Chuyên mục lưu trữ: Bệnh Thần kinh

Hỏi về bệnh tăng tiết nước bọt

Em chào các bác sĩ !
Em bị bệnh tăng tiết nước bọt đã khoảng 10 năm. Em còn bị thêm bệnh viêm xoang từ năm em 7 tuổi.

Bệnh viêm xoang của em giờ đã đỡ rồi, chỉ khi nào trời lạnh thì có hay chảy nước mũi, rồi em cũng khạc nhổ nhưng ngày chỉ vài lần, không nhiều ạ.
Hồi bé em có tật nhổ nước bọt có thể vì thế mà giờ nó trở thành phản xạ có điều kiện.

Em cũng quen một số người bị như em , họ cũng bị viêm xoang và hồi bé cũng có tật nhổ nước bọt. Các xét nghiệm máu và nước tiểu của em cho kết quả bình thường. Nội soi dạ dày thì HP âm tính. Polyp túi mật 3mm.

Em đi hàn răng thì nha sĩ bảo nước bọt của em hơi đục, bình thường nước bọt ra nhiều thì ít bị sâu răng nhưng đằng này em bị sâu 6 chiếc, mặc dù em chăm đánh răng sáng và tối trước khi ngủ. Em còn súc miệng nước muối nữa.

Có một người cũng bị giống em , anh ấy bị 2 năm rồi đi khám thì bác sĩ bảo bị rối loạn thần kinh thực vật. Em cũng hỏi một số người bị giống em và tự nhìn lại bản thân em thì em thấy có thể vấn đề là do tật nhổ nước bọt hồi nhỏ nó tạo thành thói quen tiết nước bọt này. Tất nhiên giờ lớn rồi em và những người khác không nhổ nữa nhưng nó cứ tiết ra và phải nuốt vào.

Em đi khám đông y, bác sĩ bào nếu loại trừ các bệnh lý khác thì có thể do vấn đề thần kinh nên cần châm cứu kéo dài khoảng 7 ngày.

Em đã từng nghĩ đến các phương pháp mà một số bác sĩ có gợi ý như tiêm botox hay phẫu thuật tuyến nước bọt,nhưng em không biết nó có gây hậu quả gì không và chi phí nó có lớn không ?

Em đang rất hoang mang mong các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị giúp em với ạ. Nếu bác sĩ đăng bài của em thì hãy đăng luôn thông tin liên hệ của em với ạ ( Nếu bạn nào cùng hoàn cảnh với mình thì liên hệ với mình qua sđt 01688885643, hoặc gmail: [email protected], face: https://facebook.com/thuan0907)

Rối loạn trương lực cơ có chữa khỏi được không?

Em tôi đi khám ở BV ĐH Y dược, được bác sĩ chuẩn đoán rối loạn trương cơ lực hiện tại đã 12 năm. Bây giờ bệnh ngày nặng hơn, ngày bị co giật nhiều lần. Mong được BS cho hỏi bệnh này có chữa khỏi được không, chữa ở đâu và chi phí như thế nào? - [email protected]

roi-loan-truong-luc-co-co-chua-khoi-duoc-khong

Ảnh minh họa: internet

ThS.BS Trần Ngọc Tà

i, Phòng khám Thần kinh, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, tư vấn:

Loạn trương lực cơ là một thể bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn vận động của hệ thần kinh. Loạn trương lực cơ biển hiện bằng tình trạng co cơ dai dẳng hoặc lặp đi lặp lại tạo nên tư thế bất thường hoặc cử động bất thường. Loạn trương lực cơ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, tùy từng nguyên nhân mà có thể điều trị được hay không. Trong trường hợp không tìm ra nguyên nhân thì được xem là loạn trương lực cơ nguyên phát và khi đó chỉ điều trị triệu chứng loạn trương lực.

Có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng loạn trương lực nhưng dùng thuốc, tiêm Botulinum toxin, phẫu thuật… Bạn nên đưa em đến khám tại phòng khám thần kinh BV ĐHYD TPHCM, buổi khám BS Lê Minh (sáng thứ 2,4,6) hoặc BS Trần Ngọc Tài (sáng thứ 5) để xác định bệnh, nguyên nhân và tư vấn điều trị.

Theo Phunuonline.com.vn

Nguyên nhân gây động kinh

Có nhiều nguyên nhân gây động kinh, nhưng có thể xếp vào hai nhóm chính là bệnh lý thần kinh nguyên phát và nhóm các bệnh khác.

Các bệnh thần kinh nguyên phát

- Co giật lành tính do sốt ở trẻ em: Xảy ra ở 2-4% trẻ em từ 3 tháng đến 5 tuổi. Thường xảy ra trong ngày sốt đầu tiên và không có biểu hiện của nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não), không có biểu hiện tổn thương khu trú hệ thần kinh trung ương. Thời gian co giật không đến 15 phút. Trong tiền sử gia đình có thể có người bị co giật tương tự hoặc các chứng co giật lành tính khác.

- Động kinh vô căn: Chiếm 75% số bệnh nhân động kinh. Tuổi phát bệnh thường đến 25 năm. Trong số đó, 75% có cơn đầu tiên trước tuổi 18. Các bệnh nhân có thay đổi điện não, các bệnh nhân có liệt Todd sau cơn, có triệu chứng thần kinh kéo dài, trạng thái động kinh, hoặc có tiền sử gia đình thường dễ bị  cơn tái phát.

nguyen-nhan-gay-dong-kinh

Ảnh minh họa.

- Chấn thương sọ não: Là nguyên nhân gây động kinh thường gặp, đặc biệt khi xảy ra ở giai đoạn chu sinh, hoặc chấn thương gây lún sọ cũng như gây chảy máu não, chảy máu dưới nhện. Cơn động kinh thường xuất hiện trong vòng một tháng đến một năm sau chấn thương sọ não.

- Đột quỵ não: Khoảng 5 – 15% bệnh nhân đột quỵ có các cơn co giật. Tương tự như co giật trong chấn thương, những cơn co giật trong tuần đầu tiên sau đột quỵ không có ý nghĩa dự báo một bệnh lý động kinh mạn tính về sau. Các di dạng mạch máu não chưa vỡ cũng có thể gây động kinh do kích thích các tổ chức não xung quanh.

- Khối phát triển nội sọ: Như u não, áp xe não. 50% các u não gây động  kinh trên lâm sàng. Đặc điểm động kinh do u não là động kinh cục bộ và thường xảy ra muộn (sau tuổi 40). Các u não hay gây động kinh là u nguyên bào thần kinh đệm, u tế bào sao và u màng não. Đa số các u này khu trú ở bán cầu đại não.

- Viêm màng não, viêm não: Có thể do vi khuẩn (H. inf;uenza), virus (Herpes simplex), lao, nấm, ký sinh trùng (cysticercosis). Động kinh ở đây thường nằm trong bệnh cảnh lâm sàng của viêm màng não, viêm não.

Nhóm các bệnh khác

Có thể kể đến là giảm đường huyết đặc biệt khi đường huyết còn có 20 – 30mg%; hạ natri huyết nếu nồng độ còn dưới 120mE/L hoặc ở mức cao hơn nhưng giảm xuống nhanh cũng có thể gây co giật; hạ canxi huyết nếu trong khoảng 4,3 – 9,2mg% có thể gây co giật; tăng ure huyết cũng có thể gây co giật; bệnh thoái hoá gan – não, có thể là các cơn cục bộ hoặc toàn thể; cai thuốc, đặc biệt khi cai rượu, các thuốc an thần.

Loại cơn thường gặp là cơn co cứng co giật, các cơn này thường tự thuyên giảm; thiếu máu não toàn bộ do ngừng tim; bệnh não tăng huyết áp có thể gây cơn toàn thể co cứng, co giật hoặc cơn cục bộ; sản giật ở các sản phụ có tăng huyết áp, proteine niệu và có phù thường dễ bị sản giật trong giai đoạn chưa sinh…

GS Nguyễn Văn Chương

(Chủ nhiệm Bộ môn Nội thần kinh, Bệnh viện 103)

Theo Kienthuc.net.vn

Những dấu hiệu của bệnh hoang tưởng

Những người trẻ tuổi rất dễ mắc phải bệnh hoang tưởng đấy!

Tìm hiểu về bệnh hoang tưởng

Hoang tưởng (hay hoang tưởng ảo giác) là một dạng triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Cũng có thể nói, đây là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân loạn thần nặng (tâm thần phân liệt, loạn thần cấp, loạn thần do nghiện rượu…). Đó là một bệnh nội sinh nhưng rất dễ bị nhầm lẫn là do stress, môi trường sống, do gặp chấn thương…

Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường rơi vào lứa tuổi 15 – 25 là nhiều nhất. Nguyên nhân của bệnh là do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não.

nhung-dau-hieu-cua-benh-hoang-tuong

Triệu chứng của bệnh hoang tưởng

Bệnh hoang tưởng có rất nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Ở dạng nhẹ, bệnh có thể gây mất ngủ, khó ngủ, chán ăn, lười hoạt động, chỉ nằm một chỗ…

Khi nặng hơn, bệnh nhân sẽ có những rối loạn về hành vi như có ý nghĩ hoặc nói về các sự việc không có thật, hoang tưởng bản thân bị ma nhập, người chết nhập, luôn có cảm giác bị theo dõi, bị bắt, bị giết hại, hoang tưởng rằng mình là người tài giỏi, có phát minh, sáng chế… Có trường hợp lại bị rối loạn cảm xúc như có cảm xúc 2 chiều (vừa yêu vừa ghét), có cảm giác căm thù người thân… Những người mắc bệnh hoang tưởng thường rất hay đi lang thang, cười một mình, tự trò chuyện một mình…

nhung-dau-hieu-cua-benh-hoang-tuong

Chẩn đoán và điều trị

Bệnh hoang tưởng thường rất khó chẩn đoán bởi những biểu hiện của bệnh nhân khá phức tạp, tới bất ngờ và thường không theo một quy luật nào, có lúc bệnh phát rất nặng nhưng có lúc lại không có biểu hiện gì, chỉ như người bình thường. Việc chẩn đoán này chủ yếu dựa vào cách nói chuyện với bệnh nhân để họ tự bộc lộ ra.

Có nhiều loại thuốc tốt có thể điều trị căn bệnh này, tuy nhiên, tỷ lệ ca bệnh có thể điều trị khỏi hẳn thường rất ít (chỉ khoảng 5 – 7%). Số còn lại gần như mắc suốt đời và chỉ có thể giảm nhẹ bệnh. Cách để bệnh nhân ổn định bệnh hiệu quả nhất chính là làm cho họ nhận thức được bệnh mà mình đang mắc phải.

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh hoang tưởng cũng cần kết hợp với sự chăm sóc, nhắc nhở của người thân và những người xung quanh. Các vấn đề như ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, không uống rượu, bia, hút thuốc… cũng rất quan trọng. Một kế hoạch lành mạnh cho cuộc sống như ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu… sẽ là cách tốt nhất để đẩy lùi căn bệnh này!

Theo Kenh14.vn

3 chứng bệnh thần kinh nguy hiểm ở trẻ

Động kinh là một bệnh lý của não, do sự phóng lực đồng thời quá mức của một nhóm tế bào thần kinh, bé thường sẽ có những cơn co giật, co cứng, rối loạn cảm giác…

3-chung-benh-than-kinh-nguy-hiem-o-tre

Chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ ở bé có nhiều cấp độ, có thể nhẹ hoặc nặng. Dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ ở bé có thể khởi phát từ lúc bé vừa chào đời. Khi ấy, bé sơ sinh có những biểu hiện bất thường như:
- Bé không có nhu cầu bú.
- Bé ít hoặc hầu như không khóc.
- Bé ít quấy, ít cựa quậy.
- Bé chậm phản ứng khi có tiếng động.
- Bé chậm phát triển các kỹ năng vận động như lẫy, bò, ngồi, đứng…
Một số bé phát triển rất bình thường tới 3 tuổi. Sau đó, mới có những dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ.

Động kinh

Động kinh là một bệnh lý của não, do sự phóng lực đồng thời quá mức của một nhóm tế bào thần kinh.
Bé bị động kinh sẽ có những cơn co giật, co cứng, rối loạn cảm giác, rối loạn tâm thần… Bé có thể đột ngột bị ngã, ngất; không thở được, chân tay co cứng…
Bé xanh tái, răng nghiến chặt, mắt trợn ngược, sùi bọt mép. Sau đó, bé tỉnh lại nhưng mệt mỏi, không còn nhớ những gì xảy ra.
Những bé động kinh cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị bằng thuốc chống động kinh. Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi xem bé có những hành vi tâm lý bất thường như hay đòi hỏi, tăng động, giảm tập trung, bướng bỉnh… để kịp thời đưa bé đi khám.

U nguyên bào thần kinh

U nguyên bào thần kinh là một loại ung thư phát triển từ các tế bào thần kinh được tìm thấy trong một số khu vực của cơ thể. Bệnh thường phát sinh trong và xung quanh các tuyến thượng thận. Ngoài ra, u nguyên bào thần kinh còn phát triển trong các khu vực khác của bụng, cổ, ngực và xương chậu.
Bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi song vẫn có thể xảy ra ở các đối tượng khác. Tốt nhất, bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu dưới đây.
Thâm quầng vùng mắt. Việc thức đêm nhiều dễ khiến vùng da quanh mắt trở nên thâm đen. Nó sẽ sớm mất đi nếu bạn nghỉ ngơi hợp lý. Ngược lại, hiện tượng thâm quầng mắt do bệnh gây nên khó có thể mất đi trong thời gian ngắn.
Đau nhức khi vận động. Nhiều trường hợp bệnh nhân gặp hiện tượng đau nhức khi cố gắng di chuyển các bộ phận như tay chân. U nguyên bào thần kinh thường gặp ở trẻ nhỏ, vì vậy, các bậc phụ huynh cần cố gắng quan sát, theo dõi mới phát hiện ra triệu chứng này.
Xuất hiện khối u bất thường. Những khối u do u nguyên bào thần kinh có thể không gây đau đớn cho bệnh nhân. Dù vậy, bạn vẫn có thể dễ dàng phát hiện ra nhờ màu xanh nhạt đặc trưng ở vùng này.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng như sốt, mệt mỏi, dễ bị bầm tím… Để phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị, nên tiến hành khám sức khỏe càng sớm càng tốt.
Theo Phunutoday.vn
The post 3 chứng bệnh thần kinh nguy hiểm ở trẻ appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bệnh thần kinh ngoại biên

Hệ thống thần kinh ngoại biên gồm có các sợi dây thần kinh ngoại biên về vận động, cảm giác và thực vật. Bệnh thần kinh ngoại biên là rối loạn trong số các rối loạn thần kinh thường gặp nhất. Bệnh gây đau khiến bệnh nhân gặp phải những hạn chế trong cuộc sống. Điều trị bệnh này cần kết hợp chăm sóc nâng đỡ và dùng thuốc giảm đau dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng

Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào loại sợi thần kinh bị tổn thương. Hầu hết bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng rất nhiều đến các sợi cảm giác hơn là sợi vận động.
Rối loạn cảm giác: Có thể gồm mất cảm giác, cảm giác bất thường, hay đau. Thuật ngữ “tê” thường được bệnh nhân dùng để mô tả sự mất cảm giác, chết cảm giác, nặng hay yếu ở phần cơ thể bị bệnh. Các triệu chứng dị cảm gồm ngứa râm ran, đau nhói, cảm giác “tê như kim chích” hay nóng bỏng. Dị cảm thường không đau nhưng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân. Loạn cảm là cảm giác bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay gây ra do một kích thích và thường không đau.
benh-than-kinh-ngoai-bien
Hình ảnh của tế bào thần kinh.
Các thiếu sót vận động: Suy giảm vận động xảy ra với tổn thương dây thần kinh ngoại biên bao gồm sự yếu của các cơ được dây thần kinh chi phối. Tổn thương dây thần kinh nặng kéo dài nhiều tháng sẽ làm teo cơ. Việc không sử dụng cơ và teo cơ tỉ lệ với sự yếu cơ rõ rệt, điển hình trong các tổn thương hệ thống thần kinh trung ương gây yếu cơ do tổn thương nơ-ron vận động trên hay đường tháp. Hầu hết các bệnh dây thần kinh ngoại biên là các bệnh sợi trục “chết ngược dần lên” và các cơ ngọn chi bị ảnh hưởng trước tiên. Có thể khó khăn trong thực hiện các công việc vận động tinh tế. Sự yếu cơ vận động ngọn chi có thể làm “rơi” bàn chân thứ phát do cơ gập lưng bàn chân bị yếu. Các bệnh nhân có thể tiến triển dáng đi gọi là dáng đi chân rủ, đặc trưng do gập đầu gối và hông thái quá khi đi để ngăn không cho các ngón chân va vào mặt đất do gập lưng bàn chân bị yếu.
Hầu hết các bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng đến các sợi cảm giác sớm hơn và ở một mức độ lớn hơn các sợi vận động. Yếu vận động tiến triển mà không có suy giảm cảm giác thì hiếm gặp trong bệnh đa dây thần kinh.
Phản xạ gân xương: Mất các phản xạ gân xương điển hình xảy ra trước khi bắt đầu yếu cơ vận động. Mất các phản xạ gân xương thường giúp phân biệt các bệnh thần kinh ngoại biên và các tổn thương đường tháp trung ương, các rối loạn phức hợp thần kinh cơ và các bệnh cơ.
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật: Các triệu chứng của rối loạn thực vật gồm hạ huyết áp tư thế và ngất. Các bệnh nhân có rối loạn chức năng thần kinh thực vật có thể bị tụt huyết áp tư thế đứng, không có tăng hay tăng không thích đáng nhịp tim. Bệnh nhân mất dung nạp sức nóng do rối loạn tiết mồ hôi. Các đầu chi có thể lạnh. Hay gặp các rối loạn chức năng bàng quang, ruột; liệt cương dương ở nam giới…

Phòng ngừa và điều trị

Điều trị nguyên nhân có thể phòng ngừa sự tiến triển và đôi khi đảo ngược tình trạng bệnh dây thần kinh. Nguyên tắc điều trị chung gồm chăm sóc nâng đỡ và điều trị triệu chứng đau của bệnh dây thần kinh.
Điều trị đau do bệnh dây thần kinh bằng nội khoa thường khó khăn. Các loại giảm đau đơn giản gồm acetaminophen và các NSADI thường không hiệu quả. Điều trị thuốc gốc á phiện còn đang bàn cãi và chỉ có hiệu quả một phần, chỉ nên dùng nếu các phương pháp khác thất bại.
Điều trị đau với phương thuốc hỗ trợ gồm thuốc chống trầm cảm và chống co giật. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm giảm đau do rối loạn cảm giác, nóng bỏng và cải thiện được giấc ngủ. Các thuốc amitriptylin, nortriptylin hay desipramin thường được dùng với các liều khởi đầu nhỏ, sau đó tăng dần đến mức dung nạp. Tác dụng phụ gồm buồn ngủ thường ở liều giới hạn, nên thận trọng khi dùng cho bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân bị loạn nhịp tim. Hầu hết các thuốc chống trầm cảm mới (các thuốc ức chế sự giữ lại chọn lọc serotonin) không có hiệu quả, ngoại trừ có thể là venlafaxin. Các thuốc chống co giật được mô tả làm giảm đau tốt nhất là carmabazepin và gabapetin. Carbamazepin và phenyltoin có thể đặc biệt hữu ích trong đau buốt, nhói xảy ra từng cơn. Cabapentin có hiệu quả trong các rối loạn đau do bệnh dây thần kinh khác nhau. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra hiệu quả khi điều trị với lamotrigin và topiramate. Các liều lượng nghiên cứu cho tất cả các thuốc chống co giật thường thấp hơn hay trong giới hạn điều trị thuốc chống co giật. Các điều trị thuốc khác gồm mexiletin và các thuốc chống co cứng. Thuốc thoa với kem capsaicin đem lại đặc thù một cảm giác nóng lúc đầu tại vùng bị bệnh và sau khi dùng đều đặn có thể làm giảm đau.
Hạ huyết áp tư thế trong bệnh dây thần kinh với rối loạn hệ thống thần kinh thực vật (dysautonomia) có thể được cải thiện với các điều trị nội khoa và các phương pháp không dùng thuốc. Các loại tất thun dài, tốt nhất là cao đến thắt lưng có thể phòng ngừa được bệnh hạ huyết áp ở tư thế đứng. Điều trị nội khoa gồm fludrocortison cho tác dụng giữ nước và muối. Các bệnh nhân có nguy cơ cao huyết áp khi ngủ ở vị trí nằm ngửa có thể sử dụng midodrin nhưng không nên uống dưới 4 tiếng trước khi ngủ. Bệnh nhân nên nằm ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hơn là tư thế nằm thẳng ra để tránh đỉnh áp huyết vào ban đêm và giảm hao mòn muối, nước trong khi ngủ.
Điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên rất phức tạp, do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc mới mong đạt được hiệu quả.

TS. Nguyễn Ngọc Hà

Theo Suckhoedosiong.vn
The post Bệnh thần kinh ngoại biên appeared first on Tin Sức Khỏe.

bệnh mất ngủ: Thuốc chữa bệnh mất ngủ Melatonin

bệnh mất ngủ: Thuốc chữa bệnh mất ngủ Melatonin
Bệnh mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào hay duy trì giấc ngủ, giấc ngủ không hoàn toàn hoặc chất lượng kém. Đây là một triệu chứng chứ không phải là bệnh. Những nguyên nhân thường gặp nhất gây mất ngủ là thuốc,
các tình trạng tâm lý (ví dụ như trầm cảm, lo âu), thay đổi môi trường(như là đi du lịch, đi máy bay hay thay đổi độ cao),và stress. Mất ngủ cũng có thể gặp do những thói quen ngủ sai như hay ngủ ngày hoặc dùng caffeine quá nhiều trong ngày.
Bệnh mất ngủ có thể phân loại theo thời gian kéo dài. Mất ngủ thoáng qua thường là do thay đổi hoàn cảnh như khi đi du lịch hay gặp stress. Nó kéo dài ít hơn một tuần hay cho đến khi giải quyết xong vấn đề stress. Mất ngủ ngắn hạn kéo dài từ 1-3 tuần, và mất ngủ dài hạn(mất ngủ mạn tính) kéo dài hơn 3 tuần. Mất ngủ mạn tính thường là do trầm cảm hay nghiện thuốc. Mất ngủ thoáng qua có thể tiến triển thành mất ngủ ngắn hạn, và nếu không điều trị đúng thì mất ngủ ngắn hạn sẽ trở thành mất ngủ mạn tính.
Café và caffeine, thuốc lá, rượu, thuốc chống xung huyết (như pseudoephedrine), thuốc lợi tiểu được dùng khi ngủ (Lasix/furosemide, Dyazide/hydrochlorothiazide), thuốc chống trầm cảm (như Bupropion, Prozac), thuốc làm giảm ngon miệng ( Merida, Fastin), thuốc an thần amphetamine là những chất hay dược phẩm có thể góp phần vào mất ngủ. Bệnh mất ngủ cũng có thể là kết quả của việc ngưng thuốc ngủ benzodiazepines (như Valium, Librium, Ativan), cai rượu, thuốc kháng histamin, amphetamine, cocaine và ma tuý.
Những thuốc thông thường (không cần toa-OTC) có thể dùng nếu mất ngủ .
Người ta khuyên chỉ tự điều trị Mất ngủ bằng thuốc thông thường (OTC) khi đó là mất ngủ thoáng qua hay ngắn hạn. Những OTC hỗ trợ giấc ngủ chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và kết hợp với thay đổi thói quen ngủ. Sử dụng những thuốc này lâu ngày có thể gây nghiện, nghĩa là nếu không có nó thì không ngủ được. Đối với Bệnh Mất ngủ mạn tính thì nên đi bác sĩ.
Thuốc kháng histamine.
Hai thuốc kháng histamine gần đây trên thị trường được xem như là những OTC hỗ trợ giấc ngủ bao gồm diphenhydramine (như Sominex, Nytol) và doxylamine (Unisom). Diphenhydramine là thuốc duy nhất được FDA chứng nhận là an toàn và hiệu quả, trong khi độ an toàn và hiệu quả của doxylamine thì vẫn chưa được FDA chứng minh đầy đủ. Những tác dụng điều trị khác của diphenhydramine là trong dị ứng, say tàu xe và ho. Những nhà khoa học tin rằng hai thuốc này có tác dụng an thần qua cơ chế bất hoạt tác dụng của histamine trong não nhưng cơ chế chính xác thì chưa rõ.
Nếu mất ngủđi kèm với đau thì hiện tại có nhiều dược phẩm kết hợp giữa kháng histamine và giảm đau. Không nên dùng những loại thuốc này khi chỉ Bị Mất ngủ đơn thuần vì việc giảm đau là không cần thiết.
Thai kỳ và cho con bú : Tác động của diphenhydramine và doxylamine lên thai nhi vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Mặc dù khả năng gây hại lên thai nhi thấp nhưng có lẽ nên tránh dùng những thuốc này trong lúc mang thai. Cả hai thuốc trên có thể làm giảm khả năng tạo sữa. Thêm vào đó, chúng có khả năng được tiết vào sữa mẹ và tác động lên trẻ sơ sinh. Do đó, người mẹ trong thời kì cho con bú cũng nên tránh hai loại thuốc này. Trẻ em dưới 12 tuổi không được dùng doxylamine vì người ta vẫn chưa đánh giá được tác dụng của thuốc ở nhóm tuổi này.
Cả hai loại thuốc này có thể gây kích động nghịch thường do lo lắng và mất ngủ. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em và người già.
Giới thiệu Melatonin Thuốc chữa bệnh mất ngủ
Melatonin còn được gọi là N-acetyl-5-methoxytryptamine, là một hóc môn tồn tại tự nhiên ở hầu hết các động vật, bao gồm cả con người, và một số sinh vật sống khác , kể cả rong. Mức độ lưu thông tuỳ thuộc vào chu kỳ sống hàng ngày, và melatonin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp sống bình thường của một số chức năng sinh lý. Nhiều hệ quả sinh học của melatonin được tạo ra từ hoạt động của các melatonin co ứng, trong khi các hệ quả khác có vai trò kiểm soát và chống oxi hóa mạnh với chức năng chuyên biệt là bảo vệ nhân và mitochondrial DNA.
Melatonin (như Melatonex) là loại hormôn duy nhất dưới dạng OTC dùng khi mất ngủ. Melatonin là một hormôn được tạo ra ở tuyến tùng. Melatonin giúp điều hoà đồng hồ sinh học của cơ thể hay chu kì ngủ-thức. Melatonin được tăng tiết khi trời tối hay khi ánh sáng giảm. Cơ chế gây ngủ chính xác của melatonin vẫn chưa được biết. Melatonin cũng làm giảm sự tỉnh táo và thân nhiệt.
Melatonin được bán dưới dạng thành phần bổ sung vào khẩu phần ăn nên không được kiểm soát bởi FDA. Thuốc hay được dùng trên máy bay,lúc mất ngủ và khi rối loạn giấc ngủ do những lúc làm việc khuya. Một số bằng chứng chưa đầy đủ cho rằng melatonin có ích trong điều trị rối loạn giấc ngủ.
Liều lượng: Không có liều hay thời gian sử dụng cố định. Có thể tham khảo liều từ 5-10mg. Người sử dụng nên theo phần hướng dẫn sử dụng về liều lượng và cách dùng đi kèm.
Melatonin là một thuốc được sử dụng rộng rãi Chữa bệnh Mất ngủ (bán không cần đơn) ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Bản chất melatonin là một nội tiết tố tự nhiên do cơ thể tiết ra. Melatonin thường được tiết nhiều vào ban đêm. Các nghiên cứu cho thấy sự chế tiết melatonin trong cơ thể giảm dần theo tuổi. Melatonin được sử dụng phổ biến nhất trong việc điều hòa giấc ngủ và giúp chống tác hại của các gốc oxy hóa (anti-oxidant).
Viện nghiên cứu Sinh học và Y học của Mỹ đã ghi nhận một số tác dụng sau đây của melatonin:
Công dụng
Giúp điều hòa giấc ngủ và trị chứng bệnh mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: suy nhược thần knh, đau đớn ,do stress …
Giúp điều hòa nhịp sinh học cho những người đi xa, thay đổi giờ giấc sinh hoạt nhiều do khác múi giờ
Anti-oxidant: Giúp ngăn cản các tác động của các gốc oxy hóa tự do lên cơ thể .Có thể điều hòa và giúp tăng tiết growth hormone .Có thể giúp ngăn ngừa các loại ung thư vú, phổi, não và tuyến tiền liệt .Dùng thay thế Diazepam (thuốc an thần) khi nghiên thuốc này .hoặc dùng xen kẽ để dự phòng nghiện Diazepam
-Cải thiện giấc ngủ(cả thời gian và chất lượng) cho người lớn tuổi.Tạo giấc ngủ tự nhiên
Thành phần chính: Melatonin,vitaminB6,cellulose,wheat
Hướng dẫn sử dụng:Ngày 01 lần ,mỗi lần 1-2 viên.Nên uống trước khi đi ngủ 30 phút .Người lớn ngậm dưới lưõi 01 viên trước khi đi ngủ 20 phút .Giới hạn sử dụng trong 2 tháng (nghỉ 1 tuần) .Không chỉ định cho trẻ em và người dưới 20 tuổi ,phụ nữ có thai và cho con bú
Sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ . Đã được FDA của mỹ chứng nhận
Tài liêu tham khảo thêm : http://www.tin247.com/khac_phuc_tinh_trang_thieu_hoc_mon_“bong_dem”-10-110389.html
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/
Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :
Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai - HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc
CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Bệnh Suy Nhược Thần kinh và Thuốc điều trị

Bệnh Suy Nhược Thần kinh và Thuốc điều trị
Suy Nhược Thần kinh (SNTK) là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra quá tải và suy nhược làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghĩ ngơi của cơ thể.
Là trạng thái rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương do mất thăng bằng tạm thời trung tâm hoạt động cao cấp bởi các tác nhân tinh thần gây ra. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Triệu chứng bệnh thường thay đổi, những triệu chứng chính thường là mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém trí nhớ, lo buồn.
- Các triệu chứng khác thường do rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật, như đánh trống ngực, thở nông, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, chóng mặt, ù tai… Nếu bệnh nhân có những triệu chứng kể trên, dù không phát hiện được một biểu hiện bệnh lý thực thể nào khi khám bệnh, vẫn có thể chẩn đoán được là Suy NhượcThần kinh
Biểu hiện lâm sàng Suy Nhược Thần kinhchủ yếu là các triệu chứng chủ quan của người bệnh xuất hiện sau những chấn thương tâm lý và một số bệnh nội khoa. Các dấu hiệu sớm thường là nhanh mệt mỏi, khó tập trung vào công việc, ăn kém ngon, ngủ không sâu giấc.
Đến giai đoạn điển hình Suy Nhược Thần kinh có các triệu chứng sau:- Bệnh nhân thường kêu ca phàn nàn, mệt mỏi, dai dẳng tăng lên sau một cố gắng trí óc hoặc một cố gắng tối thiểu về thể lực. Tự nhiên đau mỏi cơ bắp, khả năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả thấp.
- Bệnh nhân kém kiên nhẫn, không chịu nổi khi phải chờ đợi, dễ kích thích, nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Khi có ý định làm việc gì bệnh nhân muốn nôn nóng làm ngay nhưng khó làm, lại mau chán, mệt mỏi hay bỏ cuộc.
- Mất ngủ: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không say, hay có mộng, dễ đánh thức và khó ngủ lại, đôi khi mất ngủ trắng đêm, nếu mất ngủ kéo dài thấy quầng mắt bị thâm, sáng dậy bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngáp vặt.
- Giảm trí nhớ: bệnh nhân giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa nhưng đặc biệt là trí nhớ gần, học hành sút kém và khó tiếp thu cái mới.
- Bệnh nhân dễ xúc động, mủi lòng, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc giảm.
- Đau đầu: bệnh nhân đau âm ỉ lan tỏa toàn bộ đầu, có cảm giác như đội mũ, thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm theo chóng mặt, choáng váng.
- Rối loạn Thần kinh thực vật như hay hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, khó thở, toát mồ hôi, có từng cơn nóng bừng hay lạnh toát, run chân tay, run mi mắt, giảm hoạt động tình dục, di mộng tinh ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Các triệu chứng trên kéo dài có tính dai dẳng, hay tái phát, nghỉ ngơi thư giãn hồi phục ít hay không hồi phục.
Khi thấy các triệu chứng trên bệnh nhân cần đến phòng khám chuyên khoa để được tư vấn, xét nghiệm tìm và chữa các bệnh lý nội ngoại khoa gây hội chứng Suy Nhược Thần kinh. Nếu bệnh do căn nguyên tâm lý gây nên thì phải có biện pháp giải quyết và loại trừ căn nguyên tâm lý, tuỳ kinh nghiệm của bác sĩ và điều kiện của bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp phù hợp.
Thuốc điều trị Bệnh Suy Nhược Thần kinh.Các thuốc tác động lên cơ chế sinh bệnh như các thuốc có tác dụng lên quá trình hưng phấn hệ thần kinh: sulbutiamine (arcalion) hoặc asthenal uống sau ăn sáng. Nếu uống vào buổi trưa hoặc tối có thể gây mất ngủ, nếu uống vào lúc đói có thể gây cồn cào, khó chịu vùng thượng vị.
. Các thuốc hay được các bác sĩ khuyên dùng là:
- Tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não: piracetam, ginkgo biloba...
- Các vitamin: đừng quan niệm vitamin là các thuốc bổ mà sử dụng tùy tiện. Đây là nhóm thuốc cung cấp các yếu tố vi lượng, có tác dụng tới quá trình chuyển hoá của cơ thể đồng thời nó cũng có tác dụng phụ không tốt nếu ta dùng quá liều và không đúng chỉ định.
- Các thuốc y học cổ truyền: tâm sen, lá vông, lạc tiên, củ bình vôi (rotunda),...
- Thuốc an thần, trấn tĩnh: nên dùng các thuốc có tác dụng an thần nhẹ, trấn tĩnh. Tuy nhiên nhóm thuốc này thường gây quen thuốc nên sử dụng cần thận trọng.
- Thuốc giảm đau: hay dùng là các dẫn chất của paracetamol: các thuốc này có đặc điểm là tác dụng nhanh nhưng bất lợi là độc với gan nếu dùng liều cao và thường xuyên. Khi sử dụng nên dùng xa bữa ăn, uống với nhiều nước.
Bộ 02 sản phẩm điều trị hiệu quả nhất cho Bệnh Suy Nhược Thần kinh gồm :
-Golden Valley SOD:
Được bào chế từ công nghệ phân hủy emzyme hiện đại được coi là quý nhất trong điều trị một số bệnh:
- giúp ức chế khối u, bảo vệ tế bào gan, tăng cường hoạt động não bộ trong những di chứng Tai biến mạch máu não, tăng trí nhớ và sự minh mẫn, điều hòa hoạt động thức ngủ, chống stress, tăng cường hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào, cải thiện tuần hoàn, chống lão hóa
Những tác dụng của Golden Valley SOD tea thể hiện rất rõ ở những người suy nhược, rối loạn chức năng cơ thể, người cao tuổi. Vì không chỉ ổn định huyết áp,Golden Valley SOD còn làm giảm mỡ máu, điều hòa đường huyết, gia tăng thể lực và trí lực, cải thiện tình trạng mất ngủ, một số rối loạn thần kinh, rối loạn sắc tố da, rụng tóc ở người cao tuổi.
-Ginkovita :
Tác dụng của Ginkovita :
1. Bồi bổ sức khỏe toàn diện, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, điều hòa quá trình trao đổi chất, giải độc tố
2. Tăng cường chức năng gan, thận, tiền liệt tuyến.
3-Suy tuần hoàn não .Rối Loạn Tuần Hoàn Não và các biểu hiện chức năng chóng mặt ,nhức đầu ,giảm trí nhớ ,giảm khả năng nhận thức .rối loạn vận động ,rối loạn cảm xúc
4-Di chứng Tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não
5-Rối loạn thần kinh cảm giác,tuần hoàn ở mắt ,tai ,mũi ,họng
6-Hỗ trợ giúp tăng vững bền thành mạch ngoại vi ,Cải thiện hội chứng Raynaud tê lạnh và tím tái đầu chi ,bệnh động mạch chi dưới, điều hoà huyết áp
7-Phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer
8-Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Điều trị tăng cường :bô xung thêm Neurozan plus có tác dụng bổ não ,dưỡng não
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và đã qua kiểm duyệt của bộ y tế .
Nhà phân phối Dược Phẩm Phú Hải : DT 0945.388.697
Phụ trách Tư vấn sản phẩm TsThienquang: ĐT :0972690610
Website chuyên nghành về Bệnh học >>>: http://thaythuocgioi.vn/
Website chuyên Thuốc và biệt dược >>>: http://thuocchuabenh.com.vn/
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản phẩm : BV đa khoa TP Bắc Giang
Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :Chi nhánh số 1 :Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ bác sỹ Bạch Tuấn Long – Phố Bạch mai - HBT – HN
SP có bán tại các Bệnh viên và các nhà thuốc trên toàn quốc
CHUYỂN HÀNG TẬN TAY KHÁCH HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC

Những người dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành thường chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều. Rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng lao động trí óc.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý và rất hay tái phát,ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình ngoại biên: Biểu hiện của bệnh như chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.

Bên cạnh đó rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…

Rối loạn tiền đình trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch…

nhung-nguoi-de-mac-benh-roi-loan-tien-dinh

Nguyên nhân

- Người già do một số cơ quan bị suy giảm nên thường có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn ở những người trẻ.

- Người béo hay người gầy quá đều có thể gây rối loạn tiền đình.

- Thiếu máu với phụ nữ có thể do sau khi sinh, còn đối với nam giới có thể do trấn thương gây mất máu nhiều. Hoặc cũng có thể do mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu mất máu quá nhiều.

- Quan hệ tình dục không đều đặn.

- Thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng.

- Áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính.

- Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

- Uống rượu quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

- Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất, hoặc nhiễm độc do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

Khi bị rối loạn tiền đình sẽ biểu hiện chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế, khi đó người bệnh phải giữ nguyên không dám cựa quậy. Ngoài ra, bệnh nhân bình thường hoặc có biểu hiện mất thăng bằng.

Những người dễ mắc bệnh tiền đình

Theo nhận định của GS.TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh, BV Bạch Mai , giới văn phòng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình rất cao do làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động và thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, phòng lạnh kín nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến rối loạn điều hòa máu lên não…

Do đó để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu một chỗ trong phòng. Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày. Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50-100 lần.

Người bệnh cũng không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu,tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt…..

Chóng mặt ít khi là triệu chứng của một bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng sau như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác… thì nên đi khám ngay.

Bệnh nhân cần thiết phải đi khám, vì ngoài rối loạn tiền đình, các triệu chứng và dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.

Theo VnMedia.vn

Bé ăn nhiều có phải mắc bệnh thần kinh?

Trước đây, con gái tôi vẫn ăn uống bình thường nhưng hai tháng nay, cháu ăn nhiều hơn, tâm lý có vẻ bất ổn. Xin hỏi đây là bệnh gì?

Con gái tôi 18 tuổi, trước đây vẫn sinh hoạt và ăn uống bình thường. Hai tháng nay, bỗng nhiên cháu ăn rất nhiều, tâm lý có vẻ bất ổn, lúc nào cũng như đang chán nản, lo sợ về một vấn đề gì đó. Một người quen là bác sĩ cho biết có thể là cháu đã bị bệnh ăn nhiều do nguyên nhân thần kinh. Đây là bệnh gì, cách điều trị ra sao?

be-an-nhieu-co-phai-mac-benh-than-kinh

Chào bạn,

Đầu tiên, cần phân biệt ăn nhiều thông thường với bệnh ăn nhiều có tính xung năng - một nhu cầu ăn không thể kiểm soát nổi. Người bệnh ăn bất cứ thứ gì, hoặc thiên về một vài loại thức ăn nào đó, nhiều khi đang đêm cũng dậy ăn. Nếu như những người thích ăn ngon thường có tính khí vui vẻ thì người bị bệnh ăn nhiều lại ủ ê, luôn cảm thấy khó chịu trong người.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có tới 1% dân số mắc chứng ăn nhiều ít nhất một lần trong đời và 7% phụ nữ trẻ (nhất là tuổi vị thành niên) có triệu chứng này. Những cơn ăn nhiều báo hiệu một điều gì đó không bình thường và liên quan chặt chẽ đến bối cảnh khủng hoảng toàn diện của lứa tuổi này. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra những tiêu chuẩn để chẩn đoán chứng ăn nhiều như sau:

- Luôn bận tâm đến chuyện ăn và thèm ăn không thể cưỡng lại nổi.

- Có những thời kỳ ăn rất nhiều và rất nhanh.

- Vận động quá mức, móc miệng ra để nôn sau khi ăn, nhịn đói hay dùng thuốc nhuận tràng, lợi tiểu để đối phó với sự đam mê ăn uống.

- Sợ béo phì, nỗi sợ này cũng có ở chứng chán ăn do nguyên nhân thần kinh. Ở mức độ nào đó, hai chứng ăn nhiều và chán ăn có sự trùng lặp về triệu chứng.

Bệnh có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng thường kéo dài vài tháng hay vài năm nếu không được điều trị. Hiếm khi các triệu chứng kéo dài suốt đời. Tình trạng ăn nhiều và nôn có thể gây ra những tổn thương cho răng (do chất toan của dạ dày) và tim (do cơ thể mất muối).

Nguyên nhân: Hiện vẫn chưa được biết rõ; nhưng yếu tố môi trường, xã hội có vai trò rất quan trọng. Hầu hết bệnh nhân ăn nhiều do nguyên nhân thần kinh vẫn duy trì được cân nặng bình thường và họ thường là những người thiếu lòng tự tin. Theo học thuyết phân tâm, có thể khi còn nhỏ, họ đã trải qua những thời kỳ ăn nhiều và điều này để lại dấu ấn trong tiềm thức.

Điều trị: Không có giải pháp đơn giản để chữa trị bệnh ăn nhiều. Rối loạn hành vi ăn uống thể hiện sự rối nhiễu về tiến trình trưởng thành tâm lý, cần được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Liệu pháp này chỉ dành cho bệnh nhân ăn nhiều đích thực vì hành vi này đã hình thành ngay từ những năm đầu của cuộc đời (nhưng thường bị bỏ qua hay xem thường).

Liệu pháp tâm lý nhấn mạnh đến tác động tình cảm của những người xung quanh, nhất là gia đình. Cần kết hợp chữa trị cả những vấn đề kèm theo như thiếu tự tin hoặc trầm cảm. Các thuốc chống trầm cảm cũng có hiệu quả.

Những triệu chứng bạn miêu tả trong thư cho thấy, có nhiều khả năng con bạn bị mắc bệnh ăn nhiều do nguyên nhân thần kinh. Bạn cần cho cháu đến khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời và chính xác.

BS. Đào Xuân Dũng

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)