Hồi sinh sau cái chết

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Suy gan, suy thận, suy tim giai đoạn cuối, hàng nghìn bệnh nhân đang phải đối mặt với cái chết. Nếu có nguồn tạng hiến, họ sẽ được cứu sống.

Thế nhưng bên cạnh việc khan hiếm nguồn hiến tạng do ý thức của người dân chưa cởi mở, tiến sĩ  Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) còn khẳng định, đại bộ phận người dân chưa có ý thức bảo vệ chính nguồn tạng của mình.

Kỹ thuật ghép không thua thế giới

Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Quyết, ghép thận đã trở thành kỹ thuật thường quy. Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện ghép tạng từ người cho chết não, cứu sống 9 bệnh nhân từ ba người cho chết não (ghép tạng cho 6 bệnh nhân suy thận nặng, hai người ghép van tim, một người ghép gan và bốn người ghép giác mạc). Đây cũng là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công hai ca ghép gan cho người trưởng thành.

Tiến sĩ Quyết cũng khẳng định “Kỹ thuật ghép tạng ở Việt Nam không thua kém các nước phát triển trên thế giới. Bệnh viện cũng đang nghiên cứu áp dụng thêm các biện pháp ghép tạng hữu hiệu để người bệnh không phải ra nước ngoài điều trị”.  Hiện chi phí ghép tạng ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với thế giới. Chẳng hạn, ghép thận ở các nước trong khu vực sẽ mất 700 triệu đồng, trong khi tại Bệnh viện Việt Đức chỉ mất 200 - 300 triệu đồng. Ghép gan ở bệnh viện mất 500 triệu đồng còn các nước trên thế giới là 1,5 - 2 tỷ đồng.

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đang thực hiện một ca ghép gan.
Ảnh: Trần Phương.

Vẫn khan hiếm nguồn hiến tạng

Tuy nhiên, việc khó khăn trong ghép tạng lớn nhất hiện nay là khan hiếm nguồn tạng. Hiện tại, có hàng chục nghìn người có nhu cầu được ghép tạng để tìm lại sự sống nhưng không có tạng để ghép. Những cuộc đời này đang khắc khoải từng giây, từng phút chống chọi với cái chết. Trên thế giới, 90% nguồn tạng được lấy từ người cho chết não, chỉ khoảng 10% là từ người cho sống. Nhưng ở  Việt Nam thì ngược lại, chủ yếu vẫn lấy từ người cho sống.

Trong khi đó, chỉ tính riêng tại Bệnh viện Việt Đức mỗi năm có hơn 1.000 trường hợp tử vong do chết não nhưng từ trước đến nay mới có ba ca hiến tạng. Ông Quyết chia sẻ, quá trình vận động người hiến tạng rất gian nan, vất vả do rào cản về mặt tâm lý, tôn giáo, tín ngưỡng. Trường hợp nào cũng khiến cả bác sĩ và người nhà rơi lệ.

Cần một lối sống lành mạnh

Tiến sĩ Quyết cảnh báo, lối sống không lành mạnh, coi thường sức khỏe là nguyên nhân làm gia tăng người phải ghép tạng. “Trong đó, việc lạm dụng rượu bia khiến số người bị xơ gan tăng mạnh. Riêng tại khoa Phẫu thuật gan mật, Bệnh viện Việt Đức mỗi ngày tiếp nhận 4 - 5 trường hợp bệnh nhân bị xơ gan. Bên cạnh đó, ở Việt Nam việc lạm dụng thuốc do tự ý kê đơn của người bệnh còn rất phổ biến. Nhiều trường hợp bị suy thận do dùng thuốc không đúng liều.

Do đó, để bảo đảm sức khỏe, tiến sĩ Quyết khuyến cáo, người bệnh luôn phải “lắng nghe” cơ thể mình. Nếu có biểu hiện khác lạ về mặt sức khỏe (ví dụ như đái ít, đau) cần đi khám bệnh ngay, tránh để tình trạng suy thận nặng mới đi chữa, sẽ tốn kém và không có hiểu quả, nhiều trường hợp phải ghép thận mới có cơ hội sống sót.

Tuyệt đối không được dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, không chữa bệnh theo kiểu truyền mệnh như uống mật cá trắm hoặc lạm dụng thuốc nam, thuốc bắc của những ông lang vườn. Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hoặc các thức ăn nhanh, nên thực hiện thói quen tập luyện thể dụng thể thao thường xuyên.

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Hồi sinh sau cái chết (https://www.meo.vn/hoi-sinh-sau-cai-chet.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *