Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
- Bác sĩ cho cháu hỏi có phải ăn phomát dễ dẫn đến táo bón do nóng không ạ? (Bích Hà, 25 tuổi, Cát Linh, HN)
- Bác sĩ Yến: Phomát là thực phẩm giàu đạm, năng lượng nhưng cũng rất nhiều canxi. Vì vậy, khi ăn nhiều quá dễ làm cháu táo bón do khó tiêu. Chị cần cho cháu ăn vừa phải.
- Con tôi 21 tháng rưỡi, rất lười ăn, hay ngậm, uống sữa cũng ngậm. Cháu chỉ được 10 kg, đã đi khám dinh dưỡng nhiều nơi nhưng không lên cân mấy. Xin bác sĩ tư vấn chế độ ăn cho cháu, cách nấu cháo, rau, thịt, định lượng mỗi thứ là bao nhiêu, trong một tuần thì nên ăn mấy bữa cá, mấy bữa thịt lợn? (Nguyễn Thu Hà, 25 tuổi, Nam Định)
- Bác sĩ Lâm: Ví dụ thực đơn cho trẻ 1-2 tuổi như sau: Vẫn cho trẻ bú mẹ; ăn 4 bữa cháo hoặc súp; ăn quả chín theo yêu cầu của trẻ. Cách nấu một số loại cháo cho trẻ 1-2 tuổi (1 bát ăn cơm): Cháo lạc: Gạo tẻ một nắm tay; lạc rang chín bỏ vỏ giã nhỏ 3-4 thìa cà phê, rau xanh băm nhỏ 3 thìa. Cháo đậu xanh hoặc đậu đen: Gạo tẻ 1 nắm, đậu bằng một nửa lượng gạo, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ 2 thìa. Cháo cá: gạo tẻ 1 nắm, cá luộc chín gỡ xương 3-4 thìa, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ hoặc dầu 2 thìa.. Cháo tôm: Gạo 1 nắm, tôm bóc vỏ giã nhỏ 3-4 thìa, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ 2 thìa. Tương tự, với cháo trứng thì dùng 1 quả trứng gà, cháo thịt thì 3-4 thìa cà phê thịt băm nhỏ.
- Tôi có 2 con trai 7 tuổi và 3 tuổi, chúng rất sợ uống thuốc, vì vậy mỗi lần cho uống thuốc B1 và men tiêu hóa tôi thường pha lẫn vào nhau rồi cho uống 1 lần, như vậy có được không? (Hà Thanh, 31 tuổi, Tràng Thi - Hà Nội)
- Bác sĩ Yến: Tôi không biết chị cho con uống loại men tiêu hóa gì và vì sao chị lại cho uống men tiêu hóa. Bởi vì tuổi này trẻ có đủ lượng men tiêu hóa nên tôi nghĩ không cần cho uống men tiêu hóa. Còn B1 có thể trộn vào các dung dịch thuốc khác nếu thuốc ấy không có các chất phá hủy hủy vitamin.
- Tại sao những đứa trẻ nông thôn ăn uống bình thường mà vẫn béo tốt khỏe mạnh, mấy đứa con nhà thành phố chăm sóc thường xuyên theo sách, theo hướng dẫn của các bác sĩ thì thường thấy yếu và thiếu cân. Liệu trong phương pháp nuôi như sách có vấn đề chăng? (Nguyễn Trọng Tâm, 43 tuổi, TP Vũng Tàu)
- Bác sĩ Lâm: Nếu nuôi như sách của các cơ quan y tế, như các trường đại học Y, Viện dinh dưỡng, thì không có vấn đề gì sai trong phương pháp. Trẻ con nông thôn chạy chơi nhiều nên tiêu hao năng lượng nhiều, các cháu hay nhanh đói, dễ ăn. Ngoài ra, các cháu chơi dưới trời nắng sẽ không bị thiếu vitamin D, nên cháu không bị chán ăn. Do vậy các cháu phát triển tốt hơn nếu bữa ăn có đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Với các cháu thành phố, nhiều khi bố mẹ quý quá không cho ra ngoài sợ nắng, gió, các cháu thường bị còi xương sớm. Sau khi sinh từ 2 tháng tuổi trở ra, nếu không được tắm nắng, các cháu dễ bị thiếu vitamin D, dẫn đến biếng ăn, giấc ngủ không sâu, ảnh hưởng đến sự phát triển.
- Con tôi 11 tháng tuổi, bà nội của cháu nói mỗi ngày nên cho cháu vài giọt mật ong (pha với nước uống vào buổi sáng) thì sẽ tốt cho tiêu hóa của cháu. Điều này có đúng không? (Thúy, 28 tuổi, Hà Nội)
- Bác sĩ Yến: Chị có thể sử dụng mật ong vào buổi sáng được vì trong mật ong có nhiều vitamin A, làm tăng miễn dịch tại chỗ của đường tiêu hóa, có thể làm giảm mắc các bệnh đường tiêu hóa.
- Nếu bữa sáng chỉ cho trẻ uống sữa trước khi đi học, theo ý kiến của bác sỹ như thế nào ạ? Có ảnh hưởng gì tới trẻ không? (Nguyen Tuan Anh, 33 tuổi, Cau giay)
- Bác sĩ Lâm: Nếu bữa sáng cháu chỉ uống sữa trước khi đi học, thì sẽ không đủ năng lượng cho cháu đến tận trưa. Nên cho cháu ăn thêm một miếng bánh mì hoặc bánh ngọt.
- Tôi muốn đưa con đi khám và tư vấn dinh dưỡng thì có thể đến đâu? Có phải chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM mới có nơi khám và tư vấn dinh dưỡng không? (Quang Huy, 29 tuổi)
- Bác sĩ Lâm: Thông thường ở các bệnh viện tỉnh và thành phố đều có các khoa dinh dưỡng. Đến đó bạn sẽ được các bác sĩ khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ. Nếu không có điều kiện khám trực tiếp thì bạn có thể nhờ các bác sĩ Viện Dinh dưỡng tư vấn qua điện thoại bằng cách gọi đến tổng đài 1088, sau lời hướng dẫn thì nhấn số 2 và số 5 để kết nối với phòng tư vấn Viện Dinh dưỡng. Nếu ở ngoại tỉnh thì gọi bằng máy di động mới kết nối được. Ở Hà Nội, có thể đến Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng 48 Tăng Bạt Hổ. Ở TP HCM, có thể đến Trung tâm Dinh dưỡng thành phố.
- Con tôi 7 tháng, rất không thích uống sữa mà chỉ thích ăn bột. Ngày cháu ăn 2-3 bữa bột và 120-180 ml sữa, có bú mẹ nhưng sữa mẹ rất loãng. Như vậy có đảm bảo dinh dưỡng không? Làm sao để cháu thích uống sữa? (Mai Thơm, 22 tuổi, Hà Nội)
- Bác sĩ Yến: Trẻ 7 tháng tuổi mà vẫn còn sữa mẹ, chị cho ăn đến 2-3 bữa bột là nhiều quá. Vì vậy chị cho trẻ ăn 1-2 bữa bột, còn lại chị phải sử dụng sữa. Theo như các nghiên cứu thì sữa mẹ loãng hay đặc đều có thành phần gần giống nhau và phù hợp với phát triển của trẻ nên trong trường hợp của chị, chị nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Chị nên uống nhiều nước để tăng lượng sữa mẹ thì mới đảm bảo được dinh dưỡng cho trẻ. Còn trong trường hợp chị cho bú nhiều mà trẻ vẫn không tăng cân thì có thể sử dụng sữa công thức nhưng chị có thể đổi các loại sữa phù hợp mùi và vị cho trẻ.
- Hễ cho con tôi ăn rau xanh là lại thấy có cả rau trong phân. Do đó tôi chỉ dám cho cháu ăn các loại củ, nếu ăn rau xanh thì chỉ xay lọc lấy nước cho vào cháo. Có người bảo đấy là do tì vị của cháu kém. Vậy tôi phải cho cháu ăn uống như thế nào để cải thiện hệ tiêu hóa và giúp cháu tăng cân? (Thu Nga, 22 tuổi, Hà Nội)
- Bác sĩ Lâm: Với rau xanh nên thái nhỏ nấu với bột cháo là tốt. Nếu cháu mới ăn bổ sung thì xay nhỏ nhưng lấy cả cái thì tốt hơn vì phòng được táo bón. Đấy không phải do tì vị kém, có thể rau chị để to quá, nấu không nhừ, nên cháu bị như vậy. Muốn cháu tăng cân thì thức ăn bổ sung của cháu phải đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột, đạm (thịt cá trứng sữa), nhóm cung cấp năng lượng nhiều (dầu mỡ), nhóm rau xanh cung cấp vitamin, khoáng và chất xơ.
- Thưa bác sỹ, các loại thuốc multi-vitamin kích thích ăn uống nên dùng trong thời gian dài bao lâu là hợp lý? (Lê Thu Hiền, 30 tuổi, Hà Đông - Hà Tây)
- Bác sĩ Yến: Nếu con chị phát triển bình thường, không có dấu hiệu thiếu vitamin thì không cần uống. Trong trường hợp có dấu hiệu thiếu, thì phải uống theo chỉ định của bác sĩ. Nếu chị muốn cho trẻ uống thì sẽ uống theo liều nhu cầu của trẻ hàng ngày thì có thể uống kéo dài được.
- Làm thế nào để giảm tật ngậm cơm của trẻ, thưa bác sĩ? (Đinh Toàn, 33 tuổi, Hà Nội)
- Bác sĩ Lâm: Ngậm cơm là một tật rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Ngay từ khi trẻ bắt đầu tập ăn bạn nên cố gắng không để trẻ mắc tật này, nếu không sẽ tạo thành một thói quen về sau rất khó sửa. Đối với trẻ ngậm cơm bạn phải vừa nhẹ nhàng vừa kiên quyết động viên trẻ nhai và nuốt. Nên cho trẻ ăn các thức ăn nấu nhừ và mềm, tạo cảm giác dễ nuốt cho trẻ.
- Tôi đã làm đủ cách mà con tôi vẫn không chịu ăn. Tôi từng bỏ đói nửa ngày nhưng đến khi đưa thức ăn ngon lành ra cháu vẫn khóc mếu và trốn. Tôi có nên cho con nhịn khoảng 1 ngày để nó thấy đói mà ăn không? (Bùi Thanh, 27 tuổi, Hà Nội)
- Bác sĩ Lâm: Không nên làm như vậy. Vì khi bỏ bữa thì cháu lại càng chán ăn hơn. Chị nên tìm món ăn mà cháu thích, thay đổi các món ăn thường xuyên. Ngoài ra môi trường lúc cháu ăn cũng quan trọng. Chị nên động viên cháu ăn, vừa cho cháu chơi những trò chơi mà cháu thích, vừa cho cháu ăn. Chị cũng nên tư vấn bác sĩ để tìm nguyên nhân chán ăn của cháu.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Giải đáp trực tuyến về biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ P6 (https://www.meo.vn/giai-dap-truc-tuyen-ve-bieng-an-va-suy-dinh-duong-o-tre-p6.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.