Chuyên mục lưu trữ: Giáo dục & Học hành

Quá tải lớp 1 vì “heo vàng”

Khi số lượng trẻ sinh năm Đinh Hợi 2007 tăng chóng mặt, mọi người đã dự đoán 6 năm sau sẽ là năm khó khăn đối với các trường tiểu học. Thực tế đúng như vậy khi năm học 2013 - 2014 sắp tới, lãnh đạo nhiều trường tiểu học tại TP.HCM và Hà Nội lên phương án không tổ chức học 2 buổi, bán trú để đảm bảo chỗ cho “heo vàng” vào học lớp 1.

>> Thảo luận: Quá tải lớp 1 vì "heo vàng"

 

Học toán có lợi như thế nào cho sự phát triển trí tuệ của trẻ?

Mới đây, các nhà khoa học tại trường đại học Missouri (Mỹ) đã công bố kết quả công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc học toán và sự phát triển chức năng não ở trẻ nhỏ. Theo đó, kết quả cho thấy nếu trẻ được tiếp xúc với con số, khoảng cách, hình dạng… càng sớm thì càng có lợi cho chức năng não của trẻ sau này.

Trẻ nên được tiếp xúc với môn toán càng sớm càng tốt

Công trình nghiên cứu nói trên được các nhà khoa học thực hiện qua việc kiểm tra và theo dõi một nhóm học sinh từ khi các em bắt đầu học mẫu giáo đến trung học. Tiến sĩ David Geary, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết, các em yếu về toán nhất cũng chính là những em có ý thức về con số kém nhất ngay từ khi còn học lớp một và sẽ khó lòng theo kịp các bạn đồng trang lứa khi trưởng thành. Cùng quan tâm về vấn đề này, một nhà khoa học Mann Koepke tại Viện sức khỏe quốc gia Anh cũng có nhận định tương tự: "Các bậc phụ huynh nên nói chuyện với trẻ về số lượng, con số, khoảng cách, hình dạng càng sớm càng tốt. Điều này có lợi cho chức năng não của trẻ".

Nhận thấy tầm quan trọng của toán học đối với sự phát triển tư duy của trẻ nhỏ, giáo sư Larry Martinek, một giảng viên xuất sắc của bang California đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình để tìm ra phương pháp dạy và học toán tốt nhất dành cho trẻ em – gọi là phương pháp Mathnasium. Sau 35 năm cải tiến và phát triển chương trình toán tư duy, phương pháp Mathnasium đã được triển khai giảng dạy tại 400 hệ thống trung tâm lớn tại Mỹ và 20 quốc gia khác trên thế giới.



Phương pháp Mathnasium giúp học sinh giỏi toán và phát triển tư duy (Ảnh được cung cấp bởi Mathnasium)

Phương pháp Mathnasium – khơi dậy niềm đam mê toán học của trẻ

Dựa trên nghiên cứu tâm lý tuổi nhỏ, giáo sư Larry Martinek đã đưa ra triết lý cho phương pháp Mathnasium: “Trẻ em không ghét môn toán, trẻ em chỉ ghét sự rối rắm và sợ hãi khi không hiểu bài. Sự thấu hiểu sẽ đem đến niềm vui và sự vui thích; niềm vui và sự vui thích sẽ mang đến sự tiến bộ, sự tự tin... và từ đó kho tàng trí thức sẽ được mở ra”. Vậy điều gì đã tạo nên điều kỳ diệu này?

Trước hết, phương pháp Mathnasium hướng đến kích thích khả năng suy nghĩ logic, sáng tạo, giúp các em học sinh hiểu rõ cách đặt vấn đề của bài toán, biết cách tiếp cận vấn đề và giải toán. Khác với phương pháp học toán thông thường chỉ tập trung vào toán viết, Mathnasium kết hợp hoàn hảo 5 kỹ thuật giảng dạy khác nhau: tư duy, diễn đạt bằng ngôn từ, quan sát hình ảnh trực quan, sử dụng giáo cụ và toán viết. Sự phối hợp của 5 kỹ thuật giúp các em tiếp thu và học toán tốt hơn.

Cô Nguyễn Ngọc Bảo Châu, giáo viên trung tâm Mathnasium cho biết: “Các em học mà như chơi với những bộ giáo cụ phong phú. Khi hiểu được bản chất của bài toán, các em sẽ thấy thích thú vì có thể áp dụng bài toán đó trong thực tế cuộc sống”. Cũng theo một số nghiên cứu về giáo dục, học sinh sẽ học tốt hơn thông qua hình ảnh, nhất là khi được cầm, nắm, cảm nhận sự việc bằng tay.

Điểm đặc biệt nữa của phương pháp Mathnasium là phương pháp giảng dạy cá nhân hóa, giúp học sinh học theo đúng khả năng và kiến thức của bản thân. Mỗi học sinh sẽ có một kế hoạch học tập riêng dựa vào kết quả kiểm tra đầu kỳ và được giáo viên hướng dẫn tận tình trong một nhóm nhỏ. Phương pháp này sẽ kích thích tinh thần thi đua sôi nổi, tích cực của từng học viên trong nhóm, giúp các em nhỏ không còn cảm thấy sợ hãi hay rối rắm khi học toán. Chính niềm yêu thích và hiểu thấu các bài toán mang đến cho các em sự tiến bộ nhanh chóng và vượt bậc khi tiếp xúc với môn học này.

Mathnasium còn có hệ thống bài tập và tình huống về toán rất đa dạng từ đơn giản đến chuyên sâu giúp các em luôn hứng thú khi giải toán. Mathnasium thiết kế chương trình học kết hợp kiến thức toán Việt Nam với kiến thức toán quốc tế, là điều kiện tốt để các em phấn đấu không ngừng, trải nghiệm những thử thách mới và tự tin khám phá kho tàng tri thức toán học bằng tất cả niềm say mê.

Như vậy, bằng tất cả lòng yêu nghề và sự quan tâm sâu sắc đến học sinh, giáo sư Larry Martinek và phương pháp Mathnasium đã giúp khơi dậy niềm đam mê toán học của các học viên nhỏ tuổi, đồng thời hướng tới mục tiêu lớn là : giúp cho từng cá nhân học sinh trở thành những người tự tin, năng động và thành công trong cuộc sống.


Ảnh được cung cấp bởi Mathnasium

Ông Huỳnh Phan Anh, Kỹ sư Môi trường – Phụ huynh bé Anh Khuê (5 tuổi)
“Vợ chồng chúng tôi thấy chương trình toán tư duy rất phù hợp cho sự phát triển trí tuệ của bé Anh Khuê . Các bài tập rất logic, thực tế, màu sắc đẹp thu hút sự tập trung và ham thích học của bé. Các bài học có kết hợp giúp bé phát triển não bộ, kết hợp số và hình ảnh rất hay, tô màu và học số.”


Ảnh được cung cấp bởi Mathnasium

Hệ thống trung tâm toán tư duy Mathnasium (Mỹ) tại Việt Nam: www.mathnasium.vn

Các trung tâm tại TP HCM:

  • Quận 3: (08) 3930 1038
  • Quận 5: (08) 3855 2285
  • Quận 7: (08) 3775 5688
  • Quận 9: (08) 6282 8858
  • Quận 10: (08) 3868 4968
  • Quận 11: (08) 6264 3204
  • Bình Thạnh: (08) 6294 4636
  • Gò Vấp: (08) 3588 5599
  • Phú Nhuận: (08) 3517 6328
  • Tân Bình: (08) 3811 2988
  • Tân Bình 2: (08) 6295 9555
  • Tân Phú: (08) 3849 0554
  • Thủ Đức: (08) 3729 2950

Các Trung tâm tại Hà Nội

  • Cầu Giấy: (04) 3756 2048
  • Đống Đa: (04) 3783 4214
  • Hà Đông: (04) 8585 6262
  • Hai Bà Trưng: (04) 3972 9228
  • Thanh Xuân: (04) 3863 8686

Các trung tâm tại các tỉnh thành khác

  • Bà Rịa Vũng Tàu: (064) 3511 799
  • Bình Dương: (0650) 3855 878
  • Đà Nẵng: (0511) 3654 335
  • Đồng Nai: (061) 3918 123
  • Hải Phòng: (031) 3600 333
  • Nghệ An: (038) 8693 777

Nên cho bé học bơi từ khi nào?

(Webtretho) Được bơi lội tung tăng trong nước quả là điều rất tuyệt vời với con yêu của bạn, đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức. Và bơi lội không chỉ để thư giãn mà còn giúp các bé rèn luyện sức khỏe, phát triển tốt hơn và tránh được những nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra.

Tại Úc, trung bình mỗi tuần có một trẻ em chết vì đuối nước, đó đã là một con số đáng sợ. Ở nước ta, con số này còn nhiều hơn. Ngoài thiệt mạng, những trẻ còn sống sót sau đuối nước lại thường có di chứng của tổn thương não.

Đuối nước có thể xảy ra mà không có bất kỳ tiếng động cảnh báo nào, và khủng khiếp hơn, chỉ cần 20 giây là chúng ta có thể đã mất một đứa trẻ do ngạt nước rồi. Chúng ta hẳn đã đọc và nghe nhiều câu chuyện đau lòng của trẻ em chết đuối mỗi năm trên khắp đất nước, và lẽ nào chúng ta buông xuôi, bất lực?

Hãy cùng nghe một số lời khuyên tuyệt vời từ Gage CEO Ross - vận động viên bơi lội người Úc, và Michael Klim - người điều hành các lớp học trẻ sơ sinh ở trung tâm bơi lội Klim:

1. Bắt đầu sớm!

Việc bơi và học bơi của bé có thể bắt đầu lúc sáu tháng tuổi, khi hệ thống miễn dịch được coi là đã đủ phát triển để "đối phó" với một hồ bơi công cộng. Nếu không có điều kiện cho con đến hồ bơi hoặc không tìm được một hồ bơi đủ tiêu chuẩn cần thiết thì bạn cũng có thể cho bé chơi, làm quen với nước ngay tại nhà mình, vào trước giờ đi ngủ chẳng hạn.

Được làm quen với nước sớm sẽ giúp bé học bơi nhanh hơn. Ảnh: Webtretho

VĐV Ross khuyên bạn có thể cho con làm quen bằng cách chơi trong bồn tắm với 'mưa phùn' nhẹ nhàng từ vòi hoa sen. Sau đó bạn bắt đầu dạy bé cách kiểm soát hơi thở bằng cách thể hiện điều đó trên khuôn mặt của mình. Bạn diễn giải 1 chút về ý của bạn rồi nói với bé "con sẵn sàng đi", rồi nhẹ nhàng, từ từ đổ một chút nước lên đầu bé. Bé sẽ học được khá nhanh rằng bé cần phải nhắm mắt lại và hít một hơi. Bạn cũng có thể để cho bé xem bạn lặn dưới nước như thế nào và trở lại một cách vui vẻ và an toàn ra sao để bé biết không có gì phải sợ nước cả.

"Bạn càng sớm cho bé làm quen với nước với một mức độ thoải mái vừa phải thì sẽ càng tốt," Michael nói. "Trẻ em càng sớm được thoải mái trong nước thì sẽ phát triển các kỹ năng bơi lội nhanh hơn rất nhiều."

2. Đầu tư với các bài học bơi

Sau khi bé đủ tuổi, các bài học chính thức sẽ giúp bé có được sự thoải mái trong hồ bơi. Bé bắt đầu được dạy về an toàn với nước và các vấn đề cơ bản của bơi lội trong khuôn khổ, có cấu trúc nhưng vui vẻ.

"Việc của bạn bây giờ là cần tìm một lớp dạy bơi với giáo viên có trình độ chuyên môn được công nhận," Michael khuyên. "Bạn cũng cần xem xét đến diện tích, sĩ số... của các lớp học để đảm bảo rằng con cảm thấy thoải mái với mức độ và sự chú ý từ giáo viên. Nếu có thể, bạn cũng cần quan tâm đến nhiệt độ nước tại đó để xem nó có phù hợp với sự thích nghi của bé không, để bé có thể khám phá bản thân một cách thích thú nhất khi ở trong hồ bơi!"

3. Hãy
luôn không rời mắt!

Việc chính bạn để ý canh chừng là rất quan trọng để tránh nguy cơ trẻ bị đuối nước - bởi đã có hơn 70% trẻ học bơi bị chết đuối là từ nguyên nhân của sự thiếu giám sát. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên sắp xếp thời gian ở lại cùng con vào những lần đưa bé đến tập bơi hoặc khi bé ở gần nước.

Ảnh: Getty images

Melanie Courtney, giám đốc điều hành của Kidsafe Victoria nói: "Bạn không nên hoàn toàn tin vào khả năng bơi lội của con mình, vì bé vẫn còn là 1 học viên chứ chưa là một vận động viên, vì thế bất cứ lúc nào, điều tệ hại cũng có thể xảy ra. Thế nên, bạn cần phải luôn luôn giám sát khi bé lại gần nước. Và việc giám sát này có nghĩa là bạn phải luôn để mắt đến bé bất kỳ lúc nào. Nếu bạn phải rời khỏi hồ bơi, dù chỉ 1 chốc lát, bạn nhất định cũng phải đưa con đi cùng.

Bạn hãy bảo đảm nhấn mạnh cho con hiểu rằng bé chỉ được đến gần nước khi có người lớn canh chừng. Và tốt nhất bạn nên tránh gởi bé lại cho bất kỳ một người nào khác trông chừng, vì bạn không thể chắc rằng họ luôn luôn để tâm đến con bạn như bạn. 

4. Hàng rào bảo vệ

Ở Úc, một yêu cầu pháp lý cho tất cả các hồ bơi, khu nghỉ dưỡng… là phải luôn có các rào cản an toàn có cửa tự đóng hoặc có chốt với trẻ em. Nếu bạn có một hồ bơi ở nhà, bạn phải:

- Chắc chắn rằng không có những thứ như ghế, cành cây, kệ… có thể trợ giúp bé leo vào khu vực hồ bơi.
- Hàng rào bảo vệ và cổng luôn bảo đảm. Thường xuyên kiểm tra ốc vít, thanh chắn… để tránh chúng đã bị lung lay, dễ gãy… chúng luôn phải được bảo trì và sửa chữa nếu thấy có bất kỳ vấn đề gì.
- Không bao giờ cho phép bé tự ý mở cửa.
- Tránh "cám dỗ" bé bằng cách không để đồ chơi, dụng cụ bơi… xung quanh hồ khi không sử dụng. Chúng có thể khiến bé bất chấp mọi lời dặn dò để leo vào vui chơi 1 mình.

5. Biết những điều nhỏ nhặt

Bạn thường nghĩ chuyện đuối nước chỉ xảy ra với hồ bơi sâu, ở biển, sông, hồ hay một một bồn tắm đầy nước. Tuy nhiên, sự thật là trẻ nhỏ có thể bị chết đuối chỉ với một lượng nước rất ít - khoảng 5cm. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường có phần đầu nặng hơn, chân yếu hơn, và trong khi tò mò khám phá, chúng thường bị té chúi đầu xuống trước và hầu như không có khả năng để tự đưa mình thoát ra.

Do vậy, bạn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa xung quanh nhà mình. Luôn luôn để trống những xô đựng nước, đậy nắp hồ cá và các nơi có chứa nước mà bạn thấy không yên tâp. Bạn cũng nên có khóa an toàn với phòng tắm, toilet, nơi giặt giũ để tránh bé vào nghịch nước. Tại các bữa tiệc, nếu có uống bia rượu bạn cũng cần giữ bé an toàn với xô nước đá, tốt nhất không để trẻ lại gần.

Trong trường hợp khẩn cấp

"Kiến thức cũng là một phần quan trọng của an toàn nước," Melanie nói, “kỹ năng sơ cứu có thể giúp bạn giành lại cuộc sống cho con. Vì thế, bạn nên ghi danh vào một khóa học sơ cứu, hồi sức và cập nhật các kỹ năng của mình thường xuyên để có thể ứng phó tốt nhất trong trường hợp khẩn cấp."

Và hãy nhớ, trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi số cấp cứu ở nơi gần bạn nhất!

7 lời nói dối thường gặp của… bố mẹ – Phần 1

(Webtretho) Trả lời thật nhé, bạn đã bao giờ nói dối với con yêu? Chắc là có rồi, đúng không? Chúng ta vẫn nghĩ nói dối con trong vài tình huống khó xử dường như là một việc làm hợp lý và vô hại. Nhưng sự thật là làm như thế sẽ không giúp bé hiểu được phải cư xử thế nào mới ngoan.

Nhiều phụ huynh dùng cách nói dối để đối phó với con cái khi chúng mè nheo đòi hỏi gì đấy. Chị Kat, mẹ của hai cô con gái tâm sự: “Tôi luôn dạy các con rằng nói dối là không tốt. Tuy vậy cũng phải nói rằng tôi cũng đã bảo với các con gái mình, Mirabel, 5 tuổi và Caroline 4 tuổi rằng những con búp bê (‘tình cờ’ cũng chính là những con mà chúng thích) ở cửa hàng đồ chơi gần nhà không phải để bán. Tôi hay nói, ‘Chúng sống ở đấy,’ đặc biệt khi phải vào đó để mua một món quà sinh nhật. Như thế dễ hơn, chúng tôi sẽ vào và ra khỏi cửa hàng mà không phải nghe mè nheo.”

webtretho_7 lời nói dối thường gặp

Chắc bố mẹ nào cũng đã từng... nói dối con (Ảnh: Inmagine)

Và quả thật trường hợp nói trên không phải là phụ huynh duy nhất nói dối con. Một khảo sát vào năm 2008 ở Anh cho thấy cứ 10 phụ huynh thì có 8 người đã từng bóp méo sự thật với con mình. Hầu như các vị phụ huynh khác đều cho rằng “một chút” nói dối ấy là vô hại. Rốt cuộc thì chúng giúp giữ được hòa bình (chấm dứt những lời năn nỉ ỉ ôi hay mè nheo làm mình làm mẩy), khiến cuộc sống ít nhiều dễ chịu hơn. Nhưng theo chuyên gia về hành vi của trẻ thì nói dối chẳng giúp gì đươc cho các bé cả. “Cuộc sống đầy những thăng trầm,” tiến sĩ giáo dục Jane Nelsen, tác giả loạt sách Positive Discipline nói, “Nếu ta không cho trẻ cơ hội đối mặt với nỗi thất vọng thì làm sao chúng học được cách vượt qua?”

Chị Kat thừa nhận rằng nếu chị tiếp tục nói dối với các con, dù có vẻ vô hại, thì làm sao trẻ có niềm tin nơi mình được. “Mỗi khi nói dối để tránh một tình huống khó xử là bạn đã bỏ lỡ một cơ hội trò chuyện cởi mở với trẻ,” Tiến sĩ Cara Gardenswartz ở Los Angeles nói, “bạn hãy cho bé cảm nhận rằng dù chuyện gì xảy ra đi nữa bạn sẽ luôn bên chúng.”

Khi đã nhận ra tác hại của việc nói không đúng sự thật với con cái, các vị phụ huynh nên biết rằng vẫn có cách tốt hơn để thay thế cho những lời nói dối vô hại.

Điều thứ 1: “Mc Queen tia chớp / Người nhện / Nàng tiên cá rất thích ăn rau đấy nhé.”

Tiến sĩ Nelsen cho rằng, “Những lời nói dối để ‘dụ dỗ’ trẻ ăn uống thường không hiệu quả, cơ bản vì khẩu vị của bé không dễ gì mà thay đổi được.” Hơn nữa, nếu dùng hình ảnh thần tượng của bé để ép bé thì thật là không hay cho lắm.

Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:

“Rau củ rất tốt cho sức khỏe của con, và đó cũng là món nhà mình ăn tối nay.” Bạn chưa thể buộc được con mình ăn thì hãy cứ nấu những món đó thường xuyên, vì sớm muộn gì, bé cũng sẽ quyết định thử vài miếng.

Điều thứ 2: “Xe sẽ không chạy được đâu cho đến khi con đội mũ bảo hiểm/ thắt dây an toàn vào.”

Nghe thì có vẻ ổn đấy, nhưng theo Hal Runkel – chuyên gia về hôn nhân gia đình, tác giả cuốn ScreamFree Parenting – thì lời nói này “thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm của bạn. Bạn cần cho bé biết nhiệm vụ của bạn là phải đưa ra những quyết định sáng suốt đảm bảo an toàn cho bé.”

Thay vào đó, hãy nói với con rằng:

“Mẹ sẽ không nổ máy xe đâu, cho đến khi con đội mũ bảo hiểm / thắt dây an toàn vào.” Cách nói này giúp trẻ hiểu rằng bố mẹ có trách nhiệm đảm bảo chúng tuân theo những luật định an toàn. Hãy giải thích rằng có luật qui định buộc mọi người trên xe phải đội mũ bảo hiểm / thắt dây an toàn để giúp họ tránh được thương tích. Chuyện gì sẽ xảy đến nếu một vụ tai nạn diễn ra mà bé không đội mũ bảo hiểm / thắt dây an toàn? Chắc hẳn là bé sẽ bị thương rồi và bạn sẽ còn ân hận mãi vì đã tỏ ra không dứt khoát khi bé không chịu nghe lời.

webtretho_nói dối để tránh khó xử?

Mỗi khi nói dối để tránh tình huống khó xử là bạn đã bỏ lỡ một cơ hội trò chuyện cởi mở với con đấy (Ảnh: Inmagine)

Điều thứ 3: “Trẻ lên 3 rồi mà còn ngậm núm vú là bị chú công an bắt đấy. Con lớn rồi thì phải bỏ núm vú đi thôi.”

Một lần nữa, bạn lại trốn tránh trách nhiệm của một bậc phụ huynh, từ bỏ vai trò người hướng dẫn con mình vượt qua những giai đoạn phát triển phức tạp.

Thay vào đó, hãy nói với bé rằng:

“Mẹ biết con rất thích núm vú nhưng con đã lớn rồi, không nên dùng chúng nữa.” Hãy thể hiện bạn hiểu khó khăn của con và để bé bày tỏ cảm xúc của mình. Đừng nên khiến bé xấu hổ; thay vào đó, hãy từ từ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn với giai đoạn phát triển mới, giải thích vì sao từ bỏ thói quen ngậm núm vú lại là một việc làm tốt. Bạn có thể nói rằng việc đó sẽ giúp răng bé đẹp và đều, giúp bé phát âm rõ ràng hơn và mọi người sẽ dễ hiểu được điều mà bé nói hơn.

(Còn tiếp)

Trẻ đi học từ bao nhiêu tháng tuổi thì hợp lý?

(Webtretho) "Hỏi 1 mẹ trẻ thì khuyên là nên đi càng sớm càng tốt (nếu con cứng cáp thì 9 tháng đã nên cho con đi học rồi), hỏi 2 mẹ lớn tuổi hơn thì khuyên là nên khoảng 3 tuổi hẵng cho đi học. Em thực sự không biết làm sao thì hơn?"

Ảnh: Inmagine

"Con em tháng tới sẽ tròn 1 tuổi nên em bắt đầu đi tìm hiểu về việc cho con đi học. Hiện nay, con em ở nhà có bà nội chăm rất tốt, và có 1 cô giúp việc cũng rất có tâm. Hàng tuần em cho con đi học cảm thụ âm nhạc ở Sol Art cùng mẹ, thấy cháu rất hứng thú. Em nghĩ cứ duy trì như vậy đến tuổi rưỡi, 2 tuổi cho con đi học là vừa. Nhưng đứa bạn em nói rất nghiêm trọng về việc cho con đi học sớm, nếu không sẽ kém phát triển hơn so với bạn bè cùng lứa làm em lại lo lắng," một người mẹ lo lắng đặt vấn đề.

"Việc quyết định cho con đi học dựa trên nhiều yếu tố:
1. Gia đình: gia đình không có người chăm con, ông bà chiều con thái quá nảy sinh tính cách chưa tốt, ở nhà với giúp việc nhiều chậm phát triển về nhận thức, tâm sinh lý...;
2. Bản thân con: con cứng cáp, dễ thích nghi, ham học hỏi, vui chơi cùng các bạn khác. Hoặc con ở nhà thấy chậm phát triển nhận thức, khả năng ngôn ngữ, vận động, tâm sinh lý... cần thay đổi môi trường.
3. Bố mẹ: muốn cho con có môi trường được giao lưu, học hỏi, va chạm nhiều hơn.
4. Trường lớp: bố mẹ tìm hiểu, lựa chọn được một ngôi trường phù hợp với nhu cầu của con, của gia đình nhất.
Trên kinh nghiệm thực tế cho thấy, các con từ 16-24 tháng là thời điểm thích hợp nhất để đi lớp. Lứa tuổi đó các con đã cứng cáp, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi. Còn nếu để 3 tuổi mới đi lớp thì là khá muộn, vì khi đó con đã có thể có tư tưởng và hành động "chống đối" việc đi lớp khi phải thay đổi môi trường mới, cũng như việc tiếp nhận các thông tin bên ngoài sẽ khó khăn hơn. Quan trọng hơn là thời điểm 1-2 tuổi là thời điểm dễ kích thích, hướng dẫn con hình thành những kỹ năng, thói quen tốt, cũng như học hỏi được rất nhiều điều từ môi trường xung quanh.
Tóm lại, kinh nghiệm của người này không thể áp đặt và sử dụng cho người khác được. Thậm chí trong cùng 1 nhà mà chị đi học thì ngoan còn em đi học thì thật vất vả. Mẹ cháu xem xét tất cả các yếu tố trên để đưa ra quyết định đúng cho gia đình và cho con. Nếu có quyết định cho con đi lớp thì nên tìm hiểu kỹ các trường, để khi gửi con thì có thể hoàn toàn yên tâm là con yêu mến môi trường mới đó, yêu mến các cô, các bạn... Như thế con sẽ phát triển tốt cả về sức khỏe và nhận thức, bố mẹ cũng yên tâm làm việc."

Ứng dụng phương pháp Montessori vào giáo dục mầm non tại Việt Nam

Gần đây, “phương pháp Montessori” hay “trường Montessori” là chủ đề đang được các bậc phụ huynh, nhất là các mẹ của những bé trong độ tuổi mầm non quan tâm bàn luận.

Phải chăng đây là một phương pháp giáo dục mới dành cho trẻ nhỏ và đang được du nhập vào Việt Nam?

Tìm hiểu về phương pháp Montessori

Được hình thành từ năm 1907 bởi bác sĩ – nhà giáo dục người Ý cùng tên, Maria Montessori, phương pháp giáo dục thực tiễn mang tính đột phá này đã nhanh chóng được phổ biến và thu được thành công vang dội trên khắp thế giới. Mục tiêu giáo dục của Montessori không phải nhằm lấp đầy những chỗ khuyết của bé mà là tạo điều kiện tối đa để trẻ trau dồi niềm đam mê học hỏi, thông qua thực hành thường xuyên để hình thành các kỹ năng và phát triển năng khiếu toàn diện cho từng bé.

Nền tảng của phương pháp Montessori là tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác trực quan sinh động với 5 môn học gồm: kỹ năng sống; cảm nhận qua các giác quan, ngôn ngữ, toán học, khoa học thường thức và văn hóa nghệ thuật Trong đó, giáo viên chỉ đóng vai trò là “người hướng dẫn”, hỗ trợ và định hướng cho trẻ thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ được giao dựa vào khả năng thực của từng bé, đồng thời tạo không gian hứng thú trong lớp học. Sự hướng dẫn ở đây còn liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình, do đó, mối liên kết giữa giáo viên – các bé – gia đình cần được trú trọng.

Motessori tại Việt Nam

Với nhiều ưu điểm vượt trội, từ lâu phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường mầm non công lập và tư thục ở Việt Nam, tuy nhiên đa phần vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo hoặc áp dụng một phần ý tưởng và giáo cụ mà Montessori sáng tạo ra. Trong khi đó, số lượng “trường Montessori” thực thụ ở Việt Nam, đáp ứng đẩy đủ các tiêu chuẩn của cộng đồng Montessori Mỹ hay Liên hiệp Montessori Quốc tế (hai tổ chức Montessori chính thức và lớn nhất trên thế giới) là rất ít. Bởi yêu cầu về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục cho những trường như vậy là rất cao, đó là chưa kể đội ngũ giáo viên ngoài việc có bằng cấp chuyên môn (đại học) còn phải trải qua chương trình đào tạo và đạt chứng chỉ Montessori của hai tổ chức kể trên. Điều này cũng khiến học phí tại một trường như vậy luôn ở mức ngất ngưởng.

Lựa chọn nào cho các bậc phụ huynh?

Với cơ sở vật chất hiện đại của một trường mầm non quốc tế cùng những bộ giáo cụ được nhập từ nước ngoài đúng theo tiêu chuẩn Montessori và nhiều giáo viên được đào tạo và có chứng chỉ giáo viên Montessori (do cộng đồng Montessori Mỹ cấp), có thể nói trường mẫu giáo Việt Mỹ (thuộc hệ thống trường Việt Mỹ VASS) đã tạo ra một môi trường giáo dục mầm non sát nhất với tiêu chuẩn Montessori ngay tại Việt Nam. Chương trình đào tạo của bậc mầm non tại VASS giúp phát triển toàn diện 5 mặt nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho các bé từ 2,5 đến 6 tuổi.

- Kỹ năng sống: Bé được trải nghiệm những hoạt động đầu tiên nhằm biết cách tự bảo vệ bản thân và tự tin hơn.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Cảm nhận qua các giác quan: Giúp bé nhận thức thế giới xung quanh qua xúc giác, vị giác, khướu giác, thính giác và thị giác từ đó giúp bé học được tính độc lập, sự tập trung, tự ý thức, lòng tự trọng, tính tự chủ.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Ngôn ngữ: bé được nghe, học và sử dụng từ vựng cụ thể trong tất cả các hoạt động tại lớp giúp phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng và lưu loát.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Toán học: phát triển tư duy khoa học của bé bằng cách sử dụng những vật cụ thể để khuyến khích các bé, cho bé làm quen với khái niệm về những con số, biết đếm số, biết so sánh lớn bé, nặng nhẹ..

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Khoa học thường thức: thúc đẩy ý thức tự khám phá của bé với những điều đầu tiên học được như: Cái gì? Tại sao? Khi nào? Ai? Như thế nào?

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Văn hóa nghệ thuật: giúp bé thể hiện mình thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo như âm nhạc, kể chuyện, đóng kịch, biểu diễn, nấu ăn, thủ công, ca múa.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

Ngoài ra với những trò chơi phát triển vận động, dã ngoại giúp các bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, dạn dĩ và rèn luyện tính đồng đội. Đây là những kỹ năng bước đầu nhưng rất quan trọng để rèn luyện tính cách và cách ứng xử cho các bé. Thời gian còn lại, các bé được học và thực hành theo chương trình đào tạo tiếng Anh.

Hội thảo “Áp dụng phương pháp Montessori tại trường mẫu giáo Việt Mỹ”

Vào lúc: 8h30 sáng ngày 31/3/2013.

Tại: 143 Nguyễn Văn Trôi, P.11, Q. Phú Nhuận – TPHCM.

- Quà tặng cho tất cả các bé và phụ huynh tham dự.

- Giảm 30% học phí khi ghi danh tại Hội thảo (áp dụng cho bé ghi danh lần đầu).

Đặt chỗ tham dự Hội thảo, quý phụ huynh vui lòng gọi (08) 3845 9111 hoặc email [email protected]

Cho bé dùng đồ công nghệ đúng cách đúng tuổi – Phần 1

(Webtretho) Trong thời buổi công nghệ này, đến cả sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ cũng phải bao gồm cả khả năng sử dụng công nghệ. Đa số trẻ con khá nhạy với đồ công nghệ cao nhưng bạn cần phải biết loại thiết bị nào, cách dùng phù hợp với nhóc tì nhà mình ở từng lứa tuổi.

Nếu như trước đây, các bậc cha mẹ tự hào lưu lại những điểm mốc đầu tiên của bé khi lần đầu nhoẻn miệng cười, bước đi đầu tiên, tiếng gọi đầu tiên; thì những bộ sưu tập kỷ niệm của các gia đình trẻ ngày nay còn có thêm những bức ảnh, những đoạn clip lưu lại khoảnh khắc con chơi với chiếc ô tô điều khiển từ xa, ê a với điện thoại di động hay lướt tay điệu nghệ trên máy tính bảng. Những dấu mốc về tiếp cận công nghệ này dần dà được công nhận như một điểm mốc phát triển mới trong thang phát triển toàn diện của trẻ em hiện đại bên cạnh những tiêu chuẩn kinh điển.

Ngày nay, khả năng tiếp cận công nghệ cũng được xem là một mốc phát triển của trẻ. Ảnh: Corbis.

Trẻ con ngày nay được sinh ra trong một thế giới tràn ngập đồ công nghệ, và chúng bị thu hút tự nhiên bởi những món đồ kỳ diệu này (cũng giống như thế hệ chúng ta mê mẩn những chiếc TV vậy). Ngay cả bạn có không thích con mình tiếp xúc quá sớm và quá lệ thuộc vào đồ công nghệ cao mà hạn chế giao tiếp với xã hội thực thì bạn cũng phải chấp nhận rằng bạn không thể cách ly trẻ hoàn toàn với đồ công nghệ khi mà chính bản thân bạn cũng đang sử dụng chúng cho công việc và giao tiếp hàng ngày. Khó có thể nói được trẻ con mấy tuổi thì mới được tiếp cận và sử dụng các món đồ công nghệ; theo nghiên cứu của Quỹ Kaiser Family, có đến ¼ trẻ em trong độ tuổi từ 4-6 sử dụng máy tính cá nhân ít nhất 50 phút mỗi ngày.

Hãy nhìn vào mặt tích cực của công nghệ, và đừng sợ hãi chúng! (Rõ ràng là bạn không sợ công nghệ, bạn chỉ sợ chúng làm hư con mình mà thôi!) Mặc dù giới truyền thông dành rất nhiều giấy mực để vẽ nên một bức tranh đáng sợ về ảnh hưởng của công nghệ đối với trẻ em, như nghiện game, truy cập thông tin đồi truỵ hay bắt nạt ảo trên các mạng xã hội, công nghệ số thực sự đem lại nhiều lợi ích cho con em chúng ta hơn là tác hại. Khả năng sử dụng công nghệ số để tìm kiếm thông tin và giải đáp các thắc mắc giúp trẻ em chủ động khám phá thế giới quanh mình và mở rộng tri thức theo cách mà không bố mẹ và thầy cô nào có thể làm được. Rõ ràng rằng trẻ em ở những độ tuổi khác nhau sẽ đủ trưởng thành để tiếp cận và sử dụng công nghệ số theo những mức khác nhau. Cẩm nang dưới đây sẽ giúp bạn – phụ huynh trong thời đại số - có sự chuẩn bị tốt hơn để cùng con tiếp cận thế giới công nghệ một cách khôn ngoan nhất.

Từ 0-12 tháng tuổi: Học cách nhấn nút

Ngay từ năm đầu đời, các bé đã có thể tiếp cận với công nghệ ở mức độ làm quen và dưới đây là 3 điểm lưu ý chính khi cho bé tiếp cận với đồ công nghệ và đồ chơi chạy bằng điện trong lứa tuổi này.

  1. Bé có thể tương tác với đồ chơi chạy bằng điện và hiểu về tác động và hệ quả khi chơi.
  2. Chuyển điện thoại sang chế độ “trên máy bay” khi cho phép bé chơi với điện thoại di động.
  3. Không cho bé nghe điện thoại di động trực tiếp.

Hầu hết đồ chơi cho em bé đều có khả năng phát sáng và phát nhạc. Những món đồ chơi này được xem như những chiếc lục lạc (hoặc trống tay) hiện đại vì chúng có thể dạy trẻ nhận biết về tương tác và hệ quả (khi tác động vào đồ chơi thì nó sẽ phát sáng hoặc chơi nhạc) cũng như rèn luyện kỹ năng điều khiển bàn tay. Nhưng thùng đồ chơi của trẻ không nên có toàn những món đồ chơi chạy bằng pin như vậy. Nếu con bạn đã được 9 tháng tuổi trở lên, hãy chắc rằng bạn sắm cho bé một lượng đồ chơi “chủ động” ngang với đồ chơi “thụ động”. Với những món đồ chơi thụ động, con bạn có thể nhấn nút để đồ chơi nhá đèn hoặc trỗi nhạc. Còn đồ chơi chủ động (như khối hộp, bóng…) đòi hỏi sự tương tác, tham gia của bé vào trò chơi và giúp hoàn thiện kỹ năng vận động tinh của trẻ.

Hãy chuyển điện thoại sang chế độ "trên máy bay" để an toàn cho não trẻ. Ảnh: internet.

Dù chưa có bằng chứng kết luận về ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động đối với trẻ nhỏ, nhưng điện thoại di động phát ra các trường điện từ trong khi hộp sọ đang phát triển của trẻ nhỏ vẫn còn mỏng hơn so với người trưởng thành. Nếu bạn định cho bé nói chuyện với ông bà qua điện thoại di động, hãy bật loa ngoài hoặc sử dụng tai nghe điện thoại nối dài thay vì cho trẻ nghe điện thoại trực tiếp. Và cũng hãy nhớ chuyển điện thoại sang chế độ “trên máy bay” để ngắt toàn bộ sóng vô tuyến trước khi đưa điện thoại cho con cầm chơi.

Từ 1 đến 2 tuổi: Bắt chước công nghệ cao

Ở tuổi chập chững tập đi, bé đã có thể tiếp cận với công nghệ như thế nào? Dưới đây là những mốc chính:

  1. Xem các chương trình giáo dục cho trẻ nhỏ trên truyền hình hoặc đĩa DVD.
  2. Chơi với các ứng dụng tương tác cơ bản dành cho trẻ nhỏ trên điện thoại di động và máy tính bảng.
  3. Bắt đầu bắt chước thói quen công nghệ của mẹ.

Tất nhiên, các nhà giáo dục và bảo vệ trẻ em không đồng tình với ý kiến cho trẻ dưới 2 tuổi xem truyền hình, và giới hạn giờ ngồi trước TV trong khoảng 2 giờ mỗi ngày cho trẻ trên 2 tuổi. Nhưng thực tế sẽ xảy ra như sau: bạn đi chợ về, nhóc tì của bạn bắt đầu quấy khóc và nhặng xị, và một chương trình thiếu nhi sẽ giúp bé ngồi yên trong 30 phút để bạn có thể cất thức ăn và chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà.

May thay, truyền hình còn có thể hơn cả một chiếc núm ti công nghệ cao. Nghiên cứu năm 2005 của Quỹ Kaiser Family kết luận rằng việc cho trẻ từ 6-30 tháng tuổi xem các chương trình giáo dục thiếu nhi có thể giúp bé phát triển tăng tốc về khả năng ngôn ngữ. Dù vậy, xem TV (bao gồm các chương trình người lớn) nói chung khiến vốn từ vựng của trẻ bị hạn chế. Tóm lại, xem TV có chừng mực có tác dụng tích cực đối với con bạn, nhưng để con ngồi trước TV cả ngày thì không tốt chút nào. Đừng đặt con trước TV 2 giờ liền vì nghĩ rằng nó tốt cho não trẻ, nhưng để trẻ xem một chương trình thiếu nhi ngắn thì chẳng vấn đề gì.

Dù truyền hình không được khuyến khích với trẻ nhỏ, nhưng cho bé xem các chương trình thiếu nhi bổ ích trong thời gian chừng mực thì không có gì sai cả. Ảnh: Corbis.

Một trong những mốc phát triển xã hội quan trọng của trẻ ở lứa tuổi chập chững là bắt chước hành vi của người khác, vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần là bé sẽ bị thu hút bởi những thiết bị mà mẹ hay dùng. Nếu bé muốn nghịch điện thoại di động của bạn, hãy cài vài ứng dụng trẻ con hoặc trò chơi đơn giản (như kim cương hoặc chém trái cây) thay vì để bé phá danh bạ điện thoại. Một lưu ý nhắc lại là hãy luôn chuyển chế độ điện thoại sang chế độ “trên máy bay” trước khi đưa điện thoại cho bé chơi – điều này giúp ngăn ngừa phơi nhiễm sóng điện từ không cần thiết và tránh việc truy cập internet và 3G ngoài kiểm soát. Tương tự với các thiết bị di động khác, bạn cũng có thể dễ dàng tìm được các ứng dụng trò chơi đơn giản cho bé ngay trong điện thoại hoặc tải từ kho ứng dụng.

(Còn tiếp.)

Khi con cứ học trước quên sau

(Webtretho) Con bạn đã bước vào tuổi phải học hành nhưng bé vẫn rất ham chơi, hay lơ đãng khi nghe giảng bài và rất hay quên bài học khi về nhà. Bạn giận dữ la mắng và đánh đòn bé nhưng mọi việc vẫn không biến chuyển. Vậy phải làm sao?

Ảnh: Getty images

"Có ai khổ như em không? Đi làm cả ngày, về đến nhà lại vướng phải ông tướng nghịch như quỷ sứ. Trên lớp thì học hành thì lẹt đẹt, lúc quên lúc nhớ. Đã vậy khi cô giảng không lo nghe mà toàn quậy phá linh tinh, chẳng chịu tập trung học hành gì cả. Bài kiểm tra thì ôi thôi toàn dưới trung bình. Cô giáo mời em lên than phiền mãi. Mỗi lần đi họp phụ huynh là mỗi lần em xấu hổ với cả lớp. Chổi lông gà gãy cũng vài ba cái rồi, em đánh còn nhẹ chứ mỗi lần bố nó mà ở nhà thì chỉ có nổi lằn lên. Ấy thế mà được vài hôm lại đâu vào đó. Người ta nói dạy con từ thuở còn thơ nhưng thật sự đến thời điểm này em thấy bất lực lắm rồi các chị ạ. Mọi người có ai giúp dùm em dạy dỗ nó được không, em thấy sợ cho tương lai của con quá các mẹ ạ".

"Tớ rất thông cảm cho cái cảnh con đi học bị cô phàn nàn, gọi đến để mách tội, cũng vì cái nền giáo dục VN thành tích nặng quá thôi .Nhưng tớ thấy đánh đập ko giải quyết được gì đâu, dành thời gian mà học cùng con, xem cô giáo thích kiểu gì thì đối phó kiểu ấy, nịnh nọt hay quà cáp (cái này các mẹ bảo tớ tiêu cực cũng chịu chứ thực tế nó phải thế).

Quan trọng là hiểu con mình thế nào bạn ạ, mỗi đứa mỗi khác chứ không có công thưc chung nào cả, tớ cũng giận giữ chán rồi chả kết quả gì giờ phải tự uốn mình mềm mỏng, kiên nhẫn với con lại thấy hiệu quả hơn (mà con mình là con gái đấy)."

"Mẹ nó có nghe đến chứng bệnh mất tập trung chưa? Có thể mẹ nó đánh oan con lâu nay rồi đấy. Mình thấy giải pháp cứng rắn như dùng roi đòn cũng nên áp dụng nếu như các bé quá lỳ lợm, nói miệng không nghe. Tuy nhiên nên áp dụng các phương pháp mềm mỏng trước cái đã. Mẹ thử dùng cách này xem sao, em cũng hay áp dụng cho con nhà em và thấy hiệu quả. Hỏi xem bé thích cái gì, và sẽ thưởng cho bé cái đó nếu như bé làm đúng và đạt yêu cầu của mình."

Con bạn có gặp phải hoàn cảnh này không? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Dạy con kiểu Nhật như thế nào?

(Webtretho) "Ăn dặm kiểu Nhật" đã trở thành phương pháp kinh điển của không ít bà mẹ, vậy còn "Dạy con kiểu Nhật" thì sao? Dạy con kiểu Nhật để giúp con trở thành người sâu sắc với những giác quan tinh tường, một tinh thần ham học hỏi, thông minh, kiên trì... những đặc điểm mà hẳn người mẹ nào cũng muốn con mình có được. Vậy hãy cùng tìm hiểu phương pháp này nhé!

Hãy để con lắng nghe và cảm nhận xung quanh bằng mọi giác quan. Ảnh: Getty images

"Nếu bé mới sinh, dưới một tháng tuổi, mỗi ngày cho bé nhìn hình kẻ ka-rô ô đen trắng, mỗi ngày 3 phút, liên tục như vậy trong vòng một tuần. Khả năng tập trung của bé từ lúc chỉ chưa đầy 5 giây sẽ tăng lên 60-90 giây. Khả năng tập trung cao độ sẽ liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này. Khả năng tập trung là nền móng của khả năng học tập."

"Chưa được 9 tháng tuổi thì hệ thần kinh thị giác chưa phát triển hoàn chỉnh, em bé chưa thể phân biệt các màu sắc đỏ, xanh, vàng. Nếu đến 6 tháng tuổi mà bé chán nhìn hình kẻ vằn ngang và ô kẻ ka-rô thì đổi sang mobile có ô kẻ ka-rô nhỏ hơn (từ ô cạnh 6cm xuống ô cạnh 2cm) xem sao. Nếu làm vậy mà bé vẫn không thích thú lắm thì dừng việc cho bé nhìn ô trong một thời gian. Nên dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú."

"Bế em bé tới gần bảng chữ cái, mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2,3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái đó."

Còn rất nhiều hướng dẫn cụ thể như vậy, mời bạn cùng tham khảo và áp dụng!

Chọn đúng độ tuổi để phát triển khả năng ngoại ngữ của con trẻ

Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra kết quả bất ngờ rằng, nếu được tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm thì khả năng tiếp thu và phát triển ngoại ngữ của trẻ nhỏ càng cao. Đặc biệt, giai đoạn từ 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi chính là lứa tuổi lý tưởng để trẻ bắt đầu việc học ngoại ngữ với hiệu quả tốt nhất, đặc biệt đối với tiếng Anh.

Thật vậy, trong khoảng 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi, não của trẻ đang ở giai đoạn phát triển về khả năng nghe – nói và khả năng nhận biết cũng trong quá trình hoàn thiện. Do đó, sự nhạy bén và mức độ thẩm thấu đối với ngôn ngữ mới của trẻ cao hơn so với người lớn. Điều này giúp trẻ nắm bắt và sử dụng tiếng Anh, vàngôn ngữ mới sẽ được bé tiếp thu tự nhiên hơn khi khả năng nghe – nói và nhận biết đã bắt đầu hoàn thiện

Một vấn đề khác trẻ có thể gặp phải khi học tiếng Anh, đó là có sự khác biệt khá xa về đặc điểm phát âm giữa tiếng Anh và tiếng Việt thanh sắc, cùng với tính chất địa phương khá mạnh trong tiếng Việt. Khi khả năng tiếng Việt đã phát triển đến một mức độ nhất định, việc nghe và phát âm tiếng Anh của trẻ thường bị ảnh hưởng từ cách nghe – nói tiếng Việt, từ đó dẫn đến tình trạng phát âm không chuẩn và nghe không tốt. Bởi sự khác biệt ấy, những trẻ bắt đầu học tiếng Anh càng sớm càng có lợi thế hơn trong học tập. Thực tế cho thấy hầu hết những trẻ được học bắt đầu học tiếng Anh ở giai đoạn 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi đều có khả năng nghe và nói tự nhiên, trôi chảy và lưu loát. Đặc biệt, rất nhiều trong số đó là trẻ có thể phát âm chuẩn xác như người nói tiếng Anh bản ngữ.

Có thế khẳng định việc cho trẻ học tiếng Anh từ sớm với giáo viên bản ngữ là lựa chọn đúng đắn của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, để việc học của trẻ đạt được kết quả như mong đợi thì “sớm” thôi vẫn chưa đủ. Chị Đỗ Ngọc Hương Xuân, đang làm việc tại một công ty tài chính ở quận 3, TP.HCM, chia sẻ: “Cháu lớn của mình đi học tiếng Anh từ lúc 4 tuổi. Ban đầu chọn khoá học cho con cũng gian nan lắm. Mình muốn chọn cho con một trung tâm có uy tín, chất lượng và quan trọng nhất là chương trình học, môi trường và phương pháp học tập… Đến giờ cháu nhà mình đã học tiếng Anh được nửa năm, bi bô tiếng Anh cũng kha khá rồi và lại sắp hoàn thành một cấp độ trong chương trình Jumpstart của Trung tâm Anh ngữ ILA đấy.”

Bằng kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong đào tạo tiếng Anh, ILA luôn dựa trên đặc điểm của từng nhóm học viên riêng biệt mà thiết kế nên chương trình giảng dạy kết hợp với phương pháp và môi trường để đảm bảo việc học tập đạt kết quả cao nhất về mọi mặt. Điển hình là trong chương trình ILA Jumpstart, với đối tượng học viên là các bé từ 2,5 đến 6 tuổi, thì chương trình học tập được thiết kế với tiêu chí cắt giảm mọi áp lực học tập. Quá trình học tập của bé được thiết kế tích hợp qua nhiều hoạt động và bài thực hành đa dạng, sinh động như múa hát, đọc truyện, tham gia trò chơi vận động, học tiếng Anh qua các hoạt động nghệ thuật thủ công, như múa rối với kịch bản mang tính giáo dục… Với các hoạt động hào hứng ngay tại lớp học, các bé sẽ nhanh chóng tiếp thu ngôn ngữ mới với tinh thần tích cực và chủ động nhất.

Thêm vào đó, ILA hiểu rằng những khoá học như ILA Jumpstart chính là những bước đầu tiên vô cùng quan trọng của các “học viên nhí” trên con đường học Anh ngữ. Vì vậy, với đội ngũ giảng viên bản ngữ chuyên nghiệp, có bằng cấp chuyên môn, tận tâm và giàu kinh nghiệm, ILA luôn đảm bảo các học viên của mình được học tập với sự chuẩn xác nhất về phát âm của từ vựng và làm quen với thầy cô giáo bản xứ mà mỗi học viên được tiếp nhận và tiếp xúc.

Chị Hương Xuân cũng cho biết: “Cháu nhỏ nhà mình tháng sau là tròn 2 tuổi rưỡi. Vừa may ILA có thêm chương trình ILA Jumpstart mới dành cho bé 2 tuổi rưỡi đến 4 tuổi. Thế là vợ chồng mình không phải đắn đo lựa chọn nữa, quyết định đăng ký luôn cho cháu. Lần này thì mình hoàn toàn yên tâm.”

Để quý phụ huynh có cơ hội thấy được con em mình trải nghiệm môi trường học tiếng Anh với lứa tuổi rất sớm này, ILA có tổ chức những buổi học thử tại một số trung tâm của mình.

Phụ huynh vui lòng tham khảo lịch học tại www.ilavietnam.com hoặc liên hệ (08) 3521 8788 hoặc trung tâm ILA nào gần nhất.

Đặc biệt, đối với các bé từ 2,5 – 4 tuổi đăng ký tham gia khoá học mới trước ngày 31/03/2013 sẽ được nhận 20% học phí cùng với quà tặng balô và áo thun xinh xắn.