Chuyên mục lưu trữ: Dinh dưỡng & Chăm sóc

Một ngày ăn bao nhiêu tổ yến là đủ

MỘT NGÀY ĂN BAO NHIÊU TỔ YẾN LÀ ĐỦ

♦ (toyensao.com) Yến sào là loại thức ăn bổ dưỡng chứa nhiều protein (các axít amin thiết yếu) và có nhiều các vi chất dinh dưỡng . Nhưng nếu dùng không đúng liều lượng và không đúng  mục đích thì nó sẽ trở nên lãng phí và vô tác dụng .

♦  Hôm nay , chúng tôi xin được phép trả lời câu hỏi này cho quý khách hàng !!!

1 - Đối với trẻ sơ sinh vừa chào đời ( từ 0 đến 12 tháng tuổi ) : trường hợp này chúng ta không nên lạm dụng yến sào . Vì sao ?

-  Vì giai đoạn này cơ thể của trẻ sơ sinh còn non yếu dễ mắc bệnh do chịu tác động khách quan của thiên nhiên và môi trường . Lúc này chúng ta chỉ nên cho bé uống sữa mẹ là tốt nhất . trong sữa mẹ có khoảng hơn 200 dưỡng chất , vitamin , khoáng chất và kháng thể cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện cho con của bạn .

2 -  Đối trẻ từ 1 đến 3  tuổi ( 12 đến 36 tháng tuổi ) : Giai đoạn này có thể cho trẻ dùng yến sào nhưng với lượng yến sào rất ít , nên xay yến nhuyễn trộn chung với sữa cho bé dùng . Việc dùng yến đều đặn và thường xuyên sẽ cũng cố hệ miễn dịch , tăng sức đề kháng , chống lại các bệnh về hô hấp , và phát triển trí não của trẻ nhỏ .

Tháng đầu tiên : một lần dùng 1 phần 4 chén , dùng đều mỗi ngày .

-  Tháng thứ 2 trở đi : một lần vẫn dùng 1 phần 4 chén , uống đều 2 ngày một lần .

3 -  Đối với trẻ từ 3 đến 10 tuổi . Giai đoạn này là giai đoạn trẻ phát triển nhanh về thể trọng và trí não . Nhờ có hàm dinh dưỡng cao ,cùng các khoáng chất đa vi lượng sẽ giúp bé phát triển theo một chiều hướng tốt nhất . Đồng thời giúp trẻ tăng hệ miễn dịch giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh do thời tiết .

-  Tháng đầu tiên : Mỗi lần ăn 1 phần 2 chén , ăn đều mỗi ngày .

-  Tháng thứ 2 : Mỗi lần ăn 1 phần 2 chén , ăn đều 2 ngày một lần .

 Tháng thứ 3 : Mỗi lần ăn 1 phần 2 chén , ăn đều 3 ngày một lần

5 -  Đối với người trưởng thành : Phụ nữ sử dụng thường xuyên tổ yến sẽ giúp cho làn da điều tiết cân bằng. Có được tác dụng này là do trong tổ Yến giàu chất collagen, protein và vitamin. Ba hoạt chất trên có khả năng chống lão hóa da, làm da mịn màng, giữ mãi sự trẻ trung và ngăn ngừa nếp nhăn. Điều này giúp cho cả nam lẫn nữ trông trẻ và hấp dẫn hơn. Ngoài ra cả nam và nữ đều được cải thiện hiệu quả các cơ quan nội tạng. Tổ Yến có khả năng cải thiện chức năng của thận, phổi và tim.

- Tháng đầu tiên: Mỗi lần dùng 1 chén, ăn đều mỗi ngày.

- Tháng thứ 2: Mỗi lần dùng 1 chén, ăn đều 2 ngày một lần.

- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều 3 ngày một lần .

Qua bài viết này chúng ta đã biết được cách dùng yến sào như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất , không quá nhiều cũng không quá ít , và quan trọng là không lãng phí .

Quý khách có thể xem thêm cách dùng , liều lượng yến sào dành cho người già , người bệnh , mẹ mang thai một cách tốt nhất .

» Cách dùng yến sào tốt nhất cho người già .

» Cách dùng yến sào tốt nhất cho phụ nữ mang thai

» Cách dùng yến sào tốt nhất cho người bệnh

♦ Lưu ý : Cách chế biến yến sào cũng rất quan trọng , để có thể hấp thụ hết các dưỡng chất trong yến sào chúng ta nên chế biến yến sào theo cách đơn giản và hiệu quả nhât : " Yến chưng đường phèn "

Bài viết này đã trả lời câu hỏi của bạn .!!! Chúc bạn sức khỏe

Các bạn muốn tư vấn về Tổ Yến hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí .vì sức khỏe của mọi ngườiCông ty TNHH Sâm Yến Nhật Minh

TRỤ SỞ CHÍNH 
- 436/65 CÁCH MẠNG THÁNG 8 - P.11, Q.3, TP.HCM  (Click -> Bản Đồ)
tel: 08 38 4647 86 / 08 3993 1175 - Hotline: 0908 625 697

Call  : 0908.625.697 ( Cô.Nhật) hoặc 0909.563.980 (Mr.Long)

Website : http://toyensao.com

Chúc mọi người sức khỏe !!!

Nguồn  : http://toyensao.com/mot-ngay-an-bao-nhieu-to-yen-la-du/a221879.html

5 quy tắc cho trẻ kén ăn

(Webtretho) Để giờ ăn của con không trở thành một cuộc chiến tranh, bạn hãy tham khảo 5 quy tắc vàng sau:

Quy tắc 1: Thời gian là tất cả

Ảnh: Parenting

Thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ quan trọng hơn bạn nghĩ. Bạn thường cho rằng khoảng thời gian giữa các bữa ăn càng dài, bé sẽ càng thèm ăn hơn; nhưng thực tế là khoảng thời gian này không nên quá dài như với người lớn, hoặc bị kéo dài một cách không nhất quán. Bạn hãy cố gắng cho con ăn đúng giờ, cứ sau mỗi hai đến ba giờ thì cho ăn lại.

Chẳng hạn nếu con bạn ăn sáng lúc 6 giờ sáng, uống sữa lúc 9 giờ sáng, ăn trưa vào lúc 11h30, uống sữa lúc 2 giờ chiều thì sẽ cần ăn tối vào khoảng 4 rưỡi hoặc 5 giờ chiều. Nếu bạn để bữa tối của con đến tận 6 rưỡi tối, khi tất cả mọi người trong nhà cùng ngồi vào bàn ăn, thì việc này hầu như sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp đâu vì lúc này cảm giác ngon miệng của trẻ đã qua lâu rồi, và sự mệt mỏi đã hiện diện trong tâm trí trẻ.

Mẹo nhỏ cho bạn: một số cha mẹ cho biết, họ đã thành công khi cho con ăn bữa chính vào thời điểm của cữ sữa chiều, khi bé đang đói và thực sự muốn được ăn.

Quy tắc 2: Ngồi vào bàn và không phiền nhiễu

Bữa ăn của con nên diễn ra tại bàn ăn, và không có bất kỳ món đồ chơi nào được bày ra, không xem TV, để bé có thể tập trung vào “công việc” của mình. Nếu bạn để con vừa ăn vừa xem TV thì bé sẽ không biết mình đang ăn những gì và sẽ bỏ lỡ việc tìm hiểu về các loại thực phẩm mà mình đang thưởng thức; không chỉ vậy, khi bị xao lãng, bé cũng sẽ không chú ý tới những tín hiệu của cơ thể về đói hay no nữa. Việc vừa ăn uống vừa chạy chơi, và mẹ phải chạy theo bón từng thìa cũng sẽ tạo nên thói quen ăn uống xấu và làm con bạn ngày càng có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng cũng như thiếu hợp tác, ỷ lại vào mỗi bữa ăn.

Do vậy: hãy cho con ngồi ngay ngắn tại bàn ăn, vào đúng giờ mỗi ngày để tạo cho bé thói quen tốt nhé bạn!

Ảnh: Getty images

Quy tắc 3: Hãy thử một cái gì đó mới

Một số đứa trẻ sẽ “bỏ chạy” khi lần đầu nhìn thấy một loại thực phẩm mới, một số bé thì lại rất lo lắng. Và để giúp con vượt qua sự căng thẳng này để thử một món mới, bạn hãy thử các bước đơn giản sau:

1. Để con chạm vào và cảm nhận thực phẩm;
2. Khuyến khích con ngửi mùi hoặc liếm thức ăn;
3. Cắt một miếng nhỏ xíu và cho bé ăn thử trước;
4. Khuyến khích trẻ bốc và cắn thử món ăn.

Các bước trên được thực hiện trong một vài bữa ăn hoặc vài ngày sẽ giúp làm giảm sự lo lắng khi trẻ nhìn thấy một cái gì đó mới. Con của bạn sẽ quen thuộc với các loại thực phẩm và tự tin để cố gắng hơn.

Quy tắc 4: Không nên ép ăn

Dạ dày của trẻ nhỏ có kích thước chỉ bằng khoảng nắm tay của mình nên sẽ đầy lên một cách nhanh chóng. Đây là lý do tại sao đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính cần lành mạnh, dễ tiêu để vừa cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng, vừa giúp dạ dày bé nhanh trống chỗ để nạp tiếp món mới vào bữa chính. Và cũng vì lý do kích thước đó mà việc bạn luôn muốn con phải ăn hết khẩu phần rồi mới được kết thúc bữa ăn không phải là một chiến thuật tuyệt vời.

Nếu con bạn thường xuyên tìm cách tránh ăn tối thì bạn cũng cần suy nghĩ, tính toán lại khẩu phần bữa tối phù hợp cho con. Nếu con bạn mới ăn có nửa khẩu phần thôi nhưng đã tỏ ra no rồi, bạn hãy hỏi xem bé có thể ăn thêm một miếng cuối cùng nữa không và sau đó tốt nhất cho bé kết thúc bữa ăn. Nếu con còn quá no vì những thứ đã ăn quá gần bữa ăn tối, quá mệt, hoặc chỉ đơn giản là từ chối ăn bữa ăn, bạn hãy đồng ý cho trẻ ngừng ăn, cũng có thể giải thích thêm một chút về bữa ăn mới với các món ngon hấp dẫn. Nếu trẻ quyết định thử một lần nữa, bạn hãy chỉ lấy một nửa phần ăn đó và hâm nóng lại.

Khẩu vị có thể liên quan đến sự tăng trưởng, vì thế, nếu bé ngon miệng thì dù chỉ ăn được ít thôi cũng giúp việc hấp thu dinh dưỡng diễn ra tốt hơn.

Quy tắc 5: Đừng hối lộ bằng thực phẩm

Ảnh: Parenting

Bạn nên lưu ý để không rơi vào cái bẫy: “Nếu ăn xong chén cơm/cháo này, con sẽ được ăn kem!” Việc làm này có nghĩa là con bạn sẽ mong đợi một món ngọt sau bữa ăn, và bé ăn chỉ để được ăn kem mà thôi. Không chỉ thế, cách nói của bạn còn vô tình làm cho món kem kia trở nên hấp dẫn hơn nhiều so với bữa ăn của bé, bé sẽ trở nên gắn bó với những thứ đồ ngọt này và dần dà sẽ nghiện đồ ngọt.

Nếu con bạn còn bé, hãy dùng chính các loại thực phẩm trên đĩa / chén của chúng để diễn giải cùng những trò chơi với màu sắc; nếu bé lớn hơn, bạn có thể nói nhanh về vấn đề con sẽ chạy nhanh hơn hoặc sẽ cao lớn ra sao khi ăn các món ăn này. Và sau đó, như một phần thưởng, bạn có thể hứa sẽ cùng con chơi một trò chơi thú vị vào buổi tối hoặc đọc câu chuyện yêu thích của bé.

1-2 tuổi, bé ăn bao nhiêu là đủ?

(Webtretho) Bé nhà bạn mỗi bữa chỉ ăn được nửa chén cháo, ép thêm bé ói ngay, trong khi con hàng xóm cùng độ tuổi lại ăn được cả tô đầy mỗi lần. Điều đó hẳn làm bạn không ít lần lo lắng?

Ảnh: Getty images

"Tình hình là thế này ạ, con em được 1 tuổi rồi, lúc sinh được 2 cân 3 nửa lạng, giờ cháu được 8,5 cân, hàng ngày cháu ăn 3 bữa cháo, mỗi bữa gần đầy 1 bát con cháo (bát ăn cơm ý ạ), dưng mà bà nội cháu (nhà nội luôn) bảo là tuổi này ăn thế là quá ít, bà và ông cứ bắt em phải cho cháu ăn cũng gần đầy 1 bát. Nhưng mà là bát ô tô cháo cơ ạ (bát ô tô kiểu to bây giờ chứ không phải cái đít nhỏ như ngày xưa đâu). Em thì em nghĩ là cháu ăn thế là được rồi vì người lớn như em ăn 2 bát cháo (bát con) là cũng no, nó mới 1 tuổi ăn thế là được rồi. Không biết các mẹ cho con ăn thế nào? các mẹ có thấy ăn 1 bát như em cho con em ăn là ít không ạ? Chứ không cái kiểu này cứ suốt ngày 'chiến đấu' với ông bà nội, chán nản lắm các mẹ ạ..."

"Bé mình khi sinh được 1,2kg, giờ 13 tháng mỗi ngày 3 bát ô tô cháo, sáng cháo nấu với phomai, muộn tí thì sữa chua kefir + sữa tươi, 1 phomai + 1 quả chuối, trưa cháo + rau mầm + tôm/cá/trứng (bé không ăn thịt được), xế 180ml sữa + tự nhai 1 cái bánh lạt, chiều lại 1 bát như bữa trưa, sau đấy đến lúc ba mẹ ngủ la 3 cữ sữa 150ml/cữ (bé vẫn ăn sữa trong lúc ngủ đến tận nửa đêm, nếu không sẽ quấy lúc khuya vì đói), đôi lúc đổi món cho bé măm hủ tíu/phở/mì..."

Ý kiến của bạn thì sao? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Làm dịu rôm sảy, mẩn ngứa cho bé ngày nắng nóng

(Webtretho) Cái nắng mùa hè đã bắt đầu làm không khí ở miền Nam và một số tỉnh trên cả nước nóng bức, oi nồng. Và làn da mịn màng của bé đã bắt đầu ngứa ngáy, khó chịu với rôm sảy.

Ảnh: Getty images

Có rất nhiều cách đã được các bà, các mẹ áp dụng để mang lại sự dễ chịu cho con.

"Bé nhà mình được 2,5 tuổi, hôm trước bị rôm đỏ hết cả trán, mình bôi thử Sudo Cream không ngờ hôm sau đã bớt đỏ và hôm sau nữa thì dịu hẳn. Sau ba, bốn hôm thì hết, chỉ còn dấu tích là những cai vẩy li ti. Không biết bé của bạn bao nhiêu tuổi, đã bôi được kem này chưa?"

"Mẹ lì xì dùng phấn rôm pigoen nắm màu đỏ (không phải phấn thơm) thoa vào xem sao, dạo trước bé Hân cũng bị như vậy mình cho tắm lactacid cũng ko hết chỉ sử dụng loại phấn rôm chừng 2 hôm là thấy bớt hẳn luôn, bây giờ da đẹp rùi, nhưng mẹ vẫn dùng cho con."

Hãy khôn khéo như các bà mẹ!

Nếu có một “tạo vật” nào đó là biểu tượng cho sự khôn khéo, hẳn phải là phụ nữ – những người mẹ đang đứng trước nhiều quyết định mua sắm lớn bé trong nhà. Từ sự va chạm với đủ loại hàng hóa qua các kênh truyền thông đến việc thực tế lựa chọn các mặt hàng nhu yếu phẩm trong gia đình và quan trọng nhất là sữa cho con, đã cho các chị em quá nhiều kinh nghiệm mua sắm. PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Không có khóa đào tạo kỹ năng sống nào thực tiễn như ‘tháp tùng’ một bà mẹ khôn khéo đi chợ!”.

Các bà mẹ ngày càng khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng cho con (Ảnh Trần Huy)

Sức hấp dẫn từ những thông điệp “lung linh”

Sự cởi mở trong tiêu dùng đã mở ra nhiều cơ hội cho những thương hiệu mới, nhất là với mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ. Với hơn 30 công ty cung cấp gần 50 nhãn hàng dinh dưỡng khác nhau đã cho người tiêu dùng thêm nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, việc một số nhà sản xuất tự “thổi” chất lượng sản phẩm của mình thành “nhất thị trường”, với các chiêu thức trình bày sản phẩm, cung cấp thông tin không chính xác trên nhãn mác, dẫn đến chất lượng hàng hóa không đúng với thực tế đã gây nhiều bức xúc cho người tiêu dùng. Chưa bao giờ sự sáng suốt khi chọn lựa hàng hóa của người tiêu dùng lại cần thiết như hiện nay, bởi đứng trước rất nhiều sản phẩm được thiết kế đẹp, được nhà sản xuất tự tung hô “hoành tráng”, người tiêu dùng rất dễ bị lung lạc, chọn lựa sai lầm.

Đặc biệt, sản phẩm sữa mới thường tự công nhân là đảm báo chất lượng và quy trình sản xuất an toàn thực phầm, sử dụng nhiều mỹ từ với mục đích đánh vào mong muốn của các bậc làm cha mẹ đối với sức khỏe của con. Cứ thế, những thông điệp này đi vào lòng người trong khi chất lượng một nơi, thông tin về sản phẩm một nẻo.

Chính sự tự công nhận và tự giới thiệu quá sự thật của nhà sản xuất “đi sau nhưng muốn về trước” đã đưa người tiêu dùng lạc vào “mê hồn trận” – không biết sữa nào là sữa đúng chất lượng. Trong khi nhu cầu sử dụng thì luôn luôn cấp bách vì hầu như bà mẹ nào cũng muốn con được bổ sung thêm chất dinh dưỡng, cho con cao hơn, thông minh, khỏe mạnh hơn đúng như lợi ích của sữa mang lại. Là người bảo vệ gia đình, chăm lo cho con cái, các bà mẹ luôn muốn chọn những sản phẩm tốt nhất cho con, nên họ ngày càng chọn lựa kỹ hơn.

Khi các bà mẹ lên tiếng

“Làm mẹ, mình rất mừng khi thấy nhiều vụ chất lượng sữa không đảm bảo được phanh phui. Điều này giúp mình và các bà mẹ cẩn trọng hơn khi chọn lựa thực phẩm dinh dưỡng, nhất là sữa cho con. Không việc gì phải đưa ra quyết định vội vàng, mình rất cảnh giác với những ‘kẻ lạ mặt’ mới xuất hiện. Tham khảo ý kiến các bà mẹ khác, hỏi thăm hàng xóm là việc đầu tiên, nhưng cũng để tham khảo, sau đó mình sẽ tìm thông tin trên mạng về thương hiệu này, rồi mới quyết định mua”, chị Hương, quận 3, TP.HCM, chia sẻ kinh nghiệm mua sữa cho con.

Bà mẹ trẻ Uyên Phi ở quận 10 thì luôn theo tiêu chí “Không đem con ra làm chuột bạch để thử nghiệm các loại sữa mới ra”. Chị vẫn trung thành với loại sữa con đang uống tốt. Chị cho rằng sản phẩm sữa mới với những thông điệp đi kèm nghe thấy cũng tò mò muốn thử, nhưng không dám mạo hiểm với sức khỏe của con. Do đó, có chọn sản phẩm mới, chị cũng chỉ chọn sản phẩm của cùng một nhà sản xuất uy tín để an tầm về chất lượng.

Khôn khéo như các bà mẹ hiện đại

Theo PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, đa số các bà mẹ có tâm lý trung thành với các hãng lớn, có tên tuổi lâu năm vì họ có quy trình quản lý chất lượng rõ ràng, minh bạch. Để đảm bảo sự tự tin khi chọn mua thực phẩm dinh dưỡng cho con, các bà mẹ không chỉ dựa vào kinh nghiệm, cảm tính mà nên nhìn vào bằng chứng khoa học. Các chuẩn chất lượng nghiêm ngặt được quốc tế công nhận của sản phẩm sẽ là một sự bảo đảm để các bà mẹ yên tâm mua sữa cho con.

Bên cạnh sự uy tín lâu năm của các thương hiệu thì yếu tố quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng chăm sóc trẻ em chính là thành phần an toàn. Những sản phẩm được công nhận về lợi ích đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ thông qua các nghiên cứu lâm sàng luôn dược ưu tiên lựa chọn. Vì thế việc lựa chọn những sản phẩm có kiểm chứng khoa học, đạt các tiêu chuẩn của các tổ chức y tế, dinh dưỡng, thực phẩm có uy tín như CODEX (Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế), EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu) là hoàn toàn cần thiết.

Chị Minh, giáo viên trường mẫu giáo Hoa , q.11 chia sẻ: “Đúng là có kiến thức vẫn hơn, với kinh nghiệm nuôi dạy trẻ bao nhiêu năm, tôi nhận thấy việc lựa chọn sữa hay thực phẩm cho trẻ không khó. Chỉ cần hiểu con mình cần gì, trong giai đoạn nào rồi lựa chọn ở những nhãn hàng uy tín lâu năm trên thị trường là có thể thoát khỏi những ‘lời mời’ có cánh của những sản phẩm kém chất lượng. Khôn khéo khi chọn sữa cũng là một phần của bí quyết nuôi dạy con cái!”.

 
 

Bé hay ói – làm thế nào để bé ăn được nhiều hơn?

(Webtretho) Không chỉ ói mà bé còn biếng ăn, bữa ăn trở thành cực hình của cả mẹ và con. Liệu tình trạng đó có khó cải thiện?

Những ngày gần đây, trang mạng xã hội Facebook liên tục truyền đi bài viết “Học cách tôn trọng bao tử của con” của một người mẹ kể về “cuộc chiến” với những bữa ăn của con mình, để giúp con bớt “còi”. Nhưng sau những cố gắng mệt mỏi, người mẹ ấy đã nhận ra rằng cần phải kiên nhẫn và bình tĩnh với việc cho bé ăn. “Bé ăn không hết thì tôi dẹp. Bé ốm thì đi khám. Tôi không tự kết tội mình nữa. Tôi cho bé học 2 năm lớp lá, 7 tuổi mới vào lớp 1. Tôi chỉ nhìn vào bé và không so sánh với các bé khác.”

Ảnh: Getty images

Câu chuyện này đã làm “nức lòng” không ít các bà mẹ. Xốn xang, khó chịu cũng có, đồng lòng cũng có, không thể chấp nhận con “còi” hơn bạn quá nhiều cũng có. Vậy ta có thể làm gì để dung hòa tâm trạng đang “nóng ran” của mẹ khi con chán ăn, ăn vào ói, ăn quá ít… với mong muốn được tôn trọng bao tử của con để giữ cho con cuộc sống vui vẻ, không có những “bữa ăn nước mắt”? Từ kinh nghiệm của một vài người mẹ đã thành công trong việc mang lại niềm hứng thú ăn uống cho con, giúp con bỏ được “bệnh ói” khi tới bữa ăn… Webtretho cóp nhặt lại những lưu ý sau:

1. Đừng bao giờ để bé ăn tới khi thấy no / ngán

Cũng như người lớn, khi chúng ta ăn món gì quá nhiều, quá no đến nỗi ngán thì ta sẽ “sợ” nó đến cả tháng sau chưa muốn ăn lại. Vậy sao lại cứ ngày ngày bắt trẻ ăn đều đặn 3 chén cháo to, ăn đến khi mẹ sờ bụng thấy căng tròn mới thôi? Có thể con bạn thuộc dạng dễ ăn, bây giờ bạn đút bé còn há miệng, nhưng cũng có thể vào lúc nào đó bé sẽ phản kháng lại, hoặc bữa ăn không còn là niềm hứng khởi với bé nữa mà chỉ đơn giản là “nghĩa vụ”.

Vậy thì thay vì luôn cho con ăn đến no căng bụng, bạn nên dừng lại trước lúc đó 1 chút, khi bạn cảm thấy bé đã đủ no và tinh thần vẫn còn vui vẻ, hào hứng. Bạn yên tâm, điều này không làm thiệt hại 1gram cân nặng nào của bé đâu, ngược lại, bé lại được rất nhiều - đó là được cảm giác thèm ăn luôn dành cho bữa sau, sự vui vẻ hợp tác vì bé cảm thấy “không có gì đáng chán cả”, bao tử bé dễ dàng làm việc hơn, và chúng sẽ tạo điều kiện để còn chỗ cho những thức ăn bổ dưỡng khác nữa chứ không chỉ có bữa ăn chính.

2. Bữa phụ

Một người mẹ Việt sống ở Mỹ cho biết: con chị ăn như chơi, mỗi bữa chỉ nửa chén cháo nhưng bé rất khỏe mạnh, tăng cân đều đặn và cao lớn, giờ bé 14 tháng nhưng đã 13kg rồi. Đó là vì bé ăn thêm bữa phụ ngoài cháo khá nhiều. Chị cho biết bé ăn nửa chén cháo bữa sáng, 20 phút sau bé uống 1 ly 120ml nước cam, nửa tiếng sau là 1 hũ yaourt, 1 tiếng sau nữa là 1 cữ sữa. Cứ như vậy, ngoại trừ các giấc ngủ ngày, hầu như cứ cách 1 tiếng, nửa tiếng là bé lại “nhâm nhi”, khi thì bánh, khi thì phô mai, khi là sinh tố, khi lại yaourt, và món cháo tưởng như nhàm chán lại trở nên thú vị khi bé luôn được xen kẽ với các món khác lạ.

3. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn

Ảnh: Getty images

Có rất nhiều bé biếng ăn chỉ vì yếu tố tâm lý, vì vậy khi cho bé ăn mẹ phải tạo không khí vui vẻ để bé ăn có cảm giác ngon miệng hơn. Cách tốt nhất là mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ăn cùng gia đình, nhìn mọi người ăn uống ngon miệng cũng là cách kích thích sự thèm ăn ở bé. Các mẹ nên biết rằng khi trẻ có tâm lí thoải mái, vui vẻ, nhất là có tâm lí ganh đua khi ăn thì sẽ kích thích các tuyến men tiêu hoá hoạt động, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Điều này lí giải vì sao nhà “con đàn” dễ nuôi hơn con một.

4. Lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với con

Hơn ai hết, mẹ là người gần gũi và hiểu con nhất nên sẽ biết được phần nào tính cách của con để có thể lựa chọn hoặc thay đổi một phương pháp ăn dặm nào đó hợp với con. Có nhiều mẹ cho biết đã “thành công mỹ mãn” khi cho con ăn dặm theo phương pháp của Nhật, nhưng một vài mẹ lại muốn con ăn theo cách của “Baby led weaning”…

Nói chung, dù cách nào đi chăng nữa thì không phải mẹ muốn là được mà cần thiết là bé thích, muốn và hợp tác tốt đẹp với mẹ. Vì thế, bạn cần lắng nghe cơ thể của con, đừng ngần ngại thay đổi khi thấy thất bại với phương pháp nào đó. Biết đâu, con bạn không hợp với kiểu nào cả mà chỉ phù hợp với cách của mẹ mà thôi, vì mẹ đã hiểu được bé muốn gì.

Hãy bình thản!

"Bé trai nhà em 30 tháng, nặng 12,5kg có phải bị suy dinh dưỡng không? Bé thường hay bị ói, chỉ cần ho nhẹ là bé có thể ói ra hết những gì có trong bụng. Bé lại không chịu uống sữa, ép lắm mới được khoảng 300ml/ngày. Em đã cố gắng lắm nhưng vẫn không thêm được chút nào mà ngược lại thường xuyên bị ít đi do bé ói. Xin bác sĩ tư vấn dùm em chế độ dinh dưỡng cho bé phục hồi sức lực chứ nhìn con ngày cang ốm em xót quá. Xin cám ơn bác sĩ".

Chào bạn,

Bé hiện đã thiếu đến 2kg, xếp vào nhóm suy dinh dưỡng trung bình, và có khả năng chiều cao cũng đã bị ảnh hưởng. Nguyên nhân nôn ói của bé chắc có lẽ do mẹ sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn thức ăn cho bé kéo dài đến sau 1 tuổi, và có thể tăng nặng thêm do bé hay bị viêm mũi họng, VA, Amygdale… Tổng lượng sữa bé uống trong ngày ít đến không thể chấp nhận được. Bạn cần can thiệp ngay để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bé càng sớm càng tốt.

- Không cho bé uống nước hoàn toàn (không có bất kỳ một giọt nước nào)

- Cho bé uống sữa hoàn toàn thay nước theo phản xạ khát, ngoài sữa ra, không có bất kỳ một loại chất lỏng nào cả. Bé không uống thì cứ để cho bé khát, đến lúc không chịu nổi bé sẽ phải uống sữa. Uống sữa thay nước như thế ít nhất 1 năm liên tục.

- Ăn ngày 3 bữa, mỗi bữa 2/3 chén chất bột đặc (cơm, bún, nui…). Không cho ăn thức ăn gì, chỉ cho ăn cơm với nước tương, cơm không… Sau chất bột, cho ăn thêm 1/3 chén rau đặc cắt nhỏ trộn thêm 1 muỗng dầu

- Một ít trái cây nạo nhuyễn sau cháo

- Ngoài ra, không cần cho ăn gì thêm

Chế độ ăn này áp dụng ít nhất 1 tháng, sau đó mới bắt đầu thêm rất ít thức ăn (<30g thịt cá/bữa). Bạn và gia đình cần bình thản với chuyện ói của bé, hoàn toàn không cần phải sợ hãi hay xót xa gì về chuyện bé ói, càng không được chiều theo ý bé nếu bé ói để vòi vĩnh một điều gì đó, sẽ làm tâm lý bé ngày càng rối loạn nặng hơn. Bé đã quá tuổi đi học, tốt nhất bạn nên cho con đến trường để bé phát triển tương đương với các bạn cùng độ tuổi thay vì để bé ở nhà với sự chiều chuộng quá nhiều của gia đình khiến bé luôn ngộ nhận về việc mình là một nhân vật đặc biệt.

Thân mến.

Ths. Bs. Đào Thị Yến Phi

Những món súp tuyệt hảo từ sữa cho bé yêu

(Webtretho) Sữa không chỉ để pha uống, sữa còn có thể là nguyên liệu chính cho những món bột / cháo ngon, hoàn hảo dinh dưỡng cho bé yêu của bạn nữa đấy!

Ảnh: Getty images

"Sữa có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người thời đại ngày nay. Không ai phủ nhận tính chất bổ dưỡng và tiện dụng của sữa, món quà tuyệt vời của tự nhiên. Mẹ cháu tập hợp một số món súp và cháo từ sữa làm quà cho các bé trong ngôi nhà Phômai tươi cho bé. Mẹ cháu không nghĩ rằng các mẹ có thể sử dụng được các món này hoặc các bé của chúng ta yêu thích món này. Tuy nhiên qua đây các mẹ hình dung được một bức tranh về các món từ sữa để từ đó chế biến được các món thích hợp cho bé của mình.

"Mỗi nhà bếp có cách lập luận để nói về dinh dưỡng và ăn uống phụ thuộc vào sự tiến bộ chung và văn minh của con người. Thông qua món ăn là thông điệp của cuộc sống. Ăn và uống như là 2 chân của con người, ăn gì, uống gì, ăn làm sao uống làm sao sẽ ra đôi chân như thế. Mẹ cháu chỉ mong các bé của chúng ta có đôi chân 'dài vạn dặm' để đi xa và đứng vững trong phong ba bão táp của cuộc đời."

Các mẹ có món hay từ sữa mà các bé có thể dùng xin vui lòng viết tiếp vào đây để làm giàu thêm thư viện nhé!

Những ghi nhớ không thể bỏ qua khi chọn và sử dụng bình sữa

(Webtretho) Với muôn hình vạn trạng sản phẩm bình sữa trên thị trường hiện nay, hẳn không ít bà mẹ thấy lúng túng, lo ngại không biết mình nên chọn loại bình như thế nào để vừa an toàn cho con, vừa hữu dụng, hợp túi tiền…

Cần chọn loại bình, núm ti phù hợp độ tuổi của bé. Ảnh: Getty images

Webtretho gợi ý đến bạn những lưu ý sau để không “hoa mắt” khi lựa chọn bình sữa, cũng như những cách sử dụng đúng:

  • Chọn bình có nguồn gốc rõ ràng: Hãy lựa chọn các loại bình sữa, núm vú và dụng cụ cho bú có nguồn gốc xuất xứ minh bạch, và được chứng minh về độ an toàn của chất liệu sử dụng để tránh nguy cơ ngộ độc hóa chất và tạp chất cho bé.
  • Chọn núm ti phù hợp với độ tuổi bé: Khi mua lần đầu cho bé sơ sinh, núm ti số 1 có thể đã ổn, nhưng khi bé đã trên 6 tháng, 12 tháng hoặc lớn hơn, bạn phải mua núm khác để điều chỉnh sao cho phù hợp lực mút của bé. Nếu không làm điều này, có thể bạn sẽ nhận ra “sao bé nhà em nút hoài mà sữa vẫn còn nguyên”, lâu dài có thể dẫn đến bé chán sữa, bỏ bú.
  • Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng và vệ sinh bình: Với hầu hết các loại bình sữa, nhà sản xuất sẽ ghi rõ mức độ chịu nhiệt của bình cũng như núm vú; tuân thủ các chỉ  dẫn này sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng của cả sữa và bình, và kéo dài tuổi thọ sử dụng bình.
  • Chọn loại bình không in nhiều họa tiết vì hóa chất trong màu in có thể chứa độc tố. Bạn cũng nên chọn bình có dung tích phù hợp với mỗi lần bé bú vì sữa có thể bị nhiễm bẩn nếu bạn cho bé bú làm nhiều lần.

    Không nên chọn bình có nhiều họa tiết. Ảnh: Getty images

  • Thay bình khi nhận thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình và núm vú vì các kẽ nứt chính là “nhà” của vi khuẩn và khiến việc vệ sinh trở nên rất khó khăn.
  • Dùng cùng lúc nhiều bộ bình sữa để bạn chỉ phải vệ sinh và khử tất cả số bình này 1 lần trong ngày và có thể dùng thay phiên bình sạch trong cả ngày. Cách này nghe có vẻ tốn kém nhưng thực chất lại tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn.
  • Cách cắt núm vú: Thay vì đục các lỗ nhỏ trên núm vú để thoát sữa, hãy dùng mũi kéo bấm thành hình chữ thập nhỏ trên đầm núm. Nhát cắt chữ thập sẽ giúp bé mút được nhiều sữa hơn do áp lực hút vào; còn khi bé nghỉ bú, núm vú sẽ đóng chặt ngăn vi khuẩn xâm nhập vào bình.
  • Tránh thao tác sục khi rửa và khử trùng bình vì bọt khí sục có thể mang đầy vi khuẩn và khiến việc khử trùng của bạn trở thành “công cốc”.
  • Tuyệt đối nói không với bình có chứa thành phần BPA.

Bisphenol A (BPA) là một hóa chất công nghiệp trong thành phần sản xuất các loại chai nhựa cứng và hộp đựng thực phẩm được dùng từ những năm 1960. BPA gồm các chất polymer dẻo nóng và trong suốt, dùng để tráng bên trong các hộp đựng bằng nhựa và kim loại nhằm bảo quản, chống lão hóa, chống thấm và ăn mòn, trong đó có cả những sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như là bình sữa, núm ti, đồ chơi… BPA nguy hiểm ở chỗ nó có thể thôi nhiễm khi bao bì được đun nóng, được làm sạch bằng các chất tẩy rửa mạnh hoặc tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống có tính axit.

Theo Bộ Y tế Canada, BPA là một chất rất nguy hiểm bởi có khả năng phá hủy nội tiết tố và gây nên những biến đổi tiêu cực khôn lường cho sức khỏe con người. Không những thế, BPA còn được xem là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như béo phì, rối loạn tuyến giáp, u nguyên bào thần kinh, ung thư, vô sinh ở cả nam và nữ, dậy thì sớm… Trẻ nhỏ sớm tiếp xúc với BPA sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.

Cách cơ bản và dễ dàng nhất khi chọn bình sữa là xem những thông tin có trên hộp đựng và đáy bình. Những bình sữa được làm từ chất liệu nhựa PP và có ký hiệu “BPA Free” dưới đáy bình là thông điệp mẹ cần quan tâm trước hết. Tuy nhiên, thông điệp này chỉ có đối với những nhãn hiệu bình sữa uy tín. Vì thế, muốn chọn bình sữa an toàn mẹ cần chọn nhãn hiệu trước đã nhé.

Mẹ có thể tham khảo các topic về cách chọn bình sữa để có được chọn lựa phù hợp và như ý. Mẹ cũng có thể tham khảo một số gian hàng bán bình sữa đang có tại Mua gì? Ở đâu? sau đây:

Chuyên các sản phẩm bình sữa xách tay từ USA , free BPA như playtex, dr brown, avent, medela

Chuyên bình sữa Dr Brown, Avent, BornFree, Playtex mới 100% (0%BPA, nhập khẩu USA) giá rẻ nhất thị trường

Bình sữa cao cấp, núm ty chống sặc, sản phẩm chăm sóc bé CHUCHUBABY từ Nhật Bản

Bình sữa free BPA, Dr Brown, Born Free, sữa Aptamil Anh

Bình sữa BPA free tuyệt đối an toàn cho bé: Dr Brown's, Born Free, Avent, Playtex, Mam...

Bình sữa Born free - Đồ dùng cho bé yêu - Hầng nhập khẩu chính hãng từ Mỹ ko chứa BPA....

Bộ bình sữa và quà tặng cho bé trai và bé gái

Cháo xay trộn sữa giúp bé tăng cân tốt?

(Webtretho) Cháo xay trộn sữa - một công thức dinh dưỡng tưởng như bất hợp lý nhưng lại nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các mẹ. Nhưng liệu đó có phải là cứu cánh cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân?

Ảnh: Getty images

"Hôm nọ cho con giai đi khám ở VDD, bác sĩ Hải khuyên em nấu ăn hàng ngày cho con theo cách sau: 70g gạo tẻ ( khoảng 2 nắm tay) + 70g thịt nạc + rau củ nấu thành 600ml cháo xay nhuyễn, chia làm 4 bữa, mỗi bữa trộn thêm 3-5 thìa sữa bột. Theo kinh nghiệm bác sỹ, trẻ nào ăn được thế sẽ tăng cân rất tốt. Có bác nào cho con ăn kiểu này chưa ạ, mách em với?"

"Chẳng hiểu thế nào cả, bạn mình nó cũng cho con ăn như thế thì bảo bé rất thích ăn và tăng cân rất tốt. Nó chẳng cho con ăn bột bao giờ. Bắt đầu ăn dặm là nước cháo pha sữa, sau đó là cháo xay trộn sữa rồi đến ăn cháo. Mình cũng đã thử cho Nhím nhà mình ăn 5 bữa như thế, con bé cũng chịu ăn và output cũng rất tốt.

Nhưng bây giờ, thấy nhiều người nói ăn như thế bé bị đầy bụng, dễ ngán, không tốt cho đường ruột, ảnh hưởng đến thành phần của sữa, có thể làm sữa kết tủa, làm mất chất của sữa... nên mình lại ngừng, cho bé ăn bột ăn liền Bledina trộn sữa thì thấy mùi vị thơm ngon hơn, bé thích ăn hơn. Mình định đến khi bé 6 tháng thì mình sẽ mua bột Tùng Anh để quấy bột mặn cho bé, đến khi bé ăn nhiều thì sẽ mua bột gạo xay ở chợ Châu Long cho nó kinh tế. Còn kinh nghiệm các mẹ khác thế nào?"

Công bố tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam 2010-2012

Vào ngày 2.3.2013 vừa qua tại Ninh Bình, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia phối hợp cùng Hội Dinh Dưỡng Việt Nam và Viện Friesland Campina đã tổ chức Hội thảo khoa học và Công bố kết quả Khảo sát Tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) được thực hiện từ năm 2010 đến 2012.

Ảnh: Friesland Campina Việt Nam

Theo kết quả khảo sát, suy dinh dưỡng và thiếu các vi chất dinh dưỡng của trẻ em đang là vấn đề mang ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Khảo sát cũng cho thấy hơn 50% trẻ em thiếu hụt các vitamin A, B1, C, D và Sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Trong khi suy dinh dưỡng và thiếu vi chất tiếp tục là những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, thì tỉ lệ trẻ béo phì và dư cân cũng đang gia tăng – đặc biệt là ở đô thị. Cứ 3-4 trẻ em Việt Nam trong độ tuổi mầm non và tiểu học thì có 1 trẻ có tình trạng dinh dưỡng không hợp lý: hoặc thiếu dưỡng chất hoặc thừa dinh dưỡng.

Gánh nặng kép về dinh dưỡng ở Việt Nam

Theo kết quả thu được từ SEANUTS, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và nhẹ cân vùng thành thị của nước ta là 10,8%, vùng nông thôn là 20,8%. Bên cạnh đó, xu hướng thừa cân, béo phì cũng gia tăng đáng báo động, có đến 29% trẻ thừa cân béo phì ở thành thị và 5,5% trẻ thừa cân béo phì ở vùng nông thôn.

Như vậy, có sự tồn tại đồng thời cả hai vấn đề suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì ở trẻ em nước ta, khác biệt theo vùng, với tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở vùng nông thôn và thừa cân béo phì tập trung chủ yếu ở vùng thành thị. Tình trạng này cho thấy cần định hướng các chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở vùng nông thôn và phòng chống thừa cân béo phì cho trẻ em đặc biệt ở khu vực thành thị. Trong đó, sự gia tăng nhanh thừa cân béo phì ở vùng thành thị là vấn đề sức khoẻ cộng đồng cấp bách cần được can thiệp sớm.

Việt Nam có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hoặc thiếu dưỡng chất khá cao so với khu vực Đông Nam Á. Ảnh: internet.

Tình trạng thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng

Nhóm trẻ gái ở khu vực thành thị có tỷ lệ thiếu vitamin D cao nhất (58,36%), tiếp đến là nhóm trẻ trai ở khu vực thành thị (49,76%). Nhóm trẻ trai ở khu vực nông thôn và nhóm trẻ gái ở khu vực nông thôn có tỷ lệ thiếu vitamin D là 46,69% và 46,65%.

Tỷ lệ thiếu máu trẻ em 0,5-5,9 tuổi là 23% trong đó, ở nông thôn 25% và thành thị 20%. Tỷ lệ thiếu máu của trẻ thay đổi theo độ tuổi. Độ tuổi nhỏ nhất (6 -24 tháng) có nguy cơ thiếu máu cao nhất so với các nhóm khác (25,9% ở thành thị và 54,3% ở nông thôn). Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em tiểu học là 11,8% xếp ở mức nhẹ về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ trẻ có dự trữ sắt cạn kiệt (Ferritin< 15 ug/L) là 6%. Tỷ lệ trẻ có dự trữ sắt thấp (Ferritin< 30 ug/L) là 28.8%. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt (Hb < 11,5 g/dl và Ferritin < 30 ug/L) là 23,9%. Tỷ lệ thiếu vitamin A là 7,7% trong khi gần một nửa (48,9%) trẻ em có tình trạng thiếu vitamin A giới hạn (retinol huyết thanh >0,7 và <1,05 umol/L). Có sự tương quan thuận chiều có ý nghĩa nồng độ Hb của trẻ em và retinol huyết thanh.

Ý nghĩa của kết quả khảo sát

Nghiên cứu không chỉ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý chương trình một số dữ liệu quý với đầy đủ nhất các thông số liên quan tới dinh dưỡng và sức khỏe từ trước tới nay, mà những kết quả của nó còn chỉ ra: chìa khóa của sức mạnh quốc gia và sức khỏe của từng cá thể nằm trong việc thiết lập môi trường hỗ trợ lối sống lành mạnh và khuyến khích các hành vi hướng tới sức khỏe ngay trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển của trẻ. Những thông tin từ Khảo sát Tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á cũng góp phần hoạch định các nghiên cứu tiếp theo nhằm cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ trong khu vực.

Tại hội thảo công bố kết quả, đại diện các ban ngành liên quan của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng các bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam và Quốc tế đã cùng thảo luận để phân tích các kết quả, đồng thời đưa ra phương hướng hành động nhằm giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam.