Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Ngoài cây mọc hoang, có thể trồng cây lá lốt bằng mấu thân: cắt cành thành từng khúc 20-25 m, cắm vào nơi ẩm ướt. Có thể thu hái thân và lá quanh năm để làm rau gia vị và làm thuốc. Lá lốt rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô để dùng dần.
Lá lốt dùng làm rau ăn sống như các loại rau thơm khác, hoặc làm gia vị để nấu canh cá, lươn, ếch, ba ba, ốc, hến…tạo hương vị thơm ngon, khử bớt khí hàn (lạnh) của thực phẩm, giúp giảm bớt mùi tanh và chống dị ứng. Ngoài ra, lá lốt còn dùng gói thịt bò, sườn bò, thịt heo, thịt vịt, thịt cua, cá, lươn, ốc… để nướng, chiên hoặc xào với thịt bò, heo, cá, lòng gà… tạo nên hương vị hấp dẫn, ngon miệng và bổ dưỡng.
Theo đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm.Tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị). Tán hàn (làm tan khí lạnh), hạ khí, chỉ thống (làm hết đau). Lá lốt thường được dùng chữa phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, các khớp đau nhức, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng, tiêu chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi.....
Dưới đây là một số món ăn bài thuốc bạn có thể tham khảo:
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Đau xương khớp: Liều dùng: 10g-20g lá khô, hoặc 30-50g lá tươi mỗi ngày. Có thể dùng thân, hoa và rễ nấu lấy nước uống và ngâm tay chân chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân.
Chân tay ra nhiều mồ hôi: Lá lốt tươi 30-50g, lá ngải cứu tươi 30-50g, giã nát, cho thêm ít muối, nấu vừa sôi, ngâm chân tay đến khi nước nguội (có thể thêm ít nước sôi vừa đủ ấm để ngâm tiếp). Sau đó lau tay chân thật khô.
Phong tê thấp (phong hàn thấp gây đau lưng, sưng đầu gối hoặc tê buốt bàn chân): Lá lốt 12-16g, rễ cây cỏ xước 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 12g, kinh giới 8g, tầm gửi, cây dâu 12g, rễ cỏ tranh 10g. Tất cả nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.
Hoặc dùng lá lốt tươi và lá ngải cứu tươi giã nát, thêm giấm, đem chưng nóng rồi chườm, đắp vào chỗ đau.
Chữa đau bụng lạnh, đi cầu lỏng, buồn nôn, nấc cụt: Dùng lá lốt tươi 30-50g, rửa thật sạch với nước muối, nhai nát để nuốt nước.
Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc: Lá lốt đã rửa sạch, vò nát, nhét vào lỗ mũi.
Giải độc say nấm: Dùng lá lốt tươi, lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g, rửa thật sạch, giã nát, thêm nước sạch, lọc lấy nước cốt để uống. Nếu bị rắn độc cắn, cũng nên cho nạn nhân uống nước thuốc này trong khi đưa đi cấp cứu.
Trong lá lốt có tinh dầu, nên lúc đầu không quen, thấy có mùi hơi khó chịu, nhưng khi nướng qua hoặc khi nấu vừa chín thì có mùi thơm dịu (nếu nấu quá chín thì tinh dầu sẽ bị bay hơi). Lá lốt còn được dùng để nấu canh, nướng, chiên hoặc xào thịt bò, thịt heo hay các loại thủy hải sản.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Thịt bò nướng lá lốt: Thịt bò bằm nhỏ, lá lốt lớn rửa sạch, đậu phụng rang giã dập. Gia vị: muối, tiêu, bột nêm, củ sả bằm, bột cà ri. Rau thơm các loại, xà lách, dưa leo, dứa, chuối chát, khế chua. Mắm nêm pha hoặc nước mắm pha chua ngọt. Bún và bánh tráng để cuốn. Ướp thịt bò với gia vị, củ sả bằm. Để thịt thấm đều trong 20 phút. Cuộn thịt bò trong lá lốt thành cuốn nhỏ vừa ăn, sau đó đem nướng trên bếp than, trở đều tay cho đến khi chín đều. Khi bò nướng lá lốt chín, bày ra đĩa, rắc đậu phộng rang lên trên. Khi ăn cuốn bánh tráng với các loại rau quả và bún, chấm mắm nêm hoặc nước mắm pha tùy khẩu vị.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Canh lá lốt: Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi nước, nấu sôi, cho các thực phẩm chính vào (thịt, mọc, giò sống, cá, nghêu…) nấu như nấu canh, cho thêm ít gừng tươi giã dập. Nhấc nồi xuống (không cho hành ngò), cho lá rau húng quế hoặc lá ngải cứu xắt nhỏ. Ngon nhất là nấu canh lá lốt với các loại cá làm chả viên.
Canh lá lốt rất thích hợp ăn vào mùa đông, sau đợt mưa kéo dài, giúp cơ thể ấm, chống tình trạng ớn lạnh, nặng nề, buồn bực, không muốn hoạt động, đau nhức gân xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra. Thường thì một người có thể ăn từ 50- 80g lá lốt mỗi ngày.
Lá lốt nấu canh với các loại nhuyễn thể như sò, nghêu, ốc, hến... hoặc cá lóc, cá trê, cá ba sa… làm chả viên, vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng, có ích cho việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Ở vùng đồng bằng Nam bộ, lá lốt được dùng chế biến nhiều món ngon như:
Gỏi lá lốt: Lá lốt rửa thật sạch, xắt nhỏ như sợi chỉ, vắt chanh vào ăn sống.
Lá lốt luộc: Lá lốt luộc chấm nước mắm tỏi gừng.
Theo Lương y Đinh Công Bảy
Meo.vn (Theo PNO)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Món ăn bài thuốc từ lá lốt (https://www.meo.vn/mon-an-bai-thuoc-tu-la-lot.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.