Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Tiến sĩ – bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Phó khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM khuyên nữ giới nên đi khám phụ khoa thường xuyên, ít nhất là 6 tháng/lần.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Thông thường, nội mạc tử cung (NMTC) nằm trong buồng tử cung. Mỗi tháng, khi niêm mạc tróc ra sẽ gây nên hiện tượng chảy máu, đó là chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Thế nhưng, khi có sự hiện diện của mô tuyến niêm mạc tử cung và mô đệm tại một vị trí ngoài buồng tử cung – thường thấy trong cơ tử cung hoặc vùng quanh tử cung như vòi trứng, phúc mạc chậu, bề mặt, mô đệm buồng trứng, hoặc ở những bộ phận xa hơn như: đường ruột, vết mổ thành bụng, vết may tầng sinh môn... thậm chí lạc ở não, mắt hoặc ăn sâu vào thành trực tràng, vách bàng quang… y khoa gọi đó là lạc NMTC.
Lạc NMTC gặp khá nhiều ở phụ nữ Việt Nam, chiếm tỉ lệ cao là nhóm trong độ tuổi sinh hoạt tình dục, từ 18 – 45 tuổi. Không ít bệnh nhân mắc bệnh ở lứa tuổi rất trẻ và phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là vô sinh.
Ảnh: Internet
Hệ quả của lạc nội mạc tử cung
Khi bị lạc NMTC, phụ nữ vẫn có kinh như bình thường nhưng đến chu kỳ thường hay bị đau bụng. Cơn đau này càng lúc càng nhiều và ngày càng nặng hơn. Một số người bị lạc NMTC còn bị đau khi quan hệ tình dục. Tình trạng đau này ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả lao động, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Tùy vào vị trí lạc NMTC tại cơ quan nào sẽ gây rối loạn hệ cơ quan đó. Thường gặp nhất là NMTC lạc vào buồng trứng và tai vòi gây khó rụng trứng, viêm tắc vòi trứng, khiến người bệnh khó có con. Do đó, lạc NMTC được xem là một nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ bị hiếm muộn (25 – 55% phụ nữ lạc NMTC bị hiếm muộn). Phụ nữ bị lạc NMTC khi có thai cũng dễ bị sẩy, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu lạc NMTC tại thành ruột hoặc ăn sâu vào bên trong niêm mạc ruột già, trong thời gian hành kinh, người bệnh có thể sẽ bị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu.
Trong trường hợp NMTC bám vào ruột, mạc nối trong ổ bụng sẽ gây dính ruột, đôi khi gây tắc ruột.
Người bệnh khó nhận biết được bệnh lý
Do các dấu hiệu biểu hiện khác nhau trên các vị trí khác nhau của mô lạc NMTC nên đa số phụ nữ ban đầu đi khám vì những bệnh lý khác. Có người khám vì tiểu khó hoặc tiểu ra máu, có người khám vì tiêu chảy, vì đau bụng… và thầy thuốc cũng bị nhầm lẫn do sự phức tạp của bệnh.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Lạc nội mạc tử cung Anh, 65% phụ nữ được chẩn đoán do các bệnh lý khác, trước khi được chẩn đoán đúng bệnh.
Các thầy thuốc dựa vào một số triệu chứng thường gặp như đau bụng kinh, vô sinh, khối u cạnh tử cung để chẩn đoán bệnh.
Những phương tiện cận lâm sàng sử dụng hiện nay: Siêu âm là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán bệnh này. Dấu ấn sinh học CA125 tương đối có giá trị trong thực hành lâm sàng. Ngoài ra, với những trường hợp tương đối khó khăn, các thầy thuốc có thể dùng MRI, nội soi ổ bụng, soi bàng quang, soi trực tràng để chẩn đoán và điều trị bệnh.
Phương pháp điều trị
• Các phương pháp điều trị lạc NMTC hiện nay: theo dõi, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa. Chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào tuổi, triệu chứng lâm sàng, giai đoạn bệnh, có vô sinh hay không. Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị nào được xem là hoàn hảo. Tái phát có thể xảy ra đối với bất kỳ điều trị nào.
• Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể đang ở cấp độ 1 hoặc 2. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa cho bệnh nhân. Bước đầu dùng thuốc giảm đau và theo dõi. Nếu không có kết quả nên dùng nội tiết. Quá trình điều trị nội tiết tố này sẽ ngăn người bệnh có kinh nguyệt trong 6 tháng liên tục, làm cho niêm mạc mọc lạc chỗ bị teo đi, tróc ra. Tuy nhiên, cách này không được điều trị lâu dài vì tác dụng phụ của thuốc sẽ gây hiện tượng mãn kinh, đau nhức người (như nhức xương, rụng tóc, da khô...).
• Ở cấp độ 3 và 4: Đây là giai đoạn cần kết hợp giữa điều trị nội khoa và phẫu thuật. Tuy nhiên, kết quả điều trị nội khoa giai đoạn này có thể không đạt được như ở giai đoạn 1 và 2 vì hầu hết các vết lạc đã ăn sâu vào mô và các dây chằng. Phẫu thuật được tiến hành sau điều trị nội khoa để giảm kích thước mô lạc NMTC, giảm tình trạng mất máu.
• Đối với các trường hợp lạc NMTC nặng, đã có con, đau nhiều, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống, điều trị nội khoa thất bại, khi đó có thể phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung và hai phần phụ.
• Hiện nay, phương pháp phẫu thuật "vàng" được áp dụng phổ biến là phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật cũng có thể dẫn đến những tai biến ảnh hưởng đến bàng quang, ruột, niệu quản... do chúng gần với dạ con.
• Sau khi điều trị, nếu bác sĩ xác định bệnh nhân đủ khả năng có thai sẽ tư vấn giúp có thai. Với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị nhưng có thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi.
Meo.vn (Theo PN)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Lạc nội mạc tử cung (https://www.meo.vn/lac-noi-mac-tu-cung.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.