Chuyên mục lưu trữ: Bệnh Gan

Cách chữa các bệnh liên quan đến viêm gan

Dấu hiệu cảnh báo gan có nguy cơ bị nhiễm độc

Chỉ nặng khoảng hơn 1 kg nhưng gan được ví như tổ hợp các nhà máy chuyển hóa phức tạp của cơ thể. Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì mang chức năng đặc biệt này nên gan cũng dễ bị nhiễm độc.

Dưới đây là một số triệu chứng của tổn thương gan mà bạn không nên “ngó lơ”

dau-hieu-canh-bao-gan-co-nguy-co-bi-nhiem-doc

Ảnh: flickr.com

Khi gan phải làm việc quá tải do tiếp xúc với nhiều chất độc (bia, rượu, hóa chất…) trong thời gian dài, hệ thống khử độc của tế bào gan bị tổn thương thì lúc đó gan có nguy cơ bị nhiễm độc rất cao.

Làn da đổi màu vàng tái, nhợt nhạt: là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất cho thấy gan đang gặp “sự cố”. Bởi lẽ, khi gan không có khả năng thải các độc tố ra ngoài cơ thể, độc tố sẽ bám lại và tích tụ dưới da, làm cho da có màu sắc bất thường.

Phân và nước tiểu có màu bất thường: cũng là dấu hiệu rất rõ ràng khi gan gặp vấn đề. Màu nước tiểu có thể trở nên tối, sậm hơn bình thường, còn trong phân có thể xuất hiện các đốm máu…Nếu bạn đảm bảo uống nhiều nước mỗi ngày mà chất bài tiết vẫn có sự bất thường thì gan đang gặp vấn đề.

Hơi thở “có mùi”: đây là một trong những dấu hiệu của tổn thương gan. Ở những người bị suy giảm chức năng gan, khả năng giải độc của gan kém khiến một số độc tố, chất cặn bã được bài tiết qua phổi và hơi thở có mùi hôi khó chịu.

dau-hieu-canh-bao-gan-co-nguy-co-bi-nhiem-doc

Ảnh: flickr.com

Đắng miệng: hay nói rõ hơn là trong miệng có vị đắng thường gặp trong các chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa dịch mật. Người có cảm giác đắng trong miệng thường kèm theo chứng đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy, dễ cáu giận, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ vàng…

Nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa: Theo Đông y, mụn nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh là do gan yếu, khả năng giải độc của gan kém khiến các độc tố bị tích tụ trong cơ thể. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ phát tán qua da và gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa… đặc biệt là mụn nhọt.

dau-hieu-canh-bao-gan-co-nguy-co-bi-nhiem-doc

Ảnh: flickr.com

Táo bón, mệt mỏi, chán ăn: Gan là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu, dễ bị táo bón. Do đó, khi mắc bệnh về gan, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm tải công việc cho gan và tăng cường chức năng gan.

Những dấu hiệu trên dù không gây nguy hiểm nhưng đó là tín hiệu cho thấy gan của bạn đang có nguy cơ bị nhiễm độc. Nếu không có biện pháp giải độc gan kịp thời, gan có nguy cơ bị tổn thương và dễ mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan… Do đó, bạn cần chú ý điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và sinh hoạt.

BÍ QUYẾT BẢO VỆ GAN

-Hạn chế uống rượu bia, đặc biệt, không nên uống rượu bia khi đang dùng thuốc trị bệnh. Thay vào đó, bạn có thể uống các loại nước ép trái cây, sinh tố để cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe.

-Hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong không khí như khói bụi, mùi xăng, sơn, dung dịch tẩy rửa, sơn móng tay, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, phân bón…

-Nên thường xuyên hấp thu các dưỡng chất sau: lycopene (dưa hấu, cà chua, cam, đu đủ, ổi), vitamin A (cà rốt, khoai lang, sữa, phô mai, lòng đỏ trứng và gan), vitamin E (các loại hạt, bông cải xanh, dưa leo, xoài…), vitamin C (các loại quả họ cam, chanh…), vitamin K (có trong các loại rau có màu xanh đậm), chất arginine giúp gan giải độc amoniac dễ dàng hơn (được tìm thấy trong các loại đậu, bột yến mạch, quả óc chó…), chất selenium (có trong gạo nâu, mật đường, hải sản, tỏi và hành tây), chất methionine (có trong các loại đậu, trứng, cá, tỏi, hành và thịt), axít béo thiết yếu (hải sản, dầu cá, cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá đối, mực, cá trích, cá tuyết, quả bơ, các loại hạt khô, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt, cà tím), chất beta-carotene (cà rốt, ớt chuông, khoai lang, xoài, bí ngô và quả mơ).

Theo Phunuonline.com.vn

Những hiểm hoạ khó lường từ gan nhiễm mỡ

Những người bị gan nhiễm mỡ đa phần đều không có triệu chứng, bởi vì tình trạng lắng đọng mỡ xảy ra từ từ nên các biểu hiện của nó cũng khó nhận thấy, chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể lớn, bao gan căng ra và khi đó bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức. Nhưng đến lúc đó thì việc điều trị đã trở nên phức tạp, tốn kém rất nhiều…

Gan nhiễm mỡ – tiền đề của ung thư gan và đột quỵ

Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ là do tình trạng béo phì, thừa cân, lười vận động. Đặc biệt, người hay uống rượu bia, ăn thức ăn kém vệ sinh ngoài đường phố, thực phẩm chứa nhiều hóa chất gây hại… sẽ rất dễ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ do gan luôn phải hoạt động quá tải, dẫn đến nhiễm độc. Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh đái tháo đường hoặc suy dinh dưỡng do thiếu protein cũng có thể bị gan nhiễm mỡ.

Cũng như các loại bệnh gan khác, người bị bệnh gan nhiễm mỡ lúc bắt đầu thường không có triệu chứng đặc thù ngoài những biểu hiện như vàng da, mệt mỏi, ăn không tiêu, có cảm giác đầy trướng và khó chịu ở vùng thượng vị. Khi bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển thành bệnh xơ gan, những triệu chứng rối loạn gan có thể phát triển, khiến người bệnh bị trướng bụng và phù do sụt giảm lượng protein sản xuất từ gan, xuất hiện nhiều vùng thâm tím trên cơ thể, có biểu hiện rối loạn tâm thần.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện St.Michael và Trung tâm Khoa học sức khỏe London (Anh), đối với những người bị gan nhiễm mỡ, nguy cơ bị đột quỵ có thể cao hơn gấp 3 lần so với những người có gan khỏe mạnh. Ngoài ra, gan nhiễm mỡ cũng là tiền đề dẫn đến ung thư gan nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.

Những hiểm hoạ khó lường từ gan nhiễm mỡ

Biện pháp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ

Theo giới chuyên môn, bệnh gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng việc thực hiện một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ dinh dưỡng cân đối, tầm soát trọng lượng cơ thể, tránh uống rượu bia quá độ và rèn luyện thể chất thường xuyên. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và gây hại cho gan, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo màu và chất làm ngọt nhân tạo có thể chứa các hóa chất làm tổn thương gan, vì vậy bạn cần cẩn thận khi chọn mua thực phẩm hàng ngày. Đồng thời nên bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như chất lycopene trong cà chua, ổi, chất protease từ nhựa quả đu đủ, chất peroxidate từ củ cải và mướp đắng, chất Beta-caroten trong bột gấc, bột quả lekima, ớt chuông, quả mơ, chất alicin trong bột tỏi, chất arginine giúp gan giải độc amoniac dễ dàng trong các loại đậu, bột yến mạch, quả óc chó… giúp làm sạch gan, kích thích ăn ngon miệng, tăng cường thải độc và phục hồi chức năng gan.

Theo Giadinh.net.vn

Ung thư gan và những điều cần biết

Nếu bạn chú ý những triệu chứng bất thường để phòng và trị bệnh sớm thì có thể giảm thiểu được tác hại do bệnh ung thư gan gây ra.

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Gan được chia thành thùy và hoạt động như một bộ lọc, làm sạch máu và thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Gan cũng hỗ trợ hoạt động của mật, giúp tiêu hóa chất béo, tăng khả năng hấp thụ protein của cơ thể, dự trữ glycogen (đường) và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bệnh ung thư gan ngày càng trở nên phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao. Ung thư gan có thể được phân loại theo hai cách: sơ cấp (ung thư bắt đầu trong mô gan) hoặc thứ cấp (ung thư lây lan đến gan sau khi bắt đầu ở một số vị trí khác).

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư gan

- Các bệnh gan khác, bao gồm cả viêm gan B hoặc C (bệnh do virus tấn công gan) hoặc xơ gan (một căn bệnh gây ra sẹo ở gan)

- Tiền sử gia đình có người bị bệnh viêm gan hoặc ung thư gan

- Béo phì

- Giới tính (nam giới có nhiều khả năng bị ung thư gan hơn phụ nữ)

Ung thư gan và những điều cần biết

Các triệu chứng của ung thư gan

Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể không có triệu chứng nào. Khi gan bị sưng lên bạn có thể thấy những dấu hiệu sau đây, tuy nhiên, ung  thư gan chỉ là một trong số những lý do khiến gan có thể sưng lên.

Đau bụng là triệu chứng đầu tiên và sớm nhất của bệnh ung thư gan. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra những triệu chứng khác như:

- Đau gần vai phải hoặc ở phía bên phải của bụng

- Vàng da (một căn bệnh gây ra da sang màu vàng)

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

- Mệt mỏi

- Buồn nôn

- Mất cảm giác ngon miệng

- Nước tiểu sẫm màu

- Đầy hơi

Bác sĩ có thể nghi ngờ ung thư gan nếu thấy xuất hiện cục u hoặc các triệu chứng khác khi kiểm tra thể chất. Nếu thấy nghi ngờ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm khác như:

- Xét nghiệm máu để kiểm tra huyết thanh và men gan.

- Siêu âm (siêu âm) để thấy hình ảnh của cấu trúc mô mềm bên trong của cơ thể.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), một loại đặc biệt của X-quang có hình ảnh chi tiết của các cơ quan trong cơ thể.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) để thấy hình ảnh rất rõ ràng về cơ thể con người.

- Chụp mạch để hiển thị mô gan và các khối u.

- Phẫu thuật nội soi, trong đó sử dụng một ống mỏng với ánh sáng (nội soi) để quan sát gan và các cơ quan khác trong ổ bụng.

- Sinh thiết lấy các mô để nghiên cứu dưới kính hiển vi. Sinh thiết là cách đáng tin cậy nhất để xác định ung thư.

Các giai đoạn của ung thư gan

Một trong những mối quan tâm lớn nhất về bệnh ung thư là liệu ung thư đã lan (di căn) ngoài vị trí ban đầu hay chưa. Việc chẩn đoán ung thư gan được chia thành các giai đoạn đánh số từ I đến IV theo mức độ lan rộng của bệnh. Ung thư cũng được phân loại theo cách chúng có thể được điều trị, nghĩa là, cho dù nó có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.

Ung thư gan và những điều cần biết2

Giai đoạn ung thư gan bao gồm:

Giai đoạn I: Một khối u được tìm thấy trong gan.

Giai đoạn II: Một khối u được tìm thấy, nhưng nó đã lan rộng đến các mạch máu, hoặc có nhiều một khối u, các khối u đều nhỏ hơn 5 cm.

Giai đoạn III: Trong giai đoạn III ung thư gan, có nhiều hơn một khối u lớn hơn 5 cm, hoặc ung thư đã di chuyển ra ngoài gan để mạch máu, cơ quan khác, hoặc đến các hạch bạch huyết.

Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến các địa điểm khác trong cơ thể, chẳng hạn như phổi hay xương, cũng như các mạch máu hoặc các hạch bạch huyết.

Ung thư gan cũng có thể được phân loại là tái phát. Ung thư gan tái phát có thể trở lại trong gan hoặc bất cứ nơi nào khác trong cơ thể.

Phương pháp điều trị ung thư gan

Ung thư gan có thể được điều trị bằng cách sử dụng một hoặc nhiều trong ba phương pháp: Phẫu thuật, Hóa trị liệu và phóng xạ.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều trị và tiên lượng bệnh (cơ hội phục hồi) cho một người bị ung thư gan bao gồm: Sức khỏe của người bệnh, khả năng hoạt động của gan, các giai đoạn của ung thư…

Phòng ngừa ung thư gan

Ngừng hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi và ung thư gan. Ngoài ra, bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và giảm sử dụng các đồ uống có cồn để giảm nguy cơ gây gây xơ gan mãn tính. Nếu bị xơ gan mãn tính nên đi kiểm tra đều đặn để biết được tình trạng bệnh để có hướng điều trị thích hợp nhất.

Theo TTVN.vn

Những thói quen xấu gây tổn hại gan

Tức giận là một trong bảy loại tâm trạng “vui vẻ, tức giận, lo lắng, ưu tư, đau buồn, kinh ngạc, sợ hãi”, đây là tâm trạng có mức độ mạnh nhất, và dễ làm tổn thương gan.

Có rất nhiều cách để phá hủy lá gan của bạn, và thói quen xấu chính là một trong những thủ phạm có thể giết chết lá gan nhanh chóng. Một trong số những thủ phạm gây hại cho lá gan là những thói quen mà bạn thường không để ý tới.

Ngồi lâu không vận động

Trong đông y có một cách nói như sau: “Nhìn lâu hại gan”, “ngồi lâu hại xương”. Xương khớp, gân thịt, dây chằng thuộc về hệ thống gan, là cơ sở kết cấu , con đường quan trọng để gan dựa vào đó để hoạt động. Ngồi lâu không vận động sẽ làm cho hệ thống hoạt động của gan bị tắc nghẽn.

nhung-thoi-quen-xau-gay-ton-hai-gan

Tức giận

Phải học cách nói năng nhỏ nhẹ, cách giải tỏa, tâm trạng luôn duy trì  vui vẻ. Đông y cho rằng, tức giận là một trong bảy loại tâm trạng “vui vẻ, tức giận, lo lắng, ưu tư, đau buồn, kinh ngạc, sợ hãi”, đây là tâm trạng có mức độ mạnh nhất, và dễ làm tổn thương gan.

Giấc ngủ không đủ

Nếu như giấc ngủ không đầy đủ, lúc nghỉ ngơi lại không nghỉ thì sẽ dẫn đến máu lưu thông đến gan không đủ, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và độ ẩm của tế bào gan, khiến sức đề kháng kém đi.

Đối với người bị nhiễm virus viêm gan B tế bào gan vốn đã chịu tổn thương sẽ khó có thể hồi phục và thậm chí có khả năng còn tiến triển xấu đi. Vậy cần phải duy trì thói quen sinh hoạt  quy luật và hợp lý, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, tránh làm việc quá sức.

Ăn mặn

Ăn mặn là thói quen xấu không tốt cho lá gan bởi thế nên với những người ăn mặn cần hạn chế lượng muối đi vào cơ thể và đặc biệt là sửa đổi thói quen xấu không tốt này.

Theo Phunutoday.vn

Ký sinh trùng có thể gây ra nang gan không?

Mới đây, bố tôi đi khám bệnh định kỳ và phát hiện bị nang gan. Tôi nghe nói nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra. Xin hỏi điều đó có đúng không? Bố tôi cần điều trị như thế nào?

Nguyễn Thị Hải Hồ (Nghệ An)

ky-sinh-trung-co-the-gay-ra-nang-gan-khong

Ảnh minh họa – Internet

Nang gan xuất phát từ các tế bào gan, mạch máu nuôi gan, đường mật… nên thường thấy nang mạch, nang đường mật… tại gan. Nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra nhưng cũng có thể không. Do vậy, nếu nang gan của bố bạn được phát hiện tình cờ mà không có biểu hiện gì thường không phải do ký sinh trùng. Đối với các trường hợp mắc nang gan nói chung thì tùy theo tính chất, kích thước và nguyên nhân gây bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau từ điều trị nội khoa, dùng thuốc đến các thủ thuật khác như tiêm xơ, nội soi hay phẫu thuật. Tuy nhiên, nang gan thường lành tính, kích thước nhỏ, nếu nang chưa ảnh hưởng đến chức năng của gan cũng như chưa có biến chứng thì thường không cần điều trị nhưng bạn cần đưa bố đi kiểm tra siêu âm nang khoảng 6 tháng đến một năm một lần để theo dõi sự phát triển của nang. Nếu nang lớn dần và ảnh hưởng đến chức năng của gan hoặc không to nhưng ở vị trí gần vỏ gan gây đau thì phải được điều trị tại chuyên khoa tiêu hóa tại các bệnh viện.

BS. Trần Quốc

Theo Suckhoedoisong.vn

Cần làm gì khi bị nhiễm virut viêm gan B?

Tôi 39 tuổi, gần đây thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đi khám bác sĩ cho thử máu phát hiện nhiễm virut viêm gan B nên tôi rất lo lắng. Xin hỏi ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ tôi cần phải làm gì để bệnh không nặng lên?

Ngô Thị Lan (Tuyên Quang)

can-lam-gi-khi-bi-nhiem-virut-viem-gan-b

Ảnh minh họa – Internet

Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B mạn tính, xơ gan, ung thư gan… Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra thấy mình bị nhiễm HBV đều luôn luôn lo lắng, ăn ngủ không yên, vô hình trung lại là nguyên nhân làm cho bệnh lý tiến triển nặng lên. Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan…

Khi kiểm tra máu phát hiện mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị.

Sự thay đổi trong lối sống cũng có thể một phần giúp bạn kiểm soát được viêm gan B – một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan. Ăn uống hợp lý: chỉ ăn vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết, nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu, bia. Tập thể dục tuy không thải trừ được virut ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga…; Bỏ thuốc lá và thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan. Nói chung, trước khi sử dụng thuốc nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ.

BS. Phương Anh

Theo Suckhoedoisong.vn

Phòng bệnh viêm gan B bằng cách nào?

Tôi 36 tuổi, sức khỏe bình thường. Hiện nay tôi thấy nhiều người bị nhiễm virut viêm gan B và nghe nói bệnh này nguy hiểm, rất dễ bị lây nhiễm nên rất lo lắng. Xin quí báo tư vấn về cách phòng căn bệnh nguy hiểm này.

Thế Sơn (TP. Thanh Hóa)

phong-benh-viem-gan-b-bang-cach-nao

Ảnh minh họa – Internet

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh khi chưa có miễn dịch, bệnh để lại hậu quả xấu, tuy vậy, có thể phòng ngừa được.

Viêm gan B lây truyền theo 3 đường chủ yếu: đường máu, đường tình dục và mẹ lây truyền cho con. Vì vậy, để ngăn ngừa viêm gan B, điều đầu tiên bạn không dùng chung các loại bơm kim tiêm, dao cạo râu, tránh tiếp xúc với máu của người khác khi chưa có biện pháp bảo hộ; không dùng chung kim châm trong Đông y. Không quan hệ tình dục bừa bãi. Khi quan hệ tình dục, cần dùng bao cao su đảm bảo chất lượng, đặc biệt khi một trong hai người (chồng hoặc vợ, người tình) có kết quả dương tính với HBsAg. Đối với bất kỳ dụng cụ y tế nào khi dùng cho người bệnh hoặc người lành (kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật,…) phải tuyệt đối vô khuẩn.

Một biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh viêm gan B là tiêm phòng bệnh bằng vaccin viêm gan B. Ngoài ra, để phòng viêm gan, nên hạn chế tối đa các chất kích thích: rượu, bia, các loại nước giải khát có cồn…

BS. Đức Thịnh

Theo Suckhoedoisong.vn

Cha bị viêm gan C, con có bị di truyền?

Vợ chồng tôi đã có bé gái năm tuổi, nay muốn sinh thêm đứa nữa. Tuy nhiên, chồng tôi mới phát hiện bị bệnh viêm gan C. Bác sĩ nói chồng tôi là người lành mang bệnh. Xin hỏi nếu sinh con thì bé có bị di truyền bệnh này từ cha không?Cỏ Xanh (coxanh20092…)

Human Abdominal Anatomy

TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa

, phụ trách phòng khám viêm gan bệnh viện đại học Y dược TP.HCM:

Bệnh viêm gan siêu vi C có khả năng lây từ chồng sang vợ qua quan hệ tình dục hoặc lây từ mẹ sang con lúc sinh nhưng nguy cơ không cao. Viêm gan C không phải là bệnh di truyền, không truyền từ cha sang con. Không có khái niệm “người lành mang mầm bệnh” trong viêm gan C. Chỉ có trạng thái nhiễm siêu vi C trong quá khứ nhưng tự thải trừ tốt và HCVRNA âm tính. Chồng bạn nên đi khám định kỳ để được tham vấn theo dõi đúng.

Theo SGTTT.vn

Vàng da do nguyên nhân trước gan là gì?

Vàng da là tình trạng bệnh lý xảy ra khi sắc tố mật (Bilirubin) trong máu cao hơn bình thường và ngấm vào da và niêm mạc.
Tôi thấy người mệt mỏi, da vàng, đi khám được kết luận vàng da do nguyên nhân trước gan (vàng da tan máu). Xin tòa soạn cho biết, nguyên nhân và đặc điểm của loại vàng da này? Tại sao stercobilinogen và urobilinogen tăng? - Trần Thu Hằng (Quảng Ninh).
vang-da-do-nguyen-nhan-truoc-gan-la-gi
Ảnh minh họa – Internet

BSCK II Vũ Đức Chung

, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354:
Vàng da là tình trạng bệnh lý xảy ra khi sắc tố mật (Bilirubin) trong máu cao hơn bình thường và ngấm vào da và niêm mạc. Nhận biết thì dễ, nhưng phải tìm nguyên nhân gây vàng da mới giúp cho việc điều trị có hiệu quả. Vàng da tan máu là loại vàng da do tăng cường dung huyết nên hemoglobin được chuyển thành bilirubin tăng.
Nguyên nhân có thể do nhiễm cầu trùng (liên cầu trùng dung huyết, ký sinh trùng), nhiễm độc, truyền máu khác loại (ABO, Rh…). Đặc điểm của loại vàng da này là bilirubin tự do tăng cao trong máu, không có trong nước tiểu vì bilirubin tự do không tan trong nước. Gan làm việc tối đa nên bilirubin kết hợp tăng, làm cho phân sẫm màu, stercobilinogen và urobilinogen tăng.
Theo Kienthuc.net.vn
The post Vàng da do nguyên nhân trước gan là gì? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Chẩn đoán bệnh qua men gan

Khi đi xét nghiệm máu, phát hiện bị tăng men gan, đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy “sức khỏe” của lá gan có vấn đề.

“Nhìn” men gan định bệnh

Có bốn loại men gan, bác sĩ nhìn vào chỉ số tăng của từng loại mà biết được tình hình sức khỏe của lá gan.

- Hai loại men có trong tế bào gan là ALT (alanin aminotransferase), còn gọi là SGPT và AST (aspartate aminotransferase) hay SGOT. Ở người bình thường, hai loại men gan này có hàm lượng trong máu khoảng dưới 40U/l huyết thanh. Khi xét nghiệm máu phát hiện hai loại men này tăng cao là điều báo hiệu tế bào gan đang bị tổn thương hoặc bị phá hủy. Theo các nhà khoa học, khi men gan tăng từ một-hai lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên hai-năm lần là mức độ trung bình và tăng trên năm lần là ở mức độ nặng. Cần loại trừ trường hợp gan bị xơ hoặc bị hủy gần hết thì còn rất ít men tiết vào máu. Trường hợp này, khi xét nghiệm máu lại thấy men gan bình thường.

Khi bị các bệnh viêm gan mạn, xơ gan, viêm gan tự miễn… men gan có thể tăng nhưng không đáng kể. Trong khi đó, những người bị viêm gan do vi rút: A, B,C… thì men gan tăng rất cao.

- Hai loại men báo động về chức năng “phân phối” của gan, mật… gồm: alkalin phosphatase (AP) có trong màng tế bào gan và gamma glutamyl transpeptidase (GGT) có trong thành của tế bào ống mật. GGT tăng khi có các loại sỏi, polyp, bướu… Men AP tăng trong các bệnh về xương, nhau thai và ruột, trong khi đó men GGT không tăng.

Men gan còn tăng do dùng thuốc. BS Cao Xuân Minh – Phòng khám đa khoa Ngọc Minh (TP.HCM) cho biết: “Thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…), thuốc paracetamol, tydol, efferalgan… cũng có thể làm gia tăng men gan”. Các thuốc thảo dược được cho là không có tác dụng phụ cũng làm tăng men gan. Đã có trường hợp đi hốt thuốc chữa gan, bệnh đã không hết mà men gan còn tăng vọt. Các loại Đông dược chữa đau nhức, mất ngủ, suyễn, giảm cân… cũng làm men gan tăng.

chan-doan-benh-qua-men-gan

Bảo vệ gan

Gan đóng vai trò quan trọng trong dự trữ và chuyển hóa các chất trong cơ thể. Chẳng hạn như quá trình tiêu thụ chất đường có trong cơm, mì, bánh… Sau khi tiêu hóa, đường sẽ được gan tiếp nhận glucose và dự trữ ở gan dưới dạng glycogen. Gan sẽ chuyển glycogen thành glucose khi đường trong máu giảm. Khi gan bị hư hại, bệnh nhân dễ bị hạ đường huyết và có thể dẫn đến tử vong. Không chỉ đường, gan còn chuyển hóa đạm, chất béo… Vai trò của gan trong cơ thể quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh tồn. Để bảo vệ gan, bác sĩ Bùi Hữu Hoàng, Đại học Y Dược TP.HCM hướng dẫn:

- Cần phòng bệnh viêm gan A, B, C bằng cách không dùng chung các vật dụng có thể dính máu như: kim tiêm, đồ cạo gió, kềm cắt, xỏ lỗ tai…, quan hệ tình dục an toàn.

- Chích ngừa viêm gan cho bé sau khi sinh 24 giờ.

- Không tự ý dùng thuốc cả Đông lẫn Tây y.

- Không lạm dụng rượu, bia, thuốc, tránh dùng thực phẩm có nấm mốc (thường có trong ngũ cốc, đậu phộng…)…

Theo Phunuonline.com.vn