Chuyên mục lưu trữ: Cây thuốc quý

Giá trị của Đông Trùng Hạ Thảo

Theo y học phương Đông, Đông Trùng Hạ Thảo là một vị thuốc vô cùng quý giá, được phát hiện từ ngàn năm trước. Gần đây, giá trị của ĐTHT đã được y học hiện đại xác nhận.

Giá trị dược liệu của ĐTHT:

Khoa học hiện đại đã khám phá các cơ chế tác động sinh học quan trọng mà các thành phần dược liệu trong ĐTHT mang lại:

1) Hệ thống miễn dịch:

Tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào, dịch thể. Giúp chống viêm nhiễm, ngăn chặn sự phát triển, lây lan của vi khuẩn, virus.

2) Hệ tuần hoàn, tim mạch, thần kinh:

ĐTHT chứa hàm lượng cao Mannitol, chất làm giãn nở cơ tim và mạch máu não. ĐTHT còn làm giảm mở máu, giảm cholesterol và lipo-protein.

3) Hệ nội tiết, sinh dục:

Giúp phụ nữ điều hoà nội tiết tố, khắc phục các triệu chứng: kinh nguyệt, sau sinh nở, tiền mãn kinh và mãn kinh, cải thiện chứng lạnh tử cung (thường gặp ở các trường hợp hiếm muộn, sảy thai).

gia-tri-cua-dong-trung-ha-thao

4) Hệ trao đổi chất:

Tăng cung cấp và chuyển tải oxy, tăng lưu thông máu, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của tế bào, phân huỷ và trung hoà chất thải và độc tố trong cơ thể, duy trì môi trường cơ thể lành mạnh.

5) Thận:

Tác dụng tốt và nhanh trong việc phục hồi và làm giảm triệu chứng viêm thận mãn, suy thận: liệt dương, di tinh, mệt mỏi, đau lưng, tê nhức các chi/khớp.

6) Phổi:

Công dụng nhanh, mạnh với các vấn đề của đường hô hấp: ho, đàm, suyễn, viêm/hen phế quản, lao phổi...

Thành phần quý giá của ĐTHT: Trong sinh khối của ĐTHT có chứa:

  • 17 loại acid amin - thành phần đạm thực vật quý hiếm; vitamin và khoáng chất: Ca, Fe, Zn, Mn, Cu, Selen. Rất hiếm vật chất trên trái đất có chứa Selen - chất có khả năng tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư.
  • Các hợp chất tự nhiên đặc biệt. Đây là thành phần đặc biệt quý giá, giúp mang lại những tác dụng kỳ diệu cho sức khoẻ con người.

6 công dụng chính: Khi dùng thường xuyên, ĐTHT giúp:

  1. Ăn ngon ngủ khoẻ
  2. Tiêu tan nhức mỏi
  3. Ngăn ngừa bệnh tật
  4. Tốt thận, bổ phổi
  5. Minh mẫn khoẻ mạnh
  6. Kéo dài tuổi thọ

Các công dụng hỗ trợ: Khi dùng lâu dài, ĐTHT giúp ngăn ngừa và làm giảm các bệnh lý:

  1. Xơ vữa động mạch
  2. Stress
  3. Thiếu máu
  4. Hiếm muộn

Tham Khảo Thêm Tin Tức Thị Trường Đông Trùng Hạ Thảo ( Click tham khảo )

Tham Khảo Thêm Sản Phẩm Đông Trùng Hạ Thảo ( Click tham khảo )

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH Sâm Yến Nhật Minh

Địa chỉ : 12 Hồ Hảo Hớn - Phường Cô giang - Quận 1

Điện thoại: 08 39209066

Fax: 08 39209066

Hòm thư: [email protected]

Website: www.samyennhatminh.com

Ý dĩ thanh nhiệt, kiện tỳ

Ý dĩ là nhân quả cây ý dĩ, câycòn có tên gọi khác là bo bo, hạt cườm, người Thái gọi là co đươi, người Tày gọi là mạy păt. Là cây thảo, thân mọc thẳng đứng, có thể cao tới 2m. Ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, mặt lá ráp, gân lá song song, không có cuống.

Hoa đơn tính cùng gốc,   trông tựa một nhánh của bông lúa. Quả hình trứng hơi nhọn đầu (thường gọi nhầm là nhân) được bao bởi một lá bắc cứng (thường gọi nhầm là vỏ). Mùa ra hoa tháng 7-8, quả tháng 9-10. Bộ phận thường dùng là hạt. Rễ, lá cũng được dùng nhưng ít hơn.

Cây mọc hoang và cũng thường được trồng ở bờ nước, bãi, ruộng. Người ta thu hoạch cây khi quả chín già, cắt cả cây về phơi, đập lấy quả, sấy, rồi xay, thu lấy nhân trắng, phơi hay sấy khô. Cắt rễ, đem rửa sạch rồi phơi khô.

Theo Y học cổ truyền hạt ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi niệu, thanh nhiệt bài nung, bổ phế, thư cân, giải kinh, giải độc…

Rễ có vị đắng, ngọt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, kiện tỳ, sát trùng. Lá có tác dụng noãn vị và ích khí huyết. Ý dĩ dùng làm thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bổ sức cho người già và trẻ em, dùng lợi sữa cho phụ nữ sinh đẻ…. Ngoài ra, ý dĩ có nhiều lipid, protid, tinh bột và các acid amin…, nên người ta dùng hạt đã giã trắng để thổi cơm, cũng thơm, dẻo và ngon như cơm nếp. Cũng có thể dùng để nấu chè.

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1:Tăng tiết sữa, làm tốt sữa của phụ nữ sau sinh:Ý dĩ sống 50g, móng giò lợn 1 cái, hầm nhừ. Ăn ngày một lần. Một tuần ăn 3 lần.

Bài 2:Chữa tiểu buốt, rắt: ý dĩ sống 20-50g, đổ thêm nước nấu dưới dạng cháo loãng ăn.

Hoặc dùng lá hoặc rễ ý dĩ, mỗi ngày 20-40g, có thể thêm râu ngô, mã đề (bông, cả cây), mỗi thứ vị bằng nhau 20-40g,  tất cả rửa sạch cho thêm 800ml nước đun nhỏ lửa,chia 3 lần uống trong ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng.

Bài 3: Trị chứng tỳ hư, tiêu hóa kém:Ý dĩ, bạch biển đậu, hoài sơn, mỗi vị 40g, sơn tra, sử quân tử (bỏ vỏ lụa), liên nhục, mỗi vị 30g, thần khúc 16g, đương quy 200g, gạo nếp 100g. Tất cả sao vàng, tán bột mịn, chia  Ngày 2 lần, mỗi lần 12-16g, uống với nước ấm. Trẻ em tùy tuổi, giảm lượng.

Bài 4: Thanh nhiệt, giải  độc(mặt nhiều trứng cá bọc, gây đau nhức): ý dĩ sống 20-50g, đổ thêm nước nấu dưới dạng cháo loãng ăn.

Hoặc phối hợp với bồ công anh, thương nhĩ tử, kim ngân hoa, mỗi vị 10-16g. Đổ 700ml nước đun nhỏ còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Lứu ý: Người có thể trạng hàn, phụ nữ có thai khi dùng ý dĩ phải rất cẩn thận. Hiện nay, rất nhiều ý dĩ bày bán trên thị trường là giả mạo (không phải là nhân hạt của cây ý dĩ như quy định của Dược điển) mà là nhân hạt cây Cao lương ở Trung Quốc. Do vậy, khi áp dụng phải chọn cửa hàng của lương y có uy tín.

Bác sĩ Nguyễn Hương

Củ kiệu, vị thuốc hay

Những món ăn có củ kiệu đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh của dân ta, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam. Với kiệu, ngoài món muối chua còn có thể cho nhiều món ăn khác phối hợp với các thực vật hoặc động vật để nấu hoặc làm gỏi. Những món ăn có kiệu này đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh của dân ta, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

Kiệu có tên giới bạch, tiểu toán (tỏi nhỏ) tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông… Theo Đông y, kiệu có vị cay – đắng, tính ôn, thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, an thai, bổ trung, lợi thủy, sinh cơ.

Sau đây là một số cách dùng củ kiệu phòng chữa bệnh.

- Thông dương, tán huyết, tức thở, khí trễ đờm tắc có khi đau ra sau lưng: Kiệu 10g, qua ủy 15g, rượu 500ml, hai thứ làm sạch, qua ủy hấp mềm thái lát, kiệu luộc chín. Cho hai thứ vào túi lụa ngâm vào rượu. Sau 1 tuần uống được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml có hoà thêm nước đun sôi để nguội.

- Tức ngực khó thở: Lấy 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát gạo kê thêm ít mì chính, dầu vừng rồi ăn.

- Sản phụ bị kiết lỵ: Củ kiệu xào với bầu dục lợn.

- Sưng đau cơ khớp: Củ kiệu giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ sưng đau.

- Xích bạch lỵ: Củ kiệu 1 nắm nấu cháo.

- Bổ khí, điều hòa nội tạng: Hàng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.

- Sang lở, chứng gặp nước thì sưng đỏ ngứa tay chân: Kiệu giã nát, xào nóng đắp vào.

- Bỏng lửa, nước sôi: Kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật phết vào chỗ bị bỏng.

- Bỗng nhiên ngã hôn mê hoặc ngủ trúng gió bất tỉnh: Kiệu giã vắt nước cốt nhỏ vào mũi (cần kết hợp các biện pháp khác cho kịp thời).

Lưu ý:Người khí hư không dùng kiệu. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều một lúc gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt.

Theo SK&ĐS

Mướp đắng – vị thuốc chống ung thư

Các nhà khoa học đã phát hiện trong mướp đắng có một loại protein hoạt tính, có khả năng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả. Loại protein này kích thích hệ miễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt, trúng nắng, kiết lỵ, u nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt.

Dưới đây là một số bài thuốc từ mướp đắng:

- Mụn nhọt, rôm sẩy: Dây mướp đắng đun sôi để nguội dùng để tắm sẽ hết rôm sẩy và mụn nhọt.

- Hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Mướp đắng một lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 – 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

- Tiểu đường: Lấy lá mướp đắng đun lấy nước, nước này có tác dụng hạ nhiệt và rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, từ mướp đắng ta có thể chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng như: Mướp đắng nhồi nhân đậu hũ với nấm mèo, mướp đắng xào.

Những món ăn này có tác dụng tăng cường sức khoẻ và đặc biệt rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Theo VTV

Cây diếp cá có trị được bệnh trĩ?

Tôi bị bệnh trĩ, đã điều trị đông, tây y nhiều năm nhưng không dứt bệnh. Tôi nghe nói rau diếp cá trị được bệnh trĩ. Vậy xin hỏi nếu đúng thì sử dụng thế nào? Thời gian trị bao lâu mới khỏi bệnh, mua ở đâu? Có điều trị được bệnh khác không?

Phan Văn Nhựt – Q.2, TP.HCM và một số bạn đọc

Cây diếp cá

Cây diếp cá

Dược sĩ Lê Kim Phụng – khoa y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM:

Cây rau diếp cá còn được gọi là rau giấp cá hay cây lá giấp. Diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng giải độc, sát trùng, chống viêm loét. Nhân dân dùng làm gia vị, rau ăn sống.

Diếp cá chữa được các trường hợp bệnh sau: sởi, mề đay; viêm tuyến vú, viêm tai giữa; đau mắt, nhặm mắt đỏ; viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận; viêm ruột, lỵ; phụ nữ kinh nguyệt không đều; bệnh hoa liễu, các bệnh ngoài da.

Đặc biệt, diếp cá được dùng chữa trĩ, lòi dom: dùng lá diếp cá tươi hoặc hơi khô nấu nước xông hậu môn (nếu muốn để lâu nên phơi trong mát cho héo nhưng còn màu xanh, không nên phơi nắng to sẽ làm héo lá, mất hoạt chất).

Sau đó ngâm và rửa hậu môn lúc nước còn nóng, mỗi lần 10 phút. Có thể giã lá tươi đắp vào chỗ đau. Nên uống cùng lúc với 50g lá tươi giã vắt lấy nước, thêm tí muối cho bớt tanh. Uống mỗi ngày 50-100g lá tươi, liên tục trong ba tháng. Nếu muốn mua nhiều, bác có thể liên hệ các cửa hàng thuốc nam ở đường Nguyễn Chí Thanh, Q.5, TP.HCM (đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy ).

Lê Nga / ST

Đại hoàng, an hòa ngũ tạng

Trong giới y học cổ truyền lưu truyền rằng “Nhân sâm giết người vô tội, đại hoàng cứu người vô công”, điều đó chứng minh rằng nhận thức về đại hoàng còn rất thiên lệch, coi nhẹ tác dụng của đại hoàng, dù giá trị về kinh tế không cao nhưng khi cần, dùng đúng bệnh thì rất có tác dụng. Trong y học cổ truyền, đại hoàng là vị thuốc tốt, được coi là “lão tướng quân”.

Theo Đông y, đại hoàng vị đắng, tính hàn; vào kinh tỳ, vị, đại trường, tâm bào, can. Tác dụng tả nhiệt thông tiện, phá ứ, phá đàm thực, khứ hủ sinh tân, thông lợi thủy cốc, điều trung, lợi trường vị, an hòa ngũ tạng. Chủ trị kết tích ở trường vị do thực nhiệt, huyết ứ kết khối ở vùng bụng, kinh nguyệt bế, cuồng táo do thực hỏa, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu viêm ứ, bỏng nóng (bôi ở ngoài).

Một số phương thuốc có dùng đại hoàng:

Trị biến chứng đái tháo đường

Trị đái tháo đường biến chứng thận: hoàng kỳ 50g; xích thược 25g; xuyên khung, đương quy, kê nội kim, thương truật mỗi vị 15g; đào nhân, hồng hoa, đại hoàng mỗi vị 6g; tang ký sinh 30g, sắc uống. Phù hợp với những trường hợp khí hư, huyết ứ, người mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, có protein trong nước tiểu.

Trị đái tháo đường biến chứng võng mạc mắt giai đoạn sớm: thiên hoa phấn 15g; cát căn, hoài sơn mỗi vị 20g; ngọc trúc, sinh địa, bạch thược, sơn thù du, kiều mạch diệp, đan sâm mỗi vị 15g; đại hoàng sao 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này phù hợp với thể âm hư táo nhiệt có triệu chứng: phiền khát, uống nhiều, tiểu tiện nhiều lần hoặc người gầy, hay đói, lưỡi đỏ thẫm, ít rêu, mạch tế sác; khám mắt phát hiện thấy có hiện tượng phình vi mao mạch, chấm xuất huyết rải rác, võng mạc phù nhẹ.

Trị huyết trệ, kinh bế và sản hậu ứ huyết, bụng dưới đau: đại hoàng 12g, đào nhân 12g, miết trùng 4g. Sắc uống.

Trị chấn thương đụng dập, bỏng, mụn nhọt lở loét: đại hoàng tán bột trộn dấm hoặc mật bôi vào vết thương.

Trị các bệnh về gan

Vàng da do viêm gan cấp: ngoài điều trị tích cực bằng y học hiện đại có thể phối hợp với y học cổ truyền hiệu quả điều trị rất tốt. Phép điều trị là thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thoái hoàng. Dùng bài “Nhân trần cao thang” gồm nhân trần 84g, đại hoàng 24g, chi tử 14g, sắc uống. Tác dụng: lợi mật, giảm mỡ máu, ức chế sự thoái hóa của tế bào gan đạt hiệu quả tốt, vàng da giảm nhanh, tế bào gan hồi phục nhanh chóng.

Xơ gan: đại hoàng 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 12g, bán chi liên 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, xích thược 10g, đào nhân 10g, uất kim 8g, sài hồ 12g. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, ích khí hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, tiêu trướng trừ mãn, cải thiện chức năng gan, hạn chế xơ hóa tế bào gan; đạt hiệu quả cao.

Lưu ý: – Uống quá liều gây ra buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng trướng, đại tiện lỏng… Mặc dù đại hoàng có tác dụng thông tiện nhuận tràng nhưng dùng liên tục trong một thời gian dài lại gây ra hiện tượng táo bón thứ phát.

- Thận trọng khi dùng cho những người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Trị đại tiện táo

Khí suy đại tiện táo: nhân sâm (đảng sâm 15g), hoàng kỳ 15g, đại hoàng 10g. Sắc uống.

Huyết hư đại tiện táo: đương quy, bạch thược, đại hoàng mỗi vị 10g. Sắc uống.

Âm hư đại tiện táo: mạch đông, thiên đông mỗi vị 12g, đại hoàng 10g. Sắc uống.

Dương hư đại tiện táo: chế phụ tử 10g sắc kỹ trước, can khương 6g, đại hoàng 10g. Sắc uống.

Đại tiện táo do thực tích khí trệ: binh lang 6g, mộc hương, đại hoàng mỗi vị 10g. Sắc uống.

Đại tiện táo do nhiệt kết tinh khô: dùng “Ma tử nhân hoàn” gồm đại hoàng 10g, chỉ thực 6g, hậu phác 12g, bạch thược 12g, hạnh nhân 10g. Sắc uống.

TS. Nguyễn Thị Tâm Thuận

Rễ cỏ tranh lợi tiểu, mát gan

Rễ cỏ tranh là bộ phận dùng làm thuốc từ cây cỏ tranh. Cây cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm. Lá mọc thẳng đứng, phiến lá xanh. Cụm hoa hình chùy, có nhiều bông nhỏ, phủ đầy lông mềm và dài màu trắng. Quả thóc nằm trong các mày như vỏ trấu. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, thái nhỏ.

Trong Đông y thuốc từ rễ cỏ tranh có tên gọi là mao căn. Tùy mục đích chữa bệnh, mao căn được bào chế và có tên gọi khác nhau, cụ thể: Bạch mao căn: (rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụn) mao căn thán: Lấy những đoạn bạch mao căn, cho vào nồi sao tới màu nâu đen, phơi khô; Sinh mao căn: rễ cỏ tranh tươi rửa sạch, thái nhỏ.

Rễ cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt. Chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp…

Cỏ tranh.

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng mao căn

Lợi tiểu: Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều, mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi và uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày.

Hoặc: Sinh mao căn 50g, lá sen cạn 15g, râu ngô 10g, rau má 10g, rau diếp cá 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3-5 ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp: Bạch mao căn 200g, nước 500ml, sắc nhỏ lửa còn lại 100 – 150ml, chia 2 – 3 lần uống, ngày 1 thang. Dùng liên tục trong 1 tháng.

Hoặc: Sinh mao căn, mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu, mỗi vị 10g. Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn. Dùng trong 15 ngày.

Hỗ trợ điều trị tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiết niệu: Mao căn thán, gừng (đã sao cháy). Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày và khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày.

Bạch mao căn.

Mát gan:

Sinh mao căn (cạo sạch vỏ) 150g, bạch anh tươi 50g, thịt lợn nạc (thái lát mỏng) 150g, gia vị vừa đủ. Các vị thuốc trên cho vào nồi đun nhừ, nêm gia vị vừa đủ, Ngày ăn 1 lần. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày.

Hoặc: Sinh mao căn 200g, sắc với 700ml nước, đun to lửa cho sôi sau đó đun nhỏ lửa 7-10 phút, lọc lấy nước uống thay chè, uống trong ngày. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày.

Ngoài là vị thuốc lợi tiểu, mát gan… mao căn còn chữa chảy máu cam, hen suyễn…

Chữa chảy máu cam: Bạch mao căn 36g, chi tử 18g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Hoặc: Sinh mao căn 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn. Dùng trong 7-10 ngày.

Chữa hen suyễn: Sinh mao căn 20g. Sắc uống hàng ngày, uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 8 ngày.

Lưu ý: Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.

Theo suckhoedoisong

Thục hoàng sinh tân, ích huyết

Thục hoàng là dạng chế biến của củ hoàng tinh (Polygonatum kingianum Coll.et Hemsley) còn gọi là củ cơm nếp, một dược liệu quý của y học cổ truyền.

Củ hoàng tinh được thu hái vào mùa thu – đông, khi phần trên mặt đất sắp tàn lụi, lúc này dược liệu chứa ít nước rất thuận lợi cho việc chế biến, bảo quản. Củ hoàng tinh phải được chế biến mới dùng được vì rất ngứa.

Dược liệu có tính bình, vào các kinh tỳ, phế, thận, có tác dụng bổ khí, dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế, ích thận, chữa tỳ vị hư nhược, suy kiệt, mệt mỏi, miệng khô, kém ăn, phế hư, háo khát, tinh huyết bất túc, nội nhiệt, tiêu khát.

Theo kinh nghiệm dân gian, thục hoàng thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Cây hoàng tinh cho vị thuốc thục hoàng.

Thuốc bổ chống mệt mỏi, sinh tân dịch:

Thục hoàng 25g, ba kích 20g, đẳng sâm 10g, thục địa 10g. Tất cả thái mỏng, ngâm với 1 lít rượu 350, thỉnh thoảng lắc đều. Khi dùng pha thêm 100ml sirô đơn. Ngày uống 3 lần trước hai bữa ăn và khi đi ngủ, mỗi lần một chén nhỏ. Hoặc thục hoàng 10g, ý dĩ 10g, sa sâm 8g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày.

Chữa thiếu máu: thục hoàng 20g; hà thủ ô, thục địa, rễ đinh lăng, mỗi vị 10g; tam thất 8g. Tất cả tán bột, mỗi ngày dùng 10g sắc uống.

Chữa yếu sinh lý: thục hoàng 20g; hà thủ ô, ý dĩ, rễ đinh lăng, hoài sơn, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa ho ra máu: thục hoàng 50g, bách bộ 25g, bạch cập 25g. Tất cả tán bột mịn, luyện với mật làm viên. Ngày 3 lần, mỗi lần 6g.

Ở Trung Quốc, thục hoàng cũng được dùng phổ biến để chữa những bệnh sau:

Chữa đau thắt ngực, bệnh mạch vành tim: thục hoàng, côn bố, mỗi vị 15g; bá tử nhân, thạch xương bồ, uất kim, mỗi vị 10g; diên hồ sách 6g, sơn tra 24g. Ngày dùng một thang, sắc uống, chia làm 3 lần. Mỗi đợt điều trị 4 tuần.

Chữa đái tháo đường: thục hoàng 20g, sinh địa 20g, hoàng kỳ 20g, trạch tả 10g, hoàng liên 10g, nhân sâm 10g, địa cốt bì 10g. Tất cả tán bột, rây mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5g.

Chữa huyết áp thấp: thục hoàng 30g, đẳng sâm 30g, cam thảo (chích) 10g. Sắc nước uống ngày một thang.

Chữa rối loạn thần kinh thực vật: thục hoàng 180g; câu kỷ, sinh địa, bạch thược, hà thủ ô mỗi vị 90g; đương quy, hoàng kỳ, đẳng sâm, táo nhân (sao) mỗi vị 60g; mạch môn, cúc hoa, hồng hoa, bội lan, xương bồ, viễn chí mỗi vị 30g. Tất cả ngâm với 6.000ml rượu trắng trong 2-4 tuần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-10ml.

TTUT. DSCK II.Đỗ Huy Bích

Quả sung chữa bệnh trĩ

Trong dân gian lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại

Trái sung các cụ thời xưa gọi là “vô hoa quả” (quả không hoa), vì cây không thấy ra hoa mà đã có ngay quả. Nay ta biết, quả sung thực ra là một quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Cây sung rất sai quả, quả từ gốc đến ngọn, chi chít trên cành, thành từng chùm trên thân cây và những cành to không mang lá, khi chín màu đỏ nâu.

Quả sung không những có thể dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)…

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong quả sung có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhiều loại đường và nhiều acid hữu cơ. Đặc biệt là, trong quả sung còn xanh còn chiết xuất được những thành phần có tác dụng chống ung thư.

Đúng là, từ xưa trong dân gian có lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại. Kinh nghiệm dùng trái sung, vỏ cây và lá sung để chữa trĩ, cũng thấy được đề cập trong một số sách thuốc Đông y. Cụ thể, bạn có thể sử dụng như sau:

- Dùng trái sung xanh (quả chưa chín đỏ). Trái tươi hay hái khô đều được, nhưng đến mùa quả, nên hái lấy vài cân, đem phơi khô, cất đi dùng dần. Hàng ngày dùng 15 – 20 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn. Món canh này có tác dụng dự phòng và điều trị khá tốt trĩ nội và trĩ ngoại. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 5 – 10 quả, sắc lấy nước uống.

- Dùng 10 quả sung; nếu không có quả có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5 – 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 370C – 380C) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8 – 10 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một số trường hợp chỉ xông – rửa như vậy mà bệnh cũng khỏi.

Theo Tri thức trẻ

Lá giang loại bỏ sỏi thận

Lá giang (lá vang) không chỉ được dùng để nấu canh chua, lẩu gà… ngon, mát mà còn được dùng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, sưng tấy…Công dụng

Lá giang tên khoa học là Ecdysanthera rosea, thuộc họ trúc đào, mọc hoang ở vùng đồi núi, bìa rừng. Lá có vị chua, tính bình, không độc, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kháng viêm diệt khuẩn, giảm đau… nên thường được dùng để nấu canh chua và làm thuốc giải nhiệt.

Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, sưng tấy…

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cây lá giang có nhiều saponin, flavonoid, sterol, coumarin, tamin, chất béo, axit hữu cơ và 12 nguyên tố vi lượng.

Về mặt sinh học, cao lỏng lá giang được chiết xuất không thấy có độc tính, có tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính cả khi uống và tiêm.

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 31 bệnh nhân từ 25 – 65 tuổi ở cả nam và nữ được chẩn đoán viêm đường tiết niệu (do sỏi) cho thấy: Ở cả 3 liều dùng khác nhau (liều thấp 3g/kg thể trọng/ngày chia hai lần sáng, chiều, liều trung 5g/kg và liều cao 8g/kg dược liệu khô), bệnh nhân được uống thuốc lá giang có số lần và lượng nước tiểu tăng so với không uống thuốc, cơn đau và các triệu chứng viêm đều giảm nhanh sau 10 ngày và hết sau 15 ngày, không thấy phản ứng phụ.

Một số bài thuốc chữa bệnh

Chữa sỏi tiết niệu: Lá giang tươi (có thể dùng cả dây) 200g. Sắc uống ngày một thang, chia nhiều lần uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy dùng nước sắc lá giang cho bệnh nhân sỏi thận uống trong 1 tháng liên tục thì 67% số bệnh nhân đã tiểu ra sỏi.

Sỏi và viêm đường tiết niệu: 10g thân lá giang thái mỏng, phơi khô, đổ ngập nước, đun nhỏ lửa 1 tiếng, chắt lấy nước, sắc tiếp 2 lần nữa, sau đó lấy 3 nước nhập lại sắc tiếp còn 200ml. Uống mỗi lần 100ml, ngày 2 lần sáng chiều liên tiếp 2 – 3 tuần.

Chữa viêm bàng quang bằng món ăn: Canh chua cá lá giang và canh gà lá giang có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với triệu chứng đái dắt, đái buốt…

TheBee