Chuyên mục lưu trữ: Mang thai & Sinh nở

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu

Mẹ bầu uống sữa chưa tiệt trùng, ăn quá nhiều dứa, đu đủ… là những nguy cơ khiến mẹ dễ mất con.

Theo thống kê, có đến 15-20% phụ nữ mang thai kết thúc thai kỳ bằng việc sảy thai. Sảy thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu và những thai kỳ kết thúc trước 20 tuần đều được coi là sảy thai. Tỷ lệ sảy thai không hề nhỏ, vì vậy mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để ngăn ngừa nguy cơ này.

Dưới đây là những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu:

Dung nạp quá nhiều Vitamin C

Những loại thực phẩm giàu vitamin C được coi là biện pháp tránh thai tự nhiên nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều trong thời gian trứng rụng và trong cả chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra người ta còn cho rằng, một liều lượng lớn vitamin C cũng có thể dẫn đến sảy thai sớm trong những tháng đầu bầu bí.

Đu đủ xanh

Một nghiên cứu của Viện Đại học Sussex (Anh) đã chứng minh tác động bất lợi của đu đủ đối với những phụ nữ đang muốn thụ thai. Thực phẩm này có tác dụng ức chế hormone progesterone, làm ngăn cản quá trình thụ thai. Do đó, việc ăn đu đủ thường xuyên làm phụ nữ  khó mang bầu.

Ngoài ra, chất papain trong quả đu đủ xanh phá huỷ màng tế bào phôi thai, có thể dẫn đến sẩy thai. Do đó, các bà bầu nên tránh ăn đu đủ xanh.

nhung-yeu-to-lam-gia-tang-nguy-co-say-thai-o-me-bau

Chất papain trong quả đu đủ xanh phá huỷ màng tế bào phôi thai, có thể dẫn đến sẩy thai. (ảnh minh họa)

Dứa

Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã “thủ” sẵn kinh nghiệm khi chuẩn bị “vượt cạn” thì uống nước ép dứa cho dễ sinh nở , điều này cũng đồng nghĩa với việc dứa là thực phẩm gây sảy thai khá nguy hiểm mà không phải ai cũng biết đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bởi nó chứa bromelain có tác dụng làm mềm, co thắt tử cung gây sảy thai.

Do đó, trong 3 tháng đầu tiên khi mang thai, mẹ bầu không nên ăn dứa, uống nước ép dứa, sau đó bạn có thể ăn một lượng nhỏ vì dứa cũng chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe chứ không nên ăn nhiều.

Vừng + mật ong

Ăn quá nhiều hạt vừng (mè) đặc biệt là hạt vừng trộn mật ong cũng được cho là một cách khiến mẹ bị sảy thai tự nhiên. Vì vậy chị em thường khuyên nhau nên ăn vừng đen những tuần cuối thai kỳ để dễ sinh nở.

Uống nhiều trà xanh

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, không nên uống đến tách trà thứ 2 trong ngày. Một ly trà xanh có chứa khoảng 200 mg caffeine. Nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Caffeine cũng đi qua sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh trong thời kỳ đang bú sữa mẹ.

Cá đóng hộp

Nếu bạn là người thích ăn cá, bạn nên hạn chế ăn cá đóng hộp nói riêng và các loại cá nói chung khi bầu bí để tránh có thể bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm của cá khi sống trong sông, hồ, ao.

Thực tế, cá là một nguồn giàu protein và vitamin nhưng để được toàn hơn và ngăn ngừa nguy cơ sẩy thai, mẹ nên chọn lựa cá an toàn để ăn. Đặc biệt, không nên ăn cá đóng hộp vì nó có chứa chất bảo quản và nhiều muối, hóa chất có thể làm tăng huyết áp của người phụ nữ mang thai. Và điều này cũng có thể dẫn đến khả năng giữ nước với các bà bầu.

nhung-yeu-to-lam-gia-tang-nguy-co-say-thai-o-me-bau

Mẹ không nên ăn cá đóng hộp vì nó có chứa chất bảo quản và nhiều muối, hóa chất có thể làm tăng huyết áp của người phụ nữ mang thai. (ảnh minh họa)

Nước ép trái cây đóng hộp

Luôn kiểm tra nhãn sản xuất của các loại nước ép để chắc chắn xem chúng có được tiệt trùng hay không. Coli được tìm thấy trong các gói nước trái cây. Vì vậy hãy phòng ngừa bằng cách hạn chế uống chúng để ngăn ngừa sẩy thai.

Khi mang bầu, tốt nhất là bạn tự làm nước ép trái cây để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn

Thực phẩm ăn sống

Kiêng đồ sống trong thời kỳ mang thai là điều vô cùng quan trọng. Những thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn và virus, có thể đe dọa sự an toàn cho thai nhi và mẹ. Chuyên gia khuyên các bà bầu nên ăn thực phẩm nấu chín và đã được chọn lọc kỹ lưỡng, tránh đồ ăn chứa nhiều vi khuẩn hay có khả năng nhiễm virus.

Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chưa được tiệt trùng

Listeria là vi khuẩn có thể gây ra sẩy thai ở bất kỳ giai đoạn của thai kỳ. Khi thịt gà, hải sản chưa được nấu chín hay pho mát chưa được tiệt trùng, sữa hoặc các sản phẩm sữa cũng vậy đều có số lượng lớn vi khuẩn Listeria. Vì thế bạn phải chú ý ăn chín, uống sôi.

Theo Minh Anh/Eva.vn

Trong thai kỳ các mẹ bầu nên chú ý ăn đúng cách

Các mẹ bầu cần lưu ý chuyện ăn uống khi mang thai, có những thực phẩm tốt và bổ dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm tuyệt đối nên kiêng ăn khi mang thai, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là 2 giai đoạn quan trọng, vì có thể gây hại cho sức khỏe của bào thai cũng như gây ngộ độc cho mẹ.

Dưới đây là 25 loại thực phẩm mẹ bầu tuyệt đối kiêng cử khi mang thai.

1. Bà bầu không được uống nước ép hoa quả tươi mua sẵn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 1

2. Bà bầu không được ăn thịt chưa nấu chín trong suốt thai kỳ

Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như bít tết, phi lê, nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 2

3. Bà bầu không được ăn phô mai tươi và phô mai loại mềm trong suốt thai kỳ

Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 3

4. Bà bầu không được ăn thịt gia cầm sống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp xúc với thịt gia cầm sống, nó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 4

5. Mẹ bầu không được ăn Cá có chứa thủy ngân trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ

Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 5

6. Bà bầu không được ăn Sushi trong suốt thai kỳ

Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 6

7. Bà bầu không được ăn bánh có trứng sống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chín. Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng – trứng đánh bông mà không qua nướng chín.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 7

8. Bà bầu không được ăn Salad trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống như trong món salad caesar, xốt Besarnaise, mayonnaise cũng không được khuyến khích… Phụ nữ mang thai nên lựa chọn các loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng tiệt trùng.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 8

9. Mẹ bầu không được ăn Thịt nguội và xúc xích trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ

Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 9

10. Mẹ bầu không được ăn Rau củ quả chưa rửa

Mang thai không có nghĩa là không có thời gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước khi dùng. Bạn phải chắc chắn rửa chúng kỹ dưới vòi nước chảy. Một số ký sinh trùng như toxoplasma có thể sống ký sinh trên trái cây, rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở đó.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 10

11. Mẹ bầu không được ăn Rau mầm

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 11

12. Mẹ bầu không được ăn Pate

Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 12

13. Mang thai không được ăn động vật có vỏ sống

Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 13

14. Mang thai không được ăn hải sản hun khói trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ qua các món hải sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi ăn.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 14

15. Mang thai không nên uống sữa chưa được tiệt trùng

Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 15

16. Mang thai nên kiêng ăn đồ buffet

Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 16

17. Mang thai không nên ăn dưa muối

Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 17

18. Bà bầu không kiêng ăn gừng héo trong 3 tháng đầu mang thai

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 18

19. Mang thai không nên uống caffein

Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 19

20. Mang thai không nên uống đồ uống có cồn

Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng…

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 20

21. Mang thai nên kiêng ăn giá đỗ không có rễ

Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 21

22. Bà bầu không nên ăn măng tươi trong suốt 9 tháng thai kỳ

Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.

Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng tươi.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 22

23. Sắn (khoai mì)

Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) đặc biệt là khoai mì cao sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ. Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước ít nhất 1 giờ, trong khi luộc không được đậy nắp nồi để các độc tố bay hơi bớt. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 23

24. Mang thai không nên ăn củ dền

Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người. Củ dền có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy gây thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em dễ gây ngộ độc… Vì vậy cũng cần hạn chế sử dụng củ dền ở phụ nữ mang thai.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 24

25. Khi mang thai, không nên để thức ăn vào túi – hộp xốp

Thức ăn lưu lại trong túi lâu sẽ khiến vi khuẩn nhân lên rất nhiều. Nếu mua thức ăn về nhà mà đặt trong túi bạn nên để vào tủ lạnh trước khi dùng khoảng 2 giờ.

thực phẩm nên kiêng ăn khi mang thai 25

Trên đây là tổng hợp 25 loại thực phẩm mà bà bầu cần kiêng kỵ trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu hãy lưu ý lựa chọn thức ăn sao cho tốt cho mẹ và tốt cho cả thai nhi nữa nhé.

Bài viết về sức khỏe liên quan:

  1. Dinh dưỡng cho bà bầu: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì
  2. Bà bầu không nên ăn trái cây, rau quả, thực phẩm gì khi mang thai?
  3. Cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?
  4. Thực phẩm dành cho người đau dạ dày – Nên ăn gì và kiêng ăn gì?
  5. Trẻ bị ho nên ăn thực phẩm gì và kiêng ăn gì theo lời khuyên của Đông y
  6. Dinh dưỡng cho bà bầu: Mang thai nên ăn gì để con thông minh
  7. Tổng quan về bệnh viêm phổi và thực phẩm cần kiêng khi trẻ bị viêm phổi
  8. Những dấu hiệu bất thường nguy hiểm khi mang thai bà bầu cần cảnh giác
  9. Thực phẩm giúp tăng cường chất lượng và số lượng tinh trùng, tăng khả năng thụ thai
  10. Phá thai 3 tháng đầu bằng thuốc có an toàn và có nguy hiểm gì không?

YARPP

Thực phẩm tốt cho bà bầu trong mùa hè

Bí ngô, xoài, đu đủ chín, thậm chí quả sung… là một trong những loại quả bà bầu chớ bỏ qua trong mùa hè nhé!
Nhiều mẹ bầu thường kêu ca mùa hè đã nóng lại chỉ có toàn hoa quả nóng và băn khoăn không biết nên ăn gì. Tuy nhiên theo nguyên tắc ăn uống khi mang thai thì nên ăn đa dạng và phong phú các loại thực phẩm và tránh ăn thứ gì quá nhiều, vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng về những hoa quả nóng nhé.

8 loại quả sau đây không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn rất tốt cho sức khỏe thai nhi.

1. Cam

Không chỉ giàu vitamin C – tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, nước cam còn dồi dào axit folic và kali – chất phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh. Đặc biệt những mẹ bầu bị chứng cao huyết áp thì nước cam tươi là lựa chọn số một.

Tuy nhiên bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam.

nhung loai qua cuc huu ich cho ba bau trong mua he Những loại quả cực hữu ích cho bà bầu trong mùa hè

Bà bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc uống cách một ngày nếu cảm thấy chán.

Bà bầu nên tránh uống các loại nước cam đóng hộp vì chúng được pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy… nếu sử dụng sẽ không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

2. Quả sung

Thật ngạc nhiên là quả sung chứa rất nhiều chất xơ, tương tự bất kỳ một loại rau xanh hay quả tươi nào nên rất tốt cho những bà bầu bị táo bón trong thai kỳ.

Hàm lượng kali trong quả sung cao hơn quả chuối vì vậy giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, nó ngăn chặn tăng huyết áp liên quan tới tiền sản giật – một dấu hiệu rất nguy hiểm khi mang thai.

nhung loai qua cuc huu ich cho ba bau trong mua he Những loại quả cực hữu ích cho bà bầu trong mùa hè

Ngoài ra, chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì.

Sung cũng giàu vitamin B6, vitamin từ lâu đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc giảm táo bón. Nó cũng chứa một lượng đáng kể omega 3, cần thiết cho sự phát triển thai nhi, cũng như giảm nguy cơ sinh non.

3. Bí đỏ

Bí đỏ là một trong số nhiều thực phẩm hữu ích cho người mang thai. Bí đỏ được coi là “siêu thức ăn” cho mắt và tim vì nó là nguồn dồi dào vitamin A, E, C và B6.

Bí đỏ dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.nhung loai qua cuc huu ich cho ba bau trong mua he Những loại quả cực hữu ích cho bà bầu trong mùa hè

Ngoài ra bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.

Không những thế bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.

5. Đu đủ chín

Đu đủ chín rất tốt cho hệ tiêu hóa và sắc đẹp của mẹ bầu vì chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài vitamin A, C, đu đủ chín còn cung cấp nhiều folate (nguyên liệu chính phòng ngừa dị tật bào thai) và lưu trữ một loại enzyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Đu đủ chín tuy dồi dào chất dinh dưỡng có lợi, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng lại là một loại thực phẩm chứa rất ít hàm lượng calo nên khi mẹ bầu ăn vào vẫn bổ sung được các vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng lại không gây tăng cân nhanh, béo phì. Trong 100g đu đủ chín chỉ chứa khoảng 32 kcal thôi nên mẹ bầu nào đang sợ lên cân nhanh thì hãy lựa chọn đu đủ chín cho thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình.

nhung loai qua cuc huu ich cho ba bau trong mua he Những loại quả cực hữu ích cho bà bầu trong mùa hè

Đu đủ chín có chứa rất nhiều vitamin C, không chỉ giúp mẹ bầu có đôi mắt khỏe mạnh, thúc đẩy hệ miễn dịch tốt mà còn giúp chống lại tình trạng viêm và đau khớp rất khó chịu hay xảy ra ở bà bầu.

Mùa hè mẹ bầu có thể làm sinh tố đu đủ ăn vừa mát lại vừa bổ dưỡng mà không bị chán.

6. Xoài

Ăn xoài là cách giúp bà bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Một cốc nhỏ xoài vàng óng ánh có hơn 100kalo. Hầu hết năng lượng của xoài là do hàm lượng đường tự nhiên cao. Ngoài vị ngọt dịu của xoài chín, bạn sẽ nhận được 3g chất xơ, vitamin A và vitamin C trong mỗi phần xoài.
nhung loai qua cuc huu ich cho ba bau trong mua he Những loại quả cực hữu ích cho bà bầu trong mùa hè

7. Nước dừa

Các bác sĩ sản khoa khuyên bà bầu có thể uống một cốc nhỏ nước dừa trong ngày (hoặc 2-3 lần/tuần). Nước dừa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cân bằng lượng điện phân trong máu.

Một lợi ích khác của nước dừa với bà bầu là giúp ngừa và điều trị chứng ợ nóng. Nước dừa hiệu quả trong việc làm sạch sâu trong đường ruột và hệ tiêu hóa. Điều này giúp hạn chế ợ nóng và táo bón trong thai kỳ.nhung loai qua cuc huu ich cho ba bau trong mua he Những loại quả cực hữu ích cho bà bầu trong mùa hè

Nhiều thai phụ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước dừa có thể giúp tăng lượng nước tiểu, xả độc tố ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Dưa hấu

Loại quả không khó mua, giá rẻ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nếu ăn thường xuyên, dưa hấu có thể giúp tăng bài tiết, từ đó đào thải lượng nước thừa trong cơ thể từ đó tiêu trừ sưng phù chân cho bà bầu.

Trong thời gian đầu của thai kỳ, dưa hấu có thể giúp các bà bầu giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén. Trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi với chứng phù nề và huyết áp tăng cao hơn bình thường.. Dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề; giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể.

nhung loai qua cuc huu ich cho ba bau trong mua he Những loại quả cực hữu ích cho bà bầu trong mùa hè

Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng cho rằng, bà bầu có thể ăn dưa hấu, đặc biệt trong những ngày hè oi bức, nhưng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh vì dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.

Nguyên nhân và ảnh hưởng từ việc bà bầu nghén mặn

Vất vả kìm hãm sở thích ăn mặn của mẹ bầu

Nghe chị em đồn thổi ăn mặn sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ như bị phù, cao huyết áp thai kỳ, chị Loan (Biên Hòa, Đồng Nai) lo nơm nớp vì ngay từ khi còn trẻ chị đã là “cao thủ” ăn mặn. Đến khi có bầu bé Sóc, không giống như các chị em khác thèm ngọt hay thèm chua, chị lại toàn thèm các món mặn như kho quẹt, cá khô, mắm tôm hay mắm ruốc. Mặc dù cố gắng ăn ít, nhưng chị vẫn thấy lo khi đến tháng thứ 6 của thai kỳ, chị bị phù nề khá nặng.

Trong khi đó, chị Xuân (Lái Thiêu, Bình Dương) lại không hề có thói quen ăn mặn lúc còn con gái, nhưng đến khi có thai lần đầu thì chị thay đổi “180 độ” làm chồng và cả nhà choáng váng với sở thích ăn các món mặn rất hỡi ơi của mình. Biết rằng ăn rau rất tốt cho thai nhi, nhưng anh Hải, chồng chị, vẫn cảm thấy lo lắng không yên khi lần nào ăn rau chị cũng kè theo một chén nước chấm to đùng. Ăn xoài, ổi hay trái cây, chị lại chỉ ăn muối chấm là chủ yếu. Mặc dù nghe nói bà bầu thèm mặn sẽ sinh con trai, bản thân lại rất mong có một cậu quý tử, nhưng anh Hải lại rất khó chịu khi nhìn thấy vợ ăn mặn vì sợ ảnh hưởng sức khỏe hai mẹ con. Thế là, trong khi chị vẫn thèm thuồng món mặn, anh liên tục ép chị phải ăn nhạt hoặc ăn các món ngọt, món chua … Sau một tuần áp dụng chế độ ăn “đặc biệt” của anh Hải, chị Xuân chẳng những không bỏ được món mặn, mà với các món ăn khác chị cũng quyết từ bỏ không thương tiếc.  Kết quả là không chỉ thất bại khi áp dụng thực đơn kiêng mặn, hai vợ chồng còn nảy sinh tranh cãi vì chị Xuân cho rằng chồng không hiểu và chìu chuộng mẹ con chị, còn anh Hải lại nghĩ vợ chẳng biết thương con vì ăn mặn sẽ ảnh hưởng không tốt đến bé.

Nguyên nhân và ảnh hưởng từ việc bà bầu ăn mặn

Nguy cơ rình rập vì mẹ bầu nghén mặn - 1
Ăn quá mặn được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cao huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm cho bà bầu và bé (ảnh minh họa)

Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri …, đây được cho là những nguyên nhân khiến nhiều chị em thèm ăn mặn. Một nguyên nhân khác của tình trạng “nghén” món mặn là do cơ thể bà bầu đang bị thiếu muối trầm trọng, thường là hậu quả của thói quen ăn nhạt trước đó.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thông thường, một phụ nữ tiêu thụ khoảng 1000 – 2000 mg muối/ngày. Khi mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên gấp đôi, khoảng 2000 – 4000 mg/ ngày. Nhu cầu về muối tăng, kéo theo sở thích chọn các món mặn trong thực đơn của bà bầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chị em có thể tha hồ ăn món mặn tùy thích hay tăng thêm lượng muối khi nêm nếm thức ăn, bởi ăn mặn thiếu kiểm soát được xem là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khi mang thai.

Ảnh hưởng đầu tiên của việc ăn mặn quá độ trong thai kỳ chính là việc bà bầu sẽ thường xuyên bị khát nước và cảm thấy thiếu nước, lượng chất trong cơ thể vì thế cũng mất cân bằng gây ra tình trạng mệt mỏi, khó ở. Thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi trùng trong đường hô hấp sinh sôi, dẫn đến sức đề kháng niêm mạc miệng yếu đi và bà bầu dễ bị chứng viêm họng hoành hành. Tác hại lớn nhất của việc thường xuyên ăn quá mặn là xát suất bà bầu phải đối mặt nguy cơ phù nề và cao huyết áp bất thường tăng cao hơn thường lệ.

Bí quyết giúp bà bầu hạn chế thèm món mặn

Nhận thức được nguy cơ có thể xảy ra khi ăn quá mặn trong thai kỳ sẽ giúp các mẹ bầu có thêm động lực thiết lập một chế độ ăn uống riêng nhằm hạn chế tối đa việc hấp thụ quá nhiều muối. Một số bí quyết loại bỏ bớt muối và đồ ăn mặn khá thú vị và bổ ích mà chị em có thể tham khảo ngay sau đây:

Nguy cơ rình rập vì mẹ bầu nghén mặn - 2
Nước lọc, nước hoa quả không đường giúp bà bầu đáp ứng được
nhu cầu về nước của cơ thể. (ảnh minh họa)

Từ từ thay đổi và thích nghi với chế độ ăn nhạt dần. 

Bất cứ thay đổi nào về sở thích hay thói quen đều cần có một giai đoạn chuyển giao và thích nghi nhất định, ngay cả việc thèm ăn mặn của bà bầu cũng vậy. Vì thế đừng đột ngột loại bỏ hoàn toàn các món mặn ra khỏi thực đơn của bà bầu mà nên thực hiện từ từ, từng bước một theo cách chế biến món ăn ngày càng nhạt dần. Đầu tiên có thể hạn chế dùng nước chấm trong bữa ăn hoặc pha nước chấm loãng hơn. Đồng thời lượng muối dùng nêm nếm các món ăn cũng nên giảm từ từ một cách hợp lý để cơ thể quen dần. Cũng có thể thay đổi thói quen chế biến món ăn như: thay vì cho nhiều muối vào cháo hay canh, bạn có thể thêm một lượng vừa đủ các loại rau xanh để góp phần dung hòa bớt vị mặn của muối, đồng thời tăng chất xơ và các vitamin cần thiết cho cơ thể; nên chọn những món luộc hay hấp thay cho các món xào, rang, kho; hạn chế ăn dưa muối, hành củ, củ cải muối v.v…

Hạn chế tối đa các món ăn chế biến sẵn. Bà bầu thèm mặn thường tích trữ bên mình các món ăn chế biến sẵn như ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn v.v… Các món ăn này chứa lượng muối khá lớn. Do đó, nếu quá thèm mặn, bạn chỉ nên mang theo một lượng nhất định, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và cố gắng ăn đúng khẩu phần đó. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng muối natri đưa vào cơ thể một cách từ từ. Đồng thời nên tránh ăn xúc xích, lạp xưởng, pho mát, cá khô, các loại mắm …vì những loại đồ ăn này thường dùng nhiều muối trong chế biến để bảo quản lâu hơn.

Tăng cường thực phẩm có ích cho sức khỏe. 

Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học với sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, kết hợp nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp bà bầu giảm dần thói quen ăn mặn. Đồng thời, các loại thực phẩm này lại rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Uống nhiều nước. Bà bầu nên tạo thói quen uống nhiều nước trong ngày. Nếu cảm thấy nhạt miệng, bạn nên uống một cốc nước lọc hoặc nước hoa quả vì nước không chỉ giải khát mà còn giúp giải độc, loại bỏ bớt lượng muối trong cơ thể. Chưa kể nước hoa quả không thêm đường sẽ giúp bạn duy trì được quyết tâm kiêng mặn và bổ sung thêm các dưỡng chất hữu ích.

Ăn chậm nhai kỹ. Cách ăn này sẽ giúp bạn cảm nhận trọn vẹn mùi vị của món ăn, nhận thấy món ăn đậm đà hơn, đồng thời lại rất tốt cho hệ tiêu hóa và “đánh bay” cảm giác nhạt miệng – vốn là một trong những tác nhân gây nên chứng thèm mặn của bà bầu.

Khống chế lượng muối đưa vào cơ thể một cách khoa học và hợp lý góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé yêu, vì vậy, bạn nên kiên trì để chứng nghén mặn dần giảm bớt. Một tin mừng cho các mẹ bầu thèm mặn là hầu hết chứng nghén mặn này sẽ kết thúc khi bạn bắt đầu bước qua quý 2 của thai kỳ

Biện pháp ngăn ngừa rạn da cho bà bầu

Tránh lên cân quá nhanh giúp mẹ bầu giảm rạn da.

Những vết rạn (nứt) trên da là điều khó chịu và mất thẩm mỹ đối với hầu hết chị em khi mang thai. Mặc dù mức độ có thể khác nhau, nhưng rất ít chị em có thể tránh được tình trạng này.

Thông thường, những vết rạn da tạo ra từ việc da bị kéo căng quá nhanh, vì trọng lượng cơ thể của thai phụ tăng nhanh trong thời gian thai nghén. Và khi da bị kéo căng nhanh hơn mức đàn hồi, sẽ dẫn đến tình trạng da bị rạn. Những khu vực dễ bị rạn là bụng, ngực, hông, đùi và mông, do những vùng này da bị kéo căng hơn so với những nơi khác.

Nguy cơ làm gia tăng tình trạng rạn da

Theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu, có một số nguy cơ làm gia tăng tình trạng rạn da ở mẹ bầu là:

- Cân nặng của thai phụ trước khi mang thai (người béo phì) càng cao, nguy cơ rạn nứt càng lớn.

- Tăng cân quá nhanh trong thai kỳ cũng là yếu tố quan trọng tăng nguy cơ rạn nứt.

- Yếu tố di truyền: nếu mẹ của bạn từng bị rạn da khi mang thai thì nguy cơ của bạn cao hơn so với những người thuộc nhóm còn lại.

- Cân nặng và kích thước đầu của em bé càng lớn, nguy cơ rạn nứt của mẹ trong lúc mang thai càng cao.

- Thiếu dưỡng chất cho da: chế độ ăn nghèo protein, kẽm, vitamin E, vitamin C, vitamin A và uống ít nước làm tăng nguy cơ rạn nứt da khi mang thai.

- Ít vận động trước và trong khi mang thai: kết quả khảo sát cho thấy những người thường xuyên tập thể dục ít bị rạn nứt da khi mang thai so với nhóm ít hoặc không vận động.

Phòng ngừa rạn da bằng cách nào?

Dù biết rằng rạn da là triệu chứng phổ biến khi mang thai nhưng tình trạng này lại rất khó để ngăn ngừa cũng như chữa trị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia mẹ bầu vẫn có thể giảm thiểu được tình trạng rạn da nếu thực hiện đúng các quy tắc sau:

Không tăng cân “phi mã”

Việc tăng cân trong thời gian mang thai là cần thiết nhưng bạn nên nhớ không nên tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh làm tăng nguy cơ mắc chứng rạn da. Theo các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai chỉ nên tăng từ 12 đến 15 cân là vừa.

Có chế độ ăn uống đủ chất

Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm gia tăng các vết rạn da ở thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho da như cà rốt, các loại hạt, quả mọng… và các loại thực phẩm giàu protein như trứng, cá và sữa.

Đừng quên uống nước

Bà bầu cần bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước và giảm nguy cơ bị rạn da khi mang bầu.

Đừng quên bôi kem chống rạn

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tìm được loại kem chống rạn an toàn và phù hợp với làn da của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số phương pháp ngừa rạn da từ dân gian như massage với dầu dừa, sữa bò tươi… cũng có công dụng giảm rạn da hiệu quả.

Đảm bảo độ ẩm cho da

Giữ làn da của bạn luôn đủ độ ẩm sẽ hạn chế được tối đa những vết rạn do thai kỳ mang lại. Những cách tốt nhất để giữ ẩm cho da là tắm rửa hợp lý, sử dụng những loại thảo dược, trái cây có công dụng dưỡng da, đắp mặt nạ cho da…

Ngoài ra, vitamin E có tác dụng giữ cho làn da mềm mại và ngăn ngừa vết rạn da. Bạn cũng có thể sử dụng dầu vitamin E massage nhẹ nhàng lên phần da dễ bị rạn để hạn chế nguy cơ rạn da.

Đừng bỏ qua thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C tham gia vào quá trình sản xuất collagen và bảo vệ tế bào gốc của cơ thể. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bổ sung nhiều Vitamin C sẽ giúp da tăng cường khả băng chống oxy hóa. Cách đơn giản nhất để bổ sung Vitamin C vào cơ thể là ăn nhiều trái cây giàu Vitamin C, rau xanh như ớt đỏ, cam, bưởi, ổi, dâu tây, bông cải xanh, chanh.

Tắm với nước ấm

Nên tắm mỗi ngày bằng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp da duy trì độ mềm mại và tính đàn hồi. Trong lúc tắm, bạn nên sử dụng một miếng vải mềm hoặc bọt biển chà nhẹ lên các khu vực da dễ bị rạn để gia tăng quá trình tuần hoàn máu đến da và giữ cho da được khỏe mạnh.

Hoặc bạn có thể tham khảo liệu trình trị rạn da sau sinh tại Natural Salon Spa & Clinic

Bề mặt làn da co giãn không đủ để thích ứng với sự thay đổi của cơ thể. Phụ nữ khi mang bầu hoặc tăng cân quá nhanh khiến các vùng da bị căng quá mức, các sợi đàn hồi dưới bề mặt da bị đứt đột ngột, làm da bị mất sức căng, gây nên hiện tượng da bị mềm nhẽo và xuất hiện các vết rạn nứt.

Những người bị mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về đường nội tiết cũng dễ bị rạn da. Các hormon trong cơ thể thay đổi kéo theo sự thay đổi cấu trúc da. Hiện tượng giữ nước trong cơ thể khi sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh làm da căng, sau khi trở về trạng thái ban đầu cũng sẽ ảnh hưởng tới da ở một mức độ nhất định.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây ra chứng rạn da. Nếu người mẹ mắc chứng rạn thì con gái cũng dễ mắc phải.

Biểu hiện

Rạn ra không gây ra cảm giác đau hoặc ngứa ngáy mà chỉ biểu hiện bằng những vệt dài thành từng đám nhỏ trên bề mặt da. Các vết rạn da khi mới xuất hiện có màu hồng, sau đó nhạt màu dần và trở thành màu trắng. Khi da bị rạn nhiều, vùng da bị rạn hình thành nên các đường rạch lõm. Khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần.

Những ai hay bị rạn da?

Hiện tượng rạn da hay gặp ở nữ giới, không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên phụ nữ khi mang thai, những người béo phì hoặc thanh niên ở độ tuổi dậy thì do lớn quá nhanh sẽ dễ bị rạn da hơn những người bình thường khác.

Phụ nữ mang thai đến tháng thứ 4 có thể xuất hiện vết rạn da, nhưng thông thường là vào tháng 6 – 7 của thời kỳ mang thai vì lúc này là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh. Da vùng bụng người mẹ bị căng giãn hết mức nên dễ gây ra các vết rạn.

Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh thiếu nữ khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể nhất là thay đổi về trọng lượng. Những thay đổi về hormon trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh.

Cách điều trị

Tác dụng: chống rạn, sẹo thâm cho các vết thương mới, sẹo lồi, sẹo phẫu thuật, mổ đẻ, sẹo chấn thương, sẹo bỏng, sẹo sau mụn, sẹo rõ, sẹo lõm, sẹo do thuỷ đậu, các vết rạn bụng sau sinh.

Thành phần: chứa các chất chống oxy hoá, vitamin A, Coenzyme Q-10, Glusamine, Vitamin C, Acnica Aldantonic.

Vùng điều trị:

-       làm mờ các vết thâm rạn bụng hoặc trên cơ thể.

-       Vét bỏng màu sẫm hoặc hồng.

-       Những vết thâm do sẹo bỏng lâu năm(3 năm) vẫn hiệu quả.

-       Riêng với sẹo do mụn trứng cá:

+ Kết hợp với miếng dán sẹo nếu sẹo lồi

+ Kết hợp với các sản phẩm khác nếu làm mặt

+ Kết hợp với các loại công nghệ như oxy, máy ánh sáng, RF

Lưu ý:
- Chỉ dùng cho vết rạn trên 1 tháng nhưng ko quá 5 năm.
- Chỉ dùng với mẹ sau sinh từ 1 tháng. Trong 20 ngày đầu mới sinh dùng loại nguyên liệu tự nhiên của salon pha chế dành riêng. Sau đó mới chuyển sang dùng sản phẩm trên.

Bạn sẽ thấy ngay kết quả, vùng rạn của bạn sẽ dần nhạt màu và se lại, đồng thời da trở nên săn chắc hơn, sáng mịn hơn. Bạn có thể tự tin trước bạn đời của mình, hoặc diện những bộ cánh khoe ra những vùng gợi cảm mà không phải lo lắng.

Ngoài ra, bạn cũng nên tuân thủ một số biện pháp tự nhiên để tránh rạn sau:

- Kiểm soát cân nặng của mình, không để cơ thể tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn.

- Ăn uống hợp lý. Nên sử dụng các thức ăn có chứa nhiều protit giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. 2 loại thực phẩm này là nguồn cung cấp carotinit, các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.

- Thường xuyên luyện tập thể thao giúp cơ bắp săn chắc.

- Không mặc quần áo quá chật hoặc quần áo làm từ các chất liệu có pha nhiều ni-lông gây ức chế cho quá trình hô hấp của các tế bào da, dễ gây hiện tượng rạn da.

- Với phụ nữ có thai nên đi khám bác sỹ để có được lời khuyên thích hợp cho việc dùng thuốc trị chống rạn da mà không để ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

Những bệnh khó nói khi mang thai

Mang thai là điều rất tuyệt vời mà hầu như người phụ nữ nào cũng muốn được trải qua. Tuy nhiên, khi bầu bí, chị em phải chịu những “tác dụng phụ” rất khó chịu.

Nhiễm trùng bàng quang

Bình thường, vùng khung xương chậu của chị em mình được các cơ giữ rất chặt. Nhưng khi bầu, hormone relaxin tăng (hormone được giải phóng ở cuối kỳ mang thai nhằm làm giãn cổ tử cung, chuẩn bị cho việc sinh nở) khiến cho chỗ đó trở nên lỏng lẻo hơn. Bởi vậy, các loại vi khuẩn dễ xâm nhập, gây viêm nhiễm. Lúc ấy, ngoài việc đi khám và dùng kháng sinh, các mẹ cũng nên uống nước việt quất để hỗ trợ thêm. Ngoài ra, hạn chế mặc đồ quá chật cũng như tránh làm tăng nhiệt độ cơ thể. Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục cũng giúp loại bỏ nhiều loại vi khuẩn có hại.

Bắt bệnh khó nói khi mang thai - 1
Bà bầu cần hạn chế mặc đồ quá chật cũng như tránh làm
tăng nhiệt độ cơ thể. (ảnh minh họa)

Viêm âm đạo

Nếu như âm đạo có mùi nặng và khí hư ra màu bất thường, rất có thể các mẹ đã bị viêm âm đạo do vi khuẩn. Sẽ khá đáng lo và cần điều trị ngay và luôn trong trường hợp này bởi các nhà khoa học đã phát hiện ra sự liên kết giữa viêm âm đạo và sinh non. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, các mẹ có thể dùng thuốc đặt. Đến tam cá nguyệt thứ hai mới nên dùng thuốc uống. Và trong suốt quá trình mang thai, dù có dù không biểu hiện bệnh này, các bác sĩ cũng khuyên chị em dùng viên nang có chứa probiotic (một loại lợi khuẩn có trong sữa chua) 2 lần/ngày.  Nhất là trong khâu vệ sinh cá nhân, chị em phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng, không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao, cũng không nên làm sạch bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.

Nhiễm nấm men

Âm đạo là môi trường axit, bất cứ sự thay đổi pH nào cũng khiến nó bị ảnh hưởng, có thể làm tăng tỉ lệ vi khuẩn ở đây. Cùng với việc gia tăng lượng đường trong dịch tiết âm đạo khi mang thai, nấm phát triển và gây ra sự khó chịu cho chị em. Mẩn đỏ, ngứa… có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Nó không đe dọa sức khỏe của các mẹ và con đến mức nghiêm trọng, hiếm khi gây vô sinh hoặc sẩy thai,  nhưng khiến cơ thể chị em đã mệt càng mệt hơn, hay cáu lại càng dễ “tăng xông” hơn. Vì vậy, việc dứt bệnh bằng thuốc, vệ sinh là điều nên làm. Tuy nhiên,  tuyệt đối không được thò tay vào bên trong khi đang mang thai vì có thể gây sẩy thai hoặc sinh non.

Bệnh trĩ

Bản chất búi trĩ chính là do tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng phình to. Khi mang thai, nhất là mẹ nào thai to, sẽ càng cản trở hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Vì vậy khi bầu bí, chị em dễ bị trĩ, còn nếu đã mắc từ trước thì quá trình thai nghén cũng khiến bệnh nặng thêm.

Bắt bệnh khó nói khi mang thai - 2
Bà bầu rất dễ mắc bệnh táo bón, trĩ. (ảnh minh họa)

Càng táo bón, trĩ càng khiến chị em đau đớn, mệt mỏi. Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các mẹ nên cố gắng uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, bổ sung magie. Tắm nước ấm để các mạch máu được thư giãn, và dù có mệt mỏi, chị em cũng ráng vận động, đừng ngồi quá lâu.

Xì hơi và ợ hơi

Dù cố gắng giữ nữ tính và lịch sự nhưng đôi khi, việc xì hơi và ợ hơi của các mẹ khi mang thai là bất khả kháng. Đây là thời kỳ mà dạ dày của chị em hoạt động chậm lại do hormone ngày một nhiều hơn trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự tích tụ khí trong dạ dày, nguyên nhân chính dẫn đến hai hai “bệnh xí hổ” nói trên. Biện pháp giải quyết hiệu quả nhất là quan tâm đến thực phẩm khi mang thai, hạn chế “tiêu thụ” đồ ăn sinh ra khí như đậu, bắp cải và thức uống có ga. Thay vì ăn 3 bữa ăn chính, các mẹ cũng nên ăn làm 5 - 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Ngoài ra, các mẹ cũng nên nhai kỹ, không nuốt chửng thức ăn, tránh nhai kẹo cao su vì khi nhai, chị em nuốt không khí và làm tăng hơi. Nếu tình hình quá tệ, có thể dùng một loại thuốc chống đầy hơi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bà bầu ăn nhiều omega – 6 có nguy cơ bị ung thư vú

Chế độ ăn chứa nhiều axit béo omega – 6 là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư  vú ở phụ nữ mang thai.

Từ lâu, omega – 6 được biết đến là một axit béo không bão hòa rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch bằng cách làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều omega – 6 ở phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ lại hoàn toàn phản tác dụng.

ba-bau-an-nhieu-omega-6-co-nguy-co-bi-ung-thu-vu

Axit béo Omega – 6 có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, dầu hạt nho, dầu bắp…

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của omega – 6 trên chuột mang thai bằng cách tăng cường vi chất omega – 6 trong thức ăn theo mô phỏng theo tỷ lệ thực đơn thường thấy của người Mỹ; nhóm còn lại được áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng. Kết quả cho thấy, những chú chuột con mà mẹ chúng được ăn theo chế độ dinh dưỡng cân đối có xu hướng phát triển khỏe mạnh; tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn 30% so với nhóm kia.

Chế độ ăn uống nhiều omega – 6 không những ảnh hưởng xấu ở thế hệ thứ nhất mà còn tiếp tục tác động không tốt đến thế hệ thứ hai của nhóm chuột được chăm sóc theo chế độ giàu omega – 6. Tỷ lệ mắc ung thư vú ở thế hệ chuột thế hệ thứ hai cao hơn 19% so với bình thường.

Từ kết quả trên, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên lựa chọn các thực phẩm chứa omega – 3 (chất béo có trong các loại cá sống ở đại dương như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá bơn halibut, cá da xanh, cá ngừ, cá thu)để bảo vệ cơ thể mình khỏi nguy cơ mắc ung thư vú. Việc lựa chọn thức ăn thông minh không những giúp bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn là động thái bảo vệ các thế hệ mai sau.

Axit béo omega – 6 hiện diện trong các loại dầu thực vật như dầu bắp, dầu hạt bông vải, dầu hạt nho, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, trong trứng gà, mỡ…

Theo Kienthuc.net.vn

Bà bầu uống thuốc cảm dễ sinh con bị ADHD

Thuốc cảm/giảm đau chứa acetaminophen từng được xem là an toàn cho thai phụ, lần đầu tiên có liên quan đến nguy cơ gia tăng đến bệnh thiếu tập trung và rối loạn tăng động (ADHD) ở trẻ em, theo một nghiên cứu hôm 25.2.

ba-bau-uong-thuoc-cam-de-sinh-con-bi-adhd

Thuốc cảm chứa acetaminophen có liên quan đến bệnh ADHD ở trẻ em. Ảnh: Internet

Cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác nhận các phát hiện trên, nhưng các chuyên gia cho rằng nghiên cứu chỉ ra một nguyên nhân tiềm năng đối với sự gia tăng các ca ADHD, một điều kiện hành vi thần kinh không rõ nguyên do và tác động đến 5% trẻ em ở Mỹ.

Phụ nữ uống acetaminophen, còn được biết đến dưới tên paracetamol, trong lúc mang thai có một nguy cơ cao hơn 37% sinh con sau này bị chẩn đoán rối loạn tăng động, một hình thức đặc biệt nghiêm trọng hơn ADHD, theo một nghiên cứu ấn bản ngày 24.2 của tạp chí Nhi khoa của hiệp hội Y dược Mỹ.

So với phụ nữ không dùng acetaminophen trong thai kỳ, phụ nữ dùng thuốc cũng có cơ hội cao hơn 29% có con bị ADHD, và 13% cơ hội cao hơn có các hành vi giống ADHD vào lúc bảy tuổi.

Nghiên cứu trước đây cho rằng acetaminophen có thể gây trở ngại cho chức năng nội tiết tố và có thể tác động đến não nhi đang phát triển. Thuốc giảm đau cũng có liên quan đến nguy cơn đang tăng nhẹ về số bé trai mắc bệnh ẩn tinh hoàn.

Nghiên cứu vừa nêu dựa trên dữ liệu điều tra trên 64.000 phụ nữ Đan Mạch từ 1996 đến 2002. Hơn một nửa trong số họ cho biết họ dùng acetominophen ít nhất một lần trong suốt thai kỳ.

Các chuyên gia khác cảnh báo rằng những phát hiện qua quan sát không chứng minh được việc dùng các thuốc giảm đau như Tylenol gây ra ADHD, chỉ mới có một liên kết sơ bộ giữa hai việc đó và cần phải được xác nhận bởi các nghiên cứu sâu hơn. Nghiên cứu vừa công bố được chủ trì bởi Zeyan Liew, đại học California, với sự cộng tác của Jorn Olsen, đại học Aarhus, Đan Mạch.

Theo SGTT.vn

Tác hại của liên cầu khuẩn nhóm B đến phụ nữ mang thai

Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn phổ biến cư trú trong ruột hoặc âm đạo. Mặc dù loại vi khuẩn này thường vô hại ở người lớn nhưng nó có thể gây ra các biến chứng trong thời kỳ mang thai và gây bệnh nghiêm trọng cho bé sơ sinh.

Thông thường các bác sĩ sẽ gợi ý để thai phụ làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B trong 3 tháng cuối. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng tăm bông lăn vào âm đạo và trực tràng để lấy mẫu xét nghiệm. Một số trường hợp, thai phụ có thể tự lấy mẫu xét nghiệm.

Nếu kết quả cho âm tính thì thai phụ không cần lo lắng. Nếu kết quả là dương tính, thai phụ có thể được chỉ định dùng kháng sinh khi chuyển dạ để không làm nhiễm khuẩn sang bé sơ sinh.

Nguy cơ sức khỏe

Liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho phụ nữ mang thai, gồm:

- Nhiễm trùng đường tiểu.

- Nhiễm trùng nhau thai và dịch ối.

- Nhiễm trùng huyết (vi khuẩn trong máu).

- Trường hợp hiếm, liên cầu khuẩn nhóm B gây nhiễm trùng màng lót tử cung (nội mạc tử cung) sau khi sinh nở. Liên cầu khuẩn nhóm B còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sau mổ đẻ.

Pregnant woman lying down talking to her doctor

Mặc dù loại vi khuẩn này thường vô hại ở người lớn nhưng nó có thể gây ra các biến chứng trong thời kỳ mang thai và gây bệnh nghiêm trọng cho bé sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, mối quan tâm chính của người mẹ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B là nguy cơ lây bệnh cho em bé. Vi khuẩn này có thể lây sang bé khi sinh thường, nếu bé tiếp xúc với chất dịch có chứa vi khuẩn của mẹ. Các biến chứng cho bé gồm:

- Viêm phổi.

- Viêm màng và chất lỏng bao quanh não, dây cột sống (viêm não).

- Nhiễm trùng huyết.

Nếu người mẹ từng sinh con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hoặc người mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B trong thời kỳ mang thai thì người mẹ có nguy cơ cao lây vi khuẩn này cho bé. Khi đó, người mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh mà không cần làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.

Trong trường hợp mổ đẻ, túi ối vẫn còn nguyên vẹn (chưa vỡ ối) thì người mẹ không cần dùng kháng sinh.

Sự chuẩn bị của người mẹ trước khi làm xét nghiệm

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B thường được tiến hành trong tuần 35-37 của thai kỳ. Người mẹ không cần sự chuẩn bị đặc biệt nào trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, người mẹ nên nói cho bác sĩ biết về tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B của mình trong thai kỳ lần trước.

Quá trình xét nghiệm

Bác sĩ sẽ dùng tăm bông (hoặc bông, gạc) vô trùng để lăn qua âm đạo và trực tràng, lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó, mẫu này sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm. Kết quả sẽ có trong vài ngày sau đó.

Kết quả

Nếu kết quả là dương tính thì chưa thể khẳng định người mẹ bị bệnh và em bé sẽ bị ảnh hưởng. Nó chỉ có nghĩa là mẹ và bé có nguy cơ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B. Khi ấy, một vài xét nghiệm thử lại là điều cần thiết trước khi có kết luận cuối.

Theo Afamily.vn

Những dấu hiệu cần lưu ý nếu đau bụng khi mang thai

Những cơn đau bụng là khá phổ biến khi mang thai, phần nhiều là bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng bệnh nặng.

Nếu bạn bị đau bụng kèm ra máu, sốt, ớn lạnh, chảy dịch âm đạo, choáng váng, buồn nôn hoặc cơn đau không thuyên giảm dù được nghỉ ngơi ít phút thì bạn nên đi khám.

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung xuất hiện khi trứng đã thụ tinh cư trú bên ngoài tử cung, điển hình là trong một ống dẫn trứng. Nó có thể gây đau bụng co thắt hoặc những triệu chứng khác đầu thai kỳ.

Nếu không được điều trị, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng người mẹ. Bạn nên đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu sau: đau hoặc mềm xương chậu; ra máu ồ ạt hoặc lốm đốm (máu có thể màu nâu sậm, ra liên tục hay ngắt quãng); đau nặng thêm khi hoạt động thể chất hoặc trong khi bạn ho, đi tiêu; đau ở vai…

Sảy thai

Sảy thai là thai nhi chết trong 20 tuần đầu. Âm đạo chảy máu hoặc ra máu lốm đốm là dấu hiệu phổ biến thường thấy, tiếp theo là đau bụng trong một vài tiếng tới một vài ngày.

Máu ra có thể nhẹ hoặc nặng. Cơn đau có thể thỉnh thoảng hoặc liên tục, nhẹ hoặc nặng và cảm thấy đau lưng dưới.

Hãy đi khám nếu bạn nghi ngờ dấu hiệu sảy thai. Ngoài ra, nếu ra máu âm đạo nặng hoặc có những cơn đau bụng nặng, bạn cũng cần tới gặp bác sĩ ngay.

nhung-dau-hieu-can-luu-y-neu-dau-bung-khi-mang-thai

Sinh non

Sinh non bắt đầu bằng những cơn co thắt cổ tử cung trước tuần 37. Hãy tới viện ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng như:

- Tăng tiết dịch vùng kín hoặc thay đổi dịch tiết (có lẫn máu hoặc trở nên dày, nhầy với nhiều mủ).

- Ra máu âm đạo xối xả hoặc lốm đốm.

- Đau bụng, cơn đau như đau kinh nguyệt hoặc có hơn 4 co thắt mỗi tiếng (dù không đau).

- Tăng áp lực lên xương chậu.

- Đau lưng dưới, đặc biệt khi bạn chưa từng bị đau lưng.

Tiền sản giật

Tiền sản giật có nguyên nhân là thay đổi ở mạch máu, có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan gồm thận, gan, não, nhau thai. Thai phụ được chẩn đoán là tiền sản giật nếu có huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20.

Triệu chứng gồm phù ở mặt hoặc quanh mắt, phù nhẹ ở tay, phù đột ngột hoặc liên tục ở chân, mắt cá chân. Tiền sản giật nặng gây đau căng bụng trên, đau đầu nặng, thị giác kém (nhìn mờ hoặc nhìn thấy chấm), nôn.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Triệu chứng nhiễm khuẩn bàng quang gồm đau, khó chịu hoặc nóng rát khi tiểu; khó chịu ở xương chậu hoặc đau bụng dưới; tiểu không kiếm soát; nước tiểu lẫn máu hoặc bốc mùi chua.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn lan tới thận gồm sốt cao, ớn lạnh, đổ mổ hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên sườn; nôn; nước tiểu lẫn máu.

Các nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân đau bụng, cho dù bạn có mang bầu hay không. Một số nguyên nhân phổ biến là do ngộ độc thực phẩm, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… Do đó, với những cơn đau bụng thì bà bầu càng không được chủ quan, phải đi khám sớm để có trị liệu hiệu quả.

Theo Afamily.vn