Chuyên mục lưu trữ: Bệnh thông thường

Cách chữa cước tay chân không cần dùng thuốc

Cước chân đến mấy cũng hết ngay lập tức chỉ với cách này – hãy bỏ túi ngay để dùng khi cần.

Bệnh cước là gì?

Theo một nghiên cứu trên đất nước Hàn Quốc, nơi có mùa động lạnh thì trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015, một năm có hơn một nửa số tai nạn về trường hợp ngâm tay trong nức nóng khi thấy ngứa. Trong tháng 1 có 38%, tháng 2 có 17%.

Hiện tượng ngứa xảy ra trên bề mặt của làn da, mạch máu và dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, có nguy cơ hoại tử vết thương. Vì thế, cần đưa ra các hành động để thực hiện đúng cách, đảm bảo cho sức khỏe vào mùa đông.

Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh bằng bàn tay hoặc bàn chân sẽ dẫn đến các mạch máu đi đến tim bị co thắt lại. Nếu cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh trong một thời gian dài thì việc co mạch của các mô cơ thể sẽ bị hư hỏng sau khi kết thúc việc co thắt mạch máu trong một thời gian dài. Đây là hiện tượng thường được gọi là bị cước tay. Các ngón tay, ngón chân, tai và mũi ở trong môi trường lạnh quá lâu dễ bị cước hơn.

Cách chữa cước chân tay

– Lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước + chút muối. Sau đó ngâm chân, tay vào khoảng 30′. Dùng 1 thời gian sẽ đỡ dần và khỏi hẳn

– Thoa 1 chút dung dịch rượu anh đào (loại nhẹ) lên vùng chân, tay bị cước để làm dịu đi cơn ngứa, rát và dùng 1 thời gian sẽ hết.

– Gừng tươi thái lát mỏng, sau đó dùng sát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm 1 đến 2 lần. Làm liên tục trong vòng 1 tuần.

Cách phòng tránh cước

Để ngăn chặn sự tê cóng an toàn nhất là tránh tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ lạnh. Nhưng khi không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh thì phải luôn luôn giữ cho các mạch máu phải được tuần hoàn.

Đi những chiếc tất bó và giày thoải mái mà không thắt chặt với độ dày thích hợp để mồ hôi được thải tốt. Trong một vài trường hợp, nên đi những đôi tất mỏn hơn so với độ dày của giày để tăng khả năng thoát mồ hôi.

Găng tay chính là một ý tưởng tuyệt vời để bảo vệ các ngón tay của bạn, tập thể dục thường xuyên cũng có ích trong việc phòng bệnh cước xảy ra.

Theo An Nhiên/Phunutoday.vn

3 dấu hiệu nhận biết nhận bệnh đau dạ dày

Có biểu hiện này rất có thể bạn đã bị đau dạ dày mà không nhận ra.

Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là một căn bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là căn bệnh có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày.

Thống kê cho thấy có khoảng 5-10% dân số thế giới bị đau dạ dày. Tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ là như nhau. Ở Việt Nam con số này lên đến 7%. Điều đáng nói ở đây chính là có đến trên 70% dân số có nguy cơ bị mắc bệnh này và nguyên nhân chính là do vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Đau thượng vị

3-dau-hieu-nhan-biet-nhan-benh-dau-da-day

Đau thượng vị là một trong các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.

Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.

Ăn kém là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Hiện tượng chán ăn có thể là do cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên ở rất nhiều người, khi dạ dày bị tổn thương, dạ dày không muốn nạp thức ăn, đồng thời không tiết dịch vị, từ đó sẽ dẫn đến những hệ quả liên quan như miệng đắng, không có vị, mất cảm giác. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, triệu chứng chán ăn thể hiện dạ dày trẻ đang có vấn đề vì vậy trẻ mới biếng ăn. Đôi khi chán ăn ở trẻ lại bị hiểu lầm là do trẻ lười ăn.

Ợ hoặc chướng bụng

Đây là một triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp ở các bệnh nhân. Nếu tự nhiên mà bạn bị ợ và chướng bụng liên tục nên đi kiểm tra bác sỹ ngay. Đặc biệt là hiện tượng ợ chua là biểu hiện đau dạ dày của rất nhiều người khi mới mắc phải. Ợ chua là hiện tượng dịch acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và lên miệng khiến bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng. Ợ chua cũng là dấu hiệu cảnh báo về các chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đừng coi nhẹ vấn đề này nhé.

Nhưng nếu ợ chua 1 lần/tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì cũng khá rắc rối vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau đặc biệt là trào ngược dạ dày – thực quản, rùi dẫn tới ung thư thực quản.

Theo Bằng Lăng/Phunutoday.vn

Biện pháp chữa ho không cần thuốc

Ho như cuốc kêu cũng khỏi mà không cần tới viên thuốc tây nào – hãy bỏ túi ngay để dùng khi cần!

Tỏi nướng trị ho nhanh chóng

Sử dụng một tép tỏi ta, nướng kĩ và giã nhuyễn sau đó hào với nước pha cùng nước ấm cho người bị ho uống.

Ngày áp dụng 1 lần, thực hiện đều đặn đến khi cơn ho khỏi hẳn. Lưu ý rằng, lượng tỏi có thể tăng theo độ tuổi, nếu là trẻ nhờ bạn nên dùng nửa tép cũng đủ để phát huy tác dụng. Khi nướng tỏi không để tỏi bị cháy. Mẹo chữa ho bằng tỏi nướng này chắc chắn hiệu quả. Bạn áp dụng ngay nhé.

Chữa ho bằng mật ong và tỏi

Ngoài việc nướng tỏi thì mẹo chữa ho bằng tỏi và mật ong cũng khá tốt. Tỏi kháng khuẩn, loại bỏ tính lạnh còn mật ong thì làm dịu mát cổ họng.

Giã dập một vài nhanh tỏi, cho vào chiếc bát thêm chút mật ong hấp cách thủy. Đến khi hỗ hợp hấp được khoảng 20 phút thì lấy ra, để ấm và mỗi ngày cho người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa mật ong. Chỉ 2 ngày thôi người bệnh sẽ thuyên giảm cơn ho.

bien-phap-chua-ho-khong-can-thuoc

Củ cải trắng

Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống có tác dụng trị ho khá hiệu quả.

Bắp cải

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc vì thế có thể trị ho, nhất là ho do viêm họng, và tiêu đờm. Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.

Theo An Nhiên/Phunutoday.vn

Đau lưng có liên quan đến sức khỏe tâm thần

Các nhà khoa học Anh thuộc ĐH Anglia Ruskin nêu mối liên quan giữa chứng đau lưng với khả năng bệnh tâm thần, đề cập định hướng nghiên cứu trị liệu chung cho 2 dạng bệnh này trong khảo sát quy mô quốc tế được công bố mới đây trên tạp chí General Hospital Psychiatry.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của 190.595 người thuộc 43 quốc gia, trong đó có 19 nước có thu nhập thấp và 24 nước thu nhập trung bình. Tỉ lệ bị đau lưng chung trong dân cư các nước là 35,1%, trong đó có 6,9% đau lưng mạn tính. Trong những nước được khảo sát, người Trung Quốc ít bị đau lưng nhất, với tỉ lệ 13,7%. Một số nước có tỉ lệ đau lưng hơn nửa dân số là Nepal (57,1%), Bangladesh (53,1%), Brazil (52%).

dau-lung-co-lien-quan-den-suc-khoe-tam-than

Bệnh nhân đau lưng dễ có những triệu chứng của bệnh tâm thần. Ảnh: MNT

Phân tích cho thấy những người bị đau lưng có tỉ lệ mắc 1 trong 5 triệu chứng liên quan với trục trặc tâm thần – gồm lo âu, trầm cảm, stress, rối loạn tâm thần và mất ngủ – tăng gấp đôi so với những người không bị đau lưng. Bệnh nhân đau lưng mạn tính có tỉ lệ trải qua giai đoạn trầm cảm cao gấp 3 lần và bị rối loạn tâm thần cao gấp 2,6 lần so với người không bị đau lưng. Điểm đáng lưu ý là tỉ lệ liên quan giữa đau lưng và trầm cảm hầu như tương đương nhau ở cả 43 nước được khảo sát.

Nghiên cứu trước đây từng cho thấy chứng đau lưng và đau cổ có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tính khí, lạm dụng rượu và rối loạn lo âu.

Theo Trúc Lâm/nld.com.vn

Nguyên nhân gây khó chịu sau khi ăn

Nếu bạn sau khi ăn cảm thấy có những dấu hiệu sau thì nên cân nhắc sớm đi bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

1. Sau khi ăn nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ => cảm thấy đau vùng bụng trên bên phải, hơn nữa lan lên vai phải, rất có khả năng là bị viêm túi mật hoặc mắc bệnh ống mật.

2. Sau khi ăn cơm không lâu lại cảm thấy đói => vùng bụng trên đau âm ỉ, hơn nữa ói ra dịch chua, ăn một chút đồ ăn thì triệu chứng được cải thiện, có khả năng bị viêm dạ dày giai đoạn đầu hoặc bị loét dạ dày.

nguyen-nhan-gay-kho-chiu-sau-khi-an

Ảnh minh họa

3. Bình thường chán ăn => đại tiện phân lỏng, số lần khá nhiều, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ thì bị tiêu chảy, nguyên nhân là do chức năng dạ dày ruột suy yếu, có thể bị bệnh dạ dày ruột.

4. Đột nhiên cảm thấy chán ăn => không nghĩ đến ăn uống, không thích đồ dầu mỡ, thân thể mệt mỏi, bắp chân đau nhức vô lực, nước tiểu màu như nước trà đặc, lòng trắng mắt màu vàng hoặc phảng phất có ánh vàng, rất có khả năng bị viêm gan.

Theo Foxie/Suckhoegiadinh.com.vn

5 bệnh về dạ dày thường gặp nhất

Tất cả mọi người đều rất dễ mắc phải những chứng bệnh dạ dày. Nếu không được phát hiện ra sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe.

Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy khoảng 1/5 dân số mắc phải các chứng bệnh liên quan tới dạ dày như đầy hơi, trào ngược hoặc táo bón.

Nếu không được phát hiện ra sớm và điều trị kịp thời, những bệnh dạ dày có thể gây ra hậu quả khôn lường đối với sức khỏe. Dưới đây là 5 bệnh về dạ dày thường gặp nhất mà ai cũng nên biết để đối phó:

5-benh-ve-da-day-thuong-gap-nhat

1. Trào ngược axit

Trào ngược axit là tình trạng dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản, bệnh không chỉ đơn giản gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân mà còn có những biến chứng nặng nề như loét, chảy máu thực quản…

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Gastroenterology, khoảng 20% dân số ở Mỹ gặp các triệu chứng trào ngược axit hàng tuần, trong khi số liệu thống kê từ các dự án Y tế của Mỹ phát hiện ra rằng 60% người trưởng thành ở nước này cũng sẽ gặp phải triệu chứng ở một điểm nào đó trong cuộc sống của họ.

Ăn đồ ăn cay hay cam quýt và đi nằm ngay sau ăn uống có thể làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác chẳng hạn như khó nuốt, bị sụt cân không rõ lí do hoặc bạn bị thiếu máu thì bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và có cách điều trị nhanh chóng, phù hợp và hiệu quả nhất.

2. Khó tiêu

Nếu bạn cảm thấy bị đau, đầy hơi hoặc buồn nôn sau khi ăn một bữa ăn lớn một cách thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hóa (hay còn gọi là chứng khó tiêu).

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa cho thấy rằng có khoảng 20% tới 40% người dân Mỹ thường xuyên phải đối phó với những rắc rối liên quan tới chứng khó tiêu.

3. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Người gặp phải hội chứng này có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc cả 2. Theo Quỹ Quốc tế thống kê về số người bị rối loạn tiêu hóa ở Hoa Kỳ hằng năm là từ 25-45 triệu người. Thật không may, các chuyên gia không chắc chắn chính xác những gì IBS gây ra (đó là một căn bệnh mãn tính). Đây cũng là bệnh mà phụ nữ có nguy cơ mắc phải nhiều hơn so với nam giới.

Bất kể, nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào lạ chẳng hạn như đi tiêu về đêm, đi tiêu ra máu, sốt, thiếu máu và giảm cân không chủ ý thì đó là dấu hiệu đáng chú ý mà bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế và nói chuyện với bác sĩ của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn để có thể kiểm soát được các triệu chứng của bạn.

Đặc biệt, nếu bạn có tiền sử gia đình liên quan tới bệnh về dạ dày thì cũng nên thường xuyên đi kiểm tra xem bạn có bị mắc ung thư đại tràng hay không. Bạn nên thường xuyên đi khám để kiểm tra xem bạn có bị ung thư ruột kết không vì loại ung thư này không hề có các triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu.

5-benh-ve-da-day-thuong-gap-nhat

4. Táo bón

Ở phụ nữ, đôi khi táo bón lại là dấu hiệu của rối loạn chức năng sàn chậu (mất sự phối hợp giữa sàn chậu và cơ bắp ở hậu môn) và nó có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Gastroenterology, gần 15% người lớn bị táo bón thường xuyên. Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì bạn nên đi khám để xem có khối u hay bất kì sự tắc nghẽn nào đó có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề này.

5. Đau bụng

Đau bụng là chứng đau phổ biến ở phụ nữ nhưng nếu bạn hay bị đau bụng ở một vị trí xác định thì bạn nên đi kiểm tra ngay vì tình trạng này có thể trở nên trầm trọng nếu để lâu mặc dù nó không nguy hiểm. Nếu như bạn cảm thấy bị đau buốt hoặc vị trí bị đau bụng lại bị thay đổi thì bạn nên có một buổi thăm khám kĩ lưỡng xem bạn có bị đau dạ dày hay không để còn có biện pháp điều trị kịp thời.

Theo Thảo Thảo/Afamily.vn

Những chứng bệnh phổ biến trong mùa đông

Bạn có biết các loại bệnh cũng thường được phân bổ theo mùa?

Một số loại bệnh nhất định sẽ thường xuyên xảy ra và xuất hiện vào những mùa nhất định tùy thuộc vào đặc điểm thời tiết của mùa đó. Những cơn gió lạnh của mùa đông đã dần xuất hiện, hãy trang bị cho mình kiến thức về những loại bệnh mùa đông để tăng tối đa khả năng phòng tránh chúng:

Cảm lạnh

Cảm lạnh là một trong những bệnh thường gặp nhất vào mùa đông. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh chứng bệnh khó chịu này bằng việc giữ ấm cho cơ thể đầy đủ.

Emmanuel Abraham, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), cho hay: “Vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên cũng là một trong những điều nhiều người bỏ qua. Thói quen này sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khi bạn chạm vào những đồ vật công cộng. Tương tự như vậy, việc giữ sạch ngôi nhà của bạn cũng cho tác dụng không nhỏ. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và những vật dụng hay sử dụng như cốc, chén, rèm… sẽ ngăn chặn vi khuẩn tiếp xúc với cơ thể bạn”.

nhung-chung-benh-pho-bien-trong-mua-dong

Đau họng

Đau họng cũng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong thời tiết lạnh giá. Hiện tượng này đặc biệt gây ra cảm giác khó chịu khi nhai, nuốt hoặc uống. Theo Kenneth Offit, Trưởng ban Di truyền học kiêm chuyên gia y sinh tại Bệnh viện Denver Health (Mỹ), nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh đột ngột như khi bạn đang ở trong phòng ấm và đột ngột di chuyển ra không gian lạnh ngoài trời.

Cách điều trị đơn giản nhất cho chứng bệnh này đó là súc miệng bằng nước muối ấm. Tuy không làm giảm cơn đau, nhưng cách này ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

Hen suyễn

Không khí lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên các triệu chứng hen suyễn. Bệnh có thể gây nên tình trạng khó khăn khi thở và thở gấp. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y khoa tại Bệnh viện All India Institute (Ấn Độ), những người bệnh có tiền sử về hen cần hết sức thận trọng trong thời tiết lạnh. Thậm chí, họ được khuyến cáo luôn ở trong nhà những ngày nhiệt độ xuống thấp và hạn chế tới tiếp xúc với không khí lạnh một cách tối đa. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy tận dụng khẩu trang để ngăn chặn không khí lạnh xâm nhập vào phổi.

Virus gây nôn mửa mùa đông (norovirus)

Norovirus được biết đến như một loại virus gây hiện tượng nôn mửa vào mùa đông. Virus này gây ra những vấn đề nhiễm khuẩn về đường ruột và do đó đảo lộn hoạt động của hệ tiêu hóa trong cơ thể bạn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), bệnh có thể xuất hiện bất cứ mùa nào trong năm nhưng đặc biệt hoạt động “ tích cực” hơn hẳn vào thời tiết lạnh mùa đông.

Thông thường virus này xuất hiện nhiều tại những khu vực công cộng như nhà nghỉ, trường học văn phòng. Những người già và trẻ nhỏ sở hữu nguy cơ nhiễm virus cao hơn người trưởng thành. Các nhà khoa học cũng cho biết, uống nước đều đặn sẽ giúp cho cơ thể tránh khỏi việc mất nước và giúp đối phó với chứng bệnh này hiệu quả hơn.

Sổ mũi

Hiện tượng khó chịu này cũng thường xuyên làm phiền nhiều người với việc luôn phải kè kè bịch khăn giấy bên mình. Cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả cho hiện tượng này và do vậy cách đối phó hữu hiệu nhất chính là phòng tránh chúng. Giữ cơ thể ấm, hạn chế những hoạt động ngoài trời lạnh là những gì bạn cần chú ý để giảm thiểu nguy cơ sổ mũi.

nhung-chung-benh-pho-bien-trong-mua-dong

Đau khớp

Một trong những chứng bệnh mà những người viêm khớp sợ hãi khi mùa đông tới chính là đau khớp. Tuy vậy, nguyên nhân tại sao những cơn đau khớp lại diễn ra vào mùa đông vẫn chưa được các nhà khoa học giải đáp. Thông thường, những biện pháp y khoa sẽ không giúp trong tình trạng này. Chỉ có những bài tập và vận động đều đặn thường xuyên mới có thể giảm bớt tình trạng khó chịu này.

Đau tim

Đau tim cũng là một trong những vấn đề phổ biến mọi người phải đối mặt vào thời tiết lạnh mùa đông. Lý giải cho hiện tượng này, Roxana Lagger, chuyên gia tim mạch tại Bệnh viện Y học nhiệt đới London (Anh) cho biết, nhiệt độ lạnh có thể gây áp lực lên tim, ép buộc cơ quan này bơm máu đi cơ thể nhanh hơn để duy trì thân nhiệt.

Hiện tượng này gây ra tình trạng huyết áp tăng cao, gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. “Trú ẩn” trong nhà, những nơi có nhiệt độ cao là biện pháp duy nhất để tránh khỏi tình trạng này. Một vài biện pháp giữ ấm có thể được áp dụng đó là sử dụng túi chườm hoặc chân nhiệt để duy trì nhiệt độ vào buổi đêm.

Theo Hồng Quân/Afamily.vn

Phương pháp tự nhiên giúp thông mũi tức thì

Khi hốc mũi bị tắc do viêm nhiễm, người bệnh phải thở bằng miệng, không khí hít vào sẽ không được lọc sạch, không được làm ấm và ẩm nên rất dễ gây viêm họng và viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi…

Hơn nữa, mũi không thông sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, nghỉ ngơi cũng như làm giảm hiệu suất làm việc. Những phương pháp tự nhiên sau đây sẽ giúp bạn đối phó với triệu chứng khó chịu này:

phuong-phap-tu-nhien-giup-thong-mui-tuc-thi

Tắc mùi khiễn bạn vô dùng khó chịu, nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. (Ảnh minh họa)

1. Luôn tạo độ ẩm cho mũi

Môi trường khô chính là nguyên nhân khiến cho chiếc mũi của bạn luôn bị nghẹt. Hơi ẩm có thể tạo ra điều kỳ diệu trong việc ngăn ngừa chứng khô mũi của bạn. Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí trong nhà bạn quá khô.

Nước, trà thảo dược, nước cất và trái cây tươi (đặc biệt cam quýt) là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn giữ độ ẩm cho mũi. Tránh xa rượu và không sử dụng caffein quá mức bởi có thể làm mất nước, viêm xoang.

2. Xông tinh dầu nguyên chất

Bạc hà, tràm và bạch đàn đều chứa tinh dầu mạnh giúp làm loãng chất nhầy trong mũi. Hãy xoa một vài giọt tinh dầu này lên trán, hai bên mũi và chuẩn bị rửa mũi.

Bạn cũng có thể dùng cách xông hơi cổ điển như sau: Thêm vài giọt tinh dầu vào một chiếc bát nước nóng lớn, đưa mặt của bạn vào gần và hít hơi nhẹ nhàng.

Để giữ hơi nước ấm nóng lâu, bạn nên lấy một chiếc khăn trùm cả lên đầu và bát nước xông. Bạn cũng không nên cho quá nhiều tinh dầu vì có thể gây dị ứng, dẫn tới ho.

3. Tắm nước nóng

Hãy hòa tan một hoặc hai cốc muối Epsom vào nước. Loại muối này hấp thụ được vào da của bạn và chứa magiê, một khoáng chất giúp thư giãn, giảm căng thẳng cơ bắp, đồng thời tiêu trừ chất nhầy.

Sau khi bồn tắm đã đầy nước, thêm 40 giọt của bất kỳ loại tinh dầu nào kể trên. Lấy tay hoặc chân khuấy đều và ngồi vào trong đó.

4. Gia vị

Bất cứ gia vị nào có vị hăng, cay cũng có thể khiến bạn dễ thở hơn nhiều. Nghẹt mũi làm mất vị giác, do đó bạn có thể ăn cay hơn bình thường.

5. Ăn súp thịt gà

Từ lâu, nhiều nước trên thế giới thường ăn súp gà để trị cảm cúm. Nhưng các nhà khoa học còn phát hiện chúng còn có tác dụng thông mũi cực kì hiệu quả.

Nếu bạn cho thêm ít tỏi và ớt cộng thêm ít nước chanh thì càng tăng thêm hương vị và chống bệnh hiệu nghiệm.

Theo Vi Vi/Suckhoegiadinh.com.vn

Táo bón có thể làm tăng nguy cơ suy thận

Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Tennessee mới được công bố trên tạp chí của Hội Thận học Mỹ nêu khả năng tình trạng táo bón có thể làm tăng nguy cơ suy thận và giả định một khi triệu chứng tiêu hóa này được cải thiện, thận có thể sẽ hoạt động tốt hơn.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 3,5 triệu người là cựu quân nhân Mỹ, có chức năng thận bình thường ngay từ đầu và theo thời gian 10 năm sau, một số người bị táo bón và suy thận. Phân tích cho thấy những người bị táo bón có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính cao hơn 13% và bị suy thận cao hơn 9% so với những người không bị táo bón. Tỉ lệ nguy cơ nói trên còn cao hơn nữa ở những người bị táo bón nặng.

tao-bon-co-the-lam-tang-nguy-co-suy-than

Nghiên cứu mới nêu mối liên quan giữa táo bón và suy thận. Ảnh: MNT

Nhóm tác giả kêu gọi cần có thêm nghiên cứu để xem xét liệu có phải táo bón góp phần gây suy thận hay không. Nếu quả thật có mối liên hệ nhân quả như vậy, nên tránh táo bón để phòng ngừa bệnh thận. Một trong những phương pháp đơn giản để tránh táo bón là ăn nhiều chất xơ, thực phẩm có chứa lợi khuẩn đường ruột, uống nhiều nước.

Một số yếu tố góp phần tăng nguy cơ suy thận từng được ghi nhận như cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch và cholesterol trong máu cao. Chế độ ăn đạm thấp nhưng nhiều muối cũng có thể làm tăng nguy cơ nêu trên.

Theo Trúc Lâm/nld.com.vn

Sai lầm thường gặp khi điều trị cảm cúm

Cảm cúm là bệnh phổ biến nhưng rất nhiều người điều trị sai cách.

Cảm cúm là bệnh nhiễm virus gây sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi… Ở một số trường hợp, cúm có triệu chứng buồn nôn, ói mửa nhưng ít khi có tiêu chảy.

sai-lam-thuong-gap-khi-dieu-tri-cam-cum

Cảm cúm là bệnh nhiễm virus gây sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi…

Coi cảm cúm là bệnh thường gặp sẽ tự khỏi

Trong một năm, hầu như ai cũng có mắc bệnh cảm cúm ít nhất 1 lần, chị Minh Huệ ở Hà Tĩnh cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, cứ mỗi thời tiết thay đổi là chị lập tức bị sổ mũi, giọng khàn, ngây ngấy sốt và nhức đầu từng cơn.

Cho rằng đó là bệnh thường gặp, năm nào cũng bị cả chục lần nên chị nghĩ rằng bệnh sẽ tự khỏi và không cần uống thuốc. Thế nhưng, cả tuần sau đó chị thấy bệnh không thuyên giảm, thậm chí khắp người đau ê ẩm, tay chân mỏi vô cùng, đứng không vững chị mới đi khám. Hậu quả là chị phải nằm viện điều trị suốt 1 tuần.

Bác Sĩ Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn cho biết, mỗi năm người trưởng thành đều bị cúm một vài lần, biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể…

Nếu không xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng đối với hệ thống tim mạch, viêm phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng… Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng. Vì vậy, khi bị cảm cúm nên kịp thời điều trị và đúng cách.

Đặc biệt là sau khi bị cảm cúm, nếu không chú ý nghỉ ngơi, mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào các bộ phận khác, gây nhiễm trùng cơ thể như viêm amidan mủ, viêm xoang có mủ, viêm phế quản do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân cũng có chuyển sang bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thận…

Uống nhiều thuốc kháng sinh

Bên cạnh những người quyết tâm không uống thuốc khi bị cảm cúm thì lại có những người có quan điểm rằng, sau khi bị cảm cúm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi.

Thế những trên thực tế, cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

Kậy nên, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng trong cơ thể.

Tự ý truyền nước

Nhiều người mới bị cảm cúm đã nghĩ ngay truyền nước để có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên việc tự ý truyền nước mà không theo khám, xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.

Nó sẽ có tác dụng trong một số trường hợp bệnh nhân bị sốt, mất nước… nhưng đều phải dưới sự theo dõi và quyết định của bác sĩ khám, điều trị khi đã xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì.

Nếu tự ý truyền nước một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim, tình trạng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) thì chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp…; người bệnh không thể ăn, uống được.

Còn trong trường hợp người bệnh bị cảm cúm, cơ thể mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống sẽ tốt hơn.

Theo Vân Anh/Phunutoday.vn