Không đặt vòng trong trường hợp nào?

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Tôi năm nay 31 tuổi, đã có một cháu gái 7 tháng tuổi, khi có kinh nguyệt trở lại tôi đến trạm y tế phường để đặt vòng. Trong quá trình đặt vòng bác sĩ nói trong tử cung của tôi có một cục thịt to bằng ngón tay cái, vậy có ảnh hưởng gì đến lần sinh thứ hai của tôi không?

Mấy ngày sau khi đặt vòng tôi thấy đau và dùng tay thăm dò. Tôi đụng vào vòng đã đặt liệu có ảnh hưởng gì khi quan hệ và có thể dính bầu không?

(NGUYỄN NGỌC TUYẾT)

- Trả lời của Phòng mạch Online:

Dụng cụ tử cung hay thường được gọi là vòng có nhiều loại, hiện nay loại thường sử dụng là dụng cụ tử cung hình chữ T có chứa đồng (TCu 380A).

Đuôi của dụng cụ tử cung có cột nối với hai sợi dây. Sau khi đặt dụng cụ tử cung, thân và cành của chữ T sẽ nằm trong lòng tử cung, phần sợi dây sẽ nhô vào âm đạo và được cắt chừa 2-3cm. Nhờ có phần dây nhô ra này, bác sĩ có thể nhận định được vị trí dụng cụ tử cung đồng thời lấy ra dễ dàng khi cần thiết.

Dụng cụ tử cung là một biện pháp ngừa thai tiện lợi (đặt một lần có hiệu quả ngừa thai lâu dài có thể tới 10 năm), hiệu quả và rẻ tiền. Hầu hết phụ nữ đều có thể đặt dụng cụ tử cung trừ khi có chống chỉ định.

Chống chỉ định của đặt dụng cụ tử cung (không nên đặt dụng cụ tử cung) bao gồm:

- Chưa có con

- Đang bị viêm nhiễm đường sinh dục

- Có tiền căn viêm nhiễm đường sinh dục

- Trước kia bị thai ngoài tử cung

- Rong kinh rong huyết

- Nghi ngờ có khối u đường sinh dục

- Nghi ngờ có thai

- Bệnh lý van tim hậu thấp

- Đau bụng kinh

Do đó bất kỳ trường hợp nào có ý định đặt vòng, nhân viên y tế sẽ kiểm tra có các chống chỉ định như trên hay không rồi mới tiến hành đặt dụng cụ tử cung.

Trong trường hợp của chị nói có sang thương bất thường (cục thịt to ở tử cung) thì làm sao có thể đặt vòng được. Tôi nghĩ có thể không có gì bất thường và chị đã được đặt dụng cụ tử cung. Nếu không yên tâm, chị nên khám lại để hiểu rõ hơn.

Chị tự khám (điều này không nên vì có thể làm gia tăng nhiễm trùng) và đụng vào vòng. Theo tôi, chị có thể chạm được dây vòng, trừ trường hợp vòng bị tụt thì chị đụng được vòng.

Tóm lại, chị nên khám kiểm tra lại. Lịch khám sau khi đặt dụng cụ tử cung bao gồm một tuần, một tháng, ba tháng sau đặt và nếu không có biến chứng sẽ theo dõi định kỳ mỗi sáu tháng đến một năm.

Theo Tuổi Trẻ

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Không đặt vòng trong trường hợp nào? (https://www.meo.vn/khong-dat-vong-trong-truong-hop-nao.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *