Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh – Cho bú, ợ & chăm sóc rốn

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

(Webtretho) Bạn đã vượt qua 9 tháng mang thai một cách cam go. Bạn cũng đã vượt qua luôn cả sự phấn khởi của việc sinh nở thành và giờ đây bạn đang chuẩn bị để được về nhà và bắt đầu cuộc sống mới với sinh linh nhỏ bé ấy của bạn. Nhưng khi đã đặt chân vào nhà rồi, bạn mới hốt hỏang nhận ra rằng bạn chẳng biết một tí gì về những gì mình đang làm cả!

Hãy xem qua những lời khuyên này vì chúng có thể giúp các bậc cha mẹ son cảm thấy tự tin hơn khi chăm sóc em bé của mình.

>> Cách bế & vuốt ve trẻ

>> Vệ sinh thân thể & xử lý hăm tã

Chăm sóc dây rốn và vết cắt bao quy đầu

Ngay sau khi bé được cắt da quy đầu, phần đỉnh đầu của dương vật thường được bao bọc bởi 1 miếng gạc có tẩm chất làm đông để giữ cho vết cắt không bị dính vào tã. Hãy nhẹ nhàng lau phần này thật sạch với nước ấm sau khi thay tã, sau đó nhẹ nhàng bôi chất làm đông vào phần đầu dương vật trở lại. Tình trạng sưng tấy và nổi đỏ của dương vật sẽ lành lại trong vòng vài ngày, nhưng nếu bạn phát hiện tình trạng này ngày càng nặng hay xuất hiện các vết rộp có mủ, có thể bé đã bị nhiễm trùng và điều bạn cần làm là gọi cho bác sĩ nhi ngay lập tức.

Rốn bé cần được giữ khô thoáng và hạn chế đụng chạm - Ảnh: Inmagine

Chăm sóc dây rốn ở trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Nhiều bác sĩ hướng dẫn rằng bạn có thể lau khu vực quanh rốn bằng cồn nguyên chất cho đến khi cuống dây khô lại và rụng xuống, thường có thể từ 10 ngày đến 3 tuần, tuy nhiên một vài bác sĩ khác lại cho rằng bạn không nên động đến khu vực này.  Hãy nói chuyện với bác sĩ của con bạn để biết được xem anh ta/cô ta chọn cách nào. Khu vực xung quanh rốn của trẻ không nên để bị dính nước cho đến khi cuống rốn rụng hẳn và vùng da này lành lại. Cho đến khi rụng xuống, cuống rốn sẽ đổi từ màu vàng sang màu nâu hoặc đen – đây là điều bình thường. Tham vấn bác sĩ của bạn nếu khu vực rốn trở nên đỏ tấy, có mùi khó chịu hoặc chảy mủ.

Cho trẻ bú và giúp trẻ ợ

Dù cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình, bạn có thể ngờ ngợ không biết mức độ thường xuyên của việc này. Thông thường, nhiều ý kiến cho rằng bạn nên cho trẻ bú dựa trên nhu cầu của bé – bất cứ khi nào trẻ thấy đói. Em bé có thể ra tín hiệu bằng cách khóc, đặt ngón tay vào miệng, hoặc tạo ra các tiếng mút...

Một trẻ sơ sinh cần được cho bú từ mỗi 2 đến 3 giờ đồng hồ. Nếu bạn cho trẻ bú mẹ, hãy để trẻ bú khoảng 10-15 phút mỗi bên vú. Nếu bạn cho trẻ bú bình, trẻ của bạn rất có thể sẽ cần khoảng 60-90ml sữa mỗi lần bú.

Vài trẻ sơ sinh có thể cần được đánh thức trong mỗi vài giờ để đảm bảo rằng chúng được bú đủ. Hãy gọi cho bác sĩ nhi của bạn nếu bạn thấy trẻ cần được đánh thức quá thường xuyên hoặc trẻ có vẻ kém ăn hoặc bú.

Khi nuôi con bằng sữa ngoài, bạn có thể dễ dàng kiểm soát được việc trẻ có được bú đủ hay không, nhưng nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, điều này có thể khó khăn hơn. Nếu bé nhà bạn có vẻ hài lòng, và thải ra khoảng 6 cái tã ướt và một vài chất thải một ngày, ngủ tốt, và tăng cân đều đặn, thì bé có lẽ đã được bú đủ. Nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng về sự phát triển hoặc thời gian cho bé bú.

Bế đứng bé sau khi bú xong để tránh trào ngược và giúp bé dễ ợ - Ảnh: Inmagine

Trẻ thường tiêu thụ cả không khí trong lúc bú, và điều này có thể làm cho bé khó chịu. Bạn có thể ngăn ngừa điều này bằng cách giúp bé ợ hơi thường xuyên. Cố gắng giúp bé ợ mỗi khi bé bú xong 60-90ml sữa nếu bạn cho bé bú bình, cũng như mỗi khi bạn đổi bên vú nếu bạn cho bé bú mẹ. Nếu bé của bạn bị đầy hơi, chướng bụng, hoặc có vẻ khó chịu trong lúc bú, khi bé bú bình được khoảng 30ml hoặc khi bé bú mẹ chừng 5 phút hãy giúp bé ợ.

Sau đây là các phương pháp giúp bẹ ợ hơi:

  • Bế bé thẳng đứng và đặt đầu của bé lên vai bạn. Đỡ lấy đầu và lưng bé trong khi tay kia vỗ nhẹ lưng bé.
  • Đặt bé ngồi vào lòng bạn. Một tay đỡ lấy ngực và đầu bé bằng cách đặt cằm bé vào lòng bàn tay bạn và để phần còn lại của tay lên ngực bé (chú ý rằng bạn nắm lấy cằm của bé, chứ không phải là cổ họng). Dùng tay còn lại nhẹ nhàng vỗ lưng bé.
  • Đặt bé nằm úp mặt trong lòng bạn. Đỡ lấy đầu của bé, và đảm bảo rằng đầu bé được nâng cao hơn ngực, và vỗ hoặc xoa nhẹ lưng bé.

Nếu con bạn không ợ sau vài phút, hãy đổi tư thế cho bé và cố giúp bé ợ trước khi cho bé bú tiếp. Luôn luôn giúp bé ợ khi bé đã bú xong, sau đó giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong ít nhất 10 -15 phút để tránh việc sữa bị trào ra.

Các phương pháp cho bé ngủ

Là bố mẹ trẻ, bạn chắc sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng trẻ sơ sinh, thường có vẻ như cần bạn từng phút trong ngày, thực tế lại ngủ tới 16 tiếng đồng hồ hoặc hơn trong một ngày! Trẻ sơ sinh thường ngủ trong một khoảng từ 3-4 tiếng. Đừng hi vọng là con bạn sẽ ngủ suốt trong đêm – hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất bé chúng cần đồ ăn mỗi vài giờ và sẽ bị thức giấc nếu bé không được cho bú trong 5 tiếng (hoặc thường xuyên hơn nếu bác sĩ của bạn lo lắng về sự tăng trưởng cân nặng ở bé).

Khi nào bé sẽ ngủ xuyên đêm? Rất nhiều trẻ ngủ xuyên đêm (khoảng 6-8 tiếng) vào thời điểm 3 tháng tuổi, nhưng nếu con bạn không như thế, thì không việc gì phải lo lắng cả. Cũng như người lớn, trẻ em sẽ phát triển mô hình ngủ và chu kỳ ngủ của riêng chúng, cho nên nếu trẻ của bạn đăng tăng trưởng và trông khỏe mạnh cứng cáp, đừng vội lo lắng buồn phiền khi bé không ngủ xuyên đêm lúc 3 tháng tuổi.

Đặt bé nằm ngửa và loại bỏ các vật dụng xung quanh khi bé ngủ - Ảnh: Inmagine

Một điều rất quan trọng đó là bạn cần đặt bé nằm ngửa trong lúc ngủ để giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Thêm nữa, bạn cần loại bỏ hết ga trải giường, vỏ chăn có lông, hoặc làm bằng lông cừu, thú nhồi bông và gối ra khỏi cũi của bé để đảm bảo rằng bé không bị vướng vào những thứ ấy hoặc bị nghẹt thở. Cũng nên chắc chắn rằng bạn đổi tư thế đầu cho bé đêm này qua đêm khác (ban đầu nghiêng phải, sau đó nghiêng trái, và cứ như vậy) để ngừa việc đầu bé có thể không đều do nằm quá lâu một bên.

Dù bạn có cảm thấy lo lắng khi chăm sóc trẻ sơ sinh, thì trong một vài tuần bạn sẽ tự phát triển cho mình một thói quen và trở thành các ông bố bà mẹ thật siêu! Nếu bạn có thắc mắc hay lo lắng, hãy tham vấn bác sĩ của bạn để được gợi ý cách tốt nhất có thể giúp bạn và bé nhà bạn phát triển tốt hơn.

<!]]>

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh – Cho bú, ợ & chăm sóc rốn (https://www.meo.vn/ky-nang-cham-soc-tre-so-sinh-cho-bu-o-cham-soc-ron.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *