Máy chụp cắt lớp có thể gây ung thư và tổn hại tế bào DNA

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Các loại máy xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh hiện đại như máy chụp cắt lớp hoạt động dựa trên nguồn bức xạ ion hóa, đây là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư và tổn hại tế bào DNA.

Theo tin tức từ ABC News, các bác sĩ và các tổ chức y tế đêu đang lo lắng về việc phát triển tăng vọt của các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh dựa trên bức xạ ion hóa. Bức xạ này có thể làm tổn hại tế bào DNA và theo thời gian, có thể dẫn đến ung thư. Bệnh nhân hay bác sĩ tiếp xúc với các thiết bị phát ra bức xạ ion hóa này càng nhiều, rủi ro bệnh tật sẽ càng tăng cao.

Trong số đó, máy chụp cắt lớp là thiết bị phát ra bức xạ ion hóa cao hơn nhiều so với bức xạ X-quang truyền thống. Nhờ hình ảnh chính xác về mọi bộ phận trong cơ thể, có khả năng phát hiện tế bào ung thư mà việc sử dụng máy chụp cắt lớp ngày càng phổ biến. Năm 1980, chỉ có khoảng 3 triệu ca chụp cắt lớp ở Mỹ. Đến năm 2013, con số này đã tăng vọt lên 76 triệu.

Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính có sự trợ giúp của máy tính) là một phương pháp kiểm tra bằng X-quang tiên tiến có sử dụng kỹ thuật chụp X-quang và máy tính để thu được các hình ảnh của cơ thể. Máy CT là hệ thống mô phỏng bằng laze để định vị chính xác vị trí, tư thế và tọa độ khi chụp ảnh. Có thể chụp cắt lớp toàn cơ thể đồng thời mô phỏng kết quả chụp. Khả năng thực hiện nhiều thăm khám phức tạp: CT sinh thiết, CT toàn cơ thể, CT phức tạp.

Máy chụp cắt lớp phát ra bức xạ ion hóa gây ung thư và tổn hại DNA. Ảnh: ABC News

Trong năm 2009, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ ước tính rằng 72 triệu ca quét CT bằng máy chụp cắt lớp thực hiện trong năm 2007 có thể dẫn đến 29.000 trường hợp ung thư trong tương lai. Và một vài năm trước đây, khi Viện Y học Mỹ tìm kiếm mở rộng các nguyên nhân môi trường gây nênbệnh ung thư vú, họ đã kết luận rằng một trong những yếu tố liên quan chặt chẽ với nguy cơ phát triển căn bệnh này là bức xạ ion hóa từ máy chụp cắt lớp.

Rebecca Smith-Bindman, Giáo sư về X quang, dịch tễ học, thống kê sinh học và chính sách y tế tại trường Đại học California, San Francisco (Mỹ) cho biết: “Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị có bức xạ trong y tế nên có trong danh sách phòng chống bệnh ung thư ở mỗi người phụ nữ”.

David J. Brenner, PhD, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phóng xạ tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng: “Khoảng một phần ba của xét nghiệm chụp cắt lớp hiện nay là không cần thiết hoặc có thể tránh được bằng cách sử dụng chụp X-quang thông thường hoặc một bài kiểm tra hình ảnh mà không sử dụng bức xạ, giống như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ MRI”.

Cuộc mạng hóa y học ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, tiêu biểu là phát minh máy chụp cắt lớp đã ngăn chặn các ca phẫu thuật thăm dò không cần thiết, tăng hiệu quả cho việc việc chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, bệnh tim và đột quỵ. Phát minh đột phá khiến bác sĩ và bệnh nhân cũng lạm dụng nó nhiều hơn dù nó có nhược điểm. Trên hết, giá cả và thời gian là ưu điểm của chụp cắt lớp, nó là rẻ hơn và nhanh hơn so với chụp cộng hưởng từ MRI.

Theo Thái Hà/Vietq.vn

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Máy chụp cắt lớp có thể gây ung thư và tổn hại tế bào DNA (https://www.meo.vn/may-chup-cat-lop-co-the-gay-ung-thu-va-ton-hai-te-bao-dna.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *