Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
(Webtretho) Bà mẹ nào cũng muốn biết và làm những điều tốt nhất cho con ngay từ khi còn thai nghén, nhưng giữa một rừng thông tin nghe được hoặc đọc được, quả thật là khó để chúng ta biết nên đặt niềm tin vào đâu. Thực tế, rất nhiều điều mẹ tâm đắc hóa ra lại là ngộ nhận. Giờ là lúc để mẹ gạn lọc lại những kiến thức của mình để có một thai kỳ hoàn hảo!
>> Phần 1: Chế độ ăn uống & tăng cân trong thai kỳ
Thai kỳ & thức uống có cồn
Trong thai kỳ, các bà mẹ nên bỏ qua thức uống chứa cồn đầy hấp dẫn. Ảnh: Gettyimages.
Ba trong số các thức uống yêu thích nhất của chúng ta gồm trà, cà phê và chất cồn (rượu, bia và cocktail) được xếp vào nhóm cần phải giám sát chặt chẽ khi sử dụng trong thai kỳ. Trong số đó, chất cồn là đáng lo ngại nhất.
Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một số liệu cụ thể nào được xem là hạn mức chất cồn an toàn cho thai nhi. Chính vì thế, hầu như tất cả mọi bác sĩ sản phụ khoa đều sẽ khuyến cáo các bà mẹ mang thai không nên uống rượu trong suốt thai kỳ của mình hoặc nếu nghi ngờ rằng mình đang có thai.
Vậy nếu bạn phát hiện ra mình đã có thai trong khi cách đây 2 tuần vừa quá chén một trận thì có nên lo sợ hay không? Bạn có thể yên tâm, rất nhiều khả năng em bé trong bụng của bạn sẽ không chịu tác hại nào từ đêm say sưa này của mẹ.
Sự liên hệ rõ ràng nhất giữa việc dung nạp chất cồn trong thai kỳ và hội chứng ngộ độc rượu bào thai (nhóm triệu chứng có thể dẫn đến khiếm khuyết nghiêm trọng về khả năng học tập và xã hội của trẻ sau này) liên quan đến việc chè chén say sưa trong thai kỳ - tức việc dung nạp chất cồn cao nhiều hơn một lần.
Thai kỳ & caffeine
Mặc dù sự an toàn tương đối của việc dung nạp caffeine trong thai kỳ vẫn là một vấn đề tranh cãi trong nhiều cộng đồng y khoa, một nghiên cứu nhỏ nhưng ý nghĩa gần đây đã củng cố thêm quan điểm nên cắt giảm lượng caffeine dung nạp trong thai kỳ dưới mức khuyến cáo. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí chuyên ngành Sản Phụ khoa tại Mỹ tháng 2-2008, theo đó, những phụ nữ dung nạp từ 200mg caffeine mỗi ngày – khoảng 350ml cà phê hoặc 900ml trà – có thể tăng gấp đôi nguy cơ bị sảy thai.
Các chuyên gia sản phụ khoa Mỹ cho rằng việc kiểm soát lượng caffeine dung nạp dưới 200mg / ngày không hẳn là nguyên tắc bất di bất dịch. Một số chuyên gia tin rằng nên xem xét thể chất của từng thai phụ và yếu tố nguy cơ cá nhân của họ. Nếu bạn được chẩn đoán có nguy cơ sảy thai cao, có tiền sử sảy thai hoặc phải tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai, tốt nhất là nên tránh caffeine, hoặc tiêu thụ càng dưới mức khuyến cáo mới nhất càng tốt. Trái lại, nếu bạn trẻ, khỏe mạnh và thai kỳ của bạn không có các nguy cơ đáng kể, bạn có thể dung nạp caffeine an toàn với mức cao hơn định mức khuyến cáo một chút. Và cũng đừng quá lo lắng nếu một đôi lần trong thai kỳ bạn lỡ dung nạp caffeine hơi quá, điều đó cũng chẳng gây nên tác hại nào đáng kể đối với cả mẹ và con.
Bà mẹ mang thai và lối sống
Trong khi chế độ ăn uống là mối quan tâm chính trong thai kỳ, nhiều phụ nữ mang thai cũng lo lắng không kém về cả những nguy cơ từ môi trường sống. Từ máy vi tính và lò vi sóng cho đến thuốc nhuộm tóc và sơn móng tay... thông tin trái chiều về ảnh hưởng của những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống đến thai kỳ cũng gây hoang mang không ít cho các bà mẹ mang thai. Nào ta hãy làm rõ những quan niệm phổ biến về tác động của môi trường lên thai phụ:
- Lò vì sóng. Không có chứng cứ khoa học đáng tin cậy nào cho thấy sóng vi ba gây hại cho thai nhi.
- Máy tính. Bức xạ từ màn hình máy tính là rất nhỏ, nhất là khi bạn sử dụng màn hình LCD thay cho màn hình CRT dạng ống kiểu cũ. Tuy nhiên, thai phụ không nên ngồi nhiều giờ bên bàn phím vì việc này có thể làm tăng nguy cơ hội chứng ống cổ tay, một bệnh văn phòng phổ biến và sẽ trở nên đau đớn hơn trong thai kỳ.
Các thế hệ máy tính mới với màn hình LCD an toàn cho phụ nữ mang thai. Ảnh: Agefotostock.
- Đi máy bay. Mối lo ngai khi di chuyển bằng máy bay đối với thai phụ là sự tiếp xúc với bức xạ tia X tại trạm kiểm soát an ninh và áp suất không khí khi bay ở độ cao rất lớn. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng sự tiếp xúc bức xạ là khá nhỏ và không đáng lo; thêm vào đó, không có bằng chứng nào cho thấy sự thay đổi áp suất không khí trong khoang máy bay có thể gây sảy thai hay sinh non. Dù vậy, nếu chuyến bay của bạn kéo dài hơn 1 giờ, hãy cố gắng đứng dậy đi lại vài lần trong suốt chuyến bay. Thai kỳ làm tăng nguy cơ máu vón cục ở chân và việc ngồi lâu một chỗ càng làm điều này trở nên tồi tệ hơn.
- Mèo. Mối đe dọa chính là ký sinh trùng toxoplasma có thể lây lan khi bạn tiếp xúc với phân mèo. Để tránh lây nhiễm toxoplasma, bạn chỉ cần đơn giản là tránh dọn phân mèo hay thay hộp ị của chúng trong thai kỳ. Những người có nuôi mèo vốn đã tự sản sinh kháng thể chống lại ký sinh trùng này, dù vậy, để chắc chắn, bạn vẫn nên đề nghị bác sĩ phụ sản của mình cho xét nghiệm máu. Toxoplasma còn được tìm thấy trong đất, thịt chưa nấu chín và các sản vật chưa rửa kỹ, vì vậy đặc biệt trong thai kỳ, các bà mẹ càng phải thực hiện “ăn chín uống sôi” và rửa sạch thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhuộm tóc. Đây là một ngộ nhận rất khó thay đổi, chủ yếu do chính bản thân các bác sỹ cũng thường có xu hướng cảnh báo trầm trọng hóa trong những lời khuyến cáo thai phụ nên tránh nhuộm tóc trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất - khi mang thai nhi đang định hình và có những phát triển quan trọng. Tuy không có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa thuốc nhuộm và sức khỏe bào thai (tương tự với thuốc duỗi và thuốc uốn tóc), một nghiên cứu trên động vật vào năm 2006 lại chỉ ra rằng chuột con sinh ra từ các chuột mẹ bị tiêm thành phần thuốc nhuộm vào da trong khi mang thai có nguy cơ đục thủy tinh thể cũng như các vấn đề thị lực cao hơn.
- Sơn móng tay. Hợp chất phthalates không chỉ tìm thấy trong một số loại sơn móng mà còn trong keo xịt tóc, chất khử mùi cơ thể và những sản phẩm chăm sóc cá nhân khác cũng như thuốc xịt phòng. Mặc dù không có bằng chứng kết luận các hợp chất này gây ra vấn đề với sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy phthalates là các chất gây rối loạn nội tiết - tức loại hóa chất có thể tác động lên nội tiết tố giới tính. Trong một nghiên cứu nhỏ tại Đại học Rochester năm 2005, các nhà nghiên cứu kết luận rằng các bà mẹ tiếp xúc với phthalates càng nhiều (xác định qua mẫu nước tiểu), thì càng có nhiều nguy cơ bất thường cơ quan sinh dục ở con trai họ.
- Dưỡng da. Lo ngại chính ở đây là chất Accutane trong thuốc trị mụn trứng cá đường uống cần kê đơn. Do các nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa chất này với các dị tật bẩm sinh, cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ quy định bệnh nhân cần được thử thai hoặc phải cam kết sử dụng biện pháp tránh thai trước khi được kê toa thuốc trị mụn.
- Hút thuốc. Đây không chỉ là thói quen xấu cho sức khỏe của bạn mà còn cho cả em bé trong bụng bạn. Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh con nhẹ cân cũng như tăng nguy cơ sinh non. Các bé sinh non và nhẹ cân phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong suốt gian đoạn sơ sinh cũng như các khuyết tật vĩnh viễn như bại não, chậm phát triển tâm thần và khiếm khuyết khả năng học tập.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: “Gạn đục khơi trong” các kiến thức về thai kỳ – Phần cuối (https://www.meo.vn/gan-duc-khoi-trong-cac-kien-thuc-ve-thai-ky-phan-cuoi.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.