Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Thạc sĩ- bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, khoa Khám bệnh, Viện Pasteur TP.HCM cung cấp cho bạn đọc PNO những thông tin cần thiết về chương trình tiêm chủng dành riêng cho trẻ.
Chuẩn bị trước tiêm ngừa
Khi tiêm ngừa, cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt (dễ ọc), ủ ấm quá nhiều (gây tăng thân nhiệt trẻ).
Không cho bé ăn, bú quá no trước khi tiêm ngừa (dễ ọc). Tuy nhiên, cũng không để trẻ đói để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
Vệ sinh thân thể bé sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng.
Chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm ngừa trước đó.
Thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng bệnh cấp của bé, nếu có.
Trường hợp hoãn tiêm
Đến thời điểm cần tiêm ngừa, nếu bé đang bệnh, đặc biệt là đang sốt thì hoãn tiêm.
Trẻ đang có tình trạng dị ứng.
Bé có phản ứng ở lần tiêm ngừa trước.
Trẻ có kích động, có vấn đề về não, thần kinh.
Những trẻ đang có suy giảm miễn dịch mắc phải (nhiễm HIV) hay bẩm sinh, tạm thời (đang uống thuốc ức chế miễn dịch: gamma globulin, corticoid... trong vòng 3 tháng).
Trẻ có truyền máu trong vòng một năm.
Trẻ đã tiêm vaccin trong vòng 4 tuần.
Để xác định rõ những trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám trước khi tiêm.
Những vaccine tiêm cho trẻ
Dưới đây là lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia, khuyến cáo phụ huynh nên tuân thủ và đưa trẻ đi tiêm đầy đủ:
BCG (lao): ngay sau khi sinh
Viêm gan siêu vi B: ngay sau khi sinh - 2 tháng - 4 tháng
DTC - sabin (bạch hầu-uốn ván-ho gà-bại liệt): 2 tháng-3 tháng-4 tháng
Sởi: 9 tháng
Sắp đến, có thêm vaccine đối với hemophilus influenza type b (thường gây viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa...) lúc 2 - 3 - 4 tháng.
Những vaccine khuyên nên sử dụng thêm (không bắt buộc):
Sởi-quai bị-rubella: tiêm lúc trẻ được 12-15 tháng. Nên tiêm nhắc lại sau 3 năm (2 mũi).
Viêm não Nhật Bản B: tiêm lúc 12 tháng (3 mũi)
Thủy đậu: tiêm lúc 12 tháng (có thể cần tiêm nhắc)
Cúm mùa (không phải cúm đại dịch H1N1): nên tiêm lúc 6 tháng (tiêm nhắc mỗi năm)
Bạch hầu-uốn ván-ho gà-bại liệt-viêm gan B nhắc lại lúc 16-18 tháng
Viêm gan siêu vi A: tiêm lúc 12 tháng; nhắc lại sau 6 tháng (2 mũi)
Phế cầu: thường tiêm cho những trẻ có nguy cơ cao: suyễn, cắt lách, chuẩn bị ghép tạng
Thương hàn: nên tiêm lúc trẻ 5 tuổi (lặp lại mỗi 3 năm)
Não mô cầu A+C: tiêm lúc 2 tuổi (lặp lại mỗi 3 năm)
Dại: nên tiêm ngừa khi bị chó cắn, mèo, côn trùng cắn
Vaccine dạng uống: rota virus thường gây bệnh tiêu chảy cấp nặng: lúc 2 tháng (lặp lại sau 1 tháng, thêm 1 liều)
Số lượng mũi tiêm trong 1 lần và phản ứng sau tiêm
Trong tiêm ngừa vaccine, 2 vaccine sống không nên tiêm gần quá 4 tuần (lao, sởi, thủy đậu...). Ngoài ra, không chống chỉ định tiêm các loại vaccine chung với nhau. Tuy nhiên, việc tiêm nhiều hơn 1 mũi vaccine ngoài việc tăng đau đớn cho trẻ, khi có tình trạng phản ứng xảy ra, rất khó theo dõi dị ứng là do vaccine nào. Vì vậy, tốt nhất nên tiêm 1 vaccine/ mỗi lần tiêm. Khi có những trường hợp đặc biệt: nhà xa, ghép tạng... sẽ có thể chỉ định dùng từ 2 vaccine phù hợp trở lên.
Phản ứng sau tiêm thường gặp: phản ứng toàn thân: sốt (thường trong 2 ngày), trẻ hơi quấy, biếng ăn tạm thời; phản ứng tại chỗ (đau, hơi sưng đỏ tại chỗ tiêm).
Phản ứng đặc hiệu riêng từng loại vaccine: BCG (vết loét tại chỗ tiêm sau 6-8 tuần, nổi hạch nách cùng bên tiêm), sởi (nổi vài dát hồng ban rải rác 1-3 ngày sau)...
Tất cả vaccine đều phải tiêm đúng thời gian quy định của Bộ Y tế và nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần hoãn tiêm, sau đó tiêm lại thì không cần bắt đầu lại mà tiếp tục tiêm theo lịch tiếp theo.
Những điều cần biết sau khi tiêm
Ngay sau tiêm: Nên ở lại và theo dõi tại cơ sở y tế tối thiểu 30 phút, theo dõi và báo cho nhân viên y tế ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường.
Săn sóc tại nhà sau tiêm: chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn; mặc đồ thoáng, uống hạ sốt khi cần; quay lại cơ sở y tế ngay khi trẻ có phản ứng bất thường.
Không cần kiêng cữ ăn uống sau tiêm ngừa.
Meo.vn (Theo PNO)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Hiểu đúng và đủ về tiêm ngừa (https://www.meo.vn/hieu-dung-va-du-ve-tiem-ngua.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.