thiếu vitamin C trong thời gian dài mới mắc phải. Từ thế kỉ 19 trở lại đây, hiếm gặp loại bệnh này ở người trưởng thành.

Tiến sỹ Victoria lập tức lập chế độ dinh dưỡng dành gồm: ngũ cốc, hoa quả, rau xanh, thịt và vitamin C và D thay thế loại sữa công thức hạnh nhân bé đang dùng. Một tháng sau, các chỉ số đều khôi phục về trạng thái bình thường, khung xương của bé chắc khỏe hơn. Hai tháng sau, bé bắt đầu học đi.

Từ bệnh án của bệnh nhi cho biết, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi ăn sữa công thức hạnh nhân một cách không hợp lý sẽ dẫn đến bệnh về máu hết sức nghiêm trọng. Nhà sản xuất cần chú thích rõ các loại sữa không dành cho trẻ thiếu vitamin C và các bác sỹ cũng cần hết sức chú ý trong việc đưa ra các lợi khuyến cáo cho các bà mẹ về vấn đề thay thế sữa mẹ bằng các loại sữa công thức.

Nguyên nhân gây ra ra bệnh máu xấu và cách phòng chống

Vitamin C là thành phần không thể thiếu cấu thành nên collagen trong cơ thể người. Collagen thường có trong nhiều tổ chức khác nhau như da, mạch máu, khung xương, xương sụn,… Thiếu hụt vitamin C ở mức nghiêm trọng có thể dẫn đến sự xuất hiện các đốm đen, điểm xuất huyết trên da, các bắp thịt và xương cốt yếu và đau nhức, lợi bị sưng và chảy máu,… Đây chính là các triệu chứng bệnh máu xấu.

Sử dụng bình pha sữa để cho con bú, phương pháp tiệt trùng Pasteur sẽ triệt tiêu vitamin C có trong sữa bò nên trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bệnh máu xấu, vì vậy cho con bú sữa mẹ luôn là tốt nhất.

Viện dinh dưỡng Anh Quốc cũng chỉ ra, trẻ từ 6 tháng trở đi cần được thêm vào những thực phẩm bổ sung vitamin A, C, D vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cho dù bé bú sữa mẹ hay ăn sữa ngoài.

Theo An Nhiên/Afamily.vn

The post Thay sữa mẹ bằng sữa công thức, trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh máu hiếm gặp appeared first on Tin Sức Khỏe.

Tác hại của việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh là việc hầu hết cha mẹ đều làm để giúp trẻ ngủ ngon. Tuy nhiên mới đây các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo từ việc làm này đến sức khỏe của trẻ.

Các bác sĩ Australia vừa đưa ra cảnh báo các bố mẹ trẻ về tác hại của việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh. Quấn khăn là kỹ thuật phổ biến khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Cha mẹ thường dùng khăn hoặc chăn để quấn chặt các bé nhằm xoa dịu bé, giúp bé cảm thấy yên tâm như khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ.

Phương pháp này được coi là một cách để trẻ không quấy khóc, ngăn ngừa hội chứng đột tử nhưng một tạp chí y tế của Australia đã nghiên cứu và chứng minh việc quấn trẻ bằng khăn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, dễ gây những biến chứng xương hông sau này.

tac-hai-cua-viec-quan-khan-cho-tre-so-sinh

Quấn khăn cho trẻ là việc hầu hết cha mẹ đều làm với trẻ sơ sinh.

“Các chuyên gia chỉnh hình tại Bắc Mỹ, Anh và Australia đều cho rằng việc quấn khăn, đặc biệt việc quấn chặt, có thể khiến trẻ em mắc bệnh loạn sản xương hông.” – Nghiên cứu cho biết. Số lượng bệnh nhân mắc chứng bệnh về xương hông đã tăng rất nhiều trong những năm qua. Thậm chí số lượng trẻ em quấn khăn chặt có nguy cơ mắc bệnh xương hông cao gấp 10 lần.

Cũng theo nghiên cứu, trẻ cần được để chân tay tự do cử động. Đặc biệt, nếu chân trẻ uốn cong giống ếch cũng là điều rất bình thường và tốt cho xương hông của trẻ sau này. Trong trường hợp bị quấn chặt, sau này trẻ có thể bị mắc bệnh xương hông và phải đeo nẹp ở chân hoặc phẫu thuật để chữa dứt điểm.

tac-hai-cua-viec-quan-khan-cho-tre-so-sinh

Việc quấn khăn có thể ảnh hưởng đến xương hông của trẻ.

Tiến sĩ Matthias Axt, người đứng đầu khoa chỉnh hình tại Bệnh viện Nhi đồng Westmead, cho biết rất ít trường hợp nhiễm bệnh xương hông tại các khu vực không khuyến khích quấn khăn cho trẻ sơ sinh.

“Trẻ sơ sinh cần tự do đôi chân để mở hông. Đó là điều rất bình thường. Chúng tôi có bằng chứng rõ ràng cho thấy quấn khăn rất bất lợi cho sự phát triển của xương hông.” – Tiến sĩ Axt nói.

Theo Vân Anh/Afamily.vn

The post Tác hại của việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh appeared first on Tin Sức Khỏe.

5 lý do nên để trẻ tránh xa gối trong 2 năm đầu tiên

Mẹ nên hát ru và vỗ nhẹ nhẹ cho bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ, nhưng nên tránh xa việc dùng gối khi ngủ cho trẻ dưới 2 tuổi nhé.

Không giống như nhiều người nghĩ, trẻ sơ sinh và trẻ chưa biết đi không cần dùng đến gối khi ngủ. Sự thật được khuyến cáo là bạn nên để trẻ tránh xa gối trong 2 năm đầu tiên. Đây là 5 lý do bạn cần biết:

Gối đầu có thể dẫn đến nghẹt thở

Nếu bạn nghĩ việc ngủ gác đầu lên một chiếc gối sẽ giúp con bạn ngủ tốt hơn, bạn đã sai rồi đấy. Chiếc đầu non nớt của bé sẽ chìm trong gối mềm, điều này có thể khiến tăng khả năng gây nghẹt thở với trẻ. Hơn nữa, gối có thể bịt lỗ mũi nhỏ của trẻ và hạn chế luồng khí khi bé xoay chuyển hướng đầu.

5-ly-do-nen-de-tre-tranh-xa-goi-trong-2-nam-dau-tien

Chiếc đầu non nớt của bé sẽ chìm trong gối mềm, điều này có thể khiến tăng khả năng gây nghẹt thở với trẻ.

Làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

Ngoài việc gây nghẹt thở, gối đầu còn làm tăng hội chứng trẻ sơ sinh chết đột ngột (hay còn gọi là SIDs) Nếu ruột gối được nhồi bằng bọt biển hoặc hạt xốp thermocol, vô tình nó có thể bị rơi ra và trẻ hít vào dẫn đến ngạt thở. Ngoài ra, những chiếc gối hình móng ngựa được sử dụng theo cách truyền thống để nâng đỡ chiếc đầu non nớt của trẻ có thể hạn chế chuyển động của trẻ sơ sinh.

Dùng gối khi ngủ làm thân nhiệt của trẻ quá nóng

Những mẫu gối dành cho trẻ sơ sinh được yêu thích nhất có vỏ trông bắt mắt lại làm bằng polyester hoặc không phải vải sợi bông. Điều này có thể làm tăng nhiệt bên dưới đầu và dẫn đến biến động nhiệt độ trong cơ thể. Đổ mồ hôi quá mức do vỏ gối có thể dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt, đe dọa tính mạng của trẻ và có thể gây tử vong.

Gối đầu dễ gây bong gân cổ ở trẻ

Hầu hết gối của trẻ sơ sinh đều bông lên và không bằng phẳng. Trong thực tế, điều này có thể gây bong gân cổ cho bé khi cho trẻ sơ sinh gối lên ngủ trong nhiều giờ.

5-ly-do-nen-de-tre-tranh-xa-goi-trong-2-nam-dau-tien

Tránh sử dụng gối khi ngủ cho đến khi trẻ lên hai tuổi.

Gối đầu có thể dẫn đến hội chứng đầu phẳng

Ngủ trên một chiếc gối mềm quá lâu có thể phát sinh hội chứng đầu phẳng ở trẻ do áp suất không đổi. Trong khi đó, việc đặt bé nằm ngửa lại cần thiết để giảm thiểu các trường hợp đột tử, thì việc đặt trẻ nằm ngửa trên gối có thể dẫn đến biến dạng các cấu trúc trong đầu của trẻ.

Là bậc cha mẹ, bạn nên cho trẻ ngủ theo các quy tắc an toàn cho bé như sau:

– Luôn để trẻ ngủ nằm ngửa, không để trẻ nằm úp ngực xuống giường.

– Tránh sử dụng gối khi ngủ cho đến khi trẻ lên hai tuổi.

– Khi chọn gối cho trẻ biết đi, đảm bảo gối cứng và phẳng.

– Nếu đầu của bé ở nguyên một vị trí quá lâu hoặc nhiều hơn 2 tiếng, hãy thử đổi tư thế để tránh hội chứng đầu phẳng do áp lực.

– Hãy chắc chắn rằng giường hoặc cũi của bé được đặt bên cạnh giường bạn và cách xa máy sưởi phòng hoặc các vật dụng điện tử khác.

Theo Gấm Phạm/Afamily.vn

Những dấu mốc phát triển của bé trong năm đầu tiên

Từ khi lọt lòng mẹ cho đến lúc biết đi, 12 tháng đầu tiên trong cuộc đời mỗi trẻ sơ sinh, bố mẹ sẽ được chứng kiến quá trình thay đổi bất ngờ đến khó tin của bé.

Được chứng kiến con yêu lớn lên mỗi ngày là niềm hạnh phúc vô bờ của bố mẹ. Trẻ sơ sinh phát triển với tốc độ chóng mặt và mỗi tháng qua đi sẽ mang lại cho bé sự phát triển mới. Làm thế nào để nhận ra điều đó, chỉ cần bố mẹ chú ý theo dõi, quan sát bé yêu một chút.

Những dấu mốc quan trọng trong 12 tháng đầu tiên của bé mà bố mẹ nào cũng mong mình được tận mắt chứng kiến như bé mọc răng, bé biết bò, bé bập bẹ tập nói… Nếu bé của bạn đạt đến những dấu mốc này sớm hơn, bé cũng sẽ hình thành và phát triển sớm một số kỹ năng.

Dưới đây là những dấu mốc phát triển theo từng tháng trong năm đầu tiên của trẻ sơ sinh mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Tháng thứ 1:

Em bé của bạn đang phát triển nhanh.

Bé có thể giao tiếp với mọi người bằng mắt.

Bé khóc khi cần được giúp đỡ.

Bé sẽ có phản ứng nhất định với giọng nói và nụ cười của bố mẹ.

nhung-dau-moc-phat-trien-cua-be-trong-nam-dau-tien

Tháng thứ 2:

Hình dáng của bé trở nên đầy đặn, tròn trịa hơn.

Bé đã học được cách cười và khuôn mặt biểu cảm.

Bé tập trung vào việc nhìn ngắm các thứ xung quanh mình.

Có tiếng thì thầm và tiếng òng ọc như nước chảy của bé để phản xạ lại với âm thanh, giọng nói.

Bé biết bày tỏ sự tức giận.

Tháng thứ 3:

Bạn sẽ thấy hình dáng vô cùng đáng yêu của bé bởi cơ thể bé đã phát triển nhiều so với lúc mới sinh.

Bé biết mỉm cười, nụ cười đáng yêu kèm theo các phản ứng của cơ thể – cánh tay nâng lên, bàn tay rộng mở và chân di chuyển.

Nụ cười và tiếng òng ọc như nước chảy của bé để có được sự chú ý của bố mẹ.

Bé đã biết bắt chước nét mặt và một số cử động nhất định của bố mẹ.

Tháng thứ 4:

Bé biết đẩy cánh tay lên khi nằm trên bụng mẹ.

Nắm lấy thứ gì thật chặt cho mình.

Cười to .

Bé thích chơi và sẽ khóc khi thời gian chơi bị gián đoạn.

Tháng thứ 5:

nhung-dau-moc-phat-trien-cua-be-trong-nam-dau-tien

Bé khẳng định mình, bằng việc:

Bắt đầu lăn theo hướng này, hướng khác.

Học cách để chuyển vật từ tay này sang tay khác.

Thổi/phì bọt.

Khóc khi bố mẹ ra khỏi tầm nhìn của bé.

Bé thích chơi khi bố mẹ cho bé ăn.

Tháng thứ 6:

Bé biết lăn lộn theo nhiều hướng.

Bé biết lấy tay cào các vật nhỏ để lấy được chúng.

Bé bập bẹ và gây ra tiếng ồn như kêu thét lên hay thì thầm.

Thể hiện xu hướng hiền lành hay hiếu động.

Tháng thứ 7:

Bé bắt đầu bò, ẩn nấp.

Bé học cách sử dụng ngón tay cái và các ngón tay.

Bé thích được ở chỗ đông người.

Bé biết bày tỏ sự tức giận một cách quyết liệt.

Bé bắt chước giọng của người lớn.

Tháng thứ 8:

Bé ngồi được một cách chắc chắn mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Bé cố gắng vỗ tay.

Bé có phản ứng đáp lại khi bố mẹ, người thân trong gia đình gọi bé theo tên của bé.

Bé biết lo lắng hay xấu hổ với người lạ.

Tháng thứ 9:

Bé cố gắng bò và leo cầu thang.

Bắt chước cử chỉ mà người khác làm.

Thích chơi với bố mẹ (chơi với mẹ khi mẹ đang nấu ăn).

Tìm hiểu mọi thứ từ môi trường xung quanh mình.

Tháng thứ 10:

nhung-dau-moc-phat-trien-cua-be-trong-nam-dau-tien

Bé cố gắng đứng lên.

Làm xáo trộn và giành đồ chơi cho mình.

Lòng tự trọng của bé bắt đầu hình thành.

Bé có phản ứng với tiếng vỗ tay.

Bé sẽ thể hiện tất cả các tâm trạng của bản thân như vui vẻ, hạnh phúc, buồn và giận dữ.

Tháng thứ 11:

Bé không cho mẹ/bố có thể ngồi yên đọc sách, báo.

Cố gắng tập nói “mẹ” hay “bố”.

Sẽ không hợp tác/làm theo ý bố mẹ.

Bé rất thích được tắm.

Tháng thứ 12:

Bé có thể đứng mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào và bước đi những bước đầu tiên trong cuộc đời.

Bé cố gắng nói 2-3 từ.

Bé biết cho tay vào áo khi bố mẹ mặc quần áo cho mình.

Cho thấy cơn tức giận của bản thân.

Phát triển óc hài hước.

Bé của bạn sẽ trải qua quá trình phát triển, chuyển biến kinh ngạc trong năm đầu tiên của cuộc đời. Cân nặng của bé sẽ tăng gấp 3 lần so với lúc sinh. Bố mẹ hãy chú ý theo dõi sự phát triển của bé yêu trong thời gian này bởi nó là điều thú vị và thiêng liêng. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng phát triển theo các dấu mốc trên. Nếu bạn không nhìn thấy bất kỳ sự kiện quan trọng nào diễn ra trong các tháng nêu trên, nó là điều hoàn toàn bình thường trong sự phát triển của bé.

Theo Lan Dương/Afamily.vn