Chuyên mục lưu trữ: Da liễu

Quần áo mặc chung có bị lây hôi nách?

Hôi nách không lây, đó là điều chắc chắn, nhưng nó có thể vương sang người khác trong một thời gian ngắn.

Tôi có hai cháu gái đang học lớp 5 và lớp 1. Gần đây, gia đình phát hiện cháu lớn bị hôi nách có mùi rất nặng. Hiện hai cháu ngủ chung giường, quần áo của cháu lớn sau một thời gian vẫn tận dụng cho cháu bé mặc. Xin hỏi, dùng như vậy có bị lây nhiễm không? Cách khắc phục? – Đoàn Văn Dương (Hải Phòng).

quan-ao-mac-chung-co-bi-lay-hoi-nach

Ảnh minh họa – Internet

BS Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y 103:

Hôi nách không lây, đó là điều chắc chắn, nhưng nó có thể vương sang người khác trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân trên da của chúng ta có nhiều vi khuẩn. Chúng sinh sống, định cư và cộng sinh với cơ thể con người. Chúng có thể là những vi khuẩn vô hại như vi khuẩn gây ra hôi nách, nhưng cũng có thể là những vi khuẩn có hại, như vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.

Sự cố hôi nách không phải bẩm sinh đã hôi mà căn nguyên chính là mồ hôi của cá nhân người đó có quá nhiều dầu và béo. Nhóm vi khuẩn định cư ở nách phân hủy những tạp chất này sẽ sinh ra mùi hôi và tạo ra mùi khó chịu mà chúng ta ngửi thấy. Về mặt mùi của con người thì đó là mùi khó chịu. Nhưng về mặt sinh học thì đó là mùi đặc trưng hấp dẫn người khác giới.

Do cần có hai yếu tố: Mồ hôi nhiều béo + vi khuẩn nên hôi nách không lây. Vậy bạn cứ yên tâm cho cháu nhỏ mặc quần áo của cháu lớn, miễn sao bạn phải giặt chúng sạch. Với cháu lớn bị hôi nách, bạn có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để khử mùi hôi tạm thời cho cháu.

Theo Kienthuc.net.vn

Các phương pháp phòng chống tay chân miệng đơn giản

Thời điểm này là giai đoạn các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan cao, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh tay chân miệng.

Do vậy, cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về căn bệnh dễ lây lan này để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Những nhận định sai lầm về bệnh chân tay miệng

- Bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi: Thực tế, cả người lớn cũng có thể bị bệnh chân tay miệng nếu không phòng bệnh đúng cách.

- Bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra vào mùa hè: Sai, bệnh có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

- Khi bị bệnh, trẻ mệt mỏi, ngủ không yên giấc là bình thường: Sai. Nếu thấy trẻ ngủ li bì, cho dù không mê man, phụ huynh phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện vì rất có thể bệnh đã biến chứng sang viêm màng não.

- Khi bị bệnh, nếu không sốt vẫn có thể cho trẻ đi học: Sai. Dù có thể trông bé có vẻ vẫn bình thường, phụ huynh cũng không nên cho con mình tiếp tục đi học để tránh lây bệnh cho các trẻ khác khi trẻ tiếp xúc với nhau.

- Bệnh tay chân miệng không có biến chứng nguy hiểm: Sai. Bệnh có thể gây biến chứng nặng dẫn đến di chứng thần kinh khi ra viện (viêm màng não, viêm não, liệt…)., thậm chí dẫn đến tử vong.

cac-phuong-phap-phong-chong-tay-chan-mieng-don-gian

Bệnh tay chân miệng có xu hướng lan rộng

Các phương pháp phòng chống tay chân miệng đơn giản

Ngoài chú ý ăn chin uống sôi, tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh; không đến chỗ đông người… thì chỉ riêng việc vệ sinh đúng cách đã giúp bảo vệ sức khỏe, tránh nguy cơ lây nhiễm ngay giữa mùa dịch:

- Vệ sinh và tiệt trùng nhà cửa, đồ vật sạch sẽ: Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ hàng ngày. Tiệt trùng và lau chùi kỹ các đồ vật trẻ hay chạm tay vào như: đồ chơi, tay nắm cửa, thành giường; thay chăn, ga, màn, vỏ gối sạch ít nhất 1 lần/tuần (nếu bị bẩn cần thay ngay)…

- Tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ nhỏ và người thân bằng cách tắm gội sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm trong phòng kín với các loại xà phòng diệt khuẩn; thay quần áo sạch sẽ ít nhất 1 lần/ngày; lau rửa chân tay trước khi đi ngủ… Những biện pháp đơn giản này tránh được nguy cơ bội nhiễm, viêm da rất hiệu quả cho cả gia đình.

- Rửa tay bằng nước rửa tay hoặc xà phòng diệt khuẩn: Muốn loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi tay, cần chú ý rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh… Việc rửa tay thường xuyên vốn bị coi nhẹ, nhưng thực tế, một đôi tay sạch sẽ sau khi rửa bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế cơ hội virus xâm nhập vào cơ thể, giảm đến hơn 30% nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

cac-phuong-phap-phong-chong-tay-chan-mieng-don-gian

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật cho cơ thể.

- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc gần: Trong mùa dịch, nên hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, nơi gió lùa mạnh. Khi đi đường cần mang khẩu trang để tránh tác động xấu tới đường hô hấp, tránh hít phải không khí ô nhiễm và lây lan bệnh.

Theo Afamily.vn

Những biến chứng ngoài da do hút thuốc lá

Hút 1 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80% ngoài ra còn gây nên các biến chứng ngoài da khác.

Tóc mỏng

Hút thuốc ngoài việc gây hại trên da cũng gây ảnh hưởng khủng khiếp đến mái tóc. Khói thuốc lá làm thay đổi cấu trúc ADND của nang tóc làm chúng mỏng và hư tổn. Chân tóc suy yếu nhanh chóng dẫn đến hói đầu.

Lão hóa

Nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá là nguyên nhân lớn nhất và mạnh nhất dẫn đến quá trình lão hóa thậm chí còn nguy hại hơn cả tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ cao.

Hút thuốc làm sợi đàn hồi giữ các lớp da lại với nhau bị nới lỏng gây hiện tượng võng da. Đồng thời, nó cũng làm cạn kiệt lượng oxy trong máu gây nguy hiểm cho cơ thể.

nhung-bien-chung-ngoai-da-do-hut-thuoc-la

Nướu răng

Đây là hậu quả rất rõ ràng của việc hút thuốc. Do bị ảnh hưởng trực tiếp khủng khiếp của chất nicotine trong thuốc lá khiếm hàm răng có màu vàng. Lâu dần gây ra một số biến chứng về răng miệng như chảy máu nướu răng, hơi thở hôi và khô.

Môi thâm

Một điều chắc chắn người hút thuốc sẽ có đôi môi thâm hơn bình thường. Theo thời gian, hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến đôi môi làm chúng chuyển sang màu đen.

Sẹo và vết nhăn

Hút thuốc nhiều làm mất nhiều thời gian để làn da chữa vết thương. Điều này chủ yếu do sự suy giảm nồng độ oxy trong máu làm co thắt mạch máu trong da. Người hút thuốc nếp nhăn sẽ xuất hiện sớm hơn và sâu hơn bình thường.

Bệnh vẩy nến

Nguy cơ mắc bệnh vẩy nến ở những người hút thuốc tăng 40% so với người không hút thuốc lá.

Ung thư da

Người hút thuốc lá có gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư da dạng biểu mô tế bào gai so với người không hút thuốc. 75% các trường hợp bạch sản miệng (tiền ung thư) và ung thư miệng có thể xảy ra ở người hút thuốc.

Theo Megafun.vn

Vì sao có người bị mụn, có người lại không bị?

Những người dễ bị mụn trứng cá có số lượng tế bào da nhiều gấp 4 – 5 lần so với người bình thường.

Vì sao có những người bị mụn và lại có những người không bao giờ bị?Nguyễn Huyền Anh (Quảng Ninh).

vi-sao-co-nguoi-bi-mun-co-nguoi-lai-khong-bi

Ảnh minh họa.

BS Hoàng Xuân Đại

, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Y tế:

Tuy rằng khi bị mụn thường do hormon song nhiều trường hợp lại do những thói quen đơn giản hằng ngày. Những người dễ bị mụn trứng cá có số lượng tế bào da nhiều gấp 4 – 5 lần so với người bình thường.

Thêm nữa, da của những người hay bị mụn có nhiều dầu hơn. Ngoài ra, có nhiều lý do gây mụn như dung dịch rửa mặt, vệ sinh khăn, gối, dùng sản phẩm chăm sóc không phù hợp, chế độ ăn lượng đường cao, mặc quần áo không phù hợp, bó kín khiến tế bào chết không thể rời bỏ cơ thể dẫn đến da nổi mụn. Người ít hoặc không bị mụn là những người không mắc phải các nguyên nhân đó.

Theo Kienthuc.net.vn

Bài thuốc tắm phòng bệnh ngoài da

Da dẻ nhẵn mịn không bệnh có thể có được thông qua cách bảo dưỡng da.

Da dẻ nhẵn mịn không bệnh có thể có được thông qua cách bảo dưỡng da. Có câu: “Ngọc đẹp nhờ công đẽo, người đẹp nhờ công phu”. Đông y có nhiều cách bảo dưỡng da cũng như phòng các bệnh ngoài da như thuốc uống, thuốc đắp, kể cả thuốc tắm. Sau đây, xin giới thiệu một số bài thuốc tắm phòng bệnh ngoài da:

Bài 1:

cốc tinh thảo 45g, quyết minh tử 45g, bạch cúc hoa 45g, tang diệp 60g, nhân trần 45g, tang chi 45g, mộc qua 60g, thanh bì 60g. Đem tất cả các dược liệu trên cho vào nồi sắc lấy nước thuốc để tắm gội.

Phương này chủ yếu do các thuốc sơ phong thanh nhiệt, lợi thấp hợp thành. Tác dụng phòng chống các bệnh ngoài da vì có thể ức chế được nhiều loại vi khuẩn ngoài da.

Đặc biệt, tang chi (cành non cây dâu tằm) giỏi về khử phong hoạt lạc, thông lợi xương khớp và chữa phong ngứa khô táo toàn thân. Tổng hợp các vị trên phương này có tác dụng thanh lợi đầu mục, khử phong trừ thấp, thư gân hoạt lạc, sơ can lý khí.

Dùng bài thuốc này tắm gội có thể phòng chống các bệnh ngoài da, bảo vệ sự mạnh khỏe của da, làm da dẻ khỏe đẹp, ngoài ra còn có thể làm cho con người có cảm giác dễ chịu thoải mái.

bai-thuoc-tam-phong-benh-ngoai-da

Nhân trần.

Bài 2:

mộc qua 40g, tang diệp 40g, ý dĩ 40g, nhân trần 24g, cam cúc hoa 40g, thiền y 40g, hoàng liên15g, thanh bì 40g, ngô thù du 15g. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi sắc rồi vớt bã thuốc, lọc lấy nước thuốc để tắm gội.

Trong phương thiền y sơ phong án nhiệt, thấu chẩn giảm ngứa, chữa da dẻ phong nhiệt phòng bệnh đậu sởi, sưng nhọt độc và có hiệu quả rất tốt với chứng ngứa ngoài da do phong tê dẫn đến.

Hoàng liên thiên về thanh nhiệt tả hỏa giải độc, là thuốc chủ yếu dùng chữa mụn nhọt. Tổng hợp các thuốc trên phương này có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp giảm ngứa.

Sử dụng phương này có thể phòng chữa các bệnh ngoài da như đinh nhọt, mụn ghẻ, nấm da, ban sẩn gây ngứa… giúp cho da tươi mịn, khỏe mạnh.

bai-thuoc-tam-phong-benh-ngoai-da

Cốc tinh thảo.

Bài 3:

bát bạch tán (dùng để rửa mặt) gồm: bạch đinh hương, bạch cương tàm, bạch khiên ngưu, bạch tật lê, bạch cập mỗi loại đều 110g, bạch chỉ 75g, bạch phụ tử, bạch phục linh mỗi loại 18g, tạo giác 50g, đậu xanh một ít.

Tạo giác bỏ vỏ tước xơ rồi đem tất cả các vị thuốc nghiền thành bột mịn rồi trộn đều là thành. Hằng ngày, dùng bột này pha nước để rửa mặt. Trong phương này có 8 vị thuốc có chữ bạch đi đầu nên gọi bát bạch tán. Toàn phương hợp dùng có thể trừ chất bụi, chất nhờn bám trên da mặt, trừ phong giảm ngứa…

Dùng phương này rửa mặt có thể phòng chống được các bệnh về da mặt như trứng cá, nám, tàn nhang, ngứa ngáy…

BS Nguyễn Phương Hoa

Theo Suckhoedoisong.vn

Da nổi các nốt đỏ li ti như những hạt rôm là do bệnh gì?

Viêm chân lông thường do nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông hoặc chân tóc, thường do vi khuẩn gây ra (cũng có thể do nấm nhưng rất hiếm)

Da vùng cánh tay và vùng đùi của tôi mẩn các nốt đỏ li ti như những hạt rôm, mùa đông rất ngứa. Tôi đã bôi nhiều thuốc mà không hết. Xin hỏi, tôi mắc bệnh gì, cách điều trị thế nào?

Hoàng Thanh Huyền (Thái Bình)

da-noi-cac-not-do-li-ti-nhu-nhung-hat-rom-la-do-benh-gi

Rất có thể bạn bị viêm nang lông - là tình trạng viêm nhiễm nông ở da. Các nốt đỏ nhỏ hình thành ngay tại các lỗ chân lông khiến da sần, thô, ngứa râm ran khiến phải gãi thường xuyên, vì thế, da dễ bị trầy xước hoặc viêm nhiễm có mủ.

Viêm chân lông thường do nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông hoặc chân tóc, thường do vi khuẩn gây ra (cũng có thể do nấm nhưng rất hiếm). Những nguyên nhân gây viêm chân lông thông thường nhất: Sự cọ sát với quần áo hoặc cạo râu, lông; tăng tiết mồ hôi quá mức; tổn thương trên da do trầy sát hoặc mổ xẻ; dính hoá chất… Những người dễ bị viêm chân lông thường là người bị suy yếu hệ miễn dịch như tiểu đường, suy thận, hoại huyết, ghép bộ phận; da bị tổn thương sẵn; dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc bôi ngoài da loại corticosteroid; béo phì; sinh sống tại những vùng khí hậu nóng và ẩm.

Nếu vùng chân lông bị viêm có biểu hiện nhiễm khuẩn, có mủ, các nốt viêm lan rộng hoặc tái phát…, cần đi khám da liễu để có cách điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp viêm nhẹ, chỉ cần giữ da sạch và thực hiện thêm các biện pháp sau đây, bệnh sẽ hết: Đắp khăn ấm lên vùng da viêm nhiều lần mỗi ngày; dùng xà phòng chứa chất kháng sinh vệ sinh da mỗi ngày 2 lần và dùng thuốc kháng sinh thoa ngoài da. Giặt khăn và quần áo bằng nước nóng sau mỗi lần sử dụng.

BS. Vũ Thu Dung

Theo Suckhoedoisong.vn

Làm sao nhận biết bệnh bạch tạng hay bạch biến?

Con gái tôi 15 tuổi,  da trắng bệch, người thì nói cháu bị bạch tạng, người khác lại nói cháu bị bạch biến. Xin hỏi bác sĩ: làm sao biết bạch tạng hay bạch biến?

Nguyễn Thị Trúc ([email protected]
/* */
)

lam-sao-nhan-biet-benh-bach-tang-hay-bach-bien

Ảnh minh họa – Internet

Căn cứ vào tính chất tổn thương trên da và một số đặc điểm của bệnh, có thể phân biệt bệnh bạch tạng và bệnh bạch biến như sau:

Bệnh bạch tạng (albinism) có triệu chứng nổi bật là giảm sắc tố ở da, lông, tóc đều trắng và võng mạc mắt cũng trắng.  Người bệnh sợ ánh sáng, hay bị giật nhãn cầu, bị giảm thị lực, không chịu được ánh sáng mặt trời, da nhạy cảm với tia cực tím. Vì vậy, bệnh nhân phải đeo kính râm, đội mũ rộng vành, dùng khăn che ánh sáng mặt trời khi ra nắng. Khám thấy đáy mắt và mống mắt trong suốt.

Bệnh bạch biến (vitiligo) khác ở chỗ chỉ có tổn thương giảm sắc tố da từng vùng (không phải toàn bộ da) với biểu hiện là các dát trắng trên da. Bệnh bạch biến có tính gia đình, có các bệnh khác phối hợp như: bệnh tuyến thượng thận, bệnh tiểu đường, thiếu máu, thiểu sản tủy… Khi làm xét nghiệm, tiêu bản tổn thương mô học cho thấy: chỗ da bị bạch biến không có tế bào sắc tố.

BS. Nguyễn Minh Hiền

Theo Suckhoedoisong.vn

Nguyên nhân và điều trị bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông là một căn bệnh phổ biến ngoài da. Biểu hiện bằng những nốt mụn mủ nhỏ, khu trú ở nang lông, căn nguyên thường gặp nhất là do tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, một số trực khuẩn Gram âm, một số loại nấm… Tùy từng tác nhân gây bệnh mà sẽ có các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống khác nhau. Do vậy không phải cứ bị bệnh viêm nang lông là có thể dùng một loại thuốc để bôi.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông, trong đó phải kể đến: khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, nhiễm các chất phóng xạ… những yếu tố này có thể tác động trực tiếp lên da gây nên hiện tượng viêm nang lông; Do cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những yếu tố thuận lợi gây viêm nang lông; các trường hợp lạm dụng một số loại thuốc như bôi corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. Người bị tiểu đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường; những người có rối loạn nội tiết cũng thường bị viêm nang lông do cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi cộng thêm các yếu tố bên ngoài tác động như vi khuẩn, virut gây nên viêm nang lông.

nguyen-nhan-va-dieu-tri-benh-viem-nang-long

Viêm nang lông.

Các biểu hiện của bệnh

Các triệu chứng thường gặp của viêm nang lông thường là: ngứa tại vùng da bị viêm; sau đó vùng da viêm sần sùi nổi nốt đỏ, lông không mọc ra ngoài được mà xoắn lại bên trong gây ngứa ở vùng nang lông. Những nốt đỏ mọc quanh vùng bị viêm, có thể là viêm một hoặc nhiều nang lông cùng lúc, nhưng thường thì là viêm một vùng da nào đó trên cơ thể. Nốt đỏ không lớn lắm nhưng dày đặc gây thiếu thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường của người mắc chứng bệnh này. Sau khi những nốt đỏ được hình thành và gây ngứa. Viêm nang lông – viêm lỗ chân lông sẽ chuyển qua mụn nước có mủ trắng ở đầu, khi sờ vào thì thấy đau và nhức, sau đó các mụn nước vỡ ra sẽ đóng vẩy làm khô da. Các mụn mủ mọc thành từng đợt, sau 7-10 ngày khỏi không để lại sẹo. Đôi khi bệnh diễn biến dai dẳng trở thành mạn tính. Bệnh nhân thường có cảm giác ngứa rát. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu. Đây là bệnh dễ chữa trị và khỏi rất nhanh nếu dùng thuốc thích hợp.

Điều trị bệnh như thế nào?

Trong việc điều trị bệnh viêm nang lông muốn có hiệu quả thì việc đầu tiên bạn nên tìm ra nguyên nhân vì sao gây bệnh viêm nang lông nhằm giúp phòng tái lại sau khi bệnh được chữa khỏi. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng các loại thuốc phù hợp vừa mang lại hiệu quả cao, bệnh không tiến triển nặng hơn và không để lại sẹo.

Dù là nguyên nhân gây bệnh do tụ cầu, vi khuẩn gram âm, virus hay nấm… thì các biện pháp dùng thuốc bao gồm thuốc bôi tại chỗ và sử dụng thuốc toàn thân. Các thuốc bôi ngoài da điều trị viêm nang lông khá tốt như betadin, các loại kem mỡ kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn tốt như: bactroban, fucidin… Đối với một số trường hợp bệnh nặng lan ra toàn thân thì nên sử dụng một số thuốc có tác dụng toàn thân, tùy theo tình trạng bệnh viêm nang lông như:

Viêm nang lông do tụ cầu: có thể sử dụng một số kháng sinh toàn thân khi cần thiết như kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, amoxillin, nhóm cephalosporin, (cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol). Liều lượng và cách sử dụng theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm nang lông do nấm: sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống. Thuốc bôi như nizoral, canesten, mycoster… Có nhiều loại thuốc chống nấm đường uống như itraconazole hoặc terbinafine. Đối với nấm men Candida dùng itraconazole hoặc fluconazol.

Trên đây là một số loại thuốc thông thường để điều trị bệnh viêm nang lông hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc trên trong trường hợp nào, liều lượng là bao nhiêu cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì nếu sử dụng thuốc không đúng cách và khoa học thì có thể gây tác dụng ngược lại, gây ra một số biến chứng có hại cho người sử dụng.

Dự phòng bệnh bằng cách nào?

Với người mắc bệnh viêm nang lông, bệnh thường hay tái phát, do vậy việc dự phòng bệnh tái phát là rất quan trọng. Để phòng bệnh nên: tăng cường vệ sinh thân thể, giữ cho da khô về mùa hè; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn; giảm ăn chất bột, đường, tăng cường vitamin nhóm B. Khi có biểu hiện viêm nang lông, phải đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu.

ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền

Theo Suckhoedoisong.vn

Làm gì khi trẻ bị dị ứng với thời tiết?

Năm nào cũng thế, cứ đến khi chuyển mùa là con tôi bị mẩn ngứa khắp người. Tôi đã cho cháu đi khám, bác sĩ nói đây là một dạng dị ứng với thời tiết. Vậy ngoài việc dùng thuốc chống dị ứng, con tôi có phải kiêng kị những gì không?

Trần Thúy Hằng (Nghệ An)

lam-gi-khi-tre-bi-di-ung-voi-thoi-tiet

Mẩn ngứa là một dạng bệnh ngoài da thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này, trên da trẻ xuất hiện những đám mụn nhỏ màu hồng, ướt và gây ngứa khiến trẻ rất khó chịu. Ngoài các tác nhân gây bệnh như thời tiết, phấn hoa, bụi, lông súc vật…, bệnh mẩn ngứa có liên quan rất lớn đến chế độ dinh dưỡng và thuốc men. Trẻ hay bị mẩn ngứa phải tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, cần chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ và phải kiêng kỵ những thực phẩm sau: Chú ý tới các thực phẩm giàu protein, nhất là sữa. Nếu thấy trẻ sau khi uống sữa mà mẩn nổi nhiều thì phải kiêng sữa hoặc phải nấu sôi sữa nhiều lần để làm biến đổi tính chất của protein trong sữa; Không được ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn cấp tính và mạn tính vì các thực phẩm này sẽ làm bệnh nặng hơn, rất dễ chuyển thành mạn tính. Người mẹ cũng phải kiêng các thực phẩm này và kiêng thêm thức ăn có tính kích thích, chua, khó tiêu; Không được ăn thức ăn nguội lạnh. Trẻ bị mẩn ngứa do thấp tỳ vị hư nhược, nếu ăn nhiều thức nguội lạnh dễ tổn thương tì vị và hàn thấp, từ đó, máu lưu thông không tốt, các tà khí như phong, hàn, thấp nhiệt dễ “nổi loạn” trên da và thịt, phát thành bệnh. Vì vậy, trẻ bị mẩn ngứa không chỉ phải kiêng ăn thực phẩm nguội lạnh trong thời kỳ phát bệnh mà phải kiêng cả trong thời gian bệnh đã ổn định để bệnh không tái phát và nặng hơn.

BS. Vũ Thu Dung

Theo Suckhoedoisong.vn

Nổi nhiều nốt chấm nhỏ chìm sâu vào da ở lòng bàn tay là do bệnh gì?

Dạo gần đây không hiểu sao mà lòng bàn tay em liên tục bị nổi lên rất nhiều nốt chấm nhỏ chìm sâu vào da, có cảm giác mọng nước và khá ngứa.

Ban đầu chúng chỉ mọc lưa thưa nhưng ngày càng đẻ ra nhanh và đến giờ đã gần như kín lòng bàn tay, thậm chí có vài nốt còn nhoi lên hẳn trên bề mặt da. Cách đây vài ngày, em lại phát hiện có 2 nốt như vậy nhưng kích thước lớn hơn một chút xuất hiện ở dưới lòng bàn chân, cảm giác lúc đi lại rất cộm và khó chịu. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nguy hiểm không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! - (lano…@gmail.com).

noi-nhieu-not-cham-nho-chim-sau-vao-da-o-long-ban-tay-la-do-benh-gi

Trả lời:

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã mắc phải bệnh chàm tổ đỉa (hay còn gọi là Eczema).

Đây là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón.

Bệnh thường gặp ở độ tuổi dưới 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau. 90% trường hợp gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn.

Tổn thương đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân. Bệnh xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi.

Mụn nước của bệnh chàm tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da. Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt.

Nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa rất phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

– Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt như dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi…

– Nhiễm khuẩn do tiếp xúc với đất, nước bẩn, sinh hoạt trong môi trường nóng ẩm.

– Tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm.

– Thói quen sử dụng giày dép chật với chất liệu da.

– Ăn quá nhiều hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men.

Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ thành mãn tính, gây trở ngại lớn cho cuộc sống và sinh hoạt.

Việc điều trị tổ đỉa thường khó khăn vì bệnh là kết hợp giữa hai yếu tố nhiễm khuẩn và dị ứng. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ.

Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em hãy nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp và kịp thời đối với tình trạng của mình.

Ngoài ra, em cũng nên chú ý thực hiện những điều sau để tránh làm bệnh nặng thêm:

– Tránh bóc vảy, cậy mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi, làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ.

– Tuyệt đối không tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.

– Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân.

– Uống thêm các loại vitamin như A, B, C. Nếu mụn nước bị vỡ, có thể bôi thuốc sát khuẩn tránh nhiễm khuẩn và uống thêm kháng sinh.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Theo Kenh14.vn