Làm gì khi vừa bị viêm nang lông, da lại khô?

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Em vừa bị viêm nang lông, da lại khô, về mùa đông da em bị tróc vẩy trong rất xấu xí. Bác sĩ giúp em cách chữa trị bệnh này ạ.

BS Nguyễn Thị Thanh Toàn, chuyên khoa Da Liễu, hệ thống phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, trả lời:

Khô da là sự mất nước quá đà khiến da không đủ độ ẩm để duy trì các chức năng bình thường, thể hiện qua cảm giác căng, khô ráp, bong tróc vẩy, nứt nẻ và ngứa đỏ ở người bệnh. Thông thường, khô da tuy không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bệnh gây khó coi về phương diện ngoại hình, là một vấn đề đã đang được nhiều người quan tâm.

Các nguyên nhân làm tổn thương hàng rào lipid bảo vệ da khiến da không còn khả năng giữ nước dẫn đến khô da bao gồm:

– Thời tiết nóng quá hay lạnh quá, độ ẩm thấp.

– Tắm nước nóng hay tắm quá lâu, tắm hồ bơi thường xuyên với nước clor làm mất đi các lipid tự nhiên của hàng rào bảo vệ da.

– Savon và chất tẩy rửa có độ kiềm cao nhất là savon khử mùi và sát khuẩn, vài loại dầu gội đầu cũng có khả năng làm tổn thương gia.

– Phơi nắng quá lâu.

– Thuốc (trị cao huyết áp, lợi tiểu, thuốc trị mụn) làm thây đổi sự cân bằng độ ẩm trong da.

– Bệnh da như vẩy cá, vẩy nến gây hư hỏng chức năng hàng rào bảo vệ da.

Để cải thiện và không làm nặng thêm tình trạng khô da, em nên áp dụng thường xuyên các lời khuyên sau:

– Sử dụng dưỡng ẩm cho da hằng ngày ngay sau khi tắm (cetaphil, physiogel) để ngăn nước bóc hơi qua da và dùng vaselin buổi tối giúp giữ nước trên bề mặt thượng bì da.

– Tắm nước ấm, không nóng và không tắm lâu quá 5 phút để tránh mất chất nhờn trên da, không nên xông hơi và đi tắm hơi.

– Tránh dùng xà phòng có độ kiềm mạnh, tránh sử dụng các sản phẩm khử mùi và sát khuẩn, những sản phẩm có sử dụng thuốc bảo quản và có độ cồn.

– Dùng máy tạo độ ẩm cho không khí trong phòng

– Uống nhiều nước, có chế độ ăn cung cấp đủ sinh tố A, C, E, Mg.

– Mặc quần áo cotton kích thích da, giặt đồ với chất tảy không màu, không hương liệu.

Các biện pháp trên sẽ giúp em cải thiện vấn đề về da của mình nhiều hơn. Ngoài ra, em nên gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu kiểm tra thêm một số triệu chứng như: Thời gian bị khô da, bong vẩy, có kèm triệu chứng ngứa hay đỏ không để chẩn đoán nguyên nhân tình trạng khô da của em, viêm nang lông đồng thời có hướng điều trị cụ thể hơn.

Theo nld.com.vn

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Làm gì khi vừa bị viêm nang lông, da lại khô? (https://www.meo.vn/lam-gi-khi-vua-bi-viem-nang-long-da-lai-kho.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *