Chuyên mục lưu trữ: Bệnh truyền nhiễm

Cha mẹ bị nhiễm HIV: Làm thế nào để con sinh ra khỏe mạnh?

ANTĐ - Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TP Hà Nội, mỗi năm TP Hà Nội có trên 110.000 phụ nữ mang thai, trong đó có khoảng 700 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu không có bất kỳ can thiệp nào nhằm ngăn chặn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền HIV từ người mẹ nhiễm HIV sang con của mình là 35-40%.
Như vậy mỗi năm Việt Nam sẽ có 1.300-1.700 trẻ bị nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ sang con. Tính riêng TP Hà Nội, sẽ có khoảng 245-280 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ nếu không được can thiệp chủ động và tích cực.

Bố nhiễm HIV, con sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh

Anh Ong Văn Tùng, 39 tuổi và chị L, thành viên nhóm Vì ngày mai tươi sáng Hà Nội đã đón đứa con trai đầu lòng trong niềm vui khôn xiết. Bởi lẽ anh Tùng mang trong mình căn bệnh thế kỷ, còn vợ anh thì không. Mặc dù bị nhiễm HIV nhưng niềm mong mỏi có đứa con vẫn là điều mà anh chị khao khát nhất. Hai vợ chồng đã tìm đến Bệnh viện Phụ sản TƯ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được tư vấn. Các bác sĩ đều chung một lời khuyên không nên có con vì rủi ro quá cao. Anh chị đã nghĩ đến việc đi thụ tinh trong ống nghiệm tại một bệnh viện tại Thái Lan. Tuy nhiên do chi phí quá cao, họ đã quyết định đầy mạo hiểm: có con theo cách truyền thống. Chị L. đi siêu âm căn ngày rụng trứng. Ngay sau khi gặp nhau, chị L. uống thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV. Còn anh Tùng, suốt nửa năm trước đó đã sử dụng thuốc ARV (thuốc kháng virus) để giảm thiểu nguy cơ lây HIV sang vợ. Ngay sau đó chị L. mang thai, hai vợ chồng vô cùng vui mừng mặc dù không tránh khỏi lo âu: liệu mẹ và con có bị nhiễm HIV không? Tuy nhiên các xét nghiệm sau đó đã cho kết quả chị L. âm tính với HIV. Cuối cùng, chị sinh hạ được một bé trai hoàn toàn khỏe mạnh.

Người phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cần phải làm gì?

Theo các bác sĩ, phụ nữ nhiễm HIV cần ăn nhiều hơn bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng/ngày gồm nhóm bột đường (cơm, bánh mì, bắp…); nhóm thức ăn giàu đạm (thịt, cá, tôm, sữa, đậu); nhóm chất béo (dầu ăn, bơ, đậu phộng…); nhóm vitamin và khoáng chất (rau quả, trứng, sữa, trái cây…). Bên cạnh đó tư vấn xét nghiệm HIV trước sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá tình trạng HIV của phụ nữ mang thai, từ đó xác định các biện pháp can thiệp phù hợp, đặc biệt là dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Lây truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra cả ở 3 thời kỳ: 10% trong thời kỳ đầu mang thai, do máu mẹ qua màng rau thai bị tổn thương sang máu con, 15%-20% do thời kỳ chuyển dạ đẻ và 10% trong thời kỳ cho con bú. Với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, dừng điều trị thuốc ARV sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch, gây khả năng kháng thuốc, làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho con. Nếu được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, có thể bảo đảm hiệu quả trong việc phòng chống lây nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy, khi điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, việc sinh nở và nuôi con của những bà mẹ nhiễm HIV vẫn an toàn. Ngoài ra với những phụ nữ có HIV mang thai còn ở tình trạng miễn dịch tốt, sẽ được tiến hành điều trị dự phòng bằng AZT liên tục cho đến khi chuyển dạ. Đồng thời cứ 3 tháng một lần thai phụ cần kiểm tra tế bào CD4 để được điều trị ARV theo những phác đồ khác nhau.

Với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong khi sinh nên tránh các can thiệp như bấm ối, forcep, cắt tầng sinh môn. Chỉ định mổ lấy thai, nhanh chóng lau sạch máu và sản dịch cho trẻ sơ sinh được coi là biện pháp tối ưu. Sau khi sinh, người mẹ nên nuôi trẻ bằng sữa thay thế để tránh nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho trẻ bú. Những trẻ được sinh ra từ bà mẹ có HIV cần được giới thiệu và chuyển tới các phòng khám để theo dõi và điều trị ARV.
Mai H

Những bệnh dễ bị lây truyền từ chó, mèo

Nấm da là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, nhất là vào mùa hè
Nước ta có khí hậu nóng ẩm nên rất thích hợp cho sự phát triển của vi nấm và thực tế các bệnh do vi nấm chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số các bệnh ngoài da. Tại Bệnh viện Da liễu TP HCM, bệnh nấm da chiếm tỉ lệ 5% trên tổng số các bệnh da.
nhung-benh-de-bi-lay-truyen-tu-cho-meo
Vi nấm gây bệnh lây từ chó, mèo chủ yếu do loài Microsporum canis, một số ít do Trychophyton mentagrophytes. Các vi nấm này gây bệnh cho chó, mèo làm chúng bị rụng lông, nổi mẩn đỏ, ngứa da hoặc chỉ gây ra các tổn thương kín đáo nơi lỗ tai, mắt rất khó nhận biết; hoặc mầm bệnh mới chỉ dính trên lông của chúng chưa gây bệnh gì nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người. Cách thức lây nhiễm là tiếp xúc trực tiếp với chó, mèo hoặc gián tiếp khi trẻ em bò lê la trong nhà đã có sẵn bào tử nấm rơi vãi trên nền nhà từ lông chó, mèo.
Thông thường là những bệnh sau:

Bệnh nấm tóc:

Là những mảng tròn tóc bị đứt ngang cách da đầu vài milimet, da đầu không bị sưng đỏ. Cũng có trường hợp da đầu sưng, tạo những bọc mủ quanh chân tóc và cọng tóc đó bị rụng thành những mảng tròn gồ cao trụi tóc. Có 2 loại: Nấm tóc gây rụng tóc khu trú không để lại sẹo và nấm tóc gây rụng tóc khu trú để lại sẹo.
Điều trị:
Tại chỗ: Cắt tóc ngắn đến chân, dùng dầu gội Nizoral. Toàn thân: Uống Griseofulvin và bôi thuốc trị nấm.

Bệnh nấm da:

Có thể xuất hiện ở cổ, má (do thường hôn hít chó mèo) hoặc bất kỳ vùng da nào. Tổn thương ban đầu là sần đỏ với những bóng nước nhỏ li ti, ngứa và lan rộng dần ra chung quanh thành những vòng tròn như đồng tiền (dân gian hay gọi là lác đồng tiền). Tổn thương chủ yếu nằm ở rìa vòng tròn, vùng trung tâm nhẵn, các vòng tròn khi lan rộng sẽ giao nhau và tạo thành hình ảnh đa vòng.
Điều trị:
Thời gian: 4 tuần. Tránh cạo da trước khi bôi thuốc. Uống Griseofulvin và bôi kem ketoconazol.

Bệnh nấm móng:

Bệnh bắt đầu từ bờ móng, từ đó vi nấm ăn sâu vào trong móng, móng dần dần trở nên đục, lồi lõm, bề mặt mất bóng, phía dưới móng lùi xùi làm cho móng có vẻ dày. Thường bị bệnh ở một móng rồi lan dần ra các móng khác. Cả móng tay và móng chân đều có thể bị bệnh. Bệnh tiến triển hàng tháng, hàng năm.
Điều trị:
Tại chỗ: Bôi Nizoral. Toàn thân: Uống Griseofulvin.
Khi thấy những tổn thương nghi ngờ như trên, người bệnh cần đi khám chuyên khoa da liễu để lấy mẫu bệnh phẩm đem soi, cấy nhằm xác định chính xác tác nhân gây bệnh thì điều trị mới hiệu quả. Thời gian điều trị cho mỗi loại nấm có khác nhau. Cần điều trị đúng thuốc, đủ liều lượng, đủ thời gian cần thiết thì mới tránh được tái phát và kháng thuốc. Ngoài ra cũng cần tránh những chẩn đoán sai, dùng thuốc không thích hợp làm tổn thương ban đầu thay đổi khiến cho việc chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa trở nên khó khăn.
Việc dự phòng cũng giống như đối với các loại ký sinh trùng khác. Do đường lây lan chủ yếu là qua tiếp xúc gián tiếp hay trực tiếp với chó mèo, vì vậy:
– Không để trẻ ôm ấp, hôn hít chó, mèo.
– Không để trẻ bò lê la dưới sàn nhà khi trong nhà có nuôi chó, mèo.
– Không để chó, mèo vào phòng chơi của trẻ.
– Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh lông chó, mèo rụng bay khắp nhà dính lên giường chiếu, quần áo, chăn nệm.
– Thường xuyên tắm chó, mèo sạch sẽ.
– Chúng ta cũng phải thường xuyên vệ sinh cá nhân vì mồ hôi ẩm ướt làm bở lớp sừng của da, cọ xát gây xung huyết, trợt da, nhất là thiếu vệ sinh, ít tắm giặt khiến nha bào của nấm bám vào da có đủ thời gian nảy nở thành sợi nấm.
– Giặt, luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi.
– Tránh thói quen mặc quần áo chật, không nên dùng đồ sợi nhân tạo.

Bác sĩ Ngô Văn Tuấn

Theo nld.com.vn
The post Những bệnh dễ bị lây truyền từ chó, mèo appeared first on Tin Sức Khỏe.

Các loại thuốc điều trị bệnh lậu

Áp dụng cách điều trị bệnh lậu ở nam giới bằng thuốc để chữa bệnh hiệu quả, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại.

Theo các chuyên gia bệnh xã hội cho biết, lậu cầu có khả năng phân chia rất nhanh, khoảng 15 phút/lần, do vậy bệnh diễn tiến ngày một nguy hiểm hơn. NamThaoDuoc.Com chia sẻ với bạn dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh lậu ở nam giới bằng thuốc giúp bạn sớm đẩy lùi loại bệnh vô cùng nguy hiểm này.

1. Bệnh lậu: nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh lậu là bệnh lây lan qua đường quan hệ tình dục, thông qua tình dục không bảo vệ. Đây là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, do lậu cầu khuẩn “Neisseria gonorrhoeae” gây ra với các triệu chứng nhận biết cụ thể như:

+ Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh 2 -7 ngày, đầu dương vật của nam giới thường có mủ vàng, tiểu buốt, tiểu nhiều và tiểu gấp.

+ Người bệnh thấy đau họng, sốt và mệt mỏi. Các biểu hiện này giống như bị cúm thông thường nên dễ gây tâm lý chủ quan cho người bệnh.

+ Khi bệnh bước sang giai đoạn mãn tính, nam giới có thể thấy nóng, rát và đau “cậu bé”

cac-loai-thuoc-dieu-tri-benh-lau

Bệnh lậu ảnh hưởng lớn đến đời sống chăn gối của bạn

2. Điều trị bệnh lậu bằng thuốc

Hiện nay, có nhiều loại kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh lậu tuy nhiên chỉ có thể tiêu diệt lậu cầu chứ không chữa được tổn thương vĩnh viễn do bệnh mang lại. Mặc dù vậy, cách điều trị bệnh lậu ở nam giới  bằng các loại thuốc kháng sinh vẫn được các bác sĩ khuyên dùng vì nó mang lại hiệu quả khá cao và rất an toàn. Một số loại thuốc “đặc trị lậu” có thể kể đến bao gồm:

- Thuốc uống

+ Azithromycin (Zithromax) 250mg  gồm có 4 viên, người bệnh có thể uống liều duy nhất ngay khi phát hiện các biểu hiện của bệnh.

+ Unasyn 375mg uống 6 viên liều duy nhất

+ Tequin 200mg uống 2 viên (400mg) uống liều duy nhất

cac-loai-thuoc-dieu-tri-benh-lau

Một số thuốc uống có tác dụng chữa bệnh lậu hiệu quả

- Thuốc tiêm

+ Spectionmycine (Trobicin, Kirin) 2gr tiêm bắp một liều duy nhất. Trường hợp bệnh mạn tính tiêm liên tiếp 2 ngày.

+ Ceftriaxime (Claforan) 1gr tiêm bắp một lần duy nhất khi được chuẩn đoán đã nhiễm bệnh lậu do quan hệ tình dục không an toàn

+ Ceftriaxone (Rocephine) 250mg tiêm bắp một liềuduy nhất.

+ Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc Cefoxitine liều lượng 250mg tiêm vào bắp liều duy nhất.

Trên đây là những thông tin về cách điều trị bệnh lậu ở nam giới bằng thuốc mà chúng tôi muốn chia sẻ, hi vọng chúng là những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Theo Namthaoduoc.com

Bệnh viêm gan C có di truyền?

Cha tôi chết vì bệnh viêm gan siêu vi gan C, liệu những người thân trong gia đình có bị di truyền bệnh này từ cha tôi không? Làm sao để biết có bệnh? – Tuấn Trình (letuantrinh78@…)

benh-viem-gan-c-co-di-truyen

Ảnh minh họa – Internet

TS.BS Lê Mạnh Hùng

, phó giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM:

Viêm gan siêu vi C là bệnh nhiễm trùng do siêu vi viêm gan C xâm nhập cơ thể đi đến gan gây bệnh.

Đây không phải bệnh di truyền, vốn do rối loạn cấu trúc di truyền (gen, nhiễm sắc thể) có thể truyền bệnh cho gia đình dòng họ; chỉ khi nào bị lây nhiễm siêu vi C thì mới có thể bị bệnh viêm gan siêu vi C.

Như vậy, nếu những người thân trong gia đình bạn không bị lây truyền siêu vi C từ cha bạn thì không mắc bệnh này. Để xác định, bạn và tất cả người trong gia đình nên đến bệnh viện chuyên khoa gan để được tư vấn và tầm soát.

Theo SGTT.vn

Bệnh tim bẩm sinh có di truyền khi sinh con không?

Đại đa số các trường hợp có thể lấy chồng và sinh con được. Tim bẩm sinh có những trường hợp di truyền và không di truyền. Cho tới nay người ta chưa chắc chắn lắm.

Tôi 27 tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh nhưng chưa từng đến bệnh viện điều trị. Hiện tôi chuẩn bị kết hôn nhưng có người khuyên không nên lấy chồng, nếu không sẽ chết sớm. Xin hỏi bệnh tim bẩm sinh có di truyền khi tôi sinh con không?Hoa Sen (hoasen2008@…)

benh-tim-bam-sinh-co-di-truyen-khi-sinh-con-khong

Bệnh tim bẩm sinh có từ khi còn là bào thai, chia làm hai loại chính: loại có tím và không có tím. Không biết bệnh tim của bạn có tím hay không? Hiện nay y khoa có thể giải quyết bằng hai cách: thứ nhất không phải mổ mà đưa ống thông vào để bít qua siêu âm tim, hoặc nếu không thể bít được thì người ta mổ.

Hiện nay các bệnh viện đều có khả năng làm được cả hai kỹ thuật này. Bạn nên đi khám để biết được loại gì. Nếu có bệnh tim bẩm sinh thì thầy thuốc phải tìm cho ra bệnh này và trả lời được câu hỏi trong tương lai có diễn tiến, giải quyết được hay không, khi đó sẽ đưa lời khuyên có nên kết hôn không. Đại đa số các trường hợp có thể lấy chồng và sinh con được. Tim bẩm sinh có những trường hợp di truyền và không di truyền. Cho tới nay người ta chưa chắc chắn lắm.

GS.TS.BS Phạm Gia Khải

Theo SGTT.vn

Hy vọng mới cho người nhiễm HIV

ANTĐ - Là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có tính chất hệ thống, bài bản về phân lập, tác nhân dòng và biểu hiện gene mã hóa protease HIV-1 tái tổ hợp từ chủng CRF01-AE trong E.coli, nhóm các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đã bước đầu mở ra khả năng tự sản xuất PI chống HIV ở Việt Nam.
WHO ban hành hướng dẫn mới về điều trị HIV
Những quan niệm sai lầm về nhiễm HIV
Lần đầu tiên chữa trị thành công trẻ sơ sinh nhiễm HIV

Liệu pháp gene giúp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân mắc HIV

Một công trình khoa học ý nghĩa

Cho đến nay vẫn chưa có vaccine phòng chống HIV. Các thuốc chống HIV như ức chế enzyme phiên mã ngược hoặc các chất kìm hãm enzyme protease (PI) không loại bỏ được triệt để HIV ra khỏi cơ thể mà chỉ có tác dụng làm giảm tiến trình dẫn đến AIDS nhằm kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Tuy nhiên HIV là virus rất dễ bị đột biến, tạo các chủng mới, thay đổi tác dụng của thuốc, khiến thuốc không còn tác dụng nữa. Từ năm 2003, Việt Nam đã sử dụng thuốc ức chế protease (PI) để điều trị cho bệnh nhân nhưng vì lí do trên nên hiệu quả chưa cao.

Ở Việt Nam, protease của HIV-1 tách từ bệnh nhân chưa được nghiên cứu nhiều. Các nghiên cứu chủ yếu nhằm phát hiện HIV trong huyết thanh, xác định các nhóm virus HIV gây bệnh và xác định các đột biến liên quan đến tính kháng thuốc. Để thiết kế thuốc PI mới phù hợp với các chủng HIV lưu hành tại Việt Nam, điều kiện tiên quyết phải là nghiên cứu protease, tìm ra những đột biến trong gene mã hóa protease, làm cơ sở để tìm kiếm các chất ức chế protease làm thuốc điều trị HIV/AIDS.

Xuất phát từ thực tế đó, các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Khoa Sinh học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, do PGS.TS Phan Tuấn Nghĩa dẫn đầu, đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu protease virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) phân lập tại Việt Nam”, nhằm mở ra khả năng tự sản xuất PI chống HIV ở Việt Nam. Theo các nhà khoa học, công trình này có ý nghĩa quan trọng vì nó mở ra một hướng nghiên cứu mới trong việc thiết kế các thuốc PI chống các virus gây bệnh khác.

“Nhiều loại virus khi nhân lên lúc đầu cũng tạo ra các phân tử protein có kích thước lớn sau đó enzyme protease phân cắt thành các phân tử có kích thước nhỏ với các chức năng khác nhau giống như virus HIV. Nếu ngăn chặn được sự hoạt động của các protease này thì cũng ngăn chặn được sự nhân lên của một số virus đang lưu hành ở nước ta”, GS.TS Phạm Văn Ty, Khoa Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, giải thích.

Mở ra hy vọng mới

Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm và đã thu được các kết quả quan trọng như đã tinh sạch, nhân dòng và xác định được 8 đoạn gene mã hóa cho protease khác nhau và đã phát hiện được 19 đột biến trong đó có 10 đột biến thay thế axit amin. Các trình tự này đã được đăng ký ở Genbank. Cùng với đó, các nhà khoa học đã thiết kế và biểu hiện protease của HIV-1 trong E.coli, từ đó xây dựng được quy trình tinh sạch protease HIV-1 rất dễ thực hiện. Đặc biệt, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một số tính chất của protease tái tổ hợp và đã tìm được một số chất ức chế protease.

Những kết quả của đề tài nghiên cứu này rất đáng chú ý vì đây là lần đầu tiên protease của HIV-1 phân lập từ bệnh nhân nhiễm HIV ở Việt Nam đã được nghiên cứu một cách hệ thống và tìm được chất ức chế enzyme protease, làm cơ sở cho việc tạo thuốc PI chống HIV.

PGS.TS Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu Hệ gene đánh giá đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có tính chất hệ thống, bài bản về phân lập, tác nhân dòng và biểu hiện gene mã hóa protease HIV-1 tái tổ hợp từ chủng CRF01-AE của Việt Nam trong E.coli. Công trình đưa ra một phương pháp có hiệu quả để biểu hiện và tinh sạch protease HIV-1 tái tổ hợp. Chế phẩm protease HIV-1 tái tổ hợp là một sản phẩm quan trọng có thể dùng trong các nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo cho phát triển các chất tiềm năng ức chế enzyme này, từ đó có thể phát triển dược phẩm để điều trị bệnh suy giảm miễn dịch do HIV-AIDS.

Kết quả của đề tài bước đầu mở ra khả năng tự sản xuất PI chống HIV ở Việt Nam. Cũng trên cơ sở nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu còn có thể thực hiện nhiều nghiên cứu ứng dụng khác cho virus gây bệnh như HCV, HBV, góp phần giải quyết những khó khăn trong việc sản xuất vaccine để phòng bệnh.
Hoàng Quang Anh

Nụ hôn có thể lan truyền nhiều bệnh nguy hiểm

Hôn thú vị thật đấy, nhưng hãy cảnh giác. Bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan từ những nụ hôn say đắm.

Nếu người ta tìm thấy nụ hôn mang lại những điều có lợi thì trong nhiều trường hợp, cái hại cũng to lớn không kém. Nhìn bên ngoài, ai nghĩ rằng một cặp môi hấp dẫn thế kia lại mang virus viêm gan, virus helicobacter gây viêm dạ dày và virus gây tăng bạch cầu…

Bệnh tìm người

Có một loại bệnh được goi bằng nhiều tên là “bệnh sốt tuyến” (glandular fever), “viêm họng bạch cầu”, “bệnh Filatov”, đôi khi là “bệnh từ cái chai” (vì lan truyền do bạn bè quá vui vẻ tu chung một chai bia), “bệnh của tuổi trẻ” (vì nạn nhân ít khi quá 35 tuổi), song khoa học nhất là “bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng”, và dễ hiểu nhất là “bệnh do hôn” (BDH). Người ta còn biết bệnh này thường rộ lên vào mùa xuân.

Bệnh do hôn gây ra do virus có tên là Epstein-Barr, thuộc nhóm virus herpes (mụn giộp), truyền theo nhiều đường – do không khí ẩm, tiếp xúc, truyền máu, và thông thường nhất do nước bọt, cụ thể do hôn.

nu-hon-co-the-lan-truyen-nhieu-benh-nguy-hiem

Nụ hôn có thể là phương tiện lan truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Sự ‘xảo quyệt’ của BDH

Dấu hiệu đầu tiên của BDH là tăng thân nhiệt, đau họng, mệt mỏi và 2 tháng sau khi virus xâm nhập cơ thể mới thấy hạch bạch huyết ở cổ sưng phồng 2-3cm. Trước khi đó, bệnh không thể hiện và thời gian này, người mang virus đã có thể làm lan truyền sang bạn bè và người thân. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào khả năng của hệ miễn dịch, nếu người yếu, có thể thấy các triệu chứng sau 2 ngày nhiễm virus.

Sự xảo quyệt của BDH là ở chỗ ngay cả các bác sĩ cũng dễ bị nhầm là giai đoạn đầu của bệnh viêm họng. Đặc tính của virus Epstein-Barr là làm suy yếu mô bạch huyết. Hạch bạch huyết và hạch hạnh nhân (amygdala) nhận được cú “đánh” đầu tiên. Do phù nề mô bạch huyết mà bệnh nhân bị ngạt mũi, khản giọng, đau họng (giống hệt triệu chứng của bệnh viêm họng) và ngáy vào ban đêm.

Nhưng khác với viêm họng, BDH luôn luôn ảnh hưởng đến gan và lá lách ở mức độ nào đó, chúng có thể bị đau khi lấy tay sờ nắn. Ở một số bệnh nhân có cảm giác nặng nề ở vùng hạ sườn bên phải và nước tiểu sẫm màu. Có thể bị vàng da, sốt ở mức chênh lệch 2 độ trong một ngày đêm.

Không có cách điều trị đặc hiệu

Chỉ có thể chẩn đoán chính xác BDH sau khi xét nghiệm máu, thấy tăng số lượng các tế bào bạch cầu và xuất hiện các tế bào bất thường là tế bào bạch cầu đơn nhân, thường không có trong máu. Việc xét nghiệm là cần thiết để loại trừ các bệnh nguy hiểm hơn, chẳng hạn như bệnh bạch hầu (diphtheria) hoặc bệnh ở hệ bạch huyết.

Bệnh nhân được khuyên nên uống nhiều nước, ăn những thứ nhiều vitamin, nằm nghỉ, sát trùng họng, nhỏ mũi bằng thuốc co mạch và uống thuốc hạ sốt nếu bị sốt cao. Trường hợp nghiêm trọng có thể dùng các loại thuốc kháng viêm nội tiết tố và thuốc kháng sinh, nhưng chỉ là hãn hữu.

Giai đoạn cấp tính

Kéo dài khoảng 2 (đôi khi 4) tuần, tiếp theo là thời gian dưỡng bệnh để phục hồi sức khoẻ. Tuy nhiên, sau khi đã hết bệnh vẫn có thể gây nhầm lẫn là chưa khỏi hoặc mắc các bệnh khác trong một thời gian khá dài. Vẫn bị sưng hạch bạch huyết và mệt mỏi nhiều tháng, và sự phục hồi chậm chạp (xét nghiệm vẫn thấy tế bào đơn nhân tồn tại hàng năm).

Virus gây BDH có hoạt tính gây ung thư, do đó, sau khi hồi phục trong 6 tháng, bệnh nhân vẫn bị coi như một nguồn lây nhiễm. Các biến chứng thường gặp nhất của BDH là vỡ lá lách, bệnh tim và ung thư phổi. Trong vòng hai tháng sau khi khỏi hoàn toàn, các bác sĩ khuyên không chơi thể thao và là làm những công việc nặng.

(Theo VNN)

Tìm thấy protein bảo vệ chống bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các nhà khoa học đã tìm thấy một protein ở đường sinh sản của nữ có tác dụng bảo vệ chống lại những bệnh lây qua đường tình dục (STI) như chlamydia, virus herpes simplex (HSV).

Tim-thay-protein-bao-ve-chong-benh-lay-truyen-qua-duong-tinh-duc

Ước tính mỗi năm có 450 triệu người trên thế giới bị STI. Chlamydia có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong số các bệnh lây qua đường tình dục được báo cáo tại Australia.

Nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Y khoa Monash (MIMR) được công bố trên tạp chí Science, do nhóm tác giả đứng đầu là GS.Paul Hertzog, Giám đốc Trung tâm miễn dịch bẩm sinh và bệnh nhiễm trùng của MIMR cùng các cộng sự là Ka Yee Fung và Niamh Mangan thực hiện.

Nhóm đã phát hiện ra một protein mà họ gọi là Interferon epsilon (IFNe), và chứng minh rằng nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Trên lâm sàng

protein này có tiềm năng trong việc xác định những phụ nữ nào dễ bị các bệnh lây qua đường tình dục hoặc để tăng cường miễn dịch bảo vệ.

IFNe cũng có khả năng được dùng để điều trị STI hoặc các bệnh viêm nhiễm khác.

“Một trong những điểm đặc biệt của protein này là cách nó được sinh ra”, GS. Hertzog nói.

“Hầu hết các protein bảo vệ chúng ta chống lại nhiễm trùng chỉ được sinh ra sau khi cơ thể tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn. Nhưng protein này lại được sinh ra trong điều kiện bình thường và được điều hòa bởi các hoóc-môn, do đó nồng độ của nó thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và ngưng hẳn khi mang thai và ở những thời điểm khác như mãn kinh”.

Ở một số thời điểm khi IFNe ở mức thấp nhất có liên quan với việc người phụ nữ dễ bị STI nhất, vì vậy đây có thể là mắt xích quan trọng đưa tới những cơ hội điều trị mới -

tuân theo những nguyên lý khác với các protein điều biến miễn dịch bình thường và do đó cũng có thể rất quan trọng đối với vắc xin và cách điều chế vắc xin để tăng cường miễn dịch.

Vì protein này làm tăng đáp ứng miễn dịch ở đường sinh sản của phụ nữ, nên rất có thể phát hiện này cũng quan trọng đối với những bệnh nhiễm trùng khác như HIV và HPV”, GS. Hertzog giải thích.

GS. Hertzog cho biết STI là một vấn đề về y tế và kinh tế xã hội toàn cầu.

Theo Tổng cục Thống kê Australia năm 2011, chlamydia có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong số những bệnh lây qua đường tình dục được báo cáo, và tăng gấp 3 lần trong thập kỷ qua.

Nhóm tuổi từ 15-19 có tỷ lệ nhiễm tăng mạnh nhất. Nhiễm chlamydia xảy ra ở nữ nhiều hơn nam, với 46.636 nữ tuổi trên 15 có chẩn đoán bệnh so với 33.197 nam.

GS Hertzog cho biết bước tiếp theo của nghiên cứu này sẽ là chuẩn bị cho các nghiên cứu lâm sàng trong vòng 5 năm tới. Ông cũng dự định sẽ tìm hiểu xem liệu có thể áp dụng

nghiên cứu này cho những bệnh khác như ung thư, các rối loạn ở đường sinh sản nữ như lạc nội mạc và viêm phần phụ, cũng như những bệnh khác ngoài đường sinh dục.

(Theo Dantri)

Phái mạnh sợ nhất điều gì trong “chuyện ấy”

Dù 'cậu bé' đã 'căng phồng', con trai vẫn lo lắng nó không đủ lớn để đáp ứng sự thỏa mãn của đối phương...

1. Đối phương không hài lòng về kích thước "cậu nhỏ"

Mới đây, thời báo Ấn Độ đã chỉ ra, trong quá trình làm "chuyện ấy", con trai rất chú ý đến kích thước to nhỏ của "cậu bé". Dù "cậu bé" đã cương cứng, con trai vẫn lo lắng nó không đủ lớn, không thể đáp ứng sự thỏa mãn của đối phương. Thậm chí, một số người còn vì vậy mà nảy sinh cảm giác tự ti.

Đối sách: Khi "cậu nhỏ" cương cứng, chiều dài khoảng 6-7cm được xem là bình thường. Hơn nữa, bộ phận sinh dục không phải càng lớn càng tốt, bởi điểm nhạy cảm nhất ở XX nằm ngay gần "cửa mình", khoảng 1/3 âm đạo. Vậy nên, "cậu nhỏ" từ 6cm trở lên được xem là "đủ dùng", quá dài có thể khiến XX cảm thấy không thoải mái.

chuyen-ay

2. Ngộ nhỡ lần này "quá nhanh"

Mặc dù XY luôn biết cách làm hài lòng đối phương, nhưng mỗi khi chuẩn bị lên tới cao trào, họ luôn sợ mình "xuất quân" quá nhanh, không thể khiến đối phương cùng lúc "thăng hoa" với mình. Đây là lo lắng vô cùng phổ biến của hầu hết cánh XY. Hay nói cách khác, xuất tinh sớm đã thổi bay sự tự tin của họ.

Đối sách: Rất nhiều XY hiểu nhầm cho rằng "marathon" mới là biểu hiện chứng tỏ năng lực chuyện ấy mạnh. Thực tế, chỉ cần "cậu nhỏ" kích thích đủ, vận động liên tục trong "cô bé" 2 phút trở lên, kết hợp với kỹ xảo massage, phối hợp nhịp nhàng, phần lớn XX đều sẽ hài lòng.

3. Làm thế nào để không giống với "phim người lớn"

Không ít bạn lấy "phim sex" ra để làm sách giáo khoa, "mô phỏng" lại một số hành vi như trong phim. Đến khi XX không có phản ứng tích cực, hoặc phản ứng không giống trong phim, con trai bắt đầu thấy lo lắng về sức hấp dẫn của mình ^^.

Đối sách: Thực tế, trong "chuyện ấy", bạn không cần quá chú ý đến biểu hiện của bản thân và phản ứng của đối phương. Bởi chuyện ấy không đơn thuần là cảm nhận bề ngoài, mà còn là sự giao lưu về tinh thần. Nếu không bạn cũng có thể hỏi đối phương xem cảm giác của họ như thế nào, từ đó có hành vi hợp lí, giúp cả hai được thoải mái, hài lòng hơn.

4. Thủ dâm quá nhiều sẽ mất cảm giác "yêu"

Rất nhiều XY hiểu nhầm cho rằng thủ dâm là hành vi không tốt, thậm chí còn cảm thấy có lỗi, tự ti với chính bản thân mình và cho rằng, nó góp phần làm mất cảm giác "yêu", không xứng đáng với người ấy…

Đối sách: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thủ dâm ở độ tuổi thanh thiếu niên không ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Thủ dâm vừa phải không thể gây tổn thương đến sức khỏe, ngược lại còn giúp bạn giải tỏa áp lực, thúc đẩy sự cương cứng, giảm tắc nghẽn tiền liệt tuyến Cho nên việc lo lắng, khủng hoảng là điều hoàn toàn không cần thiết.

5. Không may dính bầu thì "chết"

Mặc dù mục đích chính quan trọng nhất của chuyện ấy là "sinh sản", nhưng có lẽ chẳng ai muốn nó xảy đến một cách bất ngờ ngoài chủ ý của người trong cuộc. Một số XY không ngừng than trách, bao cao su thỉnh thoảng lại xảy ra sự cố vào những thời điểm quan trọng, như bị tụt hoặc đột nhiên vỡ, khiến họ lo lắng về chuyện "dính bầu".

Đối sách: Hiệu quả tránh thai của bao cao su lên tới 98%, thuốc tránh thai có thể đạt tới 98-99%, nên cơ bản, những biện pháp tránh thai này là an toàn và hiệu quả. Vì vậy, XY không nên lo lắng thái quá như thế. Bạn chỉ cần chọn cho mình biện pháp tránh thai phù hợp và làm đúng theo hướng dẫn sử dụng là ổn. Trong trường hợp bất đắc dĩ, bao cao su bị rách, bạn nên kịp thời uống thuốc tránh thai khẩn cấp để xóa tan lo lắng.

6. Nhỡ đâu mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Một số XY sau khi làm xong chuyện ấy, lo lắng sẽ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có người còn nghĩ linh tinh gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống, thậm chí có người lo lắng đến mức phải đến bệnh viện kiểm tra.

Đối sách: Bạn nên có lối sống tình dục khỏe mạnh, tránh những hành vi tình dục "buông thả", bừa bãi. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất ổn, bạn cần kịp thời tới bệnh viện kiểm tra, không nên để bệnh tình nghiêm trọng mới khám xét thì đã muộn.

(Theo iOne)

Xuất hiện 12 loại dịch bệnh có thể lan truyền do thay đổi khí hậu

Các chuyên gia của Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) đã liệt kê 12 loại dịch bệnh có thể lan truyền do thay đổi khí hậu.

1. Bệnh nhiễm kí sinh trùng babesia:

Đây là loại bệnh do ve, lây truyền tới cả động vật hoang dã và con người. Bản thân bệnh này đã nguy hiểm, nó đồng thời còn là nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch đối với các bệnh lây nhiễm khác. Loại bệnh này đang trở nên phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ. Bệnh cũng liên quan đến việc thay đổi môi trường sống của ve.

2. Bệnh cúm gia cầm:

Thay đổi khí hậu có thể phá vỡ sự vận động và di trú tự nhiên của các loài chim hoang dã, khiến chúng tiếp xúc nhiều hơn với gia cầm, một nguyên nhân gây lan tràn bệnh cúm. Một thể của cúm gia cầm là H5Nl có thể lây bệnh sang con người và gây tử vong. Các chuyên gia y tế lo ngại về khả năng bệnh này truyền nhiễm từ người sang người.

Ảnh minh họa

3. Bệnh lao bò:

Khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến nguồn nước tự nhiên, một lý do dẫn đến sự thay đổi môi trường sống của động vật và đồng thời cũng mang căn bệnh lây nhiễm đến một địa điểm mới. Căn bệnh này lây lan từ gia súc sang động vật hoang dã và con người, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên và sự an cư của loài người.

4. Bệnh dịch tả:

Đây là một loại bệnh lây qua đường nước đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới phần lớn các nước đang phát triển. Sự tăng nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng khả năng phát tán căn bệnh này.

5. Sốt xuất huyết Ebola:

Ebola là một loại virus gây tử vong ở người, khỉ đột và tinh tinh. Hiện chưa có biện pháp chữa trị căn bệnh này. Các chuyên gia y tế tin rằng biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho virus này lan rộng tới những địa điểm mới.

6. Bệnh do các loài kí sinh:

Những loài sống kí sinh được dự đoán sẽ lan rộng và phân bố lại môi trường sống khi nhiệt độ và lượng nước thay đổi. Trong số chúng, một số loài có ảnh hưởng đến nhiều loài, trong đó có loài người.

7. Bệnh Lyme(**):

Giống như bệnh nhiễm kí sinh trùng Babesiosis, bệnh Lyme cũng do ve truyền nhiễm. Thay đổi khí hậu làm thay đổi sự phân bố của ve, gây nên dịch bệnh ở những địa điểm mới. Người bị ve mang mầm bệnh cắn có thể bị ốm nặng.

8. Bệnh dịch hạch:

Bệnh này rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng của động vật hoang dã, gia cầm và cả con người. Sự lây lan của bệnh là do bọ chét ký sinh trên những loài động vật thuộc bộ gặm nhấm di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Khi khí hậu thay đổi, động vật thuộc bộ găm nhấm sẽ di chuyển trên phạm vi rộng và mang mầm dịch tới những khu vực mới.

9. Bệnh do hiện tượng thuỷ triều đỏ:

Một dạng tảo nở hoa đang lan rộng khắp. Độc tố của loại tảo này gây hại cho môi trường, nguy hiểm cho con người và động vật sống gần biển như các loại chim biển, sinh vật biển… Nhiệt độ ở biển thay đổi được dự đoán là nguyên nhân khiến hiện tượng thủy triều đỏ trở nên phổ biến hơn.

10. Sốt thung lũng Rift:

Dịch sốt này đang có ảnh hưởng lớn đến con người và vật nuôi vùng Trung Đông và châu Phi. Vật nuôi nhiễm bệnh này có nguy cơ sảy thai và tử vong cao. Bệnh này cũng rất nguy hiểm đối với con người. Rất nhiều loài muỗi (Aedes, Anopheles, Culex, Eretmapodites, Mansonia,..) là nhân tố trung gian truyền bệnh này, do đó nguy cơ dịch bệnh ở những nơi tồn tại các loài muỗi này là rất lớn. Sự phân bố của mỗi truyền bệnh cũng thay đổi khi trữ lượng nước của các vùng thay đổi do tác động của thay đổi khí hậu.

11. Bệnh buồn ngủ:

Bệnh do loài ruồi tsetse (ruồi xê xê) truyền nhiễm. Cả người và động vật đều có thể mắc căn bệnh này. Bệnh xuất hiện ở 36 nước thuộc vùng hạ Sahara - Châu Phi gây tử vong 40.000 người mỗi năm. Cũng như muỗi và ve, môi trường sống của ruồi tsetse cũng có thể thay đổi do sự thay đổi khí hậu.

12. Bệnh sốt vàng da:

Bệnh sốt vàng da do muỗi truyền nhiễm. Khi muỗi di chuyển do thay đổi mực nước, có khả năng bệnh này sẽ xuất hiện ở nơi mới.

(Theo Gia đình & Xã hội)