Dễ tử vong do say nắng

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Nắng gắt kéo dài và mất điện thường xuyên khiến nhiều người già, trẻ nhỏ nhập viện do choáng, sốt, ngất xỉu… Nếu không lập tức hạ thân nhiệt và cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ sớm tử vong.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), say nắng là hiện tượng sốc nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao. Thời điểm thường gặp say nắng là vào buổi giữa trưa. Say nắng có thể kèm tổn thương kinh trung ương do tác động trực tiếp của tia cực tím từ mặt trời vào đầu, gáy… Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong rất nhanh.

Đột quỵ do say nắng

Nguyễn Duy H. 13 tuổi (Đông Hưng, Thái Bình) là vận động viên bóng đá rất khỏe mạnh. Một hôm vào lúc 15h, trời nắng nóng, em đang khởi động chuẩn bị đá bóng thì ngất xỉu. Dù được hô hấp và đưa đi cấp cứu kịp thời, H. vẫn hôn mê sau 10 giờ mới tỉnh. Em được chuyển đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng suy thận, suy tim, lơ mơ... Tiến sĩ Dũng giải thích, đó là biến chứng của tình trạng ngừng tuần hoàn trong một thời gian dài.

Theo bác sĩ Dũng, biểu hiện của say nắng là bỗng nhiên mặt đỏ bừng, người nóng rát, đầu choáng. Nặng hơn, sẽ thấy người mệt mỏi, mắt lờ đờ, vã mồ hôi, nhịp thở nhanh và yếu, chóng mặt, váng đầu, loạng choạng. Tình trạng này hay gặp ở những người hoạt động kéo dài trong môi trường có nhiệt độ cao, đi quá lâu ngoài đường, thời gian phơi nắng dài quá mức chịu đựng của cơ thể và ở những người có sức khỏe kém: người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ. Người mắc một số bệnh như bệnh tim mạch, huyết áp, đang bị viêm nhiễm, suy dinh dưỡng… cũng rất dễ bị say nắng.

Nhanh chóng hạ thân nhiệt

Bác sĩ Dũng khuyên, khi bị say nắng, cần làm hạ thân nhiệt ngay lập tức. Đưa người say nắng vào chỗ có bóng mát, cởi bớt quần áo hoặc nới rộng ra. Chườm mát toàn thân bằng khăn thấm nước mát; lau nhẹ nhàng vùng nách, cổ, bẹn, chân tay... Nếu bệnh nhân còn tỉnh thì cho uống nước từ từ, từng ít một (có thể cho uống Oresol pha với 1,5 - 2 lít nước hoặc thay bằng nước đun sôi pha với ít muối và đường, sau đó cho uống nước trái cây, nước khoáng…) để tránh nôn. Theo dõi thân nhiệt đến khi hạ xuống còn 37 hay 38 độ C là coi như qua nguy hiểm. Trường hợp xử trí ban đầu không có kết quả và có biểu hiện nặng hơn (không uống nước được, nôn liên tục, sốt tăng liên tục, bất tỉnh…) cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Những người phải làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao cần trang bị mũ, nón che kín đầu và gáy. Nên uống nước ngay cả khi không khát, nước nên pha thêm chút muối. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng.

Khi ra ngoài đường, phải mặc đồ thoáng mát, che kín chân tay, mặt, gáy. Đeo khẩu trang, kính râm, thoa kem chống nắng, đặc biệt là đội nón rộng vành. Cần hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Với người tập thể dục thể thao, chỉ nên tập vào sáng sớm hay chiều tối.

Tường Linh

(datviet)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Dễ tử vong do say nắng (https://www.meo.vn/de-tu-vong-do-say-nang.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *