Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Hơn 1 tháng nay, cùng với những dịch bệnh bùng phát trong mùa nắng nóng như sốt virus, sốt xuất huyết, viêm não, tả... thì người dân trong cả nước, đặc biệt ở thủ đô Hà Nội cũng đang phải chịu chứng bệnh đau mắt đỏ (ĐMĐ). Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Nội và 29 Trung tâm y tế quận, huyện của Hà Nội, số người vào khám và điều trị vì bệnh ĐMĐ (còn gọi là viêm kết mạc cấp) tăng đột biến.
Không ít trường hợp cả gia đình 5-7 người cùng bị ĐMĐ. Nhiều người nhập viện trong tình trạng quá nặng, vì trước đó đã tự dùng thuốc dân gian (đắp thịt ếch nhái, đắp lá, xông nước lá trầu không, lá răm, tinh dầu nóng...) làm cho mắt bị bội nhiễm sưng, đỏ sọng, thị lực giảm, hạch nổi cộm ở cổ và góc hàm, giác mạc tổn thương, giảm thị lực... gây khó khăn trong việc điều trị. Tháng 7 thường là 'đỉnh' của dịch ĐMĐ. Bệnh do virus Adeno gây ra, dễ lây lan thành dịch. Khi mắc, người bệnh có triệu chứng hai mắt cộm, ngứa. Sau khi ngủ dậy mắt nhiều nhử, mí mắt sưng nề, họng đau, hai góc hàm nổi hạch, đôi khi có triệu chứng như viêm họng. Người bệnh thường đau một mắt, 1-2 ngày sau đau nhức lan sang mắt bên kia, nhất là khi ra nắng. Bệnh nhân có thể bị ĐMĐ sau khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hay tiếp xúc với ai đó bị ĐMĐ. Đây là bệnh cấp tính, lây theo đường nước bọt, dùng chung khăn và chậu rửa mặt, chung bát, đĩa, thìa, điện thoại... hoặc lây qua môi trường (không khí, nước) bị ô nhiễm. Do vậy bệnh sẽ bùng phát thành dịch trong một vùng dân cư sống tập trung như khu tập thể, cơ quan, làng, xã.
Với người mắc bệnh này, cần phải đến cơ sở chuyên khoa mắt khám và dùng thuốc điều trị tích cực sau 5-7 ngày, bệnh sẽ khỏi. Nếu điều trị không đúng thuốc, đúng cách, bệnh nặng hơn với biến chứng viêm loét giác mạc, thị lực giảm.
Việc chữa ĐMĐ không khó, chủ yếu bằng các loại thuốc nhỏ mắt thông thường như Chloramfenicol 0,4%, Cloraxyl, thuốc mỡ Tetracylin 1% (tra tối trước khi ngủ). Ngoài ra dùng thêm thuốc giảm đau Paracetamon, thuốc chống viêm, giảm phù nề Alphachymoltrypsine, Amitase, Kotase. Khi bệnh nhân có viêm kết mạc nặng, sốt cao, sưng họng mới nên dùng kháng sinh Erythromyxin, Cephalexine để chống bội nhiễm và bổ sung các vitamin B1, C, dầu cá nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc mà khi đau mắt người bệnh thường tự mua về dùng có chất kháng viêm Corticodes như Dexacol, Neodex, Maxitrol, Cebedexacol, Osla, V-Rhoto, Visin.... Đây là những loại thuốc tuyệt đối không được dùng khi bị ĐMĐ. Nếu dùng nhiều sẽ làm đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp dẫn đến mù lòa. Khi bị đau mắt, người bệnh không được dụi mắt, không băng kín mắt vì xuất tiết dử mắt ứ đọng lại, nhiệt độ vùng mắt tăng khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh. Hàng ngày rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%. Người bệnh tuyệt đối dùng riêng khăn và chậu rửa mặt, tránh nơi đông người. Khi bị đau mắt, không được tự ý mua thuốc nhằm tránh tai biến, nên nhỏ thuốc hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, hạn chế đọc sách báo, xem ti vi và ít dùng các thức ăn, đồ uống cay, nóng...
DS. Minh Huyền
(daidoanket)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Dịch đau mắt đỏ đang hoành hành (https://www.meo.vn/dich-dau-mat-do-dang-hoanh-hanh.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.