Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Bộ Y tế chỉ quản lý được giá thuốc trong bệnh viện, còn ở ngoài thị trường tự do, giá thuốc vẫn “thả” cho các cơ sở kinh doanh tự quyết
Giá thuốc tăng khiến bệnh nhân nghèo thêm khổ. Ảnh: Xuân Thảo
“Mới tuần trước, tôi mua hộp thuốc Zantac tablets 150 mg, xuất xứ tại Tây Ban Nha ở một hiệu thuốc trên phố Quỳnh Mai (Hà Nội) giá 360.000 đồng, nhưng cũng loại thuốc này khi hỏi mua tại một hiệu thuốc trên phố Trần Hưng Đạo thì giá “mềm” hơn hẳn, chỉ 300.000 đồng/hộp. Một loại thuốc khác là men tiêu hóa Enterogermina, giá cũng chênh nhau tới 20.000 đồng/hộp. Không hiểu sao giá thuốc bất thường đến thế”. Một khách hàng không giấu vẻ bực bội khi nói về “loạn” giá tân dược tại Hà Nội.
Niêm yết giá khác nhau
Theo khảo sát của phóng viên, cùng loại thuốc kháng sinh Zinnat 250 mg nhập khẩu tại hiệu thuốc trên đường Hoàng Mai (quận Hoàng Mai - Hà Nội) được nhà thuốc niêm yết với giá là 145.000 đồng/vỉ 10 viên, còn một nhà thuốc khác trên phố Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm) là 135.000/đồng/vỉ 10 viên. Một số kháng sinh nhập khẩu khác như Ceclor, Zithromax, Augmentin…, giá bán cũng có sự chênh lệch từ 8.000- 20.000 đồng/hộp ở một số nhà thuốc. Đáng nói là tất cả những hiệu thuốc này đều niêm yết giá thuốc khá rõ ràng.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng, ở Phương Mai (quận Đống Đa) vốn bị bệnh đau dạ dày, căn bệnh này khiến anh phải thường xuyên dùng thuốc Nexium và Gastropugite. Thế nhưng theo anh Hùng, cùng một dãy phố nhưng khi mua ở hai hiệu thuốc khác nhau, giá thuốc đã khác rồi. “Khi thắc mắc thì người bán hàng cũng giải thích “thuốc bán đúng giá niêm yết” thì mình cũng “tặc lưỡi” mua cho xong chứ mình cũng biết giá trên hộp thuốc cũng do cửa hàng dán lên thôi mà”- anh Hùng nói.
Khảo sát tại một số hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội cho thấy một số thuốc điều chỉnh giá bán từ 5%-10% như: Tanakan (thuốc tuần hoàn não): 95.000 đồng - 103.000 đồng/hộp, Coversyl (trị huyết áp), Gastropugite (hỗ trợ điều trị dạ dày): 85.000 đồng - 100.000 đồng/hộp… Giá các loại thuốc nhỏ mắt Salein, Cravit cũng tăng 10%.
Thị trường tự do tự quyết
Giải thích về hiện tượng “loạn” giá thuốc, chị Nguyễn Hoài Phương, kinh doanh dược phẩm ở Hà Nội, cho rằng có thể do giá đầu vào ở mỗi cửa hàng mỗi khác nên giá bán lẻ có sự chênh lệch. “Hơn nữa, đến nay cũng chưa có quy định nào khống chế mức trần lợi nhuận nên các nhà thuốc có quyền quyết định giá mặt hàng mà họ kinh doanh”- chị Phương giải thích.
Hiện giá thuốc ở Việt Nam hoàn toàn do các đơn vị sản xuất, kinh doanh tự quyết định và kê khai với cơ quan quản lý. Nhà nước không quy định hay duyệt giá thuốc. Đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc phải niêm yết giá bán thuốc tại nơi kinh doanh. Theo các cơ quan chức năng, chỉ khi nào nhà thuốc bán không đúng với giá niêm yết thì cơ quan chức năng mới xử lý được. Còn chênh lệch giá giữa các nhà thuốc nhưng không bán cao hơn so với giá đăng ký thì vẫn không vi phạm.
Để hạn chế tình trạng “loạn” giá thuốc, mới đây, Bộ Y tế cũng đã quy định nhà thuốc bệnh viện phải niêm yết giá bán lẻ của từng loại thuốc, không được bán cao hơn giá niêm yết và giá thuốc cùng loại trên thị trường. Liên bộ Y tế - Tài chính cũng khống chế mức trần lợi nhuận của thuốc thành phẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc tối đa là 20%. Với quy định này, Bộ Y tế chỉ quản lý được giá thuốc trong bệnh viện, còn ở ngoài thị trường tự do, giá thuốc vẫn “thả” cho các cơ sở kinh doanh tự quyết.
Giá thật mà ảo
Thông tư liên tịch sửa đổi hướng dẫn quản lý giá thuốc tháng 10-2010 quy định giá bán lẻ không được cao hơn giá bán lẻ phổ biến của thuốc đó trên cùng địa bàn, tại cùng thời điểm. Thế nhưng theo khảo sát của phóng viên, nhiều người kinh doanh cho rằng ấn định giá thuốc là quyền của chủ cơ sở kinh doanh. Có lẽ vì thế mà không ít người bệnh phải mua thuốc với cái giá thật mà ảo. Lâu nay, việc niêm yết giá thuốc được thực hiện tương đối đầy đủ nhưng mỗi nơi một kiểu giá khiến người bệnh không biết đâu mà lần. Thuốc chữa bệnh cũng là hàng hóa nhưng nó được xếp vào nhóm hàng hóa đặc biệt. Điều đặc biệt hơn nữa, khi đứng trước bệnh tật, nhà thuốc nói giá bao nhiêu thì người mua trả bấy nhiêu chứ mấy ai đi trả giá với bệnh tật. |
Meo.vn (Theo NLD)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Giá thuốc: Mỗi nơi một phách (https://www.meo.vn/gia-thuoc-moi-noi-mot-phach.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.