Khi hơi thở bé không thơm tho…

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Hơi thở của trẻ khỏe mạnh đôi khi vẫn có 'mùi'. Nếu mùi này biến mất sau khi đánh răng hay xúc miệng thì là bình thường. Còn nếu không thì nhất thiết phải phải biết đích xác đâu là 'thủ phạm'.

Những vi khuẩn sống trong miệng thường 'tấn công' các mẩu thức ăn thừa dắt lại ở các kẽ răng, khe lợi, trên lưỡi hay bề mặt amindan chính là nguyên nhân gây ra mùi ở miệng của những đứa trẻ khỏe mạnh.

Các vi khuẩn 'tương tác' với nước bọt cũng có thể gây ra hơi thở hôi, đặc biệt là nếu miệng 'đứng yên' trong một khoảng thời gian nhất định, đó chính là thời điểm khi vừa ngủ dậy. Sau một giấc ngủ đêm dài, các phản ứng hóa học trong miệng sẽ tạo mùi và nó sẽ hết ngay sau khi bạn đánh răng hay xúc miệng. Ăn uống giúp làm sạch các hợp chất này, vì vậy bạn nên cho bé uống nước thường xuyên và ăn các loại snack như hoa quả, bánh quy dòn không đường.  

Nếu bé nhà bạn có thói quen mút ngón tay, dùng ti giả hoặc thích ngậm, nhai khăn vải thì đó cũng có thể là nguyên nhân gây mùi cho hơi thở. Những thứ mà bé cho vào mồm này sẽ là nguồn bổ sung vi khuẩn cũng tạo điều kiện cho chúng phát triển, sinh sôi. Cách xử trí thông thường là thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng nếu bé có tật mút tay. Nếu bé dùng ti giả thì phải thường xuyên tiệt trùng, luộc sôi vật dụng này. Tương tự như vậy là giặt sạch khăn hay các vật bé thường cho lên miệng. Tất nhiên, cách tốt nhất là nên tập cho bé thói quen không mút tay, bỏ ti giả cũng như không đưa các vật lạ vào miệng.  

Vệ sinh răng miệng kém luôn là khởi nguồn của chứng viêm lợi, áp xe... thủ phạm gây ra hơi thở hôi. Lúc này, bé nhà bạn cần được khẩn trương đưa tới nha sĩ.  

Với các bé có hơi thở hôi đi kèm tiết dịch mũi thì cần phải đưa đi khám ngay. Việc đầu tiên mà bác sĩ thường làm là kiểm tra mũi bé, xem có dị vật không.  

Viêm xoang hay viêm đường hô hấp cũng là thủ phạm gây hơi thở hôi. Ít phổ biến hơn là viêm họng, viêm hầu họng hay amidan. Lưu ý là ngay cả khi amidan không viêm thì các rãnh trên bề mặt với thức ăn trám đầy cũng có thể là thủ phạm.  

Cuối cùng, một số trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày - thực quản hoặc hay nôn trớ cũng thường có hơi thở hôi. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa thể trạng của bé với 'kinh nghiệm' mà trẻ học được mỗi khi chán ăn.

Theo Dân Trí

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Khi hơi thở bé không thơm tho… (https://www.meo.vn/khi-hoi-tho-be-khong-thom-tho.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *