Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
(Webtretho) Hầu như tất cả các bà mẹ sau sinh đều băn khoăn rằng lượng sữa của mình có đủ cho bé bú hay không? Dĩ nhiên sẽ tồn tại khá nhiều trường hợp người mẹ không có khả năng sản xuất đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của con mình. Nhưng đó có phải là điều quá lo ngại?
Triệu chứng của việc thiếu sữa xảy ra khi cảm giác căng đầy ở ngực mất đi, hoặc nếu sữa ngừng chảy ra khỏi núm vú, đó là dấu hiệu phổ biến mà cơ thể bạn đã điều chỉnh theo nhu cầu ăn của bé.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu sữa là do estrogen trong thuốc tránh thai hay một số bệnh tật khác cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. Đối với một vài phụ nữ do phẫu thuật ngực hoặc chứng rối loạn nội tiết cũng khiến lượng sữa sản xuất ra rất thấp.
Biểu hiện của người mẹ ít sữa bao gồm: đau đầu vú, sữa tiết ra quá ít, bệnh lý tuyến vú…Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng bởi thực chất chỉ có khoảng 2-5% bà mẹ thiếu sữa cho bé bú mà thôi.
Lý do chính của việc sản xuất ít sữa là:
- Mẹ cảm thấy đau đầu vú khi cho bé bú hoặc bé vừa bú vừa ngủ nên không kích thích được sữa chảy ra.
- Mẹ thường cho bé dùng ti (núm vú) giả khiến cho thời gian bú của bé ngắn lại.
- Mẹ cho bé bú cách khoảng 4 giờ, sự thật là nên cho bé bú theo nhu cầu của bé chứ không nên dựa vào một thời khóa biểu nào cả.
Mẹ nên làm gì?
Trước tiên, cần phải loại trừ các báo động giả về nguồn sữa, bởi vì rất dễ nhận biết là bé có bú đủ hay không.
Cân nặng phản ánh rõ ràng việc này, nếu bé tăng cân thì nghĩa là bé bú đủ và ngược lại. Thực chất trẻ sơ sinh sau khi chào đời một vài ngày sẽ bị sụt khoảng 5-10% so với trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, khoảng 1 tuần sau đó, mẹ sẽ thấy bé phát triển và tăng cân rất nhanh.
Hãy quan sát xem phản ứng trước và sau khi bú mẹ của bé để biết là mẹ có đủ sữa cho bé bú không nhé! Nếu bé có những biểu hiện sau, bé đã được bú đủ và mẹ hãy yên tâm!
Bé bú cách 2-3 giờ 1 lần, mỗi ngày khoảng 12 lần bú.
Mẹ nghe được tiếng nuốt và sữa còn trong góc miệng của bé.
Sau bú bé khỏe mạnh, năng động.
Mẹ phải thay cho bé 5-8 cái tã ướt mỗi ngày.
Phân bé màu vàng và nhạt dần sau 5 ngày chào đời.
Cách tốt nhất để tăng lượng sữa:
Cho bé bú càng nhiều càng tốt, bú cả hai bên bầu vú, cứ thay đổi mỗi bên 15 phút.
Không dùng núm vú giả vì sẽ khiến thời gian bú bị ngắn lại.
Đừng sợ bé đói mà cho bé bú dặm thêm sữa công thức, nó sẽ khiến bé thích sữa công thức hơn vì nó ngọt hơn sữa mẹ, điều này khiến bé dễ lơ là vú mẹ. Thiếu sự kích thích của bé, ngực mẹ sẽ khó tiết sữa.
Nếu sữa dư nhiều, mẹ có thể vắt sữa bỏ vào tủ lạnh rồi hâm nóng cho bé dùng lại, việc hút sữa cũng kích thích tuyến sữa làm việc.
Một vài ngày sau sinh, bé rất hay ngủ vì vẫn chưa quen với môi trường bên ngoài, mẹ cần đánh thức bé dậy và tập thói quen cho bé bú.
Một số bệnh ảnh hưởng đến việc tiết sữa:
Bệnh tuyến giáp
Mất quá nhiều máu sau sinh
Bị sót nhau thai
Uống thuốc tránh thai quá sớm
Hãy cho bé bú đúng cách để kích thích việc tiết sữa và bảo đảm đủ lượng sữa mà bé cần.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Khi mẹ ít sữa (https://www.meo.vn/khi-me-it-sua.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.