Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Con bạn mới bắt đầu cứng cáp, thậm chí có thể còn chưa đi học buổi nào… những ngày tháng thành niên của con còn xa xôi lắm; dẫu vậy, bây giờ vẫn không phải là quá sớm để dạy bé cách tự đứng trên đôi chân của chính mình. Vấn đề là dạy con thế nào cho đúng, cho hiệu quả? Hãy cùng Webtretho tham khảo ý kiến của Linda DiProperzio – chuyên gia của Parents nhé.
Dành thời gian dạy dỗ Tạo môi trường thân thiện Cho con lựa chọn Khen ngợi cố gắng của con |
Hạn chế trợ giúp Chỉ dẫn khi cần thiết Tìm điểm tích cực trong tiêu cực Không kỳ vọng sự hoàn hảo |
Dành thời gian dạy dỗ.
Theo Amy McCready, người sáng lập tổ chức Positive Parenting Solutions, thì việc dành thời gian luyện cho con làm việc “như người lớn” sẽ xây dựng ở con ý thức tự lập. “Mỗi tuần hãy xác định một công việc mới cho con làm quen. Ban đầu hãy tách công việc này thành nhiều bước nhỏ, dạy con cách thực hiện – và sau đó khiến nó trở thành ‘nhiệm vụ’ của con. Những việc này đối với chúng ta chẳng là gì nhưng lại có thể giúp con cảm thấy tự tin hơn.” Ví dụ, nếu con còn nhỏ, bạn có thể dạy bé dọn đồ chơi hay cho quần áo bẩn vào sọt đựng; nếu con đã lớn hơn một chút, bé có thể tự dọn giường hay giúp bố mẹ lau dọn bàn ăn.
Tạo môi trường thân thiện
Tạo cơ hội cho con thể hiện sự tự lập bằng cách sắp xếp đồ vật trong tầm với của bé. Chẳng hạn, bạn hãy xếp vài gói bánh, ly, chén nhựa của con ở ngăn kệ thấp nhất để con có thể tự lấy được mà không cần trợ giúp; hoặc đổ sữa vào những bình nhựa nhỏ để bé có thể tự rót. Amy McCready khuyên bạn “hãy quan sát thói quen hằng ngày của con và tự hỏi: ‘Mình nên thay đổi những gì để con có thể tự làm việc này (hay việc kia) mà không cần giúp đỡ nhỉ?’”
Cho con lựa chọn.
Một yếu tố tạo nên tính tự lập là có thể ra quyết định cho bản thân, do đó mỗi ngày hãy cho nhóc của bạn đưa ra vài lựa chọn. “Chỉ cần không hỏi những câu bỏ ngỏ có thể khiến bạn gặp rắc rối,” Laura Olson, phó chủ tịch Viện Giáo dục Trẻ em, nói: “Đầu tiên là thu hẹp phạm vi lựa chọn: ‘Trưa nay con thích ăn cơm với thịt hay ăn mì ống và phô-mai?’ Như vậy, con là người đưa ra quyết định nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát được tình hình.”
Khen ngợi nỗ lực của con.
Tiến sỹ Frances Walfish, bác sĩ tâm lý cho trẻ em cũng như cho các bậc cha mẹ, khuyên rằng ngay cả khi kết quả không thật sự xuất sắc, bạn vẫn nên cho con thấy bạn đánh giá cao nỗ lực của bé như thế nào và khuyến khích bé tiếp tục cố gắng. Thời kỳ chập chững là khoảng thời gian cốt lõi và tiền đề cho giai đoạn vị thành niên, do đó khi này bố mẹ nên khen con dù chỉ là việc nhỏ nhặt nhất như tự mang vớ, tự rót nước uống – nhằm nâng cao sự tự lực của bé.
Hạn chế trợ giúp
“Đừng bao giờ làm cho con những việc mà trẻ có thể tự làm,” Michelle La Rowe, tác giả cuốn A Mom’s Ultimate Book of Lists, cho biết. Hãy để con tự thắt dây giày, tự lấy ngũ cốc ăn sáng, tự mặc áo khoác (nếu con không kéo khóa được thì hãy gài khóa giúp con và để bé tự hoàn tất nốt phần còn lại). Bạn nói không có đủ thời gian ư? Vậy hãy vặn đồng hồ sớm hơn 15 phút để con có thêm thời gian để hoàn thành.
Chỉ dẫn khi cần thiết.
“Một số bậc phụ huynh có khuynh hướng nói liên tục, trong khi đã đến lúc cần lắng nghe phản hồi của con hoặc đã đến lúc con đưa ra quyết định của mình,” chuyên gia trị liệu gia đình Tricia Ferrara nói. “Điều này có thể cản trở cơ hội phát triển các kỹ năng định hướng quan trọng dựa trên ngôn ngữ của trẻ.” Do đó, thay vì nói con phải làm gì, hãy để bé tự nói chúng sẽ làm gì – điều này giúp con bạn có cảm giác làm chủ được thử thách. Tất nhiên nếu con cần vài gợi ý hay vài sự trợ giúp để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, bạn vẫn có thể ra tay.
Tìm điều tích cực trong tiêu cực
Tiến sỹ Sam Goldstein, đồng tác giả cuốn Raising a Self-Disciplined Child, cho rằng: “Thay vì nhìn nhận lỗi lầm là sự thất bại, bạn hãy coi đó là cơ hội để con học thêm nhiều điều mới. Đừng nên để con sợ mắc lỗi – chúng cần nhận ra được đó là một phần của cuộc sống. Khi nói về một việc chưa thành công của con, hãy nói về nó theo hướng tích cực, tìm cách giải quyết vấn đề. Thay vì ‘Mẹ đã nói con rồi,’ hãy thử ‘Xem nào, làm lại từ đoạn này xem có được không nhé.’”
Không kỳ vọng vào sự hoàn hảo
Việc bạn cứ muốn sửa và sửa những việc con đã làm sẽ có nguy cơ làm tổn thương lòng tự trọng của bé, và gần như sẽ là trở ngại cho bé khi làm những dạng việc đó về sau. “Nếu bạn thật sự không thể để yên như vậy, hãy thử bằng cách: “Mẹ lại không nghĩ là làm thế đâu. Con có muốn xem mẹ sẽ làm thế nào không?’” đó là đề nghị của tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Lynne Milliner. “Trong trường hợp con không đồng ý, bạn luôn có thể quay lại và sửa lại sau đó mà.”
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Dạy con tự lập (https://www.meo.vn/day-con-tu-lap.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.