Chuyên mục lưu trữ: Mầm non (1-6 tuổi)

Một ngày ăn bao nhiêu tổ yến là đủ

MỘT NGÀY ĂN BAO NHIÊU TỔ YẾN LÀ ĐỦ

♦ (toyensao.com) Yến sào là loại thức ăn bổ dưỡng chứa nhiều protein (các axít amin thiết yếu) và có nhiều các vi chất dinh dưỡng . Nhưng nếu dùng không đúng liều lượng và không đúng  mục đích thì nó sẽ trở nên lãng phí và vô tác dụng .

♦  Hôm nay , chúng tôi xin được phép trả lời câu hỏi này cho quý khách hàng !!!

1 - Đối với trẻ sơ sinh vừa chào đời ( từ 0 đến 12 tháng tuổi ) : trường hợp này chúng ta không nên lạm dụng yến sào . Vì sao ?

-  Vì giai đoạn này cơ thể của trẻ sơ sinh còn non yếu dễ mắc bệnh do chịu tác động khách quan của thiên nhiên và môi trường . Lúc này chúng ta chỉ nên cho bé uống sữa mẹ là tốt nhất . trong sữa mẹ có khoảng hơn 200 dưỡng chất , vitamin , khoáng chất và kháng thể cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện cho con của bạn .

2 -  Đối trẻ từ 1 đến 3  tuổi ( 12 đến 36 tháng tuổi ) : Giai đoạn này có thể cho trẻ dùng yến sào nhưng với lượng yến sào rất ít , nên xay yến nhuyễn trộn chung với sữa cho bé dùng . Việc dùng yến đều đặn và thường xuyên sẽ cũng cố hệ miễn dịch , tăng sức đề kháng , chống lại các bệnh về hô hấp , và phát triển trí não của trẻ nhỏ .

Tháng đầu tiên : một lần dùng 1 phần 4 chén , dùng đều mỗi ngày .

-  Tháng thứ 2 trở đi : một lần vẫn dùng 1 phần 4 chén , uống đều 2 ngày một lần .

3 -  Đối với trẻ từ 3 đến 10 tuổi . Giai đoạn này là giai đoạn trẻ phát triển nhanh về thể trọng và trí não . Nhờ có hàm dinh dưỡng cao ,cùng các khoáng chất đa vi lượng sẽ giúp bé phát triển theo một chiều hướng tốt nhất . Đồng thời giúp trẻ tăng hệ miễn dịch giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh do thời tiết .

-  Tháng đầu tiên : Mỗi lần ăn 1 phần 2 chén , ăn đều mỗi ngày .

-  Tháng thứ 2 : Mỗi lần ăn 1 phần 2 chén , ăn đều 2 ngày một lần .

 Tháng thứ 3 : Mỗi lần ăn 1 phần 2 chén , ăn đều 3 ngày một lần

5 -  Đối với người trưởng thành : Phụ nữ sử dụng thường xuyên tổ yến sẽ giúp cho làn da điều tiết cân bằng. Có được tác dụng này là do trong tổ Yến giàu chất collagen, protein và vitamin. Ba hoạt chất trên có khả năng chống lão hóa da, làm da mịn màng, giữ mãi sự trẻ trung và ngăn ngừa nếp nhăn. Điều này giúp cho cả nam lẫn nữ trông trẻ và hấp dẫn hơn. Ngoài ra cả nam và nữ đều được cải thiện hiệu quả các cơ quan nội tạng. Tổ Yến có khả năng cải thiện chức năng của thận, phổi và tim.

- Tháng đầu tiên: Mỗi lần dùng 1 chén, ăn đều mỗi ngày.

- Tháng thứ 2: Mỗi lần dùng 1 chén, ăn đều 2 ngày một lần.

- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều 3 ngày một lần .

Qua bài viết này chúng ta đã biết được cách dùng yến sào như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất , không quá nhiều cũng không quá ít , và quan trọng là không lãng phí .

Quý khách có thể xem thêm cách dùng , liều lượng yến sào dành cho người già , người bệnh , mẹ mang thai một cách tốt nhất .

» Cách dùng yến sào tốt nhất cho người già .

» Cách dùng yến sào tốt nhất cho phụ nữ mang thai

» Cách dùng yến sào tốt nhất cho người bệnh

♦ Lưu ý : Cách chế biến yến sào cũng rất quan trọng , để có thể hấp thụ hết các dưỡng chất trong yến sào chúng ta nên chế biến yến sào theo cách đơn giản và hiệu quả nhât : " Yến chưng đường phèn "

Bài viết này đã trả lời câu hỏi của bạn .!!! Chúc bạn sức khỏe

Các bạn muốn tư vấn về Tổ Yến hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí .vì sức khỏe của mọi ngườiCông ty TNHH Sâm Yến Nhật Minh

TRỤ SỞ CHÍNH 
- 436/65 CÁCH MẠNG THÁNG 8 - P.11, Q.3, TP.HCM  (Click -> Bản Đồ)
tel: 08 38 4647 86 / 08 3993 1175 - Hotline: 0908 625 697

Call  : 0908.625.697 ( Cô.Nhật) hoặc 0909.563.980 (Mr.Long)

Website : http://toyensao.com

Chúc mọi người sức khỏe !!!

Nguồn  : http://toyensao.com/mot-ngay-an-bao-nhieu-to-yen-la-du/a221879.html

5 quy tắc cho trẻ kén ăn

(Webtretho) Để giờ ăn của con không trở thành một cuộc chiến tranh, bạn hãy tham khảo 5 quy tắc vàng sau:

Quy tắc 1: Thời gian là tất cả

Ảnh: Parenting

Thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ quan trọng hơn bạn nghĩ. Bạn thường cho rằng khoảng thời gian giữa các bữa ăn càng dài, bé sẽ càng thèm ăn hơn; nhưng thực tế là khoảng thời gian này không nên quá dài như với người lớn, hoặc bị kéo dài một cách không nhất quán. Bạn hãy cố gắng cho con ăn đúng giờ, cứ sau mỗi hai đến ba giờ thì cho ăn lại.

Chẳng hạn nếu con bạn ăn sáng lúc 6 giờ sáng, uống sữa lúc 9 giờ sáng, ăn trưa vào lúc 11h30, uống sữa lúc 2 giờ chiều thì sẽ cần ăn tối vào khoảng 4 rưỡi hoặc 5 giờ chiều. Nếu bạn để bữa tối của con đến tận 6 rưỡi tối, khi tất cả mọi người trong nhà cùng ngồi vào bàn ăn, thì việc này hầu như sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp đâu vì lúc này cảm giác ngon miệng của trẻ đã qua lâu rồi, và sự mệt mỏi đã hiện diện trong tâm trí trẻ.

Mẹo nhỏ cho bạn: một số cha mẹ cho biết, họ đã thành công khi cho con ăn bữa chính vào thời điểm của cữ sữa chiều, khi bé đang đói và thực sự muốn được ăn.

Quy tắc 2: Ngồi vào bàn và không phiền nhiễu

Bữa ăn của con nên diễn ra tại bàn ăn, và không có bất kỳ món đồ chơi nào được bày ra, không xem TV, để bé có thể tập trung vào “công việc” của mình. Nếu bạn để con vừa ăn vừa xem TV thì bé sẽ không biết mình đang ăn những gì và sẽ bỏ lỡ việc tìm hiểu về các loại thực phẩm mà mình đang thưởng thức; không chỉ vậy, khi bị xao lãng, bé cũng sẽ không chú ý tới những tín hiệu của cơ thể về đói hay no nữa. Việc vừa ăn uống vừa chạy chơi, và mẹ phải chạy theo bón từng thìa cũng sẽ tạo nên thói quen ăn uống xấu và làm con bạn ngày càng có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng cũng như thiếu hợp tác, ỷ lại vào mỗi bữa ăn.

Do vậy: hãy cho con ngồi ngay ngắn tại bàn ăn, vào đúng giờ mỗi ngày để tạo cho bé thói quen tốt nhé bạn!

Ảnh: Getty images

Quy tắc 3: Hãy thử một cái gì đó mới

Một số đứa trẻ sẽ “bỏ chạy” khi lần đầu nhìn thấy một loại thực phẩm mới, một số bé thì lại rất lo lắng. Và để giúp con vượt qua sự căng thẳng này để thử một món mới, bạn hãy thử các bước đơn giản sau:

1. Để con chạm vào và cảm nhận thực phẩm;
2. Khuyến khích con ngửi mùi hoặc liếm thức ăn;
3. Cắt một miếng nhỏ xíu và cho bé ăn thử trước;
4. Khuyến khích trẻ bốc và cắn thử món ăn.

Các bước trên được thực hiện trong một vài bữa ăn hoặc vài ngày sẽ giúp làm giảm sự lo lắng khi trẻ nhìn thấy một cái gì đó mới. Con của bạn sẽ quen thuộc với các loại thực phẩm và tự tin để cố gắng hơn.

Quy tắc 4: Không nên ép ăn

Dạ dày của trẻ nhỏ có kích thước chỉ bằng khoảng nắm tay của mình nên sẽ đầy lên một cách nhanh chóng. Đây là lý do tại sao đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính cần lành mạnh, dễ tiêu để vừa cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng, vừa giúp dạ dày bé nhanh trống chỗ để nạp tiếp món mới vào bữa chính. Và cũng vì lý do kích thước đó mà việc bạn luôn muốn con phải ăn hết khẩu phần rồi mới được kết thúc bữa ăn không phải là một chiến thuật tuyệt vời.

Nếu con bạn thường xuyên tìm cách tránh ăn tối thì bạn cũng cần suy nghĩ, tính toán lại khẩu phần bữa tối phù hợp cho con. Nếu con bạn mới ăn có nửa khẩu phần thôi nhưng đã tỏ ra no rồi, bạn hãy hỏi xem bé có thể ăn thêm một miếng cuối cùng nữa không và sau đó tốt nhất cho bé kết thúc bữa ăn. Nếu con còn quá no vì những thứ đã ăn quá gần bữa ăn tối, quá mệt, hoặc chỉ đơn giản là từ chối ăn bữa ăn, bạn hãy đồng ý cho trẻ ngừng ăn, cũng có thể giải thích thêm một chút về bữa ăn mới với các món ngon hấp dẫn. Nếu trẻ quyết định thử một lần nữa, bạn hãy chỉ lấy một nửa phần ăn đó và hâm nóng lại.

Khẩu vị có thể liên quan đến sự tăng trưởng, vì thế, nếu bé ngon miệng thì dù chỉ ăn được ít thôi cũng giúp việc hấp thu dinh dưỡng diễn ra tốt hơn.

Quy tắc 5: Đừng hối lộ bằng thực phẩm

Ảnh: Parenting

Bạn nên lưu ý để không rơi vào cái bẫy: “Nếu ăn xong chén cơm/cháo này, con sẽ được ăn kem!” Việc làm này có nghĩa là con bạn sẽ mong đợi một món ngọt sau bữa ăn, và bé ăn chỉ để được ăn kem mà thôi. Không chỉ thế, cách nói của bạn còn vô tình làm cho món kem kia trở nên hấp dẫn hơn nhiều so với bữa ăn của bé, bé sẽ trở nên gắn bó với những thứ đồ ngọt này và dần dà sẽ nghiện đồ ngọt.

Nếu con bạn còn bé, hãy dùng chính các loại thực phẩm trên đĩa / chén của chúng để diễn giải cùng những trò chơi với màu sắc; nếu bé lớn hơn, bạn có thể nói nhanh về vấn đề con sẽ chạy nhanh hơn hoặc sẽ cao lớn ra sao khi ăn các món ăn này. Và sau đó, như một phần thưởng, bạn có thể hứa sẽ cùng con chơi một trò chơi thú vị vào buổi tối hoặc đọc câu chuyện yêu thích của bé.

1-2 tuổi, bé ăn bao nhiêu là đủ?

(Webtretho) Bé nhà bạn mỗi bữa chỉ ăn được nửa chén cháo, ép thêm bé ói ngay, trong khi con hàng xóm cùng độ tuổi lại ăn được cả tô đầy mỗi lần. Điều đó hẳn làm bạn không ít lần lo lắng?

Ảnh: Getty images

"Tình hình là thế này ạ, con em được 1 tuổi rồi, lúc sinh được 2 cân 3 nửa lạng, giờ cháu được 8,5 cân, hàng ngày cháu ăn 3 bữa cháo, mỗi bữa gần đầy 1 bát con cháo (bát ăn cơm ý ạ), dưng mà bà nội cháu (nhà nội luôn) bảo là tuổi này ăn thế là quá ít, bà và ông cứ bắt em phải cho cháu ăn cũng gần đầy 1 bát. Nhưng mà là bát ô tô cháo cơ ạ (bát ô tô kiểu to bây giờ chứ không phải cái đít nhỏ như ngày xưa đâu). Em thì em nghĩ là cháu ăn thế là được rồi vì người lớn như em ăn 2 bát cháo (bát con) là cũng no, nó mới 1 tuổi ăn thế là được rồi. Không biết các mẹ cho con ăn thế nào? các mẹ có thấy ăn 1 bát như em cho con em ăn là ít không ạ? Chứ không cái kiểu này cứ suốt ngày 'chiến đấu' với ông bà nội, chán nản lắm các mẹ ạ..."

"Bé mình khi sinh được 1,2kg, giờ 13 tháng mỗi ngày 3 bát ô tô cháo, sáng cháo nấu với phomai, muộn tí thì sữa chua kefir + sữa tươi, 1 phomai + 1 quả chuối, trưa cháo + rau mầm + tôm/cá/trứng (bé không ăn thịt được), xế 180ml sữa + tự nhai 1 cái bánh lạt, chiều lại 1 bát như bữa trưa, sau đấy đến lúc ba mẹ ngủ la 3 cữ sữa 150ml/cữ (bé vẫn ăn sữa trong lúc ngủ đến tận nửa đêm, nếu không sẽ quấy lúc khuya vì đói), đôi lúc đổi món cho bé măm hủ tíu/phở/mì..."

Ý kiến của bạn thì sao? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Quá tải lớp 1 vì “heo vàng”

Khi số lượng trẻ sinh năm Đinh Hợi 2007 tăng chóng mặt, mọi người đã dự đoán 6 năm sau sẽ là năm khó khăn đối với các trường tiểu học. Thực tế đúng như vậy khi năm học 2013 - 2014 sắp tới, lãnh đạo nhiều trường tiểu học tại TP.HCM và Hà Nội lên phương án không tổ chức học 2 buổi, bán trú để đảm bảo chỗ cho “heo vàng” vào học lớp 1.

>> Thảo luận: Quá tải lớp 1 vì "heo vàng"

 

Học toán có lợi như thế nào cho sự phát triển trí tuệ của trẻ?

Mới đây, các nhà khoa học tại trường đại học Missouri (Mỹ) đã công bố kết quả công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc học toán và sự phát triển chức năng não ở trẻ nhỏ. Theo đó, kết quả cho thấy nếu trẻ được tiếp xúc với con số, khoảng cách, hình dạng… càng sớm thì càng có lợi cho chức năng não của trẻ sau này.

Trẻ nên được tiếp xúc với môn toán càng sớm càng tốt

Công trình nghiên cứu nói trên được các nhà khoa học thực hiện qua việc kiểm tra và theo dõi một nhóm học sinh từ khi các em bắt đầu học mẫu giáo đến trung học. Tiến sĩ David Geary, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết, các em yếu về toán nhất cũng chính là những em có ý thức về con số kém nhất ngay từ khi còn học lớp một và sẽ khó lòng theo kịp các bạn đồng trang lứa khi trưởng thành. Cùng quan tâm về vấn đề này, một nhà khoa học Mann Koepke tại Viện sức khỏe quốc gia Anh cũng có nhận định tương tự: "Các bậc phụ huynh nên nói chuyện với trẻ về số lượng, con số, khoảng cách, hình dạng càng sớm càng tốt. Điều này có lợi cho chức năng não của trẻ".

Nhận thấy tầm quan trọng của toán học đối với sự phát triển tư duy của trẻ nhỏ, giáo sư Larry Martinek, một giảng viên xuất sắc của bang California đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình để tìm ra phương pháp dạy và học toán tốt nhất dành cho trẻ em – gọi là phương pháp Mathnasium. Sau 35 năm cải tiến và phát triển chương trình toán tư duy, phương pháp Mathnasium đã được triển khai giảng dạy tại 400 hệ thống trung tâm lớn tại Mỹ và 20 quốc gia khác trên thế giới.



Phương pháp Mathnasium giúp học sinh giỏi toán và phát triển tư duy (Ảnh được cung cấp bởi Mathnasium)

Phương pháp Mathnasium – khơi dậy niềm đam mê toán học của trẻ

Dựa trên nghiên cứu tâm lý tuổi nhỏ, giáo sư Larry Martinek đã đưa ra triết lý cho phương pháp Mathnasium: “Trẻ em không ghét môn toán, trẻ em chỉ ghét sự rối rắm và sợ hãi khi không hiểu bài. Sự thấu hiểu sẽ đem đến niềm vui và sự vui thích; niềm vui và sự vui thích sẽ mang đến sự tiến bộ, sự tự tin... và từ đó kho tàng trí thức sẽ được mở ra”. Vậy điều gì đã tạo nên điều kỳ diệu này?

Trước hết, phương pháp Mathnasium hướng đến kích thích khả năng suy nghĩ logic, sáng tạo, giúp các em học sinh hiểu rõ cách đặt vấn đề của bài toán, biết cách tiếp cận vấn đề và giải toán. Khác với phương pháp học toán thông thường chỉ tập trung vào toán viết, Mathnasium kết hợp hoàn hảo 5 kỹ thuật giảng dạy khác nhau: tư duy, diễn đạt bằng ngôn từ, quan sát hình ảnh trực quan, sử dụng giáo cụ và toán viết. Sự phối hợp của 5 kỹ thuật giúp các em tiếp thu và học toán tốt hơn.

Cô Nguyễn Ngọc Bảo Châu, giáo viên trung tâm Mathnasium cho biết: “Các em học mà như chơi với những bộ giáo cụ phong phú. Khi hiểu được bản chất của bài toán, các em sẽ thấy thích thú vì có thể áp dụng bài toán đó trong thực tế cuộc sống”. Cũng theo một số nghiên cứu về giáo dục, học sinh sẽ học tốt hơn thông qua hình ảnh, nhất là khi được cầm, nắm, cảm nhận sự việc bằng tay.

Điểm đặc biệt nữa của phương pháp Mathnasium là phương pháp giảng dạy cá nhân hóa, giúp học sinh học theo đúng khả năng và kiến thức của bản thân. Mỗi học sinh sẽ có một kế hoạch học tập riêng dựa vào kết quả kiểm tra đầu kỳ và được giáo viên hướng dẫn tận tình trong một nhóm nhỏ. Phương pháp này sẽ kích thích tinh thần thi đua sôi nổi, tích cực của từng học viên trong nhóm, giúp các em nhỏ không còn cảm thấy sợ hãi hay rối rắm khi học toán. Chính niềm yêu thích và hiểu thấu các bài toán mang đến cho các em sự tiến bộ nhanh chóng và vượt bậc khi tiếp xúc với môn học này.

Mathnasium còn có hệ thống bài tập và tình huống về toán rất đa dạng từ đơn giản đến chuyên sâu giúp các em luôn hứng thú khi giải toán. Mathnasium thiết kế chương trình học kết hợp kiến thức toán Việt Nam với kiến thức toán quốc tế, là điều kiện tốt để các em phấn đấu không ngừng, trải nghiệm những thử thách mới và tự tin khám phá kho tàng tri thức toán học bằng tất cả niềm say mê.

Như vậy, bằng tất cả lòng yêu nghề và sự quan tâm sâu sắc đến học sinh, giáo sư Larry Martinek và phương pháp Mathnasium đã giúp khơi dậy niềm đam mê toán học của các học viên nhỏ tuổi, đồng thời hướng tới mục tiêu lớn là : giúp cho từng cá nhân học sinh trở thành những người tự tin, năng động và thành công trong cuộc sống.


Ảnh được cung cấp bởi Mathnasium

Ông Huỳnh Phan Anh, Kỹ sư Môi trường – Phụ huynh bé Anh Khuê (5 tuổi)
“Vợ chồng chúng tôi thấy chương trình toán tư duy rất phù hợp cho sự phát triển trí tuệ của bé Anh Khuê . Các bài tập rất logic, thực tế, màu sắc đẹp thu hút sự tập trung và ham thích học của bé. Các bài học có kết hợp giúp bé phát triển não bộ, kết hợp số và hình ảnh rất hay, tô màu và học số.”


Ảnh được cung cấp bởi Mathnasium

Hệ thống trung tâm toán tư duy Mathnasium (Mỹ) tại Việt Nam: www.mathnasium.vn

Các trung tâm tại TP HCM:

  • Quận 3: (08) 3930 1038
  • Quận 5: (08) 3855 2285
  • Quận 7: (08) 3775 5688
  • Quận 9: (08) 6282 8858
  • Quận 10: (08) 3868 4968
  • Quận 11: (08) 6264 3204
  • Bình Thạnh: (08) 6294 4636
  • Gò Vấp: (08) 3588 5599
  • Phú Nhuận: (08) 3517 6328
  • Tân Bình: (08) 3811 2988
  • Tân Bình 2: (08) 6295 9555
  • Tân Phú: (08) 3849 0554
  • Thủ Đức: (08) 3729 2950

Các Trung tâm tại Hà Nội

  • Cầu Giấy: (04) 3756 2048
  • Đống Đa: (04) 3783 4214
  • Hà Đông: (04) 8585 6262
  • Hai Bà Trưng: (04) 3972 9228
  • Thanh Xuân: (04) 3863 8686

Các trung tâm tại các tỉnh thành khác

  • Bà Rịa Vũng Tàu: (064) 3511 799
  • Bình Dương: (0650) 3855 878
  • Đà Nẵng: (0511) 3654 335
  • Đồng Nai: (061) 3918 123
  • Hải Phòng: (031) 3600 333
  • Nghệ An: (038) 8693 777

Nên cho bé học bơi từ khi nào?

(Webtretho) Được bơi lội tung tăng trong nước quả là điều rất tuyệt vời với con yêu của bạn, đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức. Và bơi lội không chỉ để thư giãn mà còn giúp các bé rèn luyện sức khỏe, phát triển tốt hơn và tránh được những nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra.

Tại Úc, trung bình mỗi tuần có một trẻ em chết vì đuối nước, đó đã là một con số đáng sợ. Ở nước ta, con số này còn nhiều hơn. Ngoài thiệt mạng, những trẻ còn sống sót sau đuối nước lại thường có di chứng của tổn thương não.

Đuối nước có thể xảy ra mà không có bất kỳ tiếng động cảnh báo nào, và khủng khiếp hơn, chỉ cần 20 giây là chúng ta có thể đã mất một đứa trẻ do ngạt nước rồi. Chúng ta hẳn đã đọc và nghe nhiều câu chuyện đau lòng của trẻ em chết đuối mỗi năm trên khắp đất nước, và lẽ nào chúng ta buông xuôi, bất lực?

Hãy cùng nghe một số lời khuyên tuyệt vời từ Gage CEO Ross - vận động viên bơi lội người Úc, và Michael Klim - người điều hành các lớp học trẻ sơ sinh ở trung tâm bơi lội Klim:

1. Bắt đầu sớm!

Việc bơi và học bơi của bé có thể bắt đầu lúc sáu tháng tuổi, khi hệ thống miễn dịch được coi là đã đủ phát triển để "đối phó" với một hồ bơi công cộng. Nếu không có điều kiện cho con đến hồ bơi hoặc không tìm được một hồ bơi đủ tiêu chuẩn cần thiết thì bạn cũng có thể cho bé chơi, làm quen với nước ngay tại nhà mình, vào trước giờ đi ngủ chẳng hạn.

Được làm quen với nước sớm sẽ giúp bé học bơi nhanh hơn. Ảnh: Webtretho

VĐV Ross khuyên bạn có thể cho con làm quen bằng cách chơi trong bồn tắm với 'mưa phùn' nhẹ nhàng từ vòi hoa sen. Sau đó bạn bắt đầu dạy bé cách kiểm soát hơi thở bằng cách thể hiện điều đó trên khuôn mặt của mình. Bạn diễn giải 1 chút về ý của bạn rồi nói với bé "con sẵn sàng đi", rồi nhẹ nhàng, từ từ đổ một chút nước lên đầu bé. Bé sẽ học được khá nhanh rằng bé cần phải nhắm mắt lại và hít một hơi. Bạn cũng có thể để cho bé xem bạn lặn dưới nước như thế nào và trở lại một cách vui vẻ và an toàn ra sao để bé biết không có gì phải sợ nước cả.

"Bạn càng sớm cho bé làm quen với nước với một mức độ thoải mái vừa phải thì sẽ càng tốt," Michael nói. "Trẻ em càng sớm được thoải mái trong nước thì sẽ phát triển các kỹ năng bơi lội nhanh hơn rất nhiều."

2. Đầu tư với các bài học bơi

Sau khi bé đủ tuổi, các bài học chính thức sẽ giúp bé có được sự thoải mái trong hồ bơi. Bé bắt đầu được dạy về an toàn với nước và các vấn đề cơ bản của bơi lội trong khuôn khổ, có cấu trúc nhưng vui vẻ.

"Việc của bạn bây giờ là cần tìm một lớp dạy bơi với giáo viên có trình độ chuyên môn được công nhận," Michael khuyên. "Bạn cũng cần xem xét đến diện tích, sĩ số... của các lớp học để đảm bảo rằng con cảm thấy thoải mái với mức độ và sự chú ý từ giáo viên. Nếu có thể, bạn cũng cần quan tâm đến nhiệt độ nước tại đó để xem nó có phù hợp với sự thích nghi của bé không, để bé có thể khám phá bản thân một cách thích thú nhất khi ở trong hồ bơi!"

3. Hãy
luôn không rời mắt!

Việc chính bạn để ý canh chừng là rất quan trọng để tránh nguy cơ trẻ bị đuối nước - bởi đã có hơn 70% trẻ học bơi bị chết đuối là từ nguyên nhân của sự thiếu giám sát. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên sắp xếp thời gian ở lại cùng con vào những lần đưa bé đến tập bơi hoặc khi bé ở gần nước.

Ảnh: Getty images

Melanie Courtney, giám đốc điều hành của Kidsafe Victoria nói: "Bạn không nên hoàn toàn tin vào khả năng bơi lội của con mình, vì bé vẫn còn là 1 học viên chứ chưa là một vận động viên, vì thế bất cứ lúc nào, điều tệ hại cũng có thể xảy ra. Thế nên, bạn cần phải luôn luôn giám sát khi bé lại gần nước. Và việc giám sát này có nghĩa là bạn phải luôn để mắt đến bé bất kỳ lúc nào. Nếu bạn phải rời khỏi hồ bơi, dù chỉ 1 chốc lát, bạn nhất định cũng phải đưa con đi cùng.

Bạn hãy bảo đảm nhấn mạnh cho con hiểu rằng bé chỉ được đến gần nước khi có người lớn canh chừng. Và tốt nhất bạn nên tránh gởi bé lại cho bất kỳ một người nào khác trông chừng, vì bạn không thể chắc rằng họ luôn luôn để tâm đến con bạn như bạn. 

4. Hàng rào bảo vệ

Ở Úc, một yêu cầu pháp lý cho tất cả các hồ bơi, khu nghỉ dưỡng… là phải luôn có các rào cản an toàn có cửa tự đóng hoặc có chốt với trẻ em. Nếu bạn có một hồ bơi ở nhà, bạn phải:

- Chắc chắn rằng không có những thứ như ghế, cành cây, kệ… có thể trợ giúp bé leo vào khu vực hồ bơi.
- Hàng rào bảo vệ và cổng luôn bảo đảm. Thường xuyên kiểm tra ốc vít, thanh chắn… để tránh chúng đã bị lung lay, dễ gãy… chúng luôn phải được bảo trì và sửa chữa nếu thấy có bất kỳ vấn đề gì.
- Không bao giờ cho phép bé tự ý mở cửa.
- Tránh "cám dỗ" bé bằng cách không để đồ chơi, dụng cụ bơi… xung quanh hồ khi không sử dụng. Chúng có thể khiến bé bất chấp mọi lời dặn dò để leo vào vui chơi 1 mình.

5. Biết những điều nhỏ nhặt

Bạn thường nghĩ chuyện đuối nước chỉ xảy ra với hồ bơi sâu, ở biển, sông, hồ hay một một bồn tắm đầy nước. Tuy nhiên, sự thật là trẻ nhỏ có thể bị chết đuối chỉ với một lượng nước rất ít - khoảng 5cm. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường có phần đầu nặng hơn, chân yếu hơn, và trong khi tò mò khám phá, chúng thường bị té chúi đầu xuống trước và hầu như không có khả năng để tự đưa mình thoát ra.

Do vậy, bạn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa xung quanh nhà mình. Luôn luôn để trống những xô đựng nước, đậy nắp hồ cá và các nơi có chứa nước mà bạn thấy không yên tâp. Bạn cũng nên có khóa an toàn với phòng tắm, toilet, nơi giặt giũ để tránh bé vào nghịch nước. Tại các bữa tiệc, nếu có uống bia rượu bạn cũng cần giữ bé an toàn với xô nước đá, tốt nhất không để trẻ lại gần.

Trong trường hợp khẩn cấp

"Kiến thức cũng là một phần quan trọng của an toàn nước," Melanie nói, “kỹ năng sơ cứu có thể giúp bạn giành lại cuộc sống cho con. Vì thế, bạn nên ghi danh vào một khóa học sơ cứu, hồi sức và cập nhật các kỹ năng của mình thường xuyên để có thể ứng phó tốt nhất trong trường hợp khẩn cấp."

Và hãy nhớ, trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi số cấp cứu ở nơi gần bạn nhất!

Làm dịu rôm sảy, mẩn ngứa cho bé ngày nắng nóng

(Webtretho) Cái nắng mùa hè đã bắt đầu làm không khí ở miền Nam và một số tỉnh trên cả nước nóng bức, oi nồng. Và làn da mịn màng của bé đã bắt đầu ngứa ngáy, khó chịu với rôm sảy.

Ảnh: Getty images

Có rất nhiều cách đã được các bà, các mẹ áp dụng để mang lại sự dễ chịu cho con.

"Bé nhà mình được 2,5 tuổi, hôm trước bị rôm đỏ hết cả trán, mình bôi thử Sudo Cream không ngờ hôm sau đã bớt đỏ và hôm sau nữa thì dịu hẳn. Sau ba, bốn hôm thì hết, chỉ còn dấu tích là những cai vẩy li ti. Không biết bé của bạn bao nhiêu tuổi, đã bôi được kem này chưa?"

"Mẹ lì xì dùng phấn rôm pigoen nắm màu đỏ (không phải phấn thơm) thoa vào xem sao, dạo trước bé Hân cũng bị như vậy mình cho tắm lactacid cũng ko hết chỉ sử dụng loại phấn rôm chừng 2 hôm là thấy bớt hẳn luôn, bây giờ da đẹp rùi, nhưng mẹ vẫn dùng cho con."

Hãy khôn khéo như các bà mẹ!

Nếu có một “tạo vật” nào đó là biểu tượng cho sự khôn khéo, hẳn phải là phụ nữ – những người mẹ đang đứng trước nhiều quyết định mua sắm lớn bé trong nhà. Từ sự va chạm với đủ loại hàng hóa qua các kênh truyền thông đến việc thực tế lựa chọn các mặt hàng nhu yếu phẩm trong gia đình và quan trọng nhất là sữa cho con, đã cho các chị em quá nhiều kinh nghiệm mua sắm. PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Không có khóa đào tạo kỹ năng sống nào thực tiễn như ‘tháp tùng’ một bà mẹ khôn khéo đi chợ!”.

Các bà mẹ ngày càng khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng cho con (Ảnh Trần Huy)

Sức hấp dẫn từ những thông điệp “lung linh”

Sự cởi mở trong tiêu dùng đã mở ra nhiều cơ hội cho những thương hiệu mới, nhất là với mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ. Với hơn 30 công ty cung cấp gần 50 nhãn hàng dinh dưỡng khác nhau đã cho người tiêu dùng thêm nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, việc một số nhà sản xuất tự “thổi” chất lượng sản phẩm của mình thành “nhất thị trường”, với các chiêu thức trình bày sản phẩm, cung cấp thông tin không chính xác trên nhãn mác, dẫn đến chất lượng hàng hóa không đúng với thực tế đã gây nhiều bức xúc cho người tiêu dùng. Chưa bao giờ sự sáng suốt khi chọn lựa hàng hóa của người tiêu dùng lại cần thiết như hiện nay, bởi đứng trước rất nhiều sản phẩm được thiết kế đẹp, được nhà sản xuất tự tung hô “hoành tráng”, người tiêu dùng rất dễ bị lung lạc, chọn lựa sai lầm.

Đặc biệt, sản phẩm sữa mới thường tự công nhân là đảm báo chất lượng và quy trình sản xuất an toàn thực phầm, sử dụng nhiều mỹ từ với mục đích đánh vào mong muốn của các bậc làm cha mẹ đối với sức khỏe của con. Cứ thế, những thông điệp này đi vào lòng người trong khi chất lượng một nơi, thông tin về sản phẩm một nẻo.

Chính sự tự công nhận và tự giới thiệu quá sự thật của nhà sản xuất “đi sau nhưng muốn về trước” đã đưa người tiêu dùng lạc vào “mê hồn trận” – không biết sữa nào là sữa đúng chất lượng. Trong khi nhu cầu sử dụng thì luôn luôn cấp bách vì hầu như bà mẹ nào cũng muốn con được bổ sung thêm chất dinh dưỡng, cho con cao hơn, thông minh, khỏe mạnh hơn đúng như lợi ích của sữa mang lại. Là người bảo vệ gia đình, chăm lo cho con cái, các bà mẹ luôn muốn chọn những sản phẩm tốt nhất cho con, nên họ ngày càng chọn lựa kỹ hơn.

Khi các bà mẹ lên tiếng

“Làm mẹ, mình rất mừng khi thấy nhiều vụ chất lượng sữa không đảm bảo được phanh phui. Điều này giúp mình và các bà mẹ cẩn trọng hơn khi chọn lựa thực phẩm dinh dưỡng, nhất là sữa cho con. Không việc gì phải đưa ra quyết định vội vàng, mình rất cảnh giác với những ‘kẻ lạ mặt’ mới xuất hiện. Tham khảo ý kiến các bà mẹ khác, hỏi thăm hàng xóm là việc đầu tiên, nhưng cũng để tham khảo, sau đó mình sẽ tìm thông tin trên mạng về thương hiệu này, rồi mới quyết định mua”, chị Hương, quận 3, TP.HCM, chia sẻ kinh nghiệm mua sữa cho con.

Bà mẹ trẻ Uyên Phi ở quận 10 thì luôn theo tiêu chí “Không đem con ra làm chuột bạch để thử nghiệm các loại sữa mới ra”. Chị vẫn trung thành với loại sữa con đang uống tốt. Chị cho rằng sản phẩm sữa mới với những thông điệp đi kèm nghe thấy cũng tò mò muốn thử, nhưng không dám mạo hiểm với sức khỏe của con. Do đó, có chọn sản phẩm mới, chị cũng chỉ chọn sản phẩm của cùng một nhà sản xuất uy tín để an tầm về chất lượng.

Khôn khéo như các bà mẹ hiện đại

Theo PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, đa số các bà mẹ có tâm lý trung thành với các hãng lớn, có tên tuổi lâu năm vì họ có quy trình quản lý chất lượng rõ ràng, minh bạch. Để đảm bảo sự tự tin khi chọn mua thực phẩm dinh dưỡng cho con, các bà mẹ không chỉ dựa vào kinh nghiệm, cảm tính mà nên nhìn vào bằng chứng khoa học. Các chuẩn chất lượng nghiêm ngặt được quốc tế công nhận của sản phẩm sẽ là một sự bảo đảm để các bà mẹ yên tâm mua sữa cho con.

Bên cạnh sự uy tín lâu năm của các thương hiệu thì yếu tố quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng chăm sóc trẻ em chính là thành phần an toàn. Những sản phẩm được công nhận về lợi ích đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ thông qua các nghiên cứu lâm sàng luôn dược ưu tiên lựa chọn. Vì thế việc lựa chọn những sản phẩm có kiểm chứng khoa học, đạt các tiêu chuẩn của các tổ chức y tế, dinh dưỡng, thực phẩm có uy tín như CODEX (Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế), EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu) là hoàn toàn cần thiết.

Chị Minh, giáo viên trường mẫu giáo Hoa , q.11 chia sẻ: “Đúng là có kiến thức vẫn hơn, với kinh nghiệm nuôi dạy trẻ bao nhiêu năm, tôi nhận thấy việc lựa chọn sữa hay thực phẩm cho trẻ không khó. Chỉ cần hiểu con mình cần gì, trong giai đoạn nào rồi lựa chọn ở những nhãn hàng uy tín lâu năm trên thị trường là có thể thoát khỏi những ‘lời mời’ có cánh của những sản phẩm kém chất lượng. Khôn khéo khi chọn sữa cũng là một phần của bí quyết nuôi dạy con cái!”.

 
 

7 lời nói dối thường gặp của… bố mẹ – Phần 1

(Webtretho) Trả lời thật nhé, bạn đã bao giờ nói dối với con yêu? Chắc là có rồi, đúng không? Chúng ta vẫn nghĩ nói dối con trong vài tình huống khó xử dường như là một việc làm hợp lý và vô hại. Nhưng sự thật là làm như thế sẽ không giúp bé hiểu được phải cư xử thế nào mới ngoan.

Nhiều phụ huynh dùng cách nói dối để đối phó với con cái khi chúng mè nheo đòi hỏi gì đấy. Chị Kat, mẹ của hai cô con gái tâm sự: “Tôi luôn dạy các con rằng nói dối là không tốt. Tuy vậy cũng phải nói rằng tôi cũng đã bảo với các con gái mình, Mirabel, 5 tuổi và Caroline 4 tuổi rằng những con búp bê (‘tình cờ’ cũng chính là những con mà chúng thích) ở cửa hàng đồ chơi gần nhà không phải để bán. Tôi hay nói, ‘Chúng sống ở đấy,’ đặc biệt khi phải vào đó để mua một món quà sinh nhật. Như thế dễ hơn, chúng tôi sẽ vào và ra khỏi cửa hàng mà không phải nghe mè nheo.”

webtretho_7 lời nói dối thường gặp

Chắc bố mẹ nào cũng đã từng... nói dối con (Ảnh: Inmagine)

Và quả thật trường hợp nói trên không phải là phụ huynh duy nhất nói dối con. Một khảo sát vào năm 2008 ở Anh cho thấy cứ 10 phụ huynh thì có 8 người đã từng bóp méo sự thật với con mình. Hầu như các vị phụ huynh khác đều cho rằng “một chút” nói dối ấy là vô hại. Rốt cuộc thì chúng giúp giữ được hòa bình (chấm dứt những lời năn nỉ ỉ ôi hay mè nheo làm mình làm mẩy), khiến cuộc sống ít nhiều dễ chịu hơn. Nhưng theo chuyên gia về hành vi của trẻ thì nói dối chẳng giúp gì đươc cho các bé cả. “Cuộc sống đầy những thăng trầm,” tiến sĩ giáo dục Jane Nelsen, tác giả loạt sách Positive Discipline nói, “Nếu ta không cho trẻ cơ hội đối mặt với nỗi thất vọng thì làm sao chúng học được cách vượt qua?”

Chị Kat thừa nhận rằng nếu chị tiếp tục nói dối với các con, dù có vẻ vô hại, thì làm sao trẻ có niềm tin nơi mình được. “Mỗi khi nói dối để tránh một tình huống khó xử là bạn đã bỏ lỡ một cơ hội trò chuyện cởi mở với trẻ,” Tiến sĩ Cara Gardenswartz ở Los Angeles nói, “bạn hãy cho bé cảm nhận rằng dù chuyện gì xảy ra đi nữa bạn sẽ luôn bên chúng.”

Khi đã nhận ra tác hại của việc nói không đúng sự thật với con cái, các vị phụ huynh nên biết rằng vẫn có cách tốt hơn để thay thế cho những lời nói dối vô hại.

Điều thứ 1: “Mc Queen tia chớp / Người nhện / Nàng tiên cá rất thích ăn rau đấy nhé.”

Tiến sĩ Nelsen cho rằng, “Những lời nói dối để ‘dụ dỗ’ trẻ ăn uống thường không hiệu quả, cơ bản vì khẩu vị của bé không dễ gì mà thay đổi được.” Hơn nữa, nếu dùng hình ảnh thần tượng của bé để ép bé thì thật là không hay cho lắm.

Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:

“Rau củ rất tốt cho sức khỏe của con, và đó cũng là món nhà mình ăn tối nay.” Bạn chưa thể buộc được con mình ăn thì hãy cứ nấu những món đó thường xuyên, vì sớm muộn gì, bé cũng sẽ quyết định thử vài miếng.

Điều thứ 2: “Xe sẽ không chạy được đâu cho đến khi con đội mũ bảo hiểm/ thắt dây an toàn vào.”

Nghe thì có vẻ ổn đấy, nhưng theo Hal Runkel – chuyên gia về hôn nhân gia đình, tác giả cuốn ScreamFree Parenting – thì lời nói này “thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm của bạn. Bạn cần cho bé biết nhiệm vụ của bạn là phải đưa ra những quyết định sáng suốt đảm bảo an toàn cho bé.”

Thay vào đó, hãy nói với con rằng:

“Mẹ sẽ không nổ máy xe đâu, cho đến khi con đội mũ bảo hiểm / thắt dây an toàn vào.” Cách nói này giúp trẻ hiểu rằng bố mẹ có trách nhiệm đảm bảo chúng tuân theo những luật định an toàn. Hãy giải thích rằng có luật qui định buộc mọi người trên xe phải đội mũ bảo hiểm / thắt dây an toàn để giúp họ tránh được thương tích. Chuyện gì sẽ xảy đến nếu một vụ tai nạn diễn ra mà bé không đội mũ bảo hiểm / thắt dây an toàn? Chắc hẳn là bé sẽ bị thương rồi và bạn sẽ còn ân hận mãi vì đã tỏ ra không dứt khoát khi bé không chịu nghe lời.

webtretho_nói dối để tránh khó xử?

Mỗi khi nói dối để tránh tình huống khó xử là bạn đã bỏ lỡ một cơ hội trò chuyện cởi mở với con đấy (Ảnh: Inmagine)

Điều thứ 3: “Trẻ lên 3 rồi mà còn ngậm núm vú là bị chú công an bắt đấy. Con lớn rồi thì phải bỏ núm vú đi thôi.”

Một lần nữa, bạn lại trốn tránh trách nhiệm của một bậc phụ huynh, từ bỏ vai trò người hướng dẫn con mình vượt qua những giai đoạn phát triển phức tạp.

Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:

“Mẹ biết con rất thích núm vú nhưng con đã lớn rồi, không nên dùng chúng nữa.” Hãy thể hiện bạn hiểu khó khăn của con và để bé bày tỏ cảm xúc của mình. Đừng nên khiến bé xấu hổ; thay vào đó, hãy từ từ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn với giai đoạn phát triển mới, giải thích vì sao từ bỏ thói quen ngậm núm vú lại là một việc làm tốt. Bạn có thể nói rằng việc đó sẽ giúp răng bé đẹp và đều, giúp bé phát âm rõ ràng hơn và mọi người sẽ dễ hiểu được điều mà bé nói hơn.

(Còn tiếp)

Trẻ đi học từ bao nhiêu tháng tuổi thì hợp lý?

(Webtretho) "Hỏi 1 mẹ trẻ thì khuyên là nên đi càng sớm càng tốt (nếu con cứng cáp thì 9 tháng đã nên cho con đi học rồi), hỏi 2 mẹ lớn tuổi hơn thì khuyên là nên khoảng 3 tuổi hẵng cho đi học. Em thực sự không biết làm sao thì hơn?"

Ảnh: Inmagine

"Con em tháng tới sẽ tròn 1 tuổi nên em bắt đầu đi tìm hiểu về việc cho con đi học. Hiện nay, con em ở nhà có bà nội chăm rất tốt, và có 1 cô giúp việc cũng rất có tâm. Hàng tuần em cho con đi học cảm thụ âm nhạc ở Sol Art cùng mẹ, thấy cháu rất hứng thú. Em nghĩ cứ duy trì như vậy đến tuổi rưỡi, 2 tuổi cho con đi học là vừa. Nhưng đứa bạn em nói rất nghiêm trọng về việc cho con đi học sớm, nếu không sẽ kém phát triển hơn so với bạn bè cùng lứa làm em lại lo lắng," một người mẹ lo lắng đặt vấn đề.

"Việc quyết định cho con đi học dựa trên nhiều yếu tố:
1. Gia đình: gia đình không có người chăm con, ông bà chiều con thái quá nảy sinh tính cách chưa tốt, ở nhà với giúp việc nhiều chậm phát triển về nhận thức, tâm sinh lý...;
2. Bản thân con: con cứng cáp, dễ thích nghi, ham học hỏi, vui chơi cùng các bạn khác. Hoặc con ở nhà thấy chậm phát triển nhận thức, khả năng ngôn ngữ, vận động, tâm sinh lý... cần thay đổi môi trường.
3. Bố mẹ: muốn cho con có môi trường được giao lưu, học hỏi, va chạm nhiều hơn.
4. Trường lớp: bố mẹ tìm hiểu, lựa chọn được một ngôi trường phù hợp với nhu cầu của con, của gia đình nhất.
Trên kinh nghiệm thực tế cho thấy, các con từ 16-24 tháng là thời điểm thích hợp nhất để đi lớp. Lứa tuổi đó các con đã cứng cáp, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi. Còn nếu để 3 tuổi mới đi lớp thì là khá muộn, vì khi đó con đã có thể có tư tưởng và hành động "chống đối" việc đi lớp khi phải thay đổi môi trường mới, cũng như việc tiếp nhận các thông tin bên ngoài sẽ khó khăn hơn. Quan trọng hơn là thời điểm 1-2 tuổi là thời điểm dễ kích thích, hướng dẫn con hình thành những kỹ năng, thói quen tốt, cũng như học hỏi được rất nhiều điều từ môi trường xung quanh.
Tóm lại, kinh nghiệm của người này không thể áp đặt và sử dụng cho người khác được. Thậm chí trong cùng 1 nhà mà chị đi học thì ngoan còn em đi học thì thật vất vả. Mẹ cháu xem xét tất cả các yếu tố trên để đưa ra quyết định đúng cho gia đình và cho con. Nếu có quyết định cho con đi lớp thì nên tìm hiểu kỹ các trường, để khi gửi con thì có thể hoàn toàn yên tâm là con yêu mến môi trường mới đó, yêu mến các cô, các bạn... Như thế con sẽ phát triển tốt cả về sức khỏe và nhận thức, bố mẹ cũng yên tâm làm việc."