Làm gì để phòng tránh ngộ độc khoai mì?

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Mấy đứa con tôi rất thích ăn khoai mì.Tôi nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khoai mì cho các con?-  (Bích Liên – TP.HCM)

Trong củ, lá khoai mì có chứa một lượng axít cyanhydric (HCN) đáng kể. HCN là một axít hữu cơ không bị phá huỷ bởi nhiệt độ sôi.

Hàm lượng HCN phụ thuộc vào giống khoai mì (khoai mì đắng, khoai mì cao sản chứa HCN cao hơn khoai mì ngọt); HCN có nhiều ở vỏ củ, lõi củ (ở lá cao hơn củ 3 – 5 lần). Khi hàm lượng HCN cao trong thức ăn chế biến từ khoai mì vào cơ thể người sẽ gây ngộ độc thực phẩm.

Để phòng tránh ngộ độc:

không sử dụng khoai mì đắng, khoai mì cao sản (cả củ và lá) để chế biến thức ăn. Khi nghi ngờ khoai mì độc hay thấy đắng, tuyệt đối không ăn. Trước khi ăn, cần gọt, bóc vỏ kỹ, rửa ngâm nước sạch, luộc mở vung và nấu chín kỹ; lá khoai mì cần ngâm nước, rửa sạch, muối chua hoặc luộc thật kỹ…

Các biện pháp xay nghiền, lọc bột, ngâm, luộc kỹ, ủ chua có thể loại bỏ phần lớn HCN trong khoai mì.

TS Lâm Quốc Hùng, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm

Theo SGTT.vn

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Làm gì để phòng tránh ngộ độc khoai mì? (https://www.meo.vn/lam-gi-de-phong-tranh-ngo-doc-khoai-mi.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *