Làm thế nào tự sửa những “thói hư tật xấu”? – Phần cuối

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

(Webtretho) Nhng thói quen không tt đôi khi ch nh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình của bạn, nhưng cũng có thể gây tổn thương đến người khác. Sng vào thi bui này, bn hn nhiên không mun mình b xem là con người kém văn minh. Điu này khó mà d, d mà li khó; ct lõi vn đ ch bn nhn thc được và quyết tâm từ b nhng “thói hư tt xu” ca chính mình.

>> Phần 1

6. Tật xấu: Bừa bãi

Ảnh: Real Simple

Vì sao bạn làm vậy? Bạn có lẽ thích được bao quanh bởi một đống hỗn độn các loại sổ sách giấy tờ vì chúng kích thích sức làm việc và nhắc nhở bạn về công việc. Nhưng mặt trái của sự bừa bãi này là bạn sẽ mất thời gian đáng kể để tìm kiếm một tài liệu khi cần.

Làm thế nào để khắc phục? Phân loại giấy tờ thành những bộ riêng chẳng hạn những tài liệu bạn cần làm ngay hay cần nghiên cứu thêm, hoặc theo các dự án tùy theo tính chất công việc sao cho thuận tiện cho bạn. Sử dụng các bìa tài liệu hay hộp được đánh dấu màu để tiện tìm kiếm khi cần thiết. Sự ngăn nắp và khoa học khiến bạn làm việc hiệu quả hơn mà không hề mất đi cảm giác kích thích làm việc trong không gian văn phòng của mình.

7. Tật xấu: Mượn danh người khác

Vì sao bạn làm vậy? Bạn cảm thấy tầm thường và muốn trở nên đặc biệt hơn những người xung quanh. Bạn nghĩ rằng mọi người sẽ ấn tượng với bạn nếu bạn có liên hệ với một người đáng kính hay nổi tiếng nào đó. Thêm vào đó, mượn danh một người có thế lực có thể được xem là một cách đe dọa, đó là một kiểu khuếch trương thanh thế cho bản thân.

Làm thế nào để ngừng lại? Hãy lắng nghe bản thân mình. Nhắc nhở mình rằng bạn không cần phải mượn tên tuổi của ai khác để làm tăng giá trị bản thân. Nếu bạn đã quen với việc lôi tên người khác vào câu chuyện của mình, hãy bắt đầu sửa tật xấu này bằng cách hướng câu chuyện liên quan đến nhân vật kia theo hướng chia sẻ thông tin thay vì để dìm người đang đối thoại xuống và nâng mình lên. Và luôn nhớ tôn trọng sự thật cũng như kể toàn bộ câu chuyện, chẳng hạn như “À, tôi gặp anh diễn viên đẹp trai đó trong một bữa tiệc, anh ta không thực sự nói chuyện với tôi, nhưng cũng có cười với tôi khi tôi nhìn anh ấy.”

8. Tật xấu: Gặm móng tay

Vì sao bạn làm vậy? Bạn gặm móng tay để cảm thấy dễ chịu và giải tỏa lo âu. Cắn móng tay có thể được xem là hình thức người lớn của tật mút ngón tay cái ở trẻ em.

Làm thế nào để khắc phục? Đầu tiên, hãy ghi nhận những lần bạn cắn móng tay, tiếp đến thay thế bằng hành động khác. Giữ một quả bóng cao su mềm trên bàn làm việc để chơi khi bạn bắt đầu căng thẳng và muốn gặm móng tay. Bạn cũng có thể sơn móng tay vì bạn hẳn sẽ không muốn nuốt lớp sơn hóa chất kia vào bụng mình đâu. Để củng cố thêm, hãy đi ra tiệm làm một bộ móng tay thật đẹp, bạn sẽ trông đẹp hơn và sau khi trả tiền cho dịch vụ xa xỉ này, bạn sẽ không nỡ để phá hoại nó.

9. Tật xấu: Than vãn rên rỉ

Vì sao bạn làm vậy? Bạn cảm thấy thiếu tự tin rằng mình có quyền đòi hỏi một điều gì đó. Khi còn là một đứa trẻ, bạn than vãn rên rỉ khi bạn không có được cái bạn muốn, và sau đó bạn được đáp ứng yêu sách.

Làm thế nào để chấm dứt? Là một người trưởng thành, thật đáng ngạc nhiên nếu bạn cho rằng bạn sẽ có được một kết quả tương tự hồi nhỏ sau khi than vãn. Nếu chồng hay bạn bè bảo bạn là một “trùm bán than”, hãy nhớ mà sửa đổi. Đơn giản là hãy đề nghị điều bạn muốn một cách thẳng thắn nhất. Chẳng hạn, thay vì mất cả buổi tối để phàn nàn với chồng về việc bạn phải làm việc nhà quá nhiều, hãy bảo anh ấy rửa chén bát cho bữa tối này giúp bạn để bạn có thể làm việc khác hoặc nghỉ ngơi một chút. Bạn nên biết rằng hầu hết mọi người đều tự nhiên phát triển kỹ năng phản ứng lại những cơn rên rỉ than vãn, vì nó thường khiến họ cảm thấy tự ái hoặc nếu cứ chịu đựng thì tần suất ca cẩm sẽ càng tăng lên.

10. Tật xấu: Ngồi lê đôi mách

Vì sao bạn làm vậy? Bạn cố gắng chuyển hướng tập trung của mọi người khỏi sơ hở của bạn bằng cách phơi bày những điều về người khác. Nhưng một người quen thói buôn chuyện kể xấu người khác sau lưng thường không thực sự tin bản thân cô ta đủ tốt.

Chẳng ai thích kẻ "ngồi lê đôi mách" cả. Ảnh: Real Simple

Làm thế nào để từ bỏ? Tập trung vào cuộc trò chuyện bằng cách chia sẻ kinh nghiệm bản thân, như việc tìm ra một quán ăn rất ngon gần đây. Bạn có thể làm câu chuyện thú vị hơn bằng cách xen vào những sự kiện, tin tức thể thao, âm nhạc thời thượng. Bạn có nhiều chuyện để nói thay vì nói sau lung người khác. Thêm vào đó, bạn không thể nào biết được ai đang nghe câu chuyện của bạn. Vậy nên, nếu có ý định nói xấu đồng nghiệp của mình, hãy ý thức rằng người thân hay bạn bè của anh / cô ấy có thể ở ngay gần bạn khi bạn nói điều đó. Hãy nhớ rằng ngồi lê đôi mách khiến bạn trở nên xấu xí và thiếu tin cậy trong mắt người khác. Bạn có thể mất bạn hoặc quan hệ công việc chỉ vì “vạ miệng” thôi đấy.

11. Tật xấu: Quá cầu toàn

Vì sao bạn như vậy? Có thể do cha mẹ bạn đã đặt kỳ vọng quá cao vào sự toàn diện của con cái (chẳng hạn luôn đòi hỏi con phải là học sinh giỏi toàn diện và không có điểm dưới 8). Bạn thể hiện bản thân bằng những gì bạn làm, nhưng rồi không có gì được hoàn thành vì bạn quá chăm chút tiểu tiết để hướng đến một sự hoàn hảo hão huyền.

Làm thế nào để khắc phục? Tập cho mình bớt chăm chút đi. Cố làm một công việc tầm thường vặt vãnh không đòi hỏi chuyên môn hay sự thể hiện cá nhân rõ rệt, chẳng hạn như trải giường hoặc rửa bát đĩa. Bạn sẽ thấy hậu quả không khủng khiếp cho lắm. Đặt giới  hạn thời gian cho công việc và sử dụng chuông báo; bạn sẽ không có lúc nào để “thêm thắt“ cho công việc của mình để làm nó thật hoàn hảo. Cuối cùng, cho vui thôi, hãy làm gì đó mà bạn không có sở trường, như thử hát đơn ca trong một bữa tiệc công ty (nếu bạn không phải là ca sĩ của công ty) hay tham gia chơi trò chơi đồng đội với bạn bè mà không cần quan tâm đến điểm số.

5 bước thể chuyển biến một thói quen xấu

  1. Nhận thức được khi nào tật xấu của bạn được thể hiện ra. Xác định đâu là những tình huống bạn thường bộc lộ tật xấu của mình nhất. Ghi nhận lại tần suất và nơi bạn bộc lộ chúng.
  2. Nhận thức được hậu quả của chúng. Ghi ra những lợi thế và tác hại của việc giữ hoặc thay đổi thói quen của mình.
  3. Xác định được hành vi có thể thay thế thói quen cũ để thực hiện thay vì trở lại với thói quen của mình.
  4. Xác định mục tiêu của bạn. Lên kế hoạch ngắn và dài hạn, và tự thưởng cho bản thân khi bạn đạt được chúng.
  5. Nên biết bạn là con người và có quyền va vấp. Vì vậy, đừng nên dằn vặt bản thân quá đáng nếu lỡ may bạn vô thức “trở lại đường cũ”, đó cũng là một phần tự nhiên của sự biến chuyển.
Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Làm thế nào tự sửa những “thói hư tật xấu”? – Phần cuối (https://www.meo.vn/lam-the-nao-tu-sua-nhung-thoi-hu-tat-xau-%e2%80%93-phan-cuoi.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *