Giải pháp khi bé chán ăn

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Ăn uống là một phần trong sự phát triển của bé nhưng có vô vàn rắc rối nảy sinh. Vài lời khuyên của chuyên gia dưới đây giúp bạn chăm con ăn tốt hơn.

Bé nhà tôi không bú đủ. Tôi phải làm sao?

Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, bé không bám ti mẹ đúng tư thế là nguyên nhân khiến bé không bú đủ. Lý do này là tự nhiên và phổ biến, nhất là với những người lần đầu tiên làm mẹ. Nếu người mẹ cảm thấy khó khăn khi cho con bú đúng tư thế, thì nên nhờ hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm (bạn bè, người thân) hoặc một chuyên gia (bác sĩ, y tá).

Trường hợp vẫn khó khăn, bạn nên chọn cách vắt sữa mẹ rồi cho vào bình sữa để bé bú. Sữa mẹ khi được vắt nếu bảo quản tốt thì vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng bé cần.

Làm gì khi bé từ chối bú bình?

Có một nguyên tắc là khi đói bé sẽ bú, còn khi không đói, bé sẽ từ chối. Ngoài ra, nhu cầu bú bình ở bé cũng tăng – giảm tự nhiên theo kỳ tăng trưởng của bé.

“Nên theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé quay đầu từ chối, nên tôn trọng điều này và thử cho bé bú lại sau đó” – Ann Meyer (một chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi Pittsburgh) khuyên.

Tuy nhiên, nếu bé bỏ bú bình liên tục thì đó không phải chuyện bình thường. Bạn nên đưa con đi khám khoa nhi.

Bé nhà tôi không quan tâm tới đồ ăn rắn dù đã đủ 6 tháng

Bé không quan tâm tới đồ ăn đặc, có thể do bé chưa sẵn sàng. Nhiều cha mẹ bắt đầu tập cho bé làm quen với đồ ăn dặm quá sớm (chúng ta thường được khuyên nên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi nhưng một số phụ huynh cho con ăn dặm sớm hơn, từ khoảng 4-5 tháng).

Ngoài việc xem xét độ tuổi của bé, bạn cũng cần kiểm tra những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm, như phản xạ đẩy lưỡi biến mất và bé có thể ngồi trên chiếc ghế tựa dành cho bé.

Nếu bé vẫn chê đồ ăn dặm hôm nay thì bạn nên thử lại vào ngày mai.

Bé không còn thích bột của bé nữa

Lý do bé ngán bột có thể vì bé đã quá chán với đồ ăn nhuyễn. Khi ấy, cố gắng chuyển bé sang những loại đồ ăn có kết cấu rắn (khoảng 7-8 tháng, bé có thể ăn được loại thức ăn này) như bánh gạo, bánh mỳ nướng giòn dễ tan trong miệng bé; những miếng dạng hạt lựu (chuối, táo, khoai lang luộc) cũng có thể làm vui lòng bé đang ngán bột.

Ngoài ra, cũng nên tạm dừng mua đồ ăn đóng lọ sẵn cho bé mà chuyển qua tự làm thức ăn cho con. Bạn có thể hấp rau củ quả rồi nghiền tới độ lổn nhổn…

Bé nhà tôi cực kén ăn

Khi vào tuổi ăn dặm, bé có thể bày tỏ sở thích với một số đồ ăn nhất định. Ở tuổi này, sữa mẹ và sữa công thức bắt đầu giảm, bé quan tâm nhiều hơn tới đồ ăn. Khi ấy, cha mẹ bắt đầu lo ngại là bé ăn uống thiếu cân bằng, dẫn tới thiếu chất.

Với bé kén ăn, cha mẹ không cần quá lo lắng mà nên tôn trọng sở thích của con. Đồng thời, nên đa dạng các món ở mỗi bữa ăn để bé quen dần với nhiều mùi vị thực phẩm. Nếu bé từ chối một món nhất định, không nên vội vã làm món khác thay thế. Nếu bạn thay thế một món khi bé không chịu ăn món nào đó, bé sẽ hiểu rằng, những món kia là “chẳng ngon tẹo nào”. Do đó, bạn vẫn nên bày món ăn ngon mà bạn mới chế biến trước mặt bé và để bé ăn, dù được ít hay nhiều.

(Theo M&B)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Giải pháp khi bé chán ăn (https://www.meo.vn/giai-phap-khi-be-chan-an.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *