Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Chiều 4/11, Bộ Y tế chính thức xác nhận dịch đã lan sang thêm 3 tỉnh là Nghệ An, Hải Dương và Thanh Hoá, đưa tổng số tỉnh, thành có người mắc bệnh lên 11. Đã xuất hiện các trường hợp lây thứ phát (qua người tiếp xúc, qua đường nước).
Từ hôm 3/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Y tế đã nhận được báo cáo cho biết tại Nghệ An, Thanh Hoá, Hải Dương đã có những bệnh nhân nhập viện do đi ngoài liên tục. Sau đó các chuyên gia đã xác định sự có mặt của bệnh 'tiêu chảy cấp nguy hiểm' tại các địa phương trên.
Hiện đã có 76 người được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xác nhận là nhiễm loại vi khuẩn này qua các xét nghiệm chuyên sâu. Nếu tính kết quả xét nghiệm bằng soi cấy phân tươi, con số sẽ cao hơn rất nhiều, riêng tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia đã có 150 ca, Viện Quân y 103 (Hà Đông) có 21 ca.
Như vậy, hiện đã có tổng cộng gần 600 người có triệu chứng tiêu chảy được phát hiện. Riêng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia tiếp nhận gần 290 ca, bị quá tải nghiêm trọng, phải nằm ghép dù đã tăng cường 6 giường cấp cứu và hàng chục giường bạt. Các bệnh viện Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Đống Đa, Quân y 103 mỗi nơi cũng đang điều trị cho 30-60 bệnh nhân.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, dịch đang có xu hướng giảm ở Hà Nội (dù đã xuất hiện ở một nửa số xã phường), nhưng lại diễn biến phức tạp hơn ở các tỉnh lân cận, và đặc biệt gia tăng ở Phú Thọ.
11 tỉnh có dịch tiêu chảy cấp gồm: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Phòng.
Tác nhân gây bệnh không còn tập trung vào mắm tôm mà đã mở ra những thực phẩm thông thường khác, tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết. Điển hình là vụ ngộ độc tập thể xảy ra ngày 4/11 tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Hải Dương. Sau khi ăn cỗ ở một đám ma, hơn 60 người dân ngộ độc, trong đó hơn 30 người bị tiêu chảy cấp. Những người này không hề ăn mắm tôm, gỏi sống hay tiết canh. Các cơ quan chức năng đang điều tra để làm rõ mầm bệnh đến từ thực phẩm nào.
Bên cạnh những ca mắc 'tiêu chảy cấp nguy hiểm' từ thực phẩm, các chuyên gia cảnh báo đã xuất hiện những trường hợp nhiễm bệnh thứ phát, nghĩa là nhiễm từ việc tiếp xúc với người khác hoặc qua nước không an toàn. Bộ Y tế cũng lo ngại trước việc đã có những bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viện là trẻ em, nhưng do biểu hiện bệnh không rõ nên được cho về, tạo nên nguy cơ phát tán mầm bệnh ra môi trường. Chẳng hạn, một bệnh nhi 11 tuổi ở Vĩnh Phúc vẫn đi học bình thường, mấy ngày gần đây mới được cách ly khi có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn gây 'tiêu chảy cấp nguy hiểm'.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu yêu cầu các vụ, cục phải gấp rút tìm ra nguồn gốc mầm bệnh và con đường phát tán của nó, thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ sơ cứu cho cán bộ y tế, nhất là tuyến dưới, 'làm sao để cả chuyên khoa sản, khoa nhi tuyến xã cũng biết cách sơ cứu để giúp dân', cố gắng không để bệnh nhân nào tử vong.
Hải Hà
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Dịch ‘tiêu chảy cấp nguy hiểm’ đã lan ra 11 tỉnh, thành (https://www.meo.vn/dich-8tieu-chay-cap-nguy-hiem9-da-lan-ra-11-tinh-thanh.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.