Chuyên mục lưu trữ: Mẹo vặt

Khóc khi có bầu thai nhi sẽ thế nào?

Nếu mẹ khóc khi có bầu thai nhi sẽ thế nào – hệ quả sẽ ngoài sức tưởng tượng các mẹ hãy biết ngay.

Nghiên cứu từ Hiệp hội Khoa học tâm lý chỉ ra rằng thai nhi 6 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và chịu ảnh hưởng từ cảm xúc của người mẹ. Những cảm xúc vui buồn, tức giận, hạnh phúc không chỉ ảnh hưởng nhất thời đến thai nhi, mà nó còn hình thành thái độ sống sau này của trẻ.

Việc người mẹ buồn rầu, dẫn đến tình trạng thường xuyên khóc trong thai kỳ, sẽ tác động thế nào đến em bé. Những thông tin sau sẽ giúp mẹ hiểu thêm về điều này và tránh được những cảm xúc tiêu cực, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

khoc-khi-co-bau-thai-nhi-se-the-naokhoc-khi-co-bau-thai-nhi-se-the-nao

Mẹ bầu hay khóc lóc, con có thể chậm phát triển

Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh được sự liên hệ giữa mẹ và bé trong thời gian thai kỳ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ.

Thai kỳ là một trong những khoảng thời gian quan trọng và tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời người phụ nữ. Các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho rằng, đó là thời kì thay đổi tâm lí tự nhiên nên thai phụ dễ xúc động, dễ nhạy cảm, thậm chí khóc lóc. Tuy nhiên, những biến đổi tâm lí đó lại có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, đặc biệt khi thai nhi từ 7 tháng tuổi. Khi thai nhi được 7 tháng tuổi đã hiểu và nghe được âm thanh bên ngoài của mẹ nên khi mẹ bầu khóc lóc, buồn bã, thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

Nếu người mẹ luôn suy nghĩ, buồn tủi trong thời gian mang thai có thể khiến thai nhi chậm phát triển, bé sơ sinh đối mặt với nguy cơ tự kỉ cao, hay quấy khóc…

Trường hợp mẹ thỉnh thoảng buồn và khóc

Trường hợp này không ảnh hưởng nhiều và cũng không có bất kỳ tác động lâu dài đến sức khỏe cũng như tinh thần bé.

Nói chung không chỉ việc ăn uống, sinh hoạt, mà tâm trạng mẹ cũng có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, nói chuyện với nhiều người, tập yoga, đi bộ là những cách giúp mẹ tránh căng thẳng, trầm cảm trong thai kỳ. Thời gian mang thai là thời gian mẹ được nuông chiều bản thân. Hãy tận hưởng khoảng thời gian quý giá này, trước khi bước vào “cuộc chiến” nuôi con nhỏ thực sự.

Theo An Nhiên/Phunutoday.vn

Những loại thực phẩm không nên ăn khi bị đau dạ dày

Nếu bị đau dạ dày bạn tuyệt đối không được ăn những thực phẩm dưới đây!

Thực phẩm cần ăn kiêng khi bị đau dạ dày

Súp lơ xanh và cải bắp sống

Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi bạn ăn sống hai loại rau này. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi ăn.

Cà phê

Trong cà phê có chứa nhiều cafein là một chất kích thích, người đau dạ dày không nên dùng.

Chè đặc

Đối với người bình thường, chè xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại có hại đối với người bị đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên. Đặc biệt không nên uống chè xanh đặc vào lúc đói.

Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nếu bạn ăn một món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, dạ dày đã tổn thương của bạn sẽ phải vất vả hơn khi điều tiết, từ đó dẫn đến những cơn đau và những cảm giác khó chịu như đi ngoài, đầy hơi, ăn không tiêu… mà bạn sẽ không hề muốn một chút nào khi đang thưởng thức bữa ăn của mình. Chính vì vậy, đối với những người bị viêm dạ dày, cần phải dung hòa một cách khéo léo mỗi món ăn sao cho đạt được sự quân bình nhất.

Để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như một cuộc sống luôn cân bằng, bạn hãy nhớ một quy tắc: tất cả những gì “quá” đều không tốt. Trong ăn uống cũng vậy, những món ăn được chế biến đi ngược lại công thức này đều khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, dễ dẫn đến viêm hoặc loét dạ dày. Do đó, hãy hạn chế và tốt nhất là kiêng hẳn những món ăn trên để hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày một cách tốt nhất, tăng khả năng hồi phục và tránh những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây nên.

Quy tắc ăn uống cho người đau dạ dày

Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

Người bệnh dạ dày cần tránh ăn các thực phẩm ngâm muốiNgười bệnh dạ dày cần tránh ăn các thực phẩm ngâm muối

Ăn ít thực phẩm ngâm muối: Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô… chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.

Đúng giờ, đủ lượng: Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ăn ít thực phẩm chiên rán: Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

Theo Bằng Lăng/Phunutoday.vn

6 đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương

Bệnh loãng xương thường phát triển thầm lặng, không đau, không triệu chứng, vì vậy hầu hết người bệnh không phát hiện để phòng tránh và chữa trị kịp thời.

Tại Việt Nam, bệnh loãng xương đã vượt mức báo động. Trước đây, loãng xương chỉ thường xuất hiện ở những người lớn tuổi do bị giảm nội tiết tố, xương bị xốp dẫn đến loãng xương.

Nhưng hiện nay, xu hướng mắc nguy cơ loãng xương ngày càng trẻ hoá đặc biệt là phụ nữ bởi nhiều lý do như di truyền, ăn uống thiếu chất, lao động quá sức…

Dưới đây là 6 đối tượng có nguy cơ loãng xương cao nhất:

1. Phụ nữ sau mãn kinh: Do hoạt động của buồng trứng ngưng lại, không còn nội tiết tố có chức năng ức chế hoạt động của các tế bào phá hủy xương. Vì vậy, phụ nữ sau khi mãn kinh thường gặp các biến chứng của loãng xương như gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay…

2. Người nằm bất động quá lâu do bệnh tật: Khi đó, các tế bào phá hủy xương có cơ hội tăng hoạt tính dẫn đến loãng xương.

3. Người mắc các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường… và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam).

4. Người mắc bệnh suy thận mãn tính hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều canxi qua đường tiết niệu.

5. Người mắc các bệnh xương khớp mãn tính.

6. Người sử dụng một số thuốc: kháng viêm, chống động kinh, chữa bệnh tiểu đường… lâu ngày sẽ ức chế quá trình tạo xương. Bên cạnh đó, làm giảm hấp thu canxi ở ruột, tăng bài tiết canxi ở thận, từ đó làm tăng quá trình phá hủy xương.

Theo Gokuyuri/Suckhoegiadinh.com.vn

Mẹ bầu dùng dầu cá liều cao, con ít bị hen suyễn

Trẻ con của các bà mẹ dùng dầu cá liều cao khi mang thai ít có nguy cơ bị suyễn và một số bệnh về hô hấp khác, theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học Đan Mạch tại ĐH Copenhagen mới được công bố trên tờ New England Journal of Medicine.

Nhóm nghiên cứu đã cho 700 phụ nữ dùng một trong 2 dạng viên: Hoặc chứa 2,4 g dầu cá hoặc viên tương tự chứa dầu olive mỗi ngày vào 3 tháng cuối thai kỳ. Cả bà mẹ và người làm thí nghiệm đều không biết ai dùng dạng viên nào cho đến khi trẻ lên 3 tuổi. Sau đó, chỉ các nhà khoa học được biết mẹ dùng loại nào khi trẻ lên 5 tuổi. Bà mẹ ghi nhận, báo cáo những lần trẻ bị bệnh liên quan đến hô hấp, thở khò khè kéo dài trong 3 ngày cho đến khi lên 3 tuổi và bị suyễn cho đến khi lên 5.

Mẹ dùng dầu cá khi mang thai, con ít bị bệnh đường thở. Ảnh NPR

Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh đường thở ở trẻ con của các bà mẹ dùng dầu cá là 17% trong khi tỉ lệ này ở nhóm bên kia là 24%. Trẻ có mẹ dùng dầu cá cũng ít bị viêm phế quản, viêm phổi và bệnh nhiễm trùng đường thở khác so với nhóm còn lại.

Khảo sát này khẳng định lại những nghiên cứu trước đây nêu khả năng việc dùng axít béo omega 3 ở thai phụ có thể giúp con của họ ít bị bệnh suyễn.

Theo Trúc Lâm/nld.com.vn

Thói quen “chết người” khi chế biến thịt gà

Thói quen ‘chết người’ khi chế biến thịt gà cần tránh ngay kẻo rước họa vào thân cần tránh ngay.

Thịt gà lành, ngon, bổ, rẻ, nên là một trong những loại thịt phổ biến nhất trong bữa ăn của mọi nhà, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với tất cả chúng ta đều đã biết chế biến chúng đúng cách, và điều này không chỉ khiến thịt kém ngon mà còn có thể gây hậu quả đáng tiếc.

thoi-quen-chet-nguoi-khi-che-bien-thit-gathoi-quen-chet-nguoi-khi-che-bien-thit-ga

Sai lầm rửa thịt gà trước khi chế biến

Hầu hết những người nội trợ đều có thói quen rửa thịt gà trước khi nấu. Tuy nhiên, điều này lại vô tình làm lây lan vi khuẩn ra xung quanh, gây nhiễm độc. Hiệp hội Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) đã tiến hành một cuộc khảo sát với 4.500 người ở Anh. Kết quả cho thấy 44% người tiêu dùng rửa thịt gà trước khi nấu để loại bỏ bụi bẩn và vi trùng.

Tuy nhiên, FSA cảnh báo rằng việc rửa thịt gà sẽ làm nước bắn ra xung quanh, lây lan vi khuẩn campylobacter vào tay, bếp nấu, quần áo và các dụng cụ nấu bếp.

Theo BBC, vi khuẩn campylobacter là nguyên nhân nhiễm độc phổ biến nhất ở Anh, đa số các trường hợp là do gia cầm nhiễm độc. Mỗi năm, vi khuẩn này gây bệnh cho 280.000 người ở Anh.Tuy nhiên, 28% số người trong cuộc khảo sát biết thông tin này và 1/3 biết gia cầm chính là nguồn lây nhiễm chính của campylobacter.

Các triệu chứng của căn bệnh nhiễm khuẩn campylobacter bao gồm tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, sốt và mệt mỏi. Hầu hết mọi người chỉ bị bệnh khoảng vài ngày, nhưng nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài như hội chứng ruột kích thích hay hội chứng Guillain-Barre, một tình trạng nghiêm trọng của hệ thần kinh. Thậm chí, căn bệnh này còn gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và người già.

Catherine Brown, Giám đốc điều hành FSA, cho biết: “Đó là lý do chúng tôi kêu gọi mọi người ngừng rửa thịt gà sống và nâng cao nhận thức về những rủi ro nhiễm khuẩn campylobacter. Nó không những gây bệnh nặng và tử vong, mà còn khiến nền kinh tế tiêu tốn hàng trăm triệu bảng Anh mỗi năm”.

Rã đông từ từ

Bạn có ý định ăn thịt gà vào buổi tối nên ngay từ chiều đã lấy gà ra, để trên kệ bếp cho rã đông dần, đến tối là vừa kịp nấu? Bạn có biết đây là thói quen tuy đơn giản, tiện lợi, không tốn nhiều công nhưng cũng là cách tiện nhất và đơn giản nhất để thức ăn của bạn trở nên độc hại?

Lý do: nhiệt độ phòng hầu như luôn nằm trong khoảng điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi (từ khoảng 5-60 độ C), và vi khuẩn có thể bắt đầu nhân đôi sau 20 phút nên việc rã đông thụ động miếng thịt (hay cả con gà) trong nhiều tiếng đồng hồ như vậy là quá đủ thời gian để vi khuẩn salmonella (gây ngộ độc, tiêu chảy…) và các loại vi khuẩn gây hại khác có thể làm hại bạn.

Vậy nên, thay vì rã đông theo kiểu truyền thống hoàn toàn không tốt này, bạn nên chủ động để thịt từ ngăn đá xuống ngăn dưới tủ lạnh từ sớm, hoặc cho thịt vào túi kín và ngâm trong nước, thịt sẽ rã đông tốt hơn, nhanh hơn, giảm thiểu nguy cơ gây hại.

Chế biến ngay sau khi lấy từ trong tủ lạnh ra

Một số người sợ để lâu sinh vi khuẩn, hoặc chỉ đơn giản là không chuẩn bị trước nên thiếu thời gian chế biến, đã vội vàng cho ngay miếng thịt còn lạnh lên bếp. Và hậu quả gần như trăm lần như một nhận được sẽ là thịt chín đẹp bên ngoài nhưng còn sống, chảy nước đỏ bên trong, và có lẽ bạn đã hiểu thịt gà sống là thứ đặc biệt không nên ăn.

Theo An Nhiên/Phunutoday.vn

6 điều mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý

Mang thai sẽ khiến cuộc sống của bạn thay đổi rất nhiều. Thậm chí nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại trước đó cũng phải từ bỏ vì sự an toàn của mẹ và con.

Dưới đây là 6 điều mẹ bầu cần lưu ý, đặc biệt trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.

1. Hút thuốc

Không phải ngẫu nhiên thuốc lá lại đứng đầu trong danh sách này vì nó có tác động trực tiếp, lớn nhất tới cả mẹ lẫn con.

Nếu bạn đã hút thuốc từ rất lâu, thì đã đến lúc cần phải từ bỏ hoàn toàn vì những lý do sau đây. Thuốc lá liên quan trực tiếp tới nhiều nguyên nhân dẫn tới tử vong. Trong suốt quá trình mang thai, hút thuốc có thể khiến cả 2 mẹ con suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân, nhiễm trùng và một số vấn đề nghiêm trọng khác.

Ngoài ra, bạn cần đặc biệt lưu ý, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra thuốc lá dẫn tới trực tiếp tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh.

2. Đồ uống có cồn và caffein

6-dieu-me-bau-can-dac-biet-luu-y6-dieu-me-bau-can-dac-biet-luu-y

Cũng tương tự như hút thuốc lá, dùng đồ uống chứa cồn và caffein là điều cần kiêng cấm khi mang thai trong những tháng đầu.

Trước tiên, đồ uống như rượu bia gây ra hội chứng thai nhi chậm phát triển, giảm khả năng nhận thức. Trong khi đó caffein dẫn đến tình trạng sinh non cùng nhiều tình trạng bệnh tật sơ sinh ở trẻ.

3. Xông hơi

Xông hơi khô hoặc ướt đều nên hạn chế tối đa trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trên thực tế, những hoạt động này đẩy bạn vào hoàn cảnh môi trường nóng hơn nhiệt độ cơ thể khá nhiều, tác động không tốt cho sự hát triển của thai nhi.

4. Thảo dược và tân dược

Nếu đang sử dụng một loại thuốc tân hoặc thảo dược nào đó để điều trị bệnh, bạn cần cân nhắc sự thay đổi để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sỹ về loại thuốc đó có an toàn hay không. Tránh thực hiện các biện pháp y học như chụp X-quang vì không tốt cho thai nhi.

5. Hải sản có chì

Hầu hết các loại hải sản và cá đều là nguồn cung cấp protein, chất béo có lợi mà cơ thể cần trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nhiều loại cá biển có chứa lượng lớn chì và các chất hóa học gây hại khác, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Do đó, mẹ bầu trong 3 tháng đầu, nên hạn chế ăn cá biển, hoặc chỉ nên chọn các loại như cá ngừ, cá hồi.

6. Kiêng cữ thái quá

6-dieu-me-bau-can-dac-biet-luu-y6-dieu-me-bau-can-dac-biet-luu-y

Kiêng cữ những loại thực phẩm kể trên không đồng nghĩa bạn chọn cho mình thực đơn quá nghèo nàn về dinh dưỡng. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cả mẹ và con cần nhiều dinh dưỡng và khoáng chất hơn.

Hãy đẩm bảo tiêu thụ đủ lượng vitamin D mỗi ngày từ lòng đỏ trứng, cá ngừ, cá hồi, dầu gan cá và tắm nắng. Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung canxi từ sữa và các sản phẩm từ sữa.

Nạp thêm sắt, folic cho cơ thể từ một số loại thực phẩm chức năng do bác sỹ kê. Tăng cường ăn thực phẩm giàu omega 3 như hạt óc chó. Loại axit béo này có vai trò lớn trong việc hình thành, phát triển mắt, não bộ và hệ thần kinh của trẻ.

Theo Nhật Minh/Eva.vn

Có thể dự đoán tuổi thọ bằng xét nghiệm máu

Theo Dailymail, các nhà khoa học tại Đại học Boston (Mỹ) vừa thực hiện được điều tưởng chừng như không thể: sử dụng bộ xét nghiệm máu thông minh để dự đoán tuổi thọ con người.

Nghiên cứu này vừa công bố trên tạp chí Aging Cell sau khi các nhà khoa học sử dụng dữ liệu sinh học về 5.000 mẫu máu từ nhóm đối tượng tham gia, và phân tích diễn biến sức khỏe của họ trong 8 năm tiếp theo.

co-the-du-doan-tuoi-tho-bang-xet-nghiem-mauco-the-du-doan-tuoi-tho-bang-xet-nghiem-mau

Tổng hợp, nhóm xác định những dấu hiệu thể hiện tình trạng sức khỏe tốt và xấu trong tương lai; đặc biệt là khả năng mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như: ung thư, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường. Sau tất cả, các nhà nghiên cứu tìm ra 26 dấu ấn sinh học khác nhau giúp “tiên đoán” tuổi thọ.

Bước đột phá này cho phép các bác sĩ chia bệnh nhân thành nhiều nhóm khác nhau, căn cứ theo kết quả xác định rủi ro sức khỏe thực tế đầu vào, và quan trọng nhất là thay đổi hành vi để đạt hiệu quả chữa trị tốt hơn.

Hai tác giả chính là GS, TS. Paola Sebastiani và TS. Thomas Perls cho biết: “Những dấu hiệu cho thấy sự khác biệt trong cách mỗi người già đi, đồng thời hứa hẹn tiềm năng trong việc đoán biết đâu là quá trình lão hóa lành mạnh, thay đổi nhận thức, suy giảm chức năng thể chất, hay tỷ lệ sự sống còn và nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tuổi như bệnh tim, đột quỵ, bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh ung thư”.

Kết quả đặt nền tảng cho lĩnh vực sinh học phân tử về lão hóa, thông qua việc sử dụng tương quan từ nhiều chỉ dấu sinh học hiện hữu, kết hợp với tỷ lệ tử vong và nguy cơ bệnh tật khác nhau.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng trong giai đoạn tới, nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi các nhóm dân cư lớn hơn nhằm xác nhận kết quả rõ ràng hơn.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Thiếu máu có thể ảnh hưởng đến thính giác

Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ thuộc ĐH Pennsylvania mới được công bố trên tờ JAMA Otolaryngology – Head & Neck Surgery nêu khả năng có mối liên quan giữa chứng thiếu máu do thiếu sắt (IDA) và tình trạng giảm thính lực, đặt nghi vấn rằng chính chứng thiếu máu khá phổ biến này đã ảnh hưởng đến thính giác của nhiều người.

Nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào dữ liệu y tế của 305.339 người từ 21 đến 90 tuổi, trong đó có 43% là nam giới trên 43 tuổi. Họ ghi nhận những người bị IDA qua chỉ số ferritin và hemoglobin trong hồ sơ. Các nhà khoa học khu biệt nhóm có thính lực kém bằng cách xem xét những người bị bất thường ở xương tai trong, bị tổn hại ở ốc tai hoặc ở các đường dẫn thần kinh từ tai trong lên não và mất thính lực không xác định nguyên nhân. Những phân tích sau đó xác nhận mối liên quan giữa IDA với tình trạng giảm thính lực.

thieu-mau-co-the-anh-huong-den-thinh-giacthieu-mau-co-the-anh-huong-den-thinh-giac

Nghiên cứu mới nêu khả năng giảm thính lực do thiếu máu Ảnh: MNT

Mối liên quan nêu trên chưa được giải thích rõ lý do nhưng nhóm nghiên cứu nêu một số khả năng. Ví dụ, nguồn máu cung cấp cho tai trong thông qua động mạch mê cung – vốn rất dễ tổn hại do thiếu máu cục bộ – có thể phần nào ảnh hưởng đến mối liên quan này. Ngoài ra, đã có cơ sở cho thấy những người bị bệnh mạch máu cũng ảnh hưởng đến thính giác, từ đó suy ra nguồn cung cấp máu là yếu tố dẫn đến giảm thính lực.

Nhóm nghiên cứu lưu ý thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề dễ khắc phục và không nên để điều đó ảnh hưởng đến thính giác cũng như sức khỏe về lâu dài.

Theo Trúc Lâm/nld.com.vn

Bệnh u nang tuyến vú có nguy hiểm không?

U nang tuyến vú là một bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ ở lứa tuổi mãn kinh. Nhưng nhiều chị phụ nữ trẻ vẫn có thể bị.

Chào bác sỹ ạ! Em năm nay 25 tuổi lập gia đình thời gian đây em có hiện tượng đau căng tức ngực… Em đã đi khám vú cách đây khoảng 1 tháng, bác sỹ cho siêu âm và phát hiện là nang tuyến vú rải rác khoảng 3 mm bên trái và bảo là không cần uống thuốc.

Em muốn hỏi bác sĩ là bệnh u nang tuyến vú có nguy hiểm không và em có nên đi phẫu thuật để tránh ung thư vú sau này không. Bị bệnh này có nên kiêng cữ gì không? Em đang rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn

(Nguyễn Thanh Thùy)

Trả lời:

Thanh Thùy thân mến!

U nang vú là bệnh lành tính, bắt nguồn từ việc trong tuyến vú xuất hiện các túi dịch. Về cơ bản, bệnh không có nhiều ảnh hưởng, các khối u này không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). Tình trạng bệnh xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ độ tuổi 30-40, sau mãn kinh hầu hết là u tự triệt tiêu hết. U nang vú về cơ bản không cần điều trị nếu u không quá lớn và gây khó chịu đến sinh hoạt. Tuy nhiên ở số trường hợp trẻ vẫn có thể mắc

U nang vú về cơ bản không gây hại, trừ phi có u ác tính phát triển bên trong u nang. Tuy nhiên nếu u không gây nguy hiểm thì cũng không cần chữa trị.

Tuy nhiên nếu bệnh có dấu hiệu biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật. Đối với những u lớn, bác sĩ có thể thực hiện chọc hút u để u tự xẹp, tuy nhiên nếu u cứ tiếp tục phát triển sau khi đã hút thì rất có nguy cơ u sẽ phát triển thành ung thư.

benh-u-nang-tuyen-vu-co-nguy-hiem-khongbenh-u-nang-tuyen-vu-co-nguy-hiem-khong

U nang tuyến vú mặc dù không nguy hiểm nhưng cần theo dõi điều trị (ảnh minh họa)

Triệu chứng u nang vú thường có đặc điểm tức, căng và đau ngực, đặc biệt là ở vùng có ; Vú đột nhiên lớn và căng hơn sau khi sinh; Vú đột nhiên xẹp sau kỳ kinh hoặc dùng tay sờ hoặc cảm nhận thấy cục mịn dễ di chuyển trong tuyến vú…

Về kiêng thì không phải kiêng gì cả, nhưng phải theo dõi, để xem sự phát triển của u nang đó ra sao. Nếu thấy phát triển nhanh hoặc đau tăng lên thì cần phải đi khám để các bác sỹ tùy theo trường hợp của nang đó có hướng xử lý. Nếu nó ít hoặc là nó khu trú thì phải xử lý u nang đó đi. Còn nếu như nó liên quan tới các bệnh khác, bệnh nội tiết khác thì lúc đó bác sỹ sẽ có hướng tư vấn và điều trị cho bạn.

Khi bị đa nang tuyến vú thì khi có thai, nuôi con nhỏ và cho con bú bằng sữa mẹ thì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của các u nang đó, hay nói cách khác nó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Vì vậy quan trọng bây giờ phải biết được cái nang đó là nang gì để từ đó xử lý cho bạn được.

Các bệnh của tuyến vú cần được khám lâm sàng, chụp xquang tuyến vú, siêu âm và xét nghiệm tế bào học hoặc sinh thiết nếu cần bạn nên khám thêm chuyên khoa ung bướu. Tuy nhiên triệu chứng đau ngực một bên đặc biệt là đau ngực trái bạn cũng nên cảnh giác với các bệnh lý tim mạch cần được sự tư vấn của chuyên gia tim mạch.

Bạn đã đi khám và được chẩn đoán như vậy thì nên nghiêm túc thực hiện việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi nhé.

Chúc bạn vui khỏe!

BS. Hoa Hồng

Theo Afamily.vn

3 dấu hiệu nhận biết mang thai đôi sớm nhất

Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, rất có thể bạn có nhiều hơn 1 em bé trong tử cung.

Hàm lượng hCG cao vượt trội

Hàm lượng hCG có thể được phát hiện sớm khi xét nghiệm nước tiểu. Ngay trước khi bị trễ kinh nguyệt, mức độ nó đã được xác định trên que thử thai. Đối với phụ nữ, những người đã trải qua sự hỗ trợ khả năng sinh sản, xét nghiệm máu có thể thấy nồng độ tăng cao của HCG sau khi thụ thai. Hàm lượng hCG nếu cao vượt trội và tăng nhanh chóng thì rất có thể bạn đã có bầu nhiều hơn một em bé.

3-dau-hieu-nhan-biet-mang-thai-doi-som-nhat3-dau-hieu-nhan-biet-mang-thai-doi-som-nhat

Khi mẹ mang bầu đôi, hàm lượng hCG sẽ cao hơn bình thường rất nhiều. (ảnh minh họa)

Các triệu chứng thai nghén quá rõ rệt

Ngực căng lớn và nhạy cảm; muốn đi tiểu nhiều hơn; tim hoạt động nhiều, đập nhanh và mạnh hơn; ủ rũ, dễ cáu gắt, bức rức không yên, tâm trạng không ổn định … là các triệu chứng thông thường khi mang thai, nhưng đặc biệt sẽ càng rõ ràng và dễ nhận thấy hơn ở những mẹ bầu thai đôi. Bên cạnh đó, chị em có thể sẽ không hấp thu được một số loại thức ăn, không chịu được mùi vị của một vài thực phẩm thông thường như các loại thịt, hải sản, cà phê và trà.

Tăng cân nhanh chóng

Thông thường trong quý đầu thai kỳ, chị em chỉ tăng khoảng từ 1 – 2 kg, nên nếu nhận thấy cân nặng cơ thể nhanh chóng thay đổi ngay từ khi mới bầu bí, có thể bạn đã mang bầu song thai. Sự tăng cân bất thường này không chỉ do trọng lượng của 2 bé mà còn bởi cơ thể mẹ còn phải sản sinh thêm số lượng, khối lượng mô, chất lỏng và máu để nuôi dưỡng đến 2 mầm sống trong người. Hầu hết mẹ bầu mang thai đôi sẽ tăng từ 15 – 20 kg trong suốt thai kỳ so với cân nặng chuẩn thông thường từ 12 – 16 kg.

Ngoài ra, nếu trong mỗi lần khám thai đều nhận được kết quả tử cung có độ lớn hơn so với tuổi thai, rất có thể bạn đang mang bầu song sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng lưu ý rằng còn có một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng này như tính nhầm ngày thụ thai, mẹ bị đa ối hoặc bị u xơ tử cung…

Theo Nguyệt Minh/Eva.vn