Chuyên mục lưu trữ: Thuốc đông y

Những bài thuốc Đông y chữa bệnh phụ nữ

Kinh nguyệt không đều, khí hư nhiều, đau bụng khi có kinh… là những “bệnh phụ nữ” rất phổ biến.

Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu bạn chủ quan, những “bệnh phụ nữ” này có thể gây ra những hậu quả khôn lường như: vô sinh, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng…

Chúng tôi, xin giới thiệu tới chị em những cách trị “bệnh phụ nữ” bằng những loại thuốc Đông y dễ tìm, dễ kiếm mà lại đem đến kết quả bất ngờ.

nhung-bai-thuoc-dong-y-chua-benh-phu-nu

Kinh nguyệt không đều, khí hư nhiều, đau bụng khi có kinh, vv… là những “bệnh phụ nữ” rất phổ biến. Ảnh minh họa

Kinh nguyệt không đều

Ở phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt nếu ở khoảng từ 25 – 40 ngày thì bình thường. Ngoài chu kỳ đó có thểhai tháng mới thấy kinh một lần hoặc trong một tháng mà “bị” tới hai lần… đó là hiện tượng của kinh nguyệt không đều.

Kinh nguyệt không đều, có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như quá lo lắng hay xúc động, do mắc bệnhthiếu máu, thiếu dinh dưỡng, hoặc bị viêm hay bị u tử cung…. Hiện tượng này cũng hay xảy ra với cácbé gái mới dậy thì hoặc ở phụ nữ gần đến thời kỳ mãn kinh. Nhưng nếu hiện tượng kinh nguyệt không đều kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sinh con sau này.

Có thể dùng bài thuốc dưới đây để trị bệnh này: (Chỉ dùng 1 bài thuốc)

Hoa giấy 15g, cây ích mẫu 18g, đậu đen 10g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống 5 thang trước kỳ kinh 7 ngày.

Hoa thục quỳ 10g, ích mẫu 8g, nghệ đen 6g, ngải cứu 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, dùng 5 thang, trước kỳ kinh 8 ngày.

Hoa xu xi 5g, ích mẫu 15g, ngải cứu 10g. Ngày dùng 1 thang, chia 3 lần. Uống 5 thang, trước kỳ kinh 7 ngày.

Khí hư nhiều

Khí hư là chất nước nhầy trắng tiết ra từ âm đạo. Hiện tượng này thường thấy khi phụ nữ sắp đến kỳkinh, hoặc sau kỳ kinh vài ngày. Tuy nhiên, khi khí hư ra nhiều đi kèm theo ngứa ngáy và có mùi hoặc màu bất thường thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Với phụ nữ có thai,hiện tượng ra khí hư đi kèm ngứa âm đạo rất nguy hiểm cần được điều trị sớm.

Khi bị khí hư ra nhiều và có mùi hôi thì bạn cần nên kết hợp cả ba phương pháp chữa trị thông qua thuốc rửa, thuốc xông và thuốc uống thì mới nhanh khỏi bệnh được vì loại này chữa rất dai dẳng, khó dứt.

Thuốc rửa: Lá trầu không tươi giã lấy 100ml nước cốt, nước cốt củ tỏi 20ml và phèn chua phi 10g trộn lẫn. Dùng gạc thấm nước thuốc để rửa âm đạo rồi đóng băng vệ sinh, để qua đêm, sáng dậy bỏ đi và rửa lại bằng nước muối pha loãng ấm. Làm như vậy đến khi hết khí hư thì thôi.

(Cách làm phèn chua phi: đập nhỏ phèn, đặt chảo gang lên bếp cho nóng, rồi đổ phèn dàn trải trên đáy chảo, cho phèn sôi đến khi không thấy sôi nữa thì rút lửa để nguội, cạo bỏ lớp đen vàng bám xung quanh chỉ lấy phần trắng, đem giã vụn, lấy rây cho mịn để dùng)

Thuốc xông: Dùng lá bạc thau : 100g giã nhỏ, cho vào nước đun sôi rồi xông trựctiếp vào cửa mình

Thuốc uống: Lấy ké đầu ngựa, vỏ cây gạo, lá bạc thau mỗi thứ 20g cùng với 80g rễbạch đồng nữ sắc lấy 200ml nước, ngày uống 2 lần.

Hoặc dùng lá vú bò một lượng vừa phải, nấu kỹ rồi lọc bỏ bã. Đem nấu cô lại đặc sền sệt là được.Mỗi ngày uống 3 lần, pha thêm đường cho dễ uống, mỗi lần 3 thìa canh, trước khi ăn cơm.

nhung-bai-thuoc-dong-y-chua-benh-phu-nu

Một số bài thuốc trị “bệnh phụ nữ” bằng những loại thuốc Đông y dễ tìm, dễ kiếm mà lại đem đến kết quả bất ngờ. Ảnh minh hoạ

Đau bụng khi có kinh

Đau bụng kinh trong Đông y gọi là thống kinh. Có người bị đau trước, trong hay sau kỳ kinh. Về nguyên nhân thông thường nhất vẫn là do sự mất cân bằng hóc môn trong cơ thể đến kỳ kinh. Ngoài ra cũng có thể do một số bệnh lý như: đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,… Tùy theo cơ địa của từng người mà có những biểu hiện đau khác nhau như đau âm ỉ, đau dữ dội, đau ít, đau nhiều…

Nếu bạn bị đau dữ dội trong kỳ kinh và đau kéo dài, thì cần uống thuốc để cân bằng lại nội tiết trong cơ thể hơn là dùng các loại thuốc giảm đau để tránh gây hại cho sức khoẻ. Còn nếu đâu bụng kinh thông thường, bạn có thể tham khảo bài thuốc Đông y sau:

Hương phụ 8g, ô dược 8g; sa nhân 6g; thanh bì 6g; ích mẫu 12g; ngưu tất 12g. Sắc uống 5 thang, mỗi ngày một thang trước kỳ kinh.

Hoặc: ích mẫu 60g cùng với 0,6g cỏ ấu đem sắc lấy nước ngày uống 2 lần.

Bế kinh

Kinh nguyệt vài tháng không có, sắc mặt vàng úa, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, thở ngắn, lưngđau… là những dấu hiệu của chứng kinh bế.

Nguyên nhân gây nên bế kinh: thường do ăn uống không điều độ, dinh dưỡng kém, lao động quá nhọcmệt làm tỳ vị hư, không sinh huyết. Bế kinh vài tháng, sắc mặt vàng, tinh thần mệt mỏi, tay chânlạnh, phù thũng, đầu choáng, hồi hộp, hơi thở gấp, đầy bụng, ăn kém, đại tiện lỏng.

Bài thuốc trị bế kinh: đảng sâm 20g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, ý dĩ 16g, kỷ tử 12g, hà thủ ô12g, kê huyết đằng 12g, ngưu tất 12g, ích mẫu 16g, thục địa 12g. Sắc uống ngày một thang.

Hoặc lấy 50g ngải cứu cùng với 50g ích mẫu và 0,5g đường đỏ nấu lên uống mỗi ngày 2 lần.

Rong kinh

Là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài có khi đến cả tháng. Thường kỳ kinh chỉ có từ ba đến năm ngày,nếu kéo dài từ hơn một tuần trở lên và thường xuyên thì có nghĩa là bị rong kinh.

Bài thuốc Đông y chữa rong kinh: Lấy 100g cỏ nhọ nồi, 100 củ cây gai, 50g trắc bách diệp. Đem saovàng hạ thổ, mỗi tháng uống 1 thang khi có kinh. Hoặc bài thuốc: Ích mẫu 20g, đào nhân 10g, uất kim8g, nga truật 8g, tóc rối đốt thành than 6g, bách thảo sương 14g, cỏ nhọ nồi 16g. Sắc uống ngày 1thang.

Lưu ý:

Để tránh gặp phải những bệnh kinh nguyệt kể trên, chị em phụ nữ nên tư tưởng thoải mái, tránh căng thẳng và quá xúc động, để khí huyết khỏi rối loạn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tập luyện thể dục và lao động chân tay vừa sức, để tăng cường thể chất bảo đảm cho khí huyết lưu thông bình thường cần phải bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm có tác dụng bổ thận, bổ máu, hoạt huyết như ba ba, cá mực, sò, hến, tôm, cá, ếch, sơn tra, đào, táo…

Tuy nhiên, chị em phụ nữ khi thấy diễn biến bệnh ngày càng xấu đi hoặc xuất hiện những biểu hiệnbất thường, cần phải đi thăm khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa về phụ sản để đềphòng những tai biến có thể xảy ra.

Theo Afamily.vn

Bài thuốc Đông y chữa viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là bệnh thường gặp của nam giới trưởng thành, bệnh này thường xảy ra sau khi viêm nhiễm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm âm nang hoặc đặt ống dẫn niệu trong thời gian dài.

Viêm mào tinh hoàn cấp tính phát bệnh rất nhanh. Biểu hiện là âm nang trướng đau khó chịu, đau cục bộ, thậm chí ảnh hưởng đến việc đi lại, đau có thể lan đến háng, bẹn; có thể có kèm các triệu chứng khó chịu toàn thân và sốt cao. Khi chứng viêm nghiêm trọng có thể lan đến tinh hoàn, da âm nang sưng đỏ.

Có thể chữa viêm mào tinh hoàn bằng một trong các bài thuốc Đông y dưới đây:

bai-thuoc-dong-y-chua-viem-mao-tinh-hoan

Vị thuốc xuyên sơn giáp là vẩy con tê tê.

Long đởm tả can thang:

Sài hồ 12g, long đởm thảo 8g, hoàng cầm 16g, mộc thông 8g, xa tiền 20g, chi tử 16g, cam thảo 8g, trạch tả 16g, quy đầu 16g, sinh địa 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn 1 giờ.

Đương quy tứ nghịch thang:

Mộc thông 3g, ngô thù 4g, đào nhân 8g, đương quy 4g,đại táo 6g, sinh khương 3g, hồng hoa 6g, quế chi 4g, tế tân 3g, sài hồ 12g, ngưu tất 10g, bạch thược 4g, cam thảo 2g, chỉ xác 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Quất hạch hoàn:

Xuyên sơn giáp, sài hồ, xích thược, quất hạch, lệ hạch chi, sơn tra, xuyên luyện tử, ngưu tất, hạ khô thảo, cương tằm, ô dược, côn bố mỗi loại 10g; tiểu hồi, phụ tử mỗi loại 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Lục vị hoàn:

Thục địa 24g, đan bì 9g, sơn thù 12g, bạch linh 9g, hoài sơn 12g, trạch tả 9g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Thập toàn đại bổ:

Cam thảo 6g, xuyên khung 8g, đảng sâm 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, bạch truật 12g, thục địa 20g, nhục quế 6g, bạch linh 12g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Hữu quy hoàn:

Nhục quế 16g, phụ tử 16g, quy đầu 12g, thục địa 30g, hoài sơn 15g, lộc giác 16g, câu kỷ tử 16g, sơn thù 15g, đỗ trọng 16g, thỏ ty tử 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Lương y Vũ Quốc Trung

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc Đông y chữa viêm họng

Nhiều bệnh nhân muốn chữa viêm họng theo Đông y.  Nếu bệnh nhẹ với những triệu chứng sớm, người bị viêm họng mạn tính thì mới nên tìm đến Đông y.

bai-thuoc-dong-y-chua-viem-hong

Ảnh minh họa.

Việc chữa trị viêm họng bằng thuốc Đông y cần phải kiên trì. Người bệnh có thể dùng bài thuốc theo kinh nghiệm dưới đây để uống trong khoảng 10 ngày, nếu thấy các triệu chứng thuyên giảm thì dùng tiếp một thời gian nữa cho tới khi khoẻ hoàn toàn: 20g kim ngân hoa, cùng xạ can, liên kiều, hoàng liên, huyền sâm, thăng ma, tiền hồ, bạch tật lê, phòng phong (mỗi loại 8g), cát cánh, bạch chỉ, đảng sâm, ngưu bàng tử, thổ phục linh, hoàng bá, sinh địa, trạch tả, kinh giới (mỗi loại 12g), hồ liên, bán hạ, tế tân (mỗi loại 6g), cam thảo, mộc thông, xuyên bối mẫu, trần bì (mỗi loại 4g) và 3 lát gừng tươi.

Đem tất cả nấu nước thứ nhất với 1,2 lít nước, nấu còn lại 300ml. Nước thứ hai nấu với 1 lít nước, nấu còn lại 300ml. Hòa chung hai nước thuốc lại với nhau rồi chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống sau ăn khoảng 30 phút, nên uống khi thuốc còn nóng.

Ngoài ra, mỗi ngày có thể ngậm vỏ của trái kha tử (có bán sẵn) rồi nuốt nước cũng giúp dễ chịu cổ họng. Tại nhà, có thể dùng gừng 1 củ to chừng 2 ngón tay nướng, 1 quả chanh nướng, sau đó vắt nước chanh nướng + gừng nướng ép lấy nước hòa với mật ong ngậm hằng ngày. Hoặc l nắm chua me đất cả rễ và lá sau khi rửa sạch + gừng vài lát  hấp với mật ong rồi ngậm trong họng.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh

Theo Kienthuc.net.vn

Chọn đúng thời điểm uống thuốc Đông y

Thuốc Đông y được dùng khá phổ biến và uống là hình thức phổ biến nhất. Tuy nhiên, mỗi loại bệnh lại có thời điểm và cách uống thuốc khác nhau.

Uống trước khi ăn:

Thường dùng cho các loại bệnh gan thận hư tổn hoặc những bệnh có vị trí phía dưới như các bệnh từ eo lưng trở xuống và các bệnh về đường ruột. Vì lúc này, dạ dày đang rỗng, thuốc tiếp xúc chủ yếu với niêm mạc đường tiêu hóa sẽ hấp thu nhanh và đạt được hiệu quả chữa trị.

Uống sau khi ăn:

Thường áp dụng đối với nhưng loại thuốc có tác dụng kích thích đường tiêu hóa hay những loại thuốc trị bệnh có vị trí ở trên như bệnh tim, gan, phổi… Theo các thầy thuốc Đông y, đây là những loại thuốc có dược tính mạnh nên cần phải uống sau khi ăn để khỏi bị hấp thu quá nhanh dẫn tới trúng độc.

Uống nguội:

Thuốc giải độc, cầm nôn, giải nhiệt đều nên uống nguội. Ví dụ như thuốc chữa trị sốt cao nên để thật nguội hãy uống.

chon-dung-thoi-diem-uong-thuoc-dong-y

Uống thuốc Đông y đúng cách sẽ có hiệu quả điều trị cao. (Ảnh minh họa)

Uống ấm:

Những loại thuốc có tính bồi bổ thường có vị ôn hòa nên thường được chỉ định dùng khi ấm nhằm tăng cường tác dụng bổ khí và bổ dưỡng. Với thuốc bổ, sắc xong để nguội khoảng 35% thì uống là vừa.

Uống nóng

: Thuốc trúng gió, cảm cúm, giải độc trừ hòa, nên uống lúc còn nóng để cho ra mồ hôi; Khi cần loại trừ hàn, tăng cường thông huyết mạnh, thường được chỉ định uống lúc nóng để phát huy hết tác dụng của thuốc.

Uống hết ngay một lần:

Những loại thuốc mạnh liều lượng ít được sử dụng để uống một lần cho hết nhằm tập trung sức mạnh của thuốc, phát huy hiệu quả tối đa như thuốc thông đại tiểu tiện, tan máu ứ…

Uống nhiều lần:

Những người bị bệnh về yết hầu, hay nôn mửa, cần uống thuốc làm nhiều lần và từ từ để thuốc có thời gian ngấm vào cơ thể và dạ dày.

Uống khi đói:

Thuốc bổ cũng được khuyên dùng nên uống vào buổi sáng, lúc bụng đói để hấp thu được hết.

Uống trước khi ngủ:

Thuốc an thần gây ngủ vì thế uống trước khi ngủ khoảng 30 phút sẽ giúp thuốc phát huy hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, người mắc bệnh tích trệ, đau ngực sau khi uống thuốc nên nằm ngửa; người mắc bệnh ở đầu, não, tai, mắt, sau khi uống thuốc nên tĩnh dưỡng tại chỗ. Đối với người mắc bệnh đau hai bên suờn sau khi uống thuốc nên nằm nghiêng.

Uống cách nhật:

Thường sử dụng đối với các loại thuốc tẩy giun sán. Trước khi đi ngủ uống một lần, sáng hôm sau uống một lần nữa khi bụng đói để giun sán bị tiêu diệt và dễ bài tiết ra ngoài.

Bác sĩ Thanh Lan

Theo Suckhoedoisong.vn

Đại tràng hoàn Bà Giằng

GIỚI THIỆU:

Thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng và Phong tê thấp Bà Giằng là hai bài thuốc gia truyền nổi tiếng của Bà lang Giằng tại Thanh Hóa đã có cách đây gần 100 năm.

Thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng

được bào chế từ dược liệu với bí quyết gia truyền độc đáo, có tác dụng trị bệnh tận gốc và tuyệt đối an toàn đối với người bệnh.

Đại tràng hoàn Bà Giằng

là thuốc chữa bệnh, không phải là thực phẩm chức năng. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp Giấy phép lưu hành toàn quốc và được kiểm nghiệm về chất lượng, độ an toàn.

Thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng

là bài thuốc gia truyền sản xuất duy nhất tại “Cơ sở Sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng”, Tp. Thanh Hóa. Sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng bảo hộ độc quyền. Các Cơ sở dược phẩm khác dùng thương hiệu Bà Giằng để quảng cáo sản phẩm của mình là mạo danh, vi phạm pháp luật.

dai-trang-hoan-ba-giang

CÔNG DỤNG

:

  • Chữa trị tận gốc bệnh đau đại tràng, viêm đại tràng cấp tính và mãn tính.
  • Tác dụng phục hồi các niêm mạc đại tràng bị tổn thương, tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại sự tái phát bệnh.
  • Chữa trị ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, đau bụng đi ngoài, ăn uống khó tiêu, đầy hơi. Thuốc có tác dụng ngay chỉ sau lần uống đầu tiên.

CÁCH DÙNG:

  • Ngày uống 2 lần, trước khi ăn 30 phút. Người bị ngộ độc thức ăn hoặc rối loạn tiêu hoá, đau bụng đi ngoài có thể uống 3 lần/ngày.
  • Người lớn: Mỗi lần12 viên.
  • Trẻ em trên 5 tuổi: Mỗi lần 5 viên, thêm 1 tuổi thì tăng 1 viên mỗi lần.
  • Trẻ em từ 3-5 tuổi: Mỗi lần 4 viên. Có thể hòa với nước.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không dùng cho phụ nữ có thai. 

Thuốc có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc

Website: www.bagiang.vn .      Email:

[email protected]

Sản phẩm đạt Huy chương vàng hàng Việt nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn

Phong tê thấp Bà Giằng

GIỚI THIỆU:

Thuốc Phong tê thấp Bà Giằng

là bài thuốc gia truyền nổi tiếng của Bà lang Giằng tại Thanh Hóa đã có cách đây gần 100 năm. Bài thuốc đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá cao về hiệu quả điều trị, được giới thiệu trong các tài liệu kinh điển về Y – dược:

  • Tập sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi.
  • Tập sách “Thuốc nam thuốc bắc và các phương thang chữa bệnh” của Dược sỹ Tào Duy Cần.

Phong tê thấp Bà Giằng là thuốc chữa bệnh, không phải là thực phẩm chức năng. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp Giấy phép lưu hành toàn quốc và được kiểm nghiệm về chất lượng, độ an toàn.

Thuốc Phong tê thấp Bà Giằng

là bài thuốc gia truyền sản xuất duy nhất tại “Cơ sở Sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng”, Tp. Thanh Hóa. Sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng bảo hộ độc quyền. Các Cơ sở dược phẩm khác dùng thương hiệu Bà Giằng để quảng cáo sản phẩm của mình là mạo danh, vi phạm pháp luật.

phong-te-thap-ba-giang

CÔNG DỤNG

:

  • Điều trị tận gốc viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp. Phục hồi những phần xương bị thoái hóa, khớp bị dính.
  • Điều trị đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn.
  •  Điều trị đau nhức xương khớp, mỏi, tê buồn chân tay.
  • Có tác dụng bổ huyết, bổ gan thận. Có thể dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường.

CÁCH DÙNG:

  • Người lớn: Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 12 viên. Sau khi quen thuốc, nếu sức khỏe tốt tăng lần liều (13-15 viên/lần). Tối đa không quá 17 viên/lần.
  • Trẻ em trên 5 tuổi: Mỗi lần 4 viên, cứ 2 tuổi thì tăng thêm 1 viên.
  • Người bình thường uống trước kho ăn 30 phút. Người có tiền sử đau dạ dày uống sau khi ăn.

Lưu ý:  Khi mới uống thuốc bệnh có thể đau tăng lên, sau đó đau giảm dần và khỏi hẳn.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Không dùng cho phụ nữa có thai, trẻ em dưới 5 tuổi

Thuốc có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc

Website: www.bagiang.vn       Email: [email protected]

Sản phẩm đạt Huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn

Thuốc Đông y chữa khớp của Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố một phát hiện có thể gây lo ngại cho người sử dụng thuốc đông y Trung Quốc chữa các bệnh về khớp.
 
Theo tạp chí y học Mỹ Science Translational Medicine số ra ngày 7/8, chất acid aristolochic – chiết xuất từ một loài thảo mộc thuộc họ dây leo mà đông y Trung Quốc thường dùng để điều chế thuốc chống viêm hay điều trị các bệnh về khớp, gút – có thể gây biến đổi gen một cách đáng kinh ngạc và liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư.

Từ hàng trăm năm nay, đông y Trung Quốc đã sử dụng acid aristolochic từ thảo mộc trong các bài thuốc điều trị khớp và chống viêm.

Tuy nhiên, giáo sư Kenneth Kinzler làm việc tại trung tâm Johns Hopkins Kimmel Cancer Center’s Ludwig Center (thuộc Cancer Genetics and Therapeutics của Mỹ), cho biết công trình nghiên cứu mới nhất của ông và các cộng sự chỉ ra rằng acid aristolochic gây biến đổi gen rất mạnh, và hiện tượng này được tìm thấy ở 19 bệnh nhân người Đài Loan (Trung Quốc) bị ung thư đường tiết niệu cao.

Mặc dù giới khoa học từ lâu đã biết rằng acid aristolochic là chất gây ung thư, song đây là nghiên cứu khoa học đầu tiên chứng minh rằng acid aristolochic gây biến đổi gen mạnh hơn cả thuốc lá (gây ung thư phổi) và tia cực tím (gây ung thư da).

Trong khối u của những bệnh nhân nói trên, các nhà khoa học Mỹ tìm thấy có tới 150 đột biến gen trong mỗi megabase, cao hơn nhiều so với 8 đột biến gen/megabase ở bệnh nhân ung thư phổi do thuốc lá và 111 đột biến gen/megabase ở bệnh nhân ung thư da do tia cực tím.

Qua xét nghiệm, trong cơ thể của 19 bệnh nhân này đều có acid aristolochic và khối u của họ có tới 753 đột biến gen, trong khi ở 7 bệnh nhân khác cũng bị ung thư đường tiết niệu cao và chưa bao giờ tiếp xúc với acid aristolochic thì khối u của họ chỉ có 91 đột biến gen.

Việc hiểu rõ hơn tác nhân gây đột biến gen của acid aristolochic chiết xuất từ thảo mộc họ dây leo nói trên sẽ giúp các nhà nghiên cứu xác định được tác động của nó đến việc gây ung thư các cơ quan nội tạng khác (ngoài đường tiết niệu cao).

Giáo sư Kenneth Kinzler nói: “Nhờ công nghệ chuỗi gen, chúng tôi đã xác định được sự liên quan trực tiếp giữa acid aristolochic và đột biến gen. Công nghệ này cho phép chúng tôi nhận diện được dấu hiệu đột biến gen để khẳng định chắc chắn rằng có một độc tố gây ung thư.”

Vì yếu tố gây ung thư của thảo dược này, từ năm 2001, nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ đã cấm sử dụng acid aristolochic trong bào chế thuốc. Đến năm 2003, thêm nhiều nước châu Á, trong đó có Nhật Bản, cũng đưa ra lệnh cấm này.

Ngay cả khi giới khoa học từ nhiều năm trước đã biết rằng acid aristolochic gây ung thư, nhưng cho đến nay nguy hiểm này vẫn chưa được biết đến một cách rộng rãi.

Vì thế mà dù Cơ quan quản lý Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra cảnh báo đầu tiên từ năm 2001 nhưng thảo dược này vẫn được mua bán qua mạng.

Theo Baobaovephapluat.vn

Lưu ý khi sử dụng thuốc tuần hoàn não

Sử dụng thuốc tuần hoàn não cần theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh những biến cố đáng tiếc xảy ra do việc dùng thuốc bừa bãi.

Rối loạn tuần hoàn não thường có một số biểu hiện như đau đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng, hay quên, giảm trí nhớ, nặng hơn có thể có cơn đột quỵ kèm theo mất ý thức… Hiện nay nhiều bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn não đã tự ý dùng thuốc khiến bệnh không những thuyên giảm mà còn nặng lên. Vì vậy, sử dụng thuốc tuần hoàn não cần theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh những biến cố đáng tiếc xảy ra do việc dùng thuốc bừa bãi.

Những thuốc thường dùng

Cinnarizin: Cinnarizin có tác dụng ức chế sự co các tế bào cơ trơn mạch máu bằng cách phong tỏa kênh canxi, có tính chất chọn lọc trên mô, mang lại các đặc tính kháng co mạch mà không tác động trên huyết áp và nhịp tim. Thuốc làm tăng lưu lượng máu đến các vùng và giảm tình trạng thiếu ôxy não mà không làm tăng áp lực máu và nhịp tim. Thuốc làm cải thiện tình trạng suy giảm vi tuần hoàn bằng cách gia tăng thay đổi hình dạng hồng cầu và giảm độ nhớt của máu. Cinnarizin ức chế sự kích thích hệ thống tiền đình làm giảm rung giật nhãn cầu và các rối loạn thực vật khác, vì thế, các cơn chóng mặt cấp tính có thể được ngăn chặn hoặc giảm thiểu bởi cinnarizin.

luu-y-khi-su-dung-thuoc-tuan-hoan-nao

Rối loạn tuần hoàn não gây ra nhiều triệu chứng khác nhau

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp có rối loạn mê đạo bao gồm chóng mặt, choáng váng, ù tai, buồn nôn, nôn, rung giật nhãn cầu. Điều trị duy trì các triệu chứng có nguồn gốc từ tuần hoàn não như suy giảm trí nhớ, kém tập trung, nhức đầu vận mạch…

Là thuốc kháng histamin nên có thể gây khó chịu vùng thượng vị, vì thế thuốc thường dùng sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày. Ngoài ra, khi dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ, nhức đầu, khô miệng, tăng cân… Thuốc làm tăng tác dụng của các thuốc an thần, thuốc kháng histamin khác.

Cerebrolysin: Là một hợp chất chứa các peptid và acid amin được sản xuất từ protein tinh khiết ở não lợn bằng công nghệ sinh học. Là thuốc thuộc nhóm dinh dưỡng tế bào thần kinh, tác động lên não theo nhiều cơ chế khác nhau như: tăng cường chuyển hóa của các tế bào thần kinh, do đó ngăn chặn hiện tượng nhiễm acid lactic trong thiếu ôxy não hoặc thiếu máu não.

Điều chỉnh sự dẫn truyền synap thần kinh, từ đó cải thiện hành vi và khả năng học tập. Có hiệu quả trong dinh dưỡng tế bào thần kinh, tăng biệt hóa tế bào thần kinh làm hạn chế tổn thương do thiếu máu và nhiễm độc gây ra. Các gốc tự do là sản phẩm cuối cùng của các tổn thương thiếu máu cục bộ hay tổn thương do ngộ độc thuốc gây hư hại tế bào thần kinh dẫn đến chết tế bào. Cerebrolysin có tác dụng làm giảm gốc tự do, tăng hiệu quả sử dụng ôxy trong tế bào thần kinh, vì thế mà có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh.

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp đột quỵ, sa sút trí tuệ do mạch não, chấn thương sọ não, bệnh Alzheimer ở người già. Nhìn chung cerebrolysin dung nạp tốt, nên tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm nhanh có thể gây cảm giác nóng. Cerebrolysin làm tăng tích lũy các thuốc chống trầm cảm, do vậy cần chú ý với bệnh nhân đang điều trị nhóm thuốc này.

Piracetam: Có tác động trực tiếp lên não và hệ thống dẫn truyền thần kinh trung tâm làm tăng cường khả năng học tập, trí nhớ, sự tập trung và chức năng nhận thức. Thuốc bảo vệ não chống lại sự thiếu hụt ôxy máu não, glucose não nên duy trì tổng hợp năng lượng, sự phục hồi tổn thương não, do đó bảo vệ, phục hồi nhận thức sau chấn thương não. Cải thiện tình trạng mất trí sau nhồi máu phức tạp hoặc thiếu máu cục bộ não, nên dùng sớm trước 7 giờ sau khi xảy ra sự cố. Thuốc không có tác dụng gây kích thích thần kinh hay an thần ở người bình thường cũng như người bệnh.

Piracetam được chỉ định trong các trường hợp suy giảm chức năng nhận thức, cải thiện sự mất trí nhớ, chóng mặt, thiếu tập trung, các biến chứng thiếu máu não. Chống chỉ định trong chảy máu não, bệnh thận giai đoạn cuối hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Có thể gặp các tác dụng phụ như: rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa. Không dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan.

Ginkobiloba: Là cao của lá bạch quả, có tác dụng làm giảm các gốc tự do, ngăn ngừa sự phá hủy màng tế bào, kích thích sự giải phóng catecholamin, duy trì sự hoạt động của mạch máu và làm bình thường sự chuyển hóa của não trong điều kiện thiếu máu cục bộ. Thuốc được dùng để làm giảm các biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não, các chứng bệnh về mắt (do tắc mạch võng mạc), dùng kết hợp trong điều trị đau đầu, suy giảm trí nhớ (có liên quan đến tuần hoàn não). Không dùng nhóm thuốc này cho bệnh nhân cường giáp.

Piracetam và ginkobiloba chỉ có khả năng phục hồi sự suy giảm trí nhớ do rối loạn tuần hoàn não ở mức trung bình. Đều là thuốc có tác dụng hưng trí nên không dùng vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ.

Một số lưu ý khi dùng thuốc

Vì các thuốc trên đều bài tiết qua thận nên cần thận trọng dùng với những người có chức năng thận suy giảm.

Trong thiếu máu não cục bộ nên dùng các nhóm thuốc trên một cách hợp lý và dùng sớm để hiệu quả điều trị tốt nhất. Đây là những thuốc có tác dụng dinh dưỡng tế bào não nhưng không được dùng kéo dài, một số người cho rằng thuốc bổ dưỡng não nên tự ý dùng hoặc dùng tăng liều chỉ định của bác sĩ đều hoàn toàn sai lầm, làm sinh ra các tác dụng ngược lại như: mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi…

Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Một số các bệnh khác như rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu… cũng có các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí nhớ… nên khi có các triệu chứng trên cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác bệnh và có sự kết hợp thuốc hợp lý.

BS. Nguyễn Thị Hương

Theo Suckhoedoisong.vn

Một số bài thuốc Đông y điều trị ho kéo dài

Thời tiết thay đổi kèm theo sự ô nhiễm môi trường khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Nhiều người bị ho, viêm mũi, ngứa họng, khạc đờm…, mặc dù đã dùng nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi làm người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y điều trị hiệu quả chứng bệnh này.

Ho do phế nhiệt

Người bệnh ho khan, không có đờm, hơi thở nóng, miệng khô khát, rát họng, khô họng. Ho kéo dài nhiều ngày, mắt đỏ, da khô, đại tiện táo… Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tang diệp 20g, rau má 20g, cỏ mực 20g, thiên môn 16g, mạch môn 12g, trần bì 10g, tía tô 16g, xương bồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: cát cánh 16g, trần bì 12g, bán hạ 10g, mơ muối 12g, đinh lăng 16g, sâm đại hành 16g, rễ xương sông 16g, tang bạch bì 16g, cam thảo 12g, rễ chanh 12g, bạch mao căn 16g, mã đề 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

mot-so-bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-ho-keo-dai

mot-so-bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-ho-keo-dai

Cát cánh và kim ngân hoa là 2 vị thuốc trị ho phế nhiệt.

Ho do cảm nhiễm phong hàn

Người bệnh đau đầu, đau người, gai sốt, hắt hơi, ngạt mũi, ho nặng tiếng, mắc đờm, người mệt mỏi. Dùng một trong các bài:

Bài 1: phòng phong 12g, kinh giới 16g, tế tân 12g, bạch truật 16g, đương quy 16g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, hà thủ ô 16g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 12g, cẩu tích 12g, ngũ vị 10g, xương bồ 16g, cát cánh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống nóng).

Bài 2: trần bì 12g, bán hạ 10g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, sinh khương 6g, ngải diệp 16g, xuyên khung 10g, tế tân 12g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, đương quy 16g, sâm bố chính 16g, cam thảo 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Ho do viêm họng

Người bệnh có biểu hiện họng sưng đau, ho rát họng, có khi ho suốt ngày không dứt, có thể sốt, người mệt mỏi. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 20g, rau tần dày lá (húng chanh) 16g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, bán hạ 10g, tía tô 16g, hậu phác 10g, trần bì 10g, huyền sâm 12g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: đinh lăng 16g, tang diệp 20g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, bối mẫu 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g, xạ can 8g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, bạch linh 10g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ho do viêm thanh quản

Người bệnh ho kéo dài nhiều ngày, tiếng nói khàn có khi mất tiếng, đau họng, khô họng. Dùng một trong các bài:

Bài 1: đậu đen sao thơm 30g, huyền sâm 16g, sâm bố chính 16g, tang bạch bì 16g, cát cánh 16g, tang ký sinh 16g, xương sông 16g, rau má 20g, ngũ vị 10g, cam thảo 12g, xương bồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: lá mã đề 16g, xương sông 20g, lá nhót 20g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, kinh giới 16g, đậu đen (sao) 30g, huyền sâm 16g, cam thảo 16g, ngũ vị 10g, tang bạch bì 16g, cát căn 16g, sâm hành 16g, đương quy 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Hồng Sâm Viên Con Nhộng G-05

Quy cách: 350mg/viên * 120

Xuất xứ: Da Jung Co., Ltd, Hàn Quốc

Đặc trưng:

  • Giữ được các công dụng đặc trưng của hồng sâm 6 tuổi ở tình trạng tối ưu bằng cách áp dụng kỹ thuật khoa học hiện đại đồng thời sử dụng phương pháp chế biến truyền thống
  • Cho phép người dùng thưởng thức các lợi ích chữa bệnh của hồng sâm với một liều dùng nhỏ do tinh chất rất cô đặc. Đặc biệt có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh tiểu đường, tuần hoàn máu kém,…
  • Có công dụng tốt cho những người trẻ tuổi.

hong-sam-vien-con-nhong-g-05

Hồng Sâm Viên Con Nhộng G-05. Giá: 850,000 VNĐ

Công dụng:

- Tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi, tăng cường trí nhớ và khả năng miễn dịch cho cơ thể.

- Kích thích nội tiết tố sinh dục Androgen, Oestrogen, cải thiện chức năng sinh lý.

- Tác dụng hạ đường huyết, tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

- Giảm cholesterol, giảm lượng lipit toàn phần và lipo protein trong huyết thanh, chống xơ vữa động mạch.

-  Điều hòa hoạt động tim, bảo vệ tế bào gan, giúp tái tạo tế bào gan mới, giải độc gan, bổ thận tráng dương.

- Làm đẹp da, chống lão hóa tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào, đẩy mạnh quá trình tạo ra tế bào mới, kéo dài tuổi thọ.

Cách dùng: Ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên sẽ cho kết quả tốt.

Sản phẩm trên ko phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin liên hệ

Hướng Dẫn Đặt hàng Tại Đây

Vuonsam.vn chuyên cung cấp các sản phẩm Nhan sam han quoc, Sua Ong Chua, Nhau Thai Cuu, Dong trung ha thao, Yen Sao, Sam ngoc linh, Omega3, xin vui lòng liên hệ:

Hotline0902.55.1028 - 08.668.46298 – 08.668.41297

Mail: [email protected]
/* */
    

HCM: 362/7 Phan Huy Ích, P.12, Q.Gò Vấp – HCM (Hẻm Đối Diện Hẻm Chùa Linh Sơn Hải Hội)

Vuonsam.vn làm việc từ 8h – 21h hàng ngày (kể cả thứ 7 và CN)