Mách nhỏ cách phòng và điều trị bệnh khớp

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Bạn còn trẻ nhưng thỉnh thoảng thấy đau nhức bắp chân, hay mỏi khớp, tê dọc cánh tay, đau nhói ngón tay và vùng thắt lưng…

Hãy cẩn thận vì đó có thể là triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp, một căn bệnh không hiếm gặp ở phụ nữ trưởng thành độ tuổi từ 30 – 60 tuổi.

Cứ ngỡ chỉ các ông bà già mới bị loãng xương, thoái hóa khớp… nhưng không, chính người trẻ trong xã hội hiện đại cũng dễ mắc phải chứng bệnh này.

Dù đã nghiên cứu nhiều năm nhưng các bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, điều không may là viêm khớp dạng thấp lại hay gặp ở nữ giới trong độ tuổi lao động nên nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc và sinh hoạt thường ngày. Chính vì thế mà chúng ta cần điều trị cho tốt, không nên chủ quan lơ là.

Phân biệt các dạng bệnh khớp

Bạn có để ý rằng, cứ mỗi khi mắc bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, sốt siêu vi… thì bạn sẽ bị đau nhức mình mẩy, tay chân, đau cả những khớp xương? Chứng đau âm ỉ cho đến khi các bệnh lý nhiễm trùng kia dứt hẳn thì chúng cũng biến mất không để lại chút “dư âm” nào.

Đó là bởi vi trùng cũng xâm nhập vào cả khớp xương, tuy nhiên do được điều trị kháng sinh nên chúng cũng bị đào thải như siêu vi, vi trùng và virus cúm.

Trong khi đó, cột sống do chịu rất nhiều sức ép của cơ thể và phải nâng đỡ cả con người, nếu bị viêm khớp thì chúng sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh và gây ra chứng viêm đốt sống. Lúc này, bạn có cảm giác tê dọc cánh tay, đau nhói ngón tay và vùng thắt lưng.

Chưa kể đến chứng suy thoái khớp ở phụ nữ sau tuổi 40, đến độ tuổi này, khớp sẽ dễ bị viêm, đồng thời xuất hiện các đốt Heberden nhỏ trong xương, gây đau nhức đến mức phải dùng thuốc giảm đau. Ngoài ra, bệnh vẩy nến (psoriasis) đôi khi cũng là tác nhân gây nên triệu chứng sưng và đau khớp xương.

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở nữ giới

Viêm khớp dạng thấp được các bác sĩ chuyên khoa xác nhận là một bệnh tự miễn điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên. Bệnh chiếm đến 75% phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 60.

Bệnh này gây ra chứng viêm khớp cấp tính thường kéo dài 1 – 2 tuần, kèm triệu chứng đau khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, chân, bàn chân, ngón chân… Người bệnh có cảm giác đau nhất là thời điểm nửa đêm về sáng.

Sau đó, bệnh sẽ chuyển biến theo 2 hướng, một là hết đau và sẽ đau vào đợt khác sau vài tháng, hai là đau dai dẳng, tổn thương sụn khớp, khiến tay chân co quắp, khó cầm nắm, cử động đau…

Nếu để lâu không điều trị, tổn thương nặng hơn làm hẹp dần khe khớp, đầu xương, gây biến dạng khớp, dính khớp… Đây là lúc bạn bị suy giảm chức năng vận động và dễ mắc các bệnh lý khác như: tim mạch, loãng xương, nhiễm trùng, kháng steroid và NSAIDS (không steroid).

Điều trị sớm, giảm rủi ro

Với viêm khớp dạng thấp cần được điều trị Đông y hoặc Tây y kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu nếu bệnh đã ở thể nặng. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc, vì có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm.

Đa phần bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau nếu bạn cảm thấy các cơn đau nhức diễn biến quá nhanh và quá nhiều.

Vì không có thuốc đặc trị nên cần phòng hơn chống. Tốt nhất khi cảm thấy các khớp tay chân đau nhức, sốt nhẹ, cứng khớp vào buổi sáng (bàn tay cứng đờ khó cầm nắm lúc mới ngủ dậy), mệt mỏi, ăn uống kém… thì nên nghĩ đến bệnh này.

Nếu để bệnh lâu hoặc chữa trị sơ sài theo lời bày vẽ của những người không có chuyên môn sẽ sinh nhiều biến chứng như viêm màng ngoài tim, viêm hạch bạch huyết, biến dạng khớp…

Tốt nhất nên tăng cường các hoạt động thể chất, nghỉ ngơi trong thời gian sưng đau nhiều, tăng cường vận động, tập luyện, xoa bóp để tránh dính khớp, teo cơ. Những thức ăn chứa lượng chất béo cao như thịt lợn hun khói, thịt bò, bơ… có thể làm tăng prostaglandin trong cơ thể.

Prostaglandin là chất gây ra viêm, đau, sưng và phá hủy khớp ở những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp, vì thế nên tránh nạp chúng vào cơ thể.

Thay vào đó, trái cây, rau xanh, hạt mầm… chứa nhiều phytonutrient, đây là chất có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng ô xy hóa (bao gồm vitamin C, E, selenium và cả carotenoid). Hơn nữa, trong rau, củ, quả cũng có chứa những thành phần kháng virus, kháng viêm và chống khối u.

Bài tập đơn giản cho người bận rộn ngay tại bàn làm việc

Cho khớp cổ tay: Đặt cánh tay lên mặt bàn, chừa phần bàn tay ra ngoài, gập bàn tay và cổ tay chĩa xuống mặt đất một góc 90 độ, sau đó từ từ đưa tay lên. Vẫn giữ cổ tay và cánh tay đúng vị trí trên bàn. Sau đó xoay vòng bàn tay như múa nhưng chậm rãi. Động tác này tập khoảng 5 – 10 lần.

Cho ngón tay: Gập bàn tay lại nắm chặt hình quả đấm, duỗi và xòe các ngón ra hình ông sao. Dùng ngón tay cái chấm lần lượt trên đầu từng ngón. Động tác này tập 5 – 10 lần.

BACSI.com (Theo Eva)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Mách nhỏ cách phòng và điều trị bệnh khớp (https://www.meo.vn/mach-nho-cach-phong-va-dieu-tri-benh-khop.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *