Để trẻ không bị viêm đường hô hấp

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Phần lớn trẻ sẽ tự khỏi, nhưng khoảng ¼ trường hợp bệnh diễn tiến thành viêm phổi, thậm chí tử vong.

 

Dễ mắc

Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virus, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Đối với trẻ, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lây lan hơn. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Ngoài ra, vì trẻ còn quá nhỏ, chưa có ý thức giữ vệ sinh, tự bảo vệ mình trước các nguy cơ lây nhiễm bệnh từ môi trường sống và người có bệnh nên càng dễ mắc bệnh.

Chớ xem thường

So với các bệnh thông thường khác, bệnh đường hô hấp như cúm có mức độ lây nhiễm cao, khó kiểm soát, có thể gây dịch nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp chỉ là ho, có thể kèm theo sổ mũi, hắt hơi, sốt... Ở trường hợp nặng hơn, trẻ có thể biểu hiện khó thở rõ rệt hơn (thở nhanh, thở co lõm lồng ngực).

Một điều các bậc phụ huynh cần lưu ý đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi này khi mắc bệnh thì diễn biến thường nặng và khó lường... Do đó, nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị, xử trí sớm và đúng, sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp-xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong

Đúng cách
Để phòng ngừa các chứng nhiễm khuẩn hô hấp nói trên, cha mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tránh suy dinh dưỡng, chủng ngừa đủ, uống vitamin A.

Cần bảo vệ trẻ khi thay đổi của thời tiết, trẻ nên được mặc quần áo mát mẻ khi trời nóng và giữ ấm khi trời lạnh; không để trẻ nằm gần quạt máy, nằm phòng máy lạnh quá lâu, không cho trẻ đi chơi dưới trời mưa, trời nắng gắt hay ngoài trời quá khuya; tắm trẻ bằng nước ấm khi trời lạnh; giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng;

Không cho trẻ tiếp xúc với người có bệnh, nhất là người đang bị bệnh về đường hô hấp và tránh để trẻ hít khói bếp, khói than, khói thuốc lá. Nếu trẻ bị ho, bị sổ mũi cần sớm đưa trẻ đi khám bệnh, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, để phát hiện sớm viêm phổi cũng như các biến chứng khác…

Các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý tăng cường miễn dịch tự nhiên cho trẻ thông qua dinh dưỡng. Ngoài việc bổ sung một số chất quen thuộc như sắt, kẽm, DHA, omega 3, Betaglucan1,3/1,6 tự nhiên trong men bánh mì, một số loại nấm, hạt ngũ cốc như: yến mạch, đại mạch, thậm chí là tảo...

Đây là những chất có khả năng giúp tăng cường hàng rào miễn dịch tự nhiên ở người, tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài một cách hiệu quả.
Th.s-Bs Trần Anh Tuấn
Trưởng khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1/ Tiền phong
Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Để trẻ không bị viêm đường hô hấp (https://www.meo.vn/de-tre-khong-bi-viem-duong-ho-hap.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *