Một số bệnh ngoại khoa thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Trẻ sơ sinh thể chất non nớt và sức đề kháng yếu rất dễ mắc các bệnh ngoại khoa nên các bà mẹ hãy lưu tâm khi chăm sóc con trong giai đoạn này.

I Đầu mặt cổ:

1. Các khối u ở cổ:

U tân dịch, u quái, u máu ở cổ có thể tắc đường hô hấp ở trẻ sau sinh, đặc biệt khi u lan vào sàn miệng, vào lưỡi bệnh nhi. Trong chăm sóc phát hiện sớm các trường hợp suy hô hấp do khối u chèn ép.

2. Vẹo cổ bẩm sinh:

Biểu hiện bằng một khối u xơ, đường kính 1 - 2 cm, không di động, xảy ra 2 - 3 tuần sau sinh thường do sang chấn sản khoa. 80% trở về bình thường sau 2 - 3 tháng. Có thể chữa khỏi nhờ tập vật lý trị liệu.

3. Hội chứng Pierre Robin:

Biểu hiện bằng tam chứng: chẻ vòm hầu, lưỡi tụt và cằm lẹm.

Tắt đường hô hấp trên do tụt lưỡi, rất hay gặp sau sinh hay muộn hơn là 3 tuần sau sinh.

Chăm sóc:

Tư thế trẻ: nằm sấp, đầu nghiêng sang một bên, có thể cao hay thấp. Tuy nhiên, đầu cao làm tăng nguy cơ tụt lưỡi, đầu thấp: nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

Trong trường hợp suy hô hấp nặng, cần thiết phải đặt airway trong khi chờ đợi mở khí quản ra.

Bệnh nhân có chẻ vòm hầu: nên nuôi ăn là điều quan trong trong công tác chăm sóc của điều dưỡng. Vì sức bú của bé rất kém nên có thể sử dụng núm vú thường hay mở rộng lỗ núm vú để có thể tăng thể tích dòng sữa cung cấp cho bé. Nếu cho ăn bằng đường miệng thất bại thì gava qua sonde dạ dày.

II Các tổn thương ở ngực:

  1. Thoát vị hoành bẩm sinh:

Là tình trạng các tạng trong ổ bụng thoát vị lên lồng ngực qua các lỗ khiếm khuyết của cơ hoành, thường xảy ra bên trái nhiều hơn bên phải. 85 - 90% thoát vị qua khe Bochdaleck.

Sau sinh thoát vị biểu hiện bằng tam chứng kinh điển: tím tái, khó thở, tim lệch phải. XQ: bóng các quai ruột trong lồng ngực.

Chăm sóc:

Tư thế đầu cao 30o, nghiêng bên thoát vị; Giữ thân nhiệt; Đặt sonde dạ dày giải áp.

Về hô hấp: Không thở NCPAP, không giúp thở bằng mask để tránh khí vào dạ dày chèn ép đường hô hấp.

III Tổn thương đường tiêu hoá:

1.Teo thực quản:

Sau sinh, biểu hiện lâm sàng của thể điển hình (type 3): tăng tiết nước bọt, tím tái, sặc ho khi nhấp nước, hay muộn hơn là suy hô hấp do viêm phổi. Đặt sonde dạ dày thấy bị nghẽn hơi lồng ngực.

Chăm sóc:

Trẻ phải được đặt ở tư thế đầu cao, nghiêng phải, đồng thời tránh cho bé khóc to, gây hít không khí nhiều, làm tăng chướng bụng, suy hô hấp.

2. Teo ruột:

Sau sinh biểu hiện lâm sàng: ói dịch vàng, chậm đi phân su, bụng chướng khi tắc thấp hoặc không chướng nếu là tắc cao ở tá tràng, hổng tràng.

Nguyên tắc: khi đứng trước một trẻ sơ sinh ói dịch vàng phải nghĩ đến tắc ruột cho đến khi có bằng chứng ngược lại.

Chăm sóc:

Trẻ phải được ủ ấm, giải áp đường tiêu hoá bằng cách hút liên tục thông dạ dày.

Nằm đầu cao tránh hít dịch ói.

Truyền dịch bồi hoàn nước và điện giải, ủ ấm và kháng sinh phổ rộng.

3. Thoát vị chân cuống rốn và hở thành bụng bẩm sinh:

Trẻ có nguy cơ bị hạ thân nhiệt, mất nước, nhiễm trùng, thắt nghẹt ruột, hoại tử và tắc ruột. Xử trí ban đầu là truyền dịch, ủ ấm, cho kháng sinh, vitamin K, đặt thông dạ dày, thông tiểu.

Nếu là thoát vị chân cuống rốn: phải dùng gạc ấm bao bọc bảo vệ túi thoát vị, tránh bị rách túi.

Trong trường hợp hở thành bụng: phải dùng gạc ẩm bao bọc ruột, tránh làm tổn thương ruột và mạch máu mạc treo.

4.  Các thương tổn thận và đường tiết niệu:

  1. Hội chứng khúc nối bể thận niệu quản:

Theo dõi sát và quyết định phẫu thuật khi thận ứ nước ngày càng tăng và chức năng thận suy giảm.

  2. Van niệu đạo sau:

Là dị tật gây tử vong cao, 40% dẫn đến suy thận giai đoạn cuối trước lúc 5 tuổi.

5.  Thoát vị màng não tủy:

Là một nang phồng lên, bên trong chứa dịch não tuỷ và thông thương với khoang dưới nhện.

Có thể tồn tại ở thể nhẹ với lớp da và lông hay một u mỡ bao phủ bên ngoài hoặc trầm trọng hơn khi lớp dưới màng não lộ ra ngoài kèm theo dò dịch não tuỷ.

Vị trí thường gặp ở cột sống thắt lưng chiếm 80% trường hợp.

Chăm sóc:

Tránh sang chấn và làm tăng áp lực nơi tổn thương.

Phủ gạc ẩm lên chỗ thoát vị, nếu bao thoát vị bị vỡ, dịch não tuỷ dò ra ngoài, phải dùng gạc tẩm betadine che phủ và kháng sinh phòng ngừa.

Tránh để lây nhiễm phân vào chỗ thoát vị.

(chamsocbe.vn)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Một số bệnh ngoại khoa thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc (https://www.meo.vn/mot-so-benh-ngoai-khoa-thuong-gap-o-tre-so-sinh-va-cach-cham-soc.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *