Không nên ăn nhiều muối trong ngày “đèn đỏ”

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Hầu hết chị em chỉ chú ý đến những triệu chứng tiền "đèn đỏ" như đau bụng, đau ngực, đau lưng... mà ít chú ý đến cần tránh và nên ăn gì để chu kỳ kinh diễn ra "êm đềm".

Vì không biết nên khá nhiều chị em cảm thấy khó chịu, dễ nổi nóng và đổ lỗi nguyên nhân là do đang có vấn đề bí bách trong người.

Nổi nóng do muối?

Kỳ thực, nguyên nhân có thể do không lưu ý muối trong chế độ ăn. Trước những ngày hành kinh, lượng muối quá nhiều sẽ làm cho thành phần muối và nước bị tích lại trong cơ thể tăng lên, điều này không những dễ gây tăng huyết áp, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em trong kỳ kinh.

Thực nghiệm đã chứng minh, nếu trước khi có kinh ăn nhiều thức ăn mặn sẽ sinh hiện tượng đau đầu, bị kích động và dễ nổi nóng. Còn trước khi có kinh 10 ngày, bắt đầu ăn nhạt thì không thấy xảy ra hiện tượng trên.

Và ngay cả trong những ngày "đèn đỏ", chế độ ăn ít muối sẽ giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn, bụng dưới đỡ có cảm giác nằng nặc hơn.

Không ăn chua?

Các cô gái bắt đầu dậy thì có kinh thường được mẹ và chị gái truyền kinh nghiệm, không được ăn chua, từ trái cây cho đến canh chua, vì có thể gây kéo dài kỳ kinh và khiến lượng máu kinh chảy ra nhiều.

Chuyện chu kỳ kinh diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào cơ địa, nội tiết của từng người. Tuy nhiên, thực sự cũng liên quan đến... vị chua.

BS Dinh dưỡng Đào Thị Yến Thúy cho biết, ở những người nạy cảm, khi ăn chua hay cay quá có thể làm kích thích hệ thống thần kinh thực vật gây co thắt cơ trơn của dạ dày, đồng thời cũng làm co thắt cơ trơn tử cung, có thể dẫn đến ra huyết kinh nhiều hơn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có người không có vấn đề gì.

Câu trả lời đúng nhất chính là cơ thể bạn, hãy tự thực nghiệm xem, khi bạn ăn một quả chua, cay, mặn, đắng nào đó, lượng máu kinh và số ngày hành kinh có thay đổi không. Theo dõi trong khoảng 3 chu kỳ, bạn sẽ có câu trả lời chính xác nhất.

Những chất kích thích?

Rượu, bia, chè, thuốc lá... đều là những loại có chất kích thích tác động đến thần kinh, hormon, cơ trơn tử cung.

Uống rượu trong ngày "đèn đỏ" sẽ dễ say hơn và dễ mắc bệnh gan hơn những ngày bình thường. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của hormon mà các chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm đi rõ rệt.

Trong trà, cà phê, thuốc lá có chứa hàm lượng chất kích thích cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu nhiều.

Ăn uống đồ lạnh

Thức ăn, đồ uống lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh.

Thức ăn chiên rán

Thực phẩm rán cũng là một kiêng kỵ của chị em khi "đèn đỏ" vì sẽ tăng gánh nặng cho da. Chất dầu tằng tiết trong thời kỳ này khiến da nổi mụn, lỡ loét, viêm chân lông. Ngoài ra, khi hành kinh, chất béo và nước được trao đổi chậm, dễ gây tích mỡ trong cơ thể.

Mách bạn: Chế độ ăn uống trong kỳ kinh nên chọn những thức ăn dễ tiêu, ăn đa dạng các nguồn thực phẩm, bổ sung các thực phẩm giàu sắt để bù đắp lượng máu đã mất như thịt bò, thịt lợn, huyết, rau ngót, rau muống...

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Không nên ăn nhiều muối trong ngày “đèn đỏ” (https://www.meo.vn/khong-nen-an-nhieu-muoi-trong-ngay-den-do.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *