Dễ bị stress vào mùa đông

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Mùa đông do thời tiết, sự  tiếp xúc ánh sáng cũng như sự "cố  thủ" trong nhà nhiều khiến con người bị stress nhiều hơn các mùa khác. Vì thế, cần có sự  giao lưu, vận động bên ngoài nhiều hơn khi nắng ấm.

Ăn, ngủ và không có hứng thú vào mùa đông

Trầm cảm mùa đông là  một dạng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), thường gặp  ở những nơi có mùa đông dài, nhiệt độ xuống thấp, trời u ám. Theo mô tả của Thư  viện Y học Quốc gia Mỹ, biểu hiện của trầm cảm mùa  đông là "thay đổi tâm trạng trầm trọng khi chuyển mùa, ngủ nhiều, uể oải, thiếu sức sống". Người bị hội chứng này cũng thường rơi vào tình trạng ăn uống vô độ dẫn đến tăng cân, ngái ngủ và mệt mỏi rất lâu vào mỗi buổi sáng, thiếu tập trung, không có hứng thú với công việc, bi quan, chán nản.

Vì sao nguy cơ trầm cảm thường tăng vào mùa đông? Có nhiều giả thuyết cho vấn đề này. Một số nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do mùa đông thiếu ánh sáng mặt trời, hơn nữa, trời lạnh nên nhiều người thường "cố  thủ" trong nhà đóng kín cửa, khiến thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên càng ít đi, dẫn đến thiếu serotonin và vitamin D, gây trầm cảm. Điều này giải thích tại sao người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ trầm cảm mùa đông khá cao.

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Nghiên, giám  đốc Bệnh viện Nội khoa Khánh Lương, nghiên cứu này hoàn toàn chưa đúng với thực tế Việt Nam. Bởi thời tiết, khí hậu Việt Nam có lạnh nhưng không quá âm u, thiếu nắng như ở nước ngoài. Ngoài ra, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể về vấn đề này nên thông tin hoàn toàn chưa phù hợp.

Còn BS Ngô Hà Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích, mùa đông trời lạnh nên chúng ta sẽ ăn nhiều cơm hơn, nhưng năng lượng được tiêu hao để chống lại cái lạnh cũng nhiều hơn các mùa khác nên khả năng béo phì cũng không lớn. Bên cạnh đó, nguy cơ thiếu vitamin D cũng xảy ra do ngại ra ngoài trời hơn, nhất là trẻ nhỏ. 

Nên ra ngoài nhiều hơn khi nắng ấm

Theo các chuyên gia, mùa đông cũng là thời điểm gia tăng nhiều căn bệnh hô  hấp, tiêu hóa, ngoài da... Những căn bệnh này cũng có  thể dẫn đến tình trạng trầm cảm. Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến môi trường cũng ảnh hưởng một phần nào đó đến sức khoẻ cũng như trạng thái tâm lý con người. Cụ thể, mùa đông độ ẩm cao hơn nên dễ dàng xảy ra tình trạng ẩm thấp, nấm mốc từ đó sản sinh ra các độc tố nguy hiểm tác động đến hệ miễn dịch, hệ thần kinh của con người. Đồng thời, ô nhiễm không khí trong nhà mùa đông cũng tăng cao hơn. Cụ thể, các đồ điện tử được sử dụng với công suất cao và thời gian kéo dài hơn, cùng với đó là thiết bị tỏa nhiệt cũng được áp dụng, ví dụ như máy sưởi ấm...

Theo TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN, các chất  ô nhiễm "cổ điển" trong nhà gây  ảnh hưởng đến sức khoẻ người ở đó là  khói thuốc, uế khí, đồ điện tử. Cuộc sống càng hiện đại càng có nhiều chất độc ảnh hưởng hơn từ đồ dùng, vật liệu xây dựng, trang trí, cách sử dụng... Ví dụ, các chất hữu cơ gây độc hại cho sức khoẻ con người như benzen (C6H6), formaldehyde, các dung môi... đều có tác động xấu đến sức khoẻ con người. Khi hít lâu dài chất này có thể gây nên các bệnh về hô hấp, giảm khả năng hoạt động trí óc...

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Dễ bị stress vào mùa đông (https://www.meo.vn/de-bi-stress-vao-mua-dong.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *