Một số cấp cứu thường gặp về răng miệng

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Cơn đau răng dữ dội bỗng nhiên xuất hiện và hành hạ bạn. Đau thường giật theo nhịp mạch đập, có thể lan lên thái dương hay lên đầu và biến mất đột ngột sau 15-30 phút. Đó là các dấu hiệu chứng tỏ bạn bị viêm tủy răng cấp.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng cấp là vi khuẩn xâm nhập vào buồng tủy kín qua lỗ sâu, lỗ cuống chân răng (viêm tủy ngược dòng) hoặc qua kẽ nứt ở ngà răng và men răng.

Trong trường hợp này, bạn cần đến nha sĩ ngay để được xử trí cấp cứu. Thông thường, bác sĩ sẽ chữa tủy răng. Các răng khôn bị sâu vỡ nhiều hoặc mọc lệch, các răng bị vỡ dọc sẽ được nhổ. Khi chưa kịp tới phòng khám, có thể sử dụng thuốc giảm đau tạm thời (nhưng cần có sự tư vấn của bác sĩ đa khoa về loại thuốc và cách sử dụng).

Viêm quanh cuống răng cấp và bán cấp

Các triệu chứng điển hình của chứng bệnh này là đau liên tục, khi tăng khi giảm (tùy theo kích thích cơ học vào răng), khi cắn răng lại thì đau tăng lên, đau có thể lan lên thái dương và đỉnh đầu. Ngoài ra, bạn cũng có cảm giác răng lung lay.

Viêm quanh cuống răng cấp và bán cấp là biến chứng tiếp theo của viêm tủy răng và tủy hoại tử. Vi khuẩn xâm nhập xuống vùng chóp chân răng và khớp răng (giữa chân răng và xương ổ răng).

Bạn cần đến bác sĩ nha khoa để khám, đánh giá mức độ tổn thương của răng. Bác sĩ sẽ quyết định nên chữa tủy răng hay nhổ răng. Trong lúc chưa kịp đến phòng khám, có thể dùng tạm thuốc giảm đau nhưng cần có hướng dẫn của bác sĩ.

Sang chấn răng và xương ổ răng

Do tai nạn trong giao thông hoặc trong sinh hoạt, bạn có thể bị sứt gãy một phần thân răng (đường gãy ngang hoặc chéo), gãy cả một phần chân răng (chân răng có thể bị bật ra khỏi huyệt ổ răng), thậm chí gãy vỡ xương ổ răng (là phần xương bọc quanh chân răng).

Trong những tình huống này, hãy đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Nếu răng bật ra khỏi ổ thì nên giữ cho răng ẩm bằng cách ngâm trong nước muối nhạt hoặc ngậm dưới lưỡi. Tùy theo tình trạng sang chấn, bác sĩ sẽ cắm lại răng đã bật ra khỏi ổ, làm nẹp liên kết răng, chữa tủy răng hay nhổ bỏ răng vỡ, làm răng giả...

BS Lê Long Nghĩa, Sức Khỏe & Đời Sống

Những tin tức liên quan

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Một số cấp cứu thường gặp về răng miệng (https://www.meo.vn/mot-so-cap-cuu-thuong-gap-ve-rang-mieng.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *