Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Không ít người bị viêm phế quản mạn tính thường xuyên phải sử dụng các thuốc làm giãn phế quản. Lợi, hại của việc dùng thuốc này ra sao?
Ảnh minh họa
Viêm phế quản mạn tính do các nguyên nhân khác nhau làm phá huỷ biểu mô phế quản, giảm tế bào lông, quá sản các tế bào hình đài, tăng sản và phì đại tuyến nhầy, làm tăng chỉ số của bề dầy tuyến/thành phế quản. Khi đường thở nhỏ tổn thương viêm mạn tính: phì đại cơ trơn, loạn sản tế bào chế nhầy, bong biểu mô gây hẹp lòng đường thở nhỏ và tăng sức cản đường thở.
Biểu hiện của viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục, hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền có kèm theo khó thở mức độ khác nhau có thể từ nhẹ đến nặng (loại trừ các bệnh gây ho khạc mạn tính khác: lao phổi, giãn phế quản…).
Người bị viêm phế quản mạn tính phải sử dụng các thuốc làm giãn phế quản, làm thông thoáng đường thở, tránh khó thở. Các thuốc giãn phế quản thường được dùng để điều trị triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính gồm ba nhóm sau đây:
Thuốc kích thích thụ thể B2 giao cảm làm giãn phế quản gồm hai nhóm: – Các thuốc có tác dụng ngắn: Albuterol, Terbutaline, Fenoterol. Các thuốc nhóm này có đặc điểm xuất hiện tác dụng nhanh (trong vài phút) và thời gian tác dụng kéo dài 4 – 6 giờ nên còn gọi là thuốc cấp cứu. Người bị viêm phế quản mạn tính nên luôn đem theo các thuốc nhóm này bên mình để dùng khi bị khó thở. Nếu phải dùng hơn 12 lần/ngày, tức là bệnh chưa được kiểm soát tốt, hãy lập tức báo cho thầy thuốc. Khi dùng các thuốc này có thể gặp một số tác dụng phụ: nhịp tim nhanh, nhức đầu, run tay thì cũng nên báo cho bác sĩ ngay.
Các thuốc có tác dụng dài: Salmeterol (Serevent), Formoterol (Forandil). Các thuốc nhóm này có thời gian khởi phát tác dụng thường chậm, nhưng tác dụng kéo dài từ 12 -24h nên thường dùng 1- 2 lần/ngày. Thuốc giúp kiểm soát triệu chứng nên được xếp vào nhóm “thuốc phòng ngừa”. Nhóm thuốc này được dùng đều đặn mỗi ngày chứ không phải dùng khi bị khó thở. Khi dùng các thuốc này có thể gặp một số tác dụng phụ: Salmeterol có thể gây nhức đầu (trong vài tuần đầu sử dụng), run tay, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh. Formoterol có các tác dụng phụ là: run tay, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn. Dùng các thuốc nhóm kích thích thụ thể B2 giao cảm cần thận trọng ở những người bị suy mạch vành, tăng huyết áp, cường giáp trạng, cơn hen liên tục, đang điều trị trầm cảm bằng các thuốc ức chế MAO.
Thuốc kháng phó giao cảm có tác dụng giãn cơ trơn và giảm tiết dịch phế quản gồm 2 nhóm: Tác dụng ngắn: Ipratropium (AtroventR), oxitropium. Khởi phát tác dụng trong 5 – 15 phút và thời gian tác dụng kéo dài 4 – 6 giờ, cần dùng nhiều lần trong ngày. Đây không phải là các thuốc cấp cứu. Tác dụng dài: Tiotropium (SpirivaR) chỉ dùng ngày 1 lần. Tác dụng phụ có thể gặp là khô miệng và vị đắng ở miệng. Không được để thuốc dính vào mắt, nên nhắm mắt lại khi hít thuốc vì có thể gây mờ mắt, hoặc làm nặng hơn bệnh tăng nhãn áp (thiên đầu thống) góc đóng.
Theophylin và các dẫn xuất có tác dụng làm giãn phế quản, đồng thời kích thích trung tâm hô hấp ở hành tủy, làm tăng nhịp và biên độ hô hấp. Khi dùng thuốc nhóm này có thể gặp tác dụng phụ: mất ngủ, bồn chồn, đánh trống ngực. Đối với trẻ em, theophylin có thể gây cơn co giật liên tục. Do tác dụng phụ nhiều nên gần đây hạn chế sử dụng thuốc này trên lâm sàng, nhưng do giá thành rẻ nên một số nơi vẫn sử dụng. Nồng độ theophyllin trong máu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (thuốc, thực phẩm, thuốc lá…), nên khi dùng cần phải định lượng thuốc trong máu định kỳ để điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Hiện nay để nâng cao hiệu quả điều trị, các hãng dược phẩm đã bào chế kết hợp thuốc kích thích thụ thể B2 giao cảm với hoặc kháng phó giao cảm hoặc corticoid gồm: Ipratropium kết hợp Albuterol (CombiventR), Ipratropium và Fenoterol (BerodualR); Salmeterol kết hợp Fluticasone (Seretide); Formoterol kết hợp Budesonide (Symbicort).
BS. Nguyễn Trọng
(Theo Daidoanket)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Điều trị viêm phế quản mạn tính (https://www.meo.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-man-tinh.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.