Điều trị chân tay bị chai như thế nào?

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Trên bàn tay, ngón chân của tôi bị chai, không đau nhưng gây khó chịu. Xin quý báo cho biết nguyên nhân và cách chữa trị? – Nguyễn Văn Đại (Lạng Sơn)

Chai là một vùng da bị hóa sừng, do nhiều tế bào chết tạo nên. Khi bàn chân, bàn tay cọ xát nhiều và thường xuyên vào một vật, những vết chai sẽ xuất hiện ở điểm tiếp xúc hoặc cầm nắm các đồ vật khi lao động (cuốc, cày, dao, bút viết, lái xe,…).

Thông thường vết chai ở bàn chân, thường là giày, dép (chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau khi đi giày, dép). Trong trường hợp này chai nằm ở giữa hai ngón chân. Chai ở chân còn gặp ở những người có dị tật ở bàn chân: bàn chân khum, có di chứng bại liệt ảnh hưởng tới tư thế của lòng bàn chân hoặc do tính chất di truyền.

Ngoài ra, trong một vài trường hợp, khi chai còn có nhân ở giữa. Đây là hậu quả của một lần nhiễm trùng. Bản thân vết chai không nguy hiểm, chỉ khi nào vết chai quá dày, cứng như ở ngón chân, ở lòng bàn chân… và khi đi lại, trọng lượng cơ thể khiến vết chai cấn vào da thịt gây đau. Ở gan bàn chân, chai có thể bị nhầm với mụn cơm (nếu là mụn cơm, sau khi bóc lớp sừng ra sẽ thấy xuất hiện những đốm đen nhỏ).

Khi vết chai gây đau hoặc gây mất thẩm mỹ, bạn có thể đến cơ sở có chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị. Nếu chai ít có thể được chỉ định dùng thuốc bôi làm mềm vết chai, nếu nặng có thể phẫu thuật gọt bớt chỗ chai bằng dao tiểu phẫu hay khoét chỗ chai bằng dao điện.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Điều trị chân tay bị chai như thế nào? (https://www.meo.vn/dieu-tri-chan-tay-bi-chai-nhu-the-nao.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *